Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Vietinbank Cn Tp.hcm


về nghiệp vụ hoặc kiến thức bổ trợ cho lãnh đạo và người lao động tại chi nhánh, tuyển mới nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài và từ các ngân hàng khác, thi tuyển cán bộ nguồn, cán bộ có chức danh trong và ngoài hệ thống để bổ sung vào những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; mặt khác thực hiện triệt để công tác định biên lao động tiến tới tinh giảm biên chế đối với những lao động không đủ năng lực trình độ, sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm nội quy lao động. Thực hiện đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương nhằm khuyến khích người lao động phát huy tài năng, cống hiến hết mình vì lợi ích của bản thân, lợi ích của khách hàng và lợi ích của VietinBank, từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp, có tâm huyết với nghề.

Về tổng số lao động tại VietinBank CN TP.HCM tính đến 31/12/2013 là 343 lao động, giảm 81 lao động so với cuối năm 2008.

Bảng 2.5 Chất lượng nguồn nhân lực VietinBank CN TP.HCM


Độ tuổi

Trình độ chuyên môn


S.lượng

Tỷ lệ


S.lượng

Tỷ lệ

Dưới 30 tuổi

146

43%

Thạc sĩ

42

12,2%

Từ 31 đến dưới 40 tuổi

113

33%

Đại học

256

74,7%

Từ 41 đến dưới 50 tuổi

52

15%

Trung học

45

13,1%

Từ 50 tuổi trở lên

32

9%

Chưa qua đào tạo

0

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 9

(Nguồn: báo cáo hoạt động công đoàn của VietinBank CN TP.HCM)


Bảng trên cho thấy nguồn nhân lực qua 5 năm đã được trẻ hóa, nếu chỉ tính lao động ở tuổi dưới 40 ta thấy đã tăng 12% so với năm 2008. Về chất lượng lao động tính đến 31/12/2013, lao động trình độ thạc sỹ tăng 27 người so với năm 2008, trình độ đại học tăng 48 người so với năm 2008, trình độ trung cấp giảm 79 người so với năm 2008. Về trình độ ngoại ngữ bằng đại học là 17 người, trình độ cử nhân tin học là 12 người. Như vậy với lực lượng lao động trẻ chất lượng cao, có trình độ và tâm


huyết với nghề sẽ là nguồn lực vô cùng quý giá để chi nhánh duy trì và giữ vững danh hiệu lá cờ đầu trong hệ thống NHCT.

Công tác tuyển dụng: chi nhánh kết hợp với trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực đổi mới cách thi tuyển nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng. Người lao động trúng tuyển vào VietinBank phải đảm bảo vừa am hiểu về lý thuyết lẫn thực tế, có thể vận dụng và xử lý tình huống linh hoạt trong mọi điều kiện mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Trong năm 2013 chi nhánh đã tuyển dụng được 36 cán bộ mới có trình độ đại học trở lên, trong đó có 12 cán bộ được đào tạo ở nước ngoài về.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: trong năm 2013 có 1.914 lượt người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do NHCT và các cơ quan bên ngoài tổ chức như: đào tạo chuyên sâu mô hình tín dụng mới, hội thảo nhận biết tiền thật-giả, đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư, quy định gửi tiền tiết kiệm và giấy tờ có giá, phân tích tài chính doanh nghiệp, tập huấn về dịch vụ chuyển tiền kiều hối, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử..vv.

2.2.2.4. Mạng lưới và thị phần

a. Mạng lưới

Chiến lược phát triển mạng lưới trong những năm sắp tới là tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị mạng lưới hiện có. Trong điều kiện bị siết chặt không cho phép chi nhánh được mở thêm phòng giao dịch mới (PGD), chi nhánh chủ trương kiện toàn, củng cố các PGD hiện có, trong đó có 09 PGD loại 1 là các phòng: Nguyễn Huệ, Bến Thành, Lý Chính Thắng, Điện Biên Phủ, Thành Thái, Nguyễn Trọng Tuyển, Trường Sơn, Lê Thánh Tôn, Đinh Tiên Hoàng; và 05 PGD loại 2 là các phòng: An Đông, Tân Thuận Tây, Nguyễn Thị Minh Khai, Hiệp Bình Phước, Tân Sơn Nhất.

Cơ sở vật chất: theo quy chuẩn của hệ thống mạng lưới NHCT thì chi nhánh có 10/14 PGD chưa đủ điều kiện hoạt động bắt buộc phải mua trụ sở mới, 04 PGD khác được khuyến khích mua trụ sở mới. Kết quả đến nay trong 10 phòng bắt buộc mua mới thì đã tìm được 09 địa điểm, riêng PGD Tân Sơn Nhất do đặc thù nằm


trong sân bay nên không thể mua được, chi nhánh đã làm việc với công ty khai thác ga xin thuê thêm 01 gian để mở rộng PGD. Đối với 04 PGD khuyến khích mua mới, chi nhánh đã tìm được 02 địa điểm đang trình NHCT phê duyệt phương án mua; còn PGD Bến Thành nằm ngay chợ Bến Thành đang hoạt động rất tốt, vì vậy chi nhánh sẽ thương thảo mua thêm căn bên cạnh để mở rộng mặt bằng.

Công tác nhân sự: trước đây nhân sự của các PGD vừa yếu lại vừa thiếu dẫn đến phát sinh nhiều sai sót trong công tác nghiệp vụ, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao, nhiều PGD bị lỗ triền miên. Từ năm 2013 trở lại đây, chất lượng lao động được nâng cao, số lượng lao động được bổ sung thêm đáp ứng yêu cầu hoạt động của các PGD.

Chất lượng hoạt động: bên cạnh việc củng cố cơ sở vật chất và nhân sự thì chất lượng hoạt động của các PGD cũng được nâng cao cả về năng suất và hiệu quả lao động. Việc chuyển đổi mô hình bán lẻ cho phép các PGD được cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Nếu trong năm 2012 chỉ có 03/14 PGD có cho vay, thì đến nay, hầu hết các PGD đều được giao chỉ tiêu dư nợ, và đều phát sinh dư nợ cho vay.

Năng suất lao động của mạng lưới PGD đã có sự cải thiện đáng kể, dư nợ và nguồn vốn đều tăng trưởng khá tốt. Tính đến 31/12/2013 các PGD đã huy động được 3.173 tỷ đồng tăng 940 tỷ đồng tương ứng tăng 42% so cuối năm 2012, dư nợ đạt 624 tỷ đồng tăng 529 tỷ đồng tương ứng tăng 557% so cuối năm 2012, thu phí dịch vụ trong năm 2013 cũng đạt được 5,8 tỷ đồng.

b. Về thị phần

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính nên tập trung nhiều NHTM, công ty tài chính cả trong và ngoài nước vì vậy mức độ cạnh tranh vô cùng quyết liệt nhằm tăng trưởng, mở rộng thị phần. Theo số liệu của cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh: nếu như thị phần của VietinBank trong thị trường ngân hàng cả


nước chiếm khoảng 15%, thì tại VietinBank CN TP.HCM, thị phần chỉ đạt mức độ tương đối khiêm tốn so với tiềm năng của chi nhánh(xem bảng 2.6)

Bảng 2.6 Thị phần của VietinBank CN TP.HCM trên địa bàn


Đơn vị : tỷ đồng


Năm Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Ch.Tiêu


Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Nguồn vốn

10.187

1,31%

14.122

1,81%

19.653

2,2%

20.058

1,96%

22.486

1,98%

Dư nợ

8.372

1,22%

10.582

1,51%

14.472

1,9%

17.364

1,98%

22.700

2,38%

Tính đến 31/12/2013, thị phần nguồn vốn của chi nhánh chỉ đạt được 1,98% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn(22.486 tỷ/1.135.000 tỷ đồng) và thị phần dư nợ cho vay chỉ chiếm được 2,38% tổng mức dư nợ tín dụng trên địa bàn (22.700 tỷ đồng/952.000 tỷ đồng), điều này đã tạo ra áp lực rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển của chi nhánh trong những năm sau này.

Biểu đồ 2.7 Thị phần của VietinBank CN TP.HCM trên địa bàn


3.00%

2.20% 1.90%

2.00%

1.81%

1.96%

1.31%

1.22%

1.51%

1.98%

1.98%

2.38%


1.00%

Nguồn vốn

Dư nợ cho vay

0.00%

Năm 2009Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012

Năm 2013


Xuất phát từ yêu cầu tăng trưởng và mở rộng thị phần, từ năm 2015 trở đi VietinBank sẽ thay đổi cách giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chi nhánh, không giao theo mức độ tăng trưởng từng chỉ tiêu như trước đây mà giao theo tiêu chí thị phần và mức độ tăng trưởng thị phần trên địa bàn, điều này gây áp lực lớn cho chi nhánh do phải thay đổi về tư duy trong kinh doanh: nếu như trước đây hoạt động theo phương thức tất cả cùng tiến, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao


tương ứng với mức độ tăng trưởng chung của toàn ngành và của nền kinh tế là đạt yêu cầu thì sắp tới việc giao chỉ tiêu kế hoạch buộc chi nhánh phải có những bước bứt phá, phải nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm thích hợp, có cơ chế thông thoáng, chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt, phải đổi mới quy trình, về thái độ tác phong giao dịch để không những giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới mà còn phải lôi kéo được khách hàng của các ngân hàng khác về quan hệ giao dịch với mình bằng chất lượng phục vụ như: thái độ, tác phong và những sản phẩm vượt trội mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Định hướng chiến lược kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM năm 2014 tầm nhìn đến năm 2018 phải nỗ lực hết mình, sử dụng mọi nguồn lực vật chất, trí tuệ, tài năng để tăng dần thị phần trên địa bàn, cụ thể năm 2015 đạt 3% thị phần tín dụng và nguồn vốn, đến năm 2018 phải tăng thị phần tối thiểu lên 5%, đây là nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cũng rất nặng nề cho VietinBank CN TP.HCM.

2.2.2.5. Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

a. Thương hiệu

Sau cổ phần hóa VietinBank CN TP HCM tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu tại các 1

Sau cổ phần hóa, VietinBank CN TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu tại các tỉnh phía nam kể cả về quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín và khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao cho khách hàng. Với trụ sở tại 79A Hàm Nghi, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, một vị trí đắc địa giữa trung tâm của thành phố, được trang bị công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng, ban lãnh đạo trẻ, có trình độ và năng lực, đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, tác phong giao dịch chuyên nghiệp, chuẩn xác, thái độ tiếp đón niềm nở, chu đáo tận tình đã được ban lãnh đạo NHCT lựa chọn làm trung tâm giao dịch với khách hàng nước ngoài, khách hàng VIP nhằm quảng bá thương hiệu VietinBank trên thị trường trong nước và thế giới.


Hình 2.3 Logo VietinBank


Thương hiệu và Logo: từ ngày 15/04/2008, ngân hàng Công thương Việt nam đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu VietinBank với Logo thể hiện hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển động lớn dần thể hiện sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa trời và đất trong vũ trụ cùng với biểu tượng hình đồng tiền cổ thể hiện bản chất và tính đặc trưng của ngành ngân hàng, hình ảnh trái đất thể hiện xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Quá trình xây dựng, phát triển của VietinBank CN TP.HCM với nhiều khó khăn, thử thách, đổi mới, phát triển và chính sự trải nghiệm ấy đã tôi luyện thành bản lĩnh, ý chí, một phong cách nghề nghiệp: đoàn kết vươn lên, nỗ lực bền bỉ, kiên trì phấn đấu, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, nắm bắt cái mới, thích nghi với những thay đổi để vươn lên. Đó là quá trình lao động, cống hiến không mệt mỏi của tập thể người lao động qua các thời kỳ để góp phần đưa thương hiệu VietinBank trở thành thương hiệu nổi tiếng: top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh Hùng lao động, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. VietinBank CN TP.HCM luôn xác định có thương hiệu đã khó, nhưng giữ gìn và phát triển thương hiệu còn khó hơn; các nghiệp vụ phát sinh ở bất cứ nơi nào trong hệ thống cũng đều mang một thương hiệu VietinBank, do đó việc xây dựng và phát triển bền vững cho thương hiệu phải nhất quán và đồng bộ cho tất cả các sản phẩm. Để làm được điều đó phải hiểu rõ được những lợi thế và những hạn chế từ nội tại để phát triển thương hiệu VietinBank không chỉ lớn mạnh trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vị trí hàng đầu tại Việt nam và hội nhập tích cực với quốc tế.


b. Văn hóa doanh nghiệp


Cuốn sổ tay văn hóa VietinBank ban hành năm 2009 đến nay đã có nhiều thay đổi không còn phù hợp với tình hình thực tiễn vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là phải ban hành sổ tay văn hóa doanh nghiệp mới với nội dung quan trọng là đổi mới


sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử của tất cả cán bộ nhân viên VietinBank.


Sau thời gian nghiên cứu khảo sát một số ngân hàng hiện đại, cuốn sổ tay văn hoá VietinBank 2013 đã được hoàn thiện thay thế cuốn sổ tay văn hoá VietinBank năm 2009 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2013 để thực hiện sứ mệnh “ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại” và tầm nhìn “đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế”. Văn hóa VietinBank hướng tới 7 giá trị cốt lõi bao gồm: Hướng đến khách hàng; Hướng đến sự hoàn hảo; Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại; Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; Sự tôn trọng; Bảo vệ và phát triển thương hiệu; Phát triển bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.


Lãnh đạo và người lao động VietinBank CN TP.HCM luôn quán triệt quy tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là: Tuân thủ; Trách nhiệm; Tránh xung đột lợi ích; Tận tâm và Trung thành. Nghiêm túc chấp hành kỷ cương, nội quy lao động, văn hóa VietinBank để biến các giá trị văn hóa thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mục tiêu và nhiệm vụ được giao.


2.2.2.6. Hiệu quả về mặt xã hội


VietinBank CN TP.HCM luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để họ an tâm công tác; hàng năm đều tổ chức các đợt trợ cấp ốm đau, trợ cấp khó khăn cho người lao động với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng; tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các chuyến tham quan du lịch kết hợp học tập để người lao động có thời gian nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng; tổ chức các cuộc họp mặt tôn vinh người lao động và sự đóng góp của thân nhân họ cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Đối với hoạt động xã hội, từ thiện, công tác đền ơn đáp nghĩa, chi nhánh đã chuẩn bị các nguồn lực về tài chính, về con người và xây dựng một chương trình


công tác hết sức bài bản, một cơ chế hoạt động phù hợp với tình hình thực tế để phong trào đạt hiệu quả cao nhất. Về vật chất, ngoài kinh phí công đoàn, còn có sự đóng góp tích cực của các đoàn viên công đoàn trong toàn chi nhánh và sự hỗ trợ về tài chính của chuyên môn. Về nhân lực có hơn 40 người làm công tác công đoàn và đặc biệt có một phó chủ tịch chuyên trách. Về chủ trương: hàng năm công đoàn lên kế hoạch công tác, đề ra giải pháp thực hiện, dự kiến kinh phí, đề xuất sự hỗ trợ của chuyên môn và công đòan cấp trên để hoạt động xã hội được triển khai một cách thường xuyên, liên tục mang lại hiệu quả cao.

Về kết quả đạt được: tại hội sở chính đã thực hiện những công trình có quy mô, tầm cỡ như: xây dựng cầu đường giao thông nông thôn; tài trợ phát triển y tế, giáo dục những vùng xa, khó khăn; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; xây dựng cải tạo nghĩa trang liệt sỹ; hỗ trợ đồng bào bão lụt..vv, với hơn 4.000 tỷ đồng dành cho công tác xã hội tính đến cuối năm 2013, VietinBank đã đóng góp bằng những công trình và lợi ích thiết thực như xây dựng 30.000 ngôi nhà cho người nghèo; 856 công trình cầu, đường giao thông nông thôn; 1.558 con trâu, bò tặng cho các hộ nghèo; xây dựng 15 hệ thống cấp nước sinh hoạt và hồ chứa nước cho đồng bào vùng cao; 55 công trình nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng; 424 trường mẫu giáo, tiểu học; tặng gần 800 sổ tiết kiệm cho người nghèo; tài trợ cho Bộ tư lệnh Hải quân để xây dựng trung tâm văn hóa trên đảo Nam Yết, xây dựng nhà văn hóa, trạm thu phát sóng FM cho bộ đội Trường Sa; trong lĩnh vực y tế, VietinBank cũng đã đầu tư kinh phí để xây dựng 65 trạm y tế; 1 phòng khám đa khoa và 1 trường trung cấp y tế; tặng 229 xe ôtô cứu thương, xe hiến máu chuyên dùng và xe 7 chỗ. Với những đóng góp to lớn và quý báu trên, VietinBank đã trở top 10 doanh nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội; là doanh nghiệp được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lao động; VietinBank luôn gắn hoạt động kinh doanh với công tác xã hội và coi đây là hướng phát triển bền vững, hiệu quả. Tại chi nhánh cũng đã thực hiện hàng loạt các công tác xã hội, từ thiện với số tiền mỗi năm hàng trăm triệu đồng như: phụng dưỡng mẹ Việt nam anh hùng; ủng hộ quỹ chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; tặng nhà tình thương cho đồng bào nghèo, ngoài ra chi nhánh luôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023