Thực Trạng Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Vietinbank Cn Tp.hcm


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CN TP.HCM‌

2.1. Khái quát về VietinBank và VietinBank CN TP.HCM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank


Ngân hàng Công thương Việt Nam(IncomBank) được thành lập theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 trên cơ sở sáp nhập vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của NHNN cùng với các phòng tín dụng công thương nghiệp tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã với tên gọi ban đầu là ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt nam.

Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt nam được chuyển thành ngân hàng Công thương Việt nam theo quyết định 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và chính thức trở thành một NHTM hạch toán kinh tế độc lập thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.

Sau cổ phần hóa, ngân hàng Công thương Việt nam công bố quyết định đổi tên là ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (VietinBank) theo giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 142/GP-NHNN do Thống đốc NHNN Việt nam ký ngày 03/07/2009.

Ngày 10/10/2010 ký kết văn kiện hợp tác và đầu tư giữa VietinBank và Công ty tài chính quốc tế (IFC). Ngày 27/12/2012 VietinBank chính thức bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi.

Đến năm 2013, VietinBank trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất Việt nam (Vốn điều lệ 37.000 tỷ VNĐ, vốn chủ sở hữu đạt trên 55.000 tỷ VNĐ) và có cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt nam.

Hệ thống mạng lưới của VietinBank gồm trụ sở chính, 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh ở trong nước và nước ngoài (gồm 2 chi nhánh ở Frankfurt và Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức, 1 chi nhánh tại Viêng Chăn - Lào), trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, có 8 công ty hạch toán độc lập và 3 đơn vị sự nghiệp.


2.1.2. Giới thiệu đôi nét về VietinBank CN TP.HCM

VietinBank CN TP.HCM được thành lập ngày 01/10/1997 theo quyết định số 52/QĐ-NHCT ngày 14/09/1997 của Hội đồng Quản trị ngân hàng Công thương Việt nam với tên gọi là sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt nam, trụ sở đặt tại 79A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM.

GIÁM ĐỐC

Tổ

chức

Kế hoạch tổng hợp

Kế toán tài chính

PGĐ

PGĐ

PGĐ

PGĐ

PGĐ

Tài trợ thương mại


Khách hàng FDI

Khách hàng vừa


Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Tiền tệ kho

quỹ

Hành chánh quản

trị

Khách hàng

bán lẻ

Kế toán giao

dịch

Dịch

vụ thẻ

Khách hàng XNK

nhỏ

Khách hàng doanh nghiệp lớn

PGD

Thánh Tôn

PGD

Nguyễn T Minh Khai

PGD

Thành Thái

PGD

An Đông

PGD

Bến Thành

PGD

Nguyễn

Huệ

PGD

Tân Thuận Tây

PGD

Hiệp Bình Phước

PGD

Lý Chính Thắng

PGD

Đinh Tiên Hoàng

PGD

Điện Biên Phủ

Ngày 05/08/2009, sở giao dịch II ngân hàng Công thương đổi tên thành ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh TP.HCM. Hiện nay VietinBank CN TP.HCM là ngân hàng hàng đầu phía nam của hệ thống VietinBank với mạng lưới gồm 14 phòng giao dịch, 65 máy ATM, trên 600 cơ sở chấp nhận thẻ; gần 100 trung tâm tư vấn du học, 2 đại lý phát hành thẻ.


PGD



PGD

PGD

Tân


Nguyễn

Trườ

Sơn


Trọng

ng

Nhất


Tuyển

Sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 6


Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành


2.1.3. Mối quan hệ giữa hội sở chính VietinBank và các chi nhánh trong hệ thống.

Quan hệ giữa hội sở chính và các chi nhánh trong hệ thống VietinBank theo mô hình hạch tóan phụ thuộc, hội sở chính có các phòng ban chuyên môn hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, báo cáo tổng hợp, kiểm tra giám sát như: phòng ALCO, phòng quản lý nợ có vấn đề, phòng tổ chức cán bộ, phòng chế độ tín dụng đầu tư, phòng kiểm toán nội bộ, phòng chế độ kế toán, phòng pháp chế, ban kiểm tra kiểm soát nội bộ..vv., các bộ phận này vừa có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban điều hành, hội đồng quản trị, vừa làm cầu nối trong hoạt động quản trị, điều hành giữa hội sở chính và các chi nhánh trong toàn hệ thống diễn ra được nhịp nhàng, ăn khớp. Mạng lưới các chi nhánh phụ thuộc trải rộng trên toàn quốc có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung ứng các sản phẩm tiện ích, dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế, mọi giao dịch phát sinh trong ngày của chi nhánh đều được hạch toán báo cáo về hội sở chính thông qua hệ thống thông tin nội bộ và chỉ được đóng cửa hệ thống khi mọi thông tin, giao dịch phát sinh đã được kiểm tra, đối chiếu đảm bảo khớp đúng về số liệu.

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của toàn hệ thống được thông suốt, mỗi chi nhánh trong hệ thống VietinBank được phân cấp mức ủy quyền phán quyết tùy theo quy mô và địa bàn hoạt động và chỉ được phép giao dịch trong giới hạn này. Trường hợp vượt mức ủy quyền, cấp có nghiệp vụ phát sinh phải trình lên cấp trên để được cấp phép thực hiện hoặc chuyển giao nghiêp vụ phát sinh đó cho cấp có thẩm quyền giải quyết.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM trên các mặt chủ yếu

2.2.1. Hoạt động của VietinBank CN TP.HCM trước cổ phần hóa (trước ngày 25/12/2008)

2.2.1.1. Năng lực tài chính


Như đã trình bày tại phần lý luận chung, năng lực tài chính của một NHTM được xác định ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và khả


năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên NHCT CN TP.HCM(tên gọi của VietinBank CN TP.HCM trước ngày cổ phần hóa) là đơn vị hạnh toán phụ thuộc, năng lực tài chính được đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch mà hội sở chính giao, vì vậy với tiêu chí về năng lực tài chính, người viết xin được đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:‌

Bảng 2.1 Số liệu tài chính của NHCT CN TP.HCM


Đơn vị tính : Tỷ VNĐ



TT


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số liệu

Tăng/

giảm

Số liệu

Tăng/

giảm

Số liệu

Tăng/

giảm

1

2

3

4

5

Huy động vốn Dư nợ cho vay Lợi nhuận

Thu dịch vụ phí Tỷ lệ nợ xấu

8.634

5.545

260

39,2

1,55%

+16,9%

+16,8%

+ 15%

+ 22%

- 63%

9.930

7.360

306

48,3

0,76%

+15,%

+32,7%

+17,69%

+23,2%

- 49%

10.648

7.130

450

60,3

0,43%

+7,2%

-3,2%

+ 47%

+25%

-43,4%

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM)

- Chỉ tiêu huy động vốn: mặc dù tăng trưởng đều qua các năm 2006, 2007 và 2008 về số liệu tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giảm từ 16,9% xuống 15% và đến năm 2008 chỉ là 7,2%, điều này chứng tỏ chỉ tiêu này chưa mang tính bền vững nên tốc độ tăng trưởng có những dấu hiệu suy giảm dần vào cuối những năm cổ phần hóa. Về cơ cấu nguồn vốn: vốn huy động của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có xu hướng tăng: năm 2006 là 51,3%, năm 2007: 59,5%; năm 2008 là 63,8%, và vốn huy động từ khu vực dân cư có xu hướng giảm ở mức độ tương ứng, trong khi đó đánh giá về chất lượng nguồn vốn, các NHTM đều xác định nguồn vốn dân cư là nguồn vốn ổn định và đóng vai trò quan trọng trong kết cấu nguồn vốn ngân hàng; việc suy giảm đáng kể nguồn vốn khu vực này thể hiện hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt yêu cầu mong muốn.

- Về dư nợ cho vay: tổng dư nợ cho vay luôn thấp hơn so với tổng nguồn vốn huy động biểu hiện mức độ thừa vốn cũng như chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn


huy động, mức độ tăng trưởng dư nợ năm 2007 tăng 32,7% so với năm 2006, tuy nhiên đến cuối năm 2008, mức dư nợ lại giảm -3,2% so với năm 2007, một phần do ảnh hưởng của lạm phát năm 2008 tăng cao kéo theo lãi suất đầu ra của ngân hàng tăng(có thời điểm lãi suất cho vay lên tới 21% năm) các doanh nghiệp cố gắng tự cân đối sử dụng nguồn vốn tự có và hạn chế vay vốn ngân hàng, ngoài ra còn do công tác chăm sóc khách hàng tiền vay chưa thực sự được quan tâm, thủ tục tín dụng còn rườm rà, vì vậy một số khách hàng có dư nợ lớn chuyển sang quan hệ với các NHTM khác trên cùng địa bàn.

- Chỉ tiêu lợi nhuận: tăng trưởng đều qua các năm, nếu như năm 2006 chỉ đạt được 260 tỷ đồng thì đến năm 2007 là 306 tỷ và năm 2008 đạt 450 tỷ đồng, tuy nhiên số liệu này không hoàn toàn do hoạt động kinh doanh mang lại mà còn thu từ nguồn xử lý rủi ro vụ án EpCo-Minh Phụng từ những năm trước.

Biểu đồ 2.1 Số liệu về nguồn vốn, dư nợ và lợi nhuận

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


12,000

10,000

9,930

10,648

8,634

7,360

7,130

8,000

6,000

4,000

5,545

Huy động vốn

Dư nợ

Lợi nhuận

2,000

0

260

306

450

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

- Chỉ tiêu thu dịch vụ phí: tăng trưởng liên tục, nếu như năm 2006 thu được 39,2 tỷ đồng, đến năm 2007 là 48,3 tỷ đồng và đến năm 2008 là 60,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 22% đến 25%. Trong cơ cấu nguồn thu thì thu từ nghiệp vụ truyền thống như: tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng cao, sau đó đến kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối, cho thuê két sắt, dịch vụ thẻ; điều này thể hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại NHCT CN TP.HCM trong giai đoạn này chưa được phát triển.


Biểu đồ 2.2 Số liệu về thu dịch vụ phí

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


100

39.2

48.3

60.3

0

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

- Tỷ lệ nợ xấu: giảm đều qua các năm 2006, 2007, 2008, từ 1,55% xuống 0,76% và 0,43% trên tổng dư nợ tín dụng, điều này nói lên chất lượng nợ tại chi nhánh được nâng cao làm nợ xấu giảm, tuy nhiên cũng còn một phần do tổng dư nợ cho vay tăng làm cho tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ đương nhiên giảm đi.

Biểu đồ 2.3 Số liệu về tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


1.55

2

1

0

0.76

0.43

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


2.2.1.2. Về công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng


a. Công nghệ

Trước năm 2005, công nghệ của NHCT còn lạc hậu, chương trình quản lý dữ liệu, thông tin khách hàng phân tán do trung tâm công nghệ thông tin của ngân hàng tự lập trình và triển khai trên nền Foxpro gọi là chương trình Misac, nhược điểm của chương trình này là chỉ quản lý dữ liệu theo từng giao dịch đơn lẻ, việc quản trị thông tin khách hàng thực hiện trong phạm vi từng cho nhánh, mỗi chi nhánh có một Server riêng biệt không kết nối được với Server của các chi nhánh khác và với toàn hệ thống, do đó khách hàng giao dịch ở chi nhánh nào chỉ biết chi nhánh đó, không thực hiện được các giao dịch liên chi nhánh, hội sở chính không kiểm soát


được các giao dịch diễn ra tại các chi nhánh trong hệ thống để điều phối, chỉ đạo hoạt động một cách tập trung và thống nhất.

Nhằm đổi mới hệ thống công nghệ, năm 2005 NHCT triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng gọi tắt là hệ thống INCAS(Incombank Advanced System), mua lại phần mềm quản trị SilverLake của Malaysia, đây là một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, thay thế cho hệ thống quản lý phân tán và thủ công trước đây, nó cho phép hội sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh; khi vận hành hệ thống này, NHCT sẽ trở thành một thể thống nhất, chỉ có một cơ sở dữ liệu chung, mọi giao dịch của hội sở chính tới các chi nhánh và với bên ngoài đều được cập nhật vào hệ thống và là dữ liệu duy nhất. Hệ thống máy chủ tập trung tại hội sở chính sẽ đảm nhiệm vai trò của máy chủ cơ sở dữ liệu và máy chủ ứng dụng, các máy trạm của các chi nhánh sẽ kết nối với máy chủ riêng của từng chi nhánh để kết nối với hệ thống máy chủ trung tâm.

b. Về sản phẩm dịch vụ

Giai đoạn trước cổ phần hóa, do hạn chế về chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh, yếu về vốn, lạc hậu về công nghệ vì vậy các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh còn ít và đơn điệu, chưa có sản phẩm đặc trưng mang tính đột phá và những dịch vụ ngân hàng tiến tiến hiện đại mà chủ yếu vẫn là những sản phẩm dịch vụ truyền thống như: huy động tiền gửi, đầu tư và cho vay, ngân quỹ; những dịch vụ ngân hàng khác như: bảo lãnh, thanh toán chuyển tiền, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, có phát sinh nhưng số lượng hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch ngân hàng; những dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Ipay, SMS Banking, ví điện tử Momo, Mobile bankPlus trong giai đoạn này chưa được đầu tư và triển khai.

2.2.1.3. Quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực


a. Quản trị điều hành

Giai đoạn trước cổ phần hóa, việc quản trị điều hành của NHCT CN TP.HCM mang nặng tính hành chính, tập thể có vai trò quan trọng trong các quyết định về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển kinh doanh, quy hoạch, phân công, bổ


nhiệm cán bộ, đánh giá kết quả hoạt động; vai trò của giám đốc chưa thật sự nổi bật mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ cấp ủy Đảng, Công đoàn và các thành viên của ban giám đốc; quản trị điều hành còn nặng tính hình thức và cảm tính, chất lượng và hiệu quả kinh doanh chưa thật sự được coi trọng. Việc phân công nhiệm vụ các thành viên ban giám đốc chưa hợp lý, chưa đảm bảo có sự bọc lót, giám sát lẫn nhau nên dễ xảy ra rủi ro; việc giao nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh chưa mang tính khoa học mà ước lượng, bình quân, người làm nhiều làm ít hưởng thụ như nhau. Cơ chế chi trả tiền lương theo hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định chú trọng thâm niên công tác đã không khuyến khích được người tài, người có năng lực trình độ. Do không có động lực phấn đấu nên việc thực hiện kế hoạch chỉ mang tính hình thức không có sự đồng lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu được giao, bên cạnh đó chi nhánh chưa có hệ thống kiểm tra giám sát về chất lượng, hiệu quả công việc, về thái độ, tác phong giao dịch của người lao động nên tính kỷ cương, tuân thủ trong quản trị điều hành chưa cao.

b. Về chất lượng nguồn nhân lực

Cuối năm 2008, số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 424 người, nam là 168 người, nữ là 256 người trong đó:

Bảng 2.2 Chất lượng nguồn nhân lực của NHCT CN TP.HCM


Độ tuổi

Trình độ chuyên môn


S.lượng

Tỷ lệ


S.lượng

Tỷ lệ

Dưới 30 tuổi

158

37%

Thạc sĩ

15

3,5%

Từ 31 đến dưới 40 tuổi

114

27%

Đại học

208

49,3%

Từ 41 đến dưới 50 tuổi

88

21%

Trung học

124

29,2%

Từ 50 tuổi trở lên

64

15%

Chưa qua đào tạo

77

18%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động công đoàn VietinBank CN TP.HCM)

Trình độ ngoại ngữ: 12 người có trình độ cử nhân Anh văn, 105 người có trình độ C Anh văn, 137 người trình độ B Anh văn, số còn lại chưa có bằng cấp ngoại ngữ. Trình độ tin học: có 4 người ở tổ điện toán được học qua lớp trung cấp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023