Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Vietinbank Cn Tp.hcm Từ Sau Ngày Cổ Phần Hóa Đến 31/12/2013.


tin học, số còn lại chưa qua đào tạo hoặc chỉ được học qua khóa tin học căn bản, tin học văn phòng để sử dụng những chương trình soạn thảo văn bản đơn giản.

Như vậy chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh tại thời điểm này vừa thừa lại vừa thiếu, vừa bất cập về tuổi tác lẫn trình độ, đây chính là lực cản vô hình cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ thống NHCT lúc bấy giờ.

2.2.1.4. Nhóm tiêu chí về mạng lưới và thị phần


a. Về mạng lưới

Đến cuối năm 2008, mạng lưới hoạt động của NHCT CN TP.HCM mới chỉ gồm 1 trụ sở chính, 8 phòng giao dịch loại 2, có 35 máy ATM, 200 máy POS, hoạt động tập trung tại những khu trung tâm thương mại, tài chính, kinh doanh. Hầu hết hệ thống mạng lưới trụ sở, văn phòng giao dịch, trang thiết bị kinh doanh được tiếp quản từ sau giải phóng nên bị hư hỏng, xuống cấp và chỉ được sửa chữa, nâng cấp tạm thời để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong môi trường ổn định chưa có sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM. Thời điểm đó do nguồn vốn dành cho việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định có hạn nên việc phân bổ chỉ tiêu này mang tính nhỏ giọt, chỉ những nhu cầu thật sự cần thiết, cấp bách mới được duyệt chỉ tiêu, vì vậy việc đầu tư mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh giai đoạn này chưa được quan tâm mà chỉ bó hẹp ở những gì đã có từ trước.

b. Về thị phần


Những năm trước cổ phần hóa, thị phần của NHCT CN TP.HCM tương đối lớn kể cả trong hệ thống lẫn trên địa bàn, điều này thể hiện lợi thế của chi nhánh về số lượng khách hàng truyền thống, uy tín thương hiệu, tuy nhiên lợi thế này đã và đang giảm dần vào nhưng năm chuẩn bị thực hiện cổ phần hóa, cụ thể:

- Về nguồn vốn: nếu như năm 2006, thị phần nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ 6,82% trong toàn hệ thống và 3,11% trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì đến năm 2008 chỉ còn 6,09% trong toàn hệ thống và 1,9% trên địa bàn.


- Về dư nợ cho vay nền kinh tế: năm 2006, thị phần dư nợ của chi nhánh chiếm tỷ lệ 6,92% trong toàn hệ thống và 2,45 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì đến đến năm 2008 chỉ còn 5,9% trong toàn hệ thống và 1,47% trên địa bàn.

Nguyên nhân sự suy giảm: trong các năm 2006 - 2007 - 2008 hàng loạt NHTM cổ phần mới được thành lập cùng với việc các NHTM cũ không ngừng tăng quy mô, mở rộng mạng lưới áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, cạnh tranh lôi kéo khách hàng đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, với áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao đã làm cho việc cạnh tranh trong nội bộ hệ thống NHCT cũng diễn ra rất gay gắt làm cho thị phần của chi nhánh bị suy giảm như số liệu đã phân tích ở trên.

2.2.1.5. Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp


a. Thương hiệu

Là chi nhánh lớn trong hệ thống NHCT kể cả quy mô, hiệu quả hoạt động lẫn vị thế, uy tín và khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại, chất lượng, an toàn cho khách hàng; trước ngày 15/04/2008 NHCT CN TP.HCM được nhận diện thông qua tên gọi sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt nam có trụ sở tại 79A Hàm Nghi, Quận 1 TP.Hồ Chí Minh, lá cờ đầu của hệ thống NHCT về uy tín thương hiệu IncomBank tại thị trường phía nam.

Logo của ngân hàng Công thương Việt nam là hình ảnh viên kim cương màu đỏ 1

Logo của ngân hàng Công thương Việt nam là hình ảnh viên kim cương màu đỏ được tạo bởi các chữ I, B, V và đồng tiền cổ màu vàng được tạo bởi chữ C nằm giữa viên kim cương liên kết chặt chẽ với chữ I, B, V thành một khối thống nhất. Tất cả được đặt trong quả địa cầu hình tròn nền trắng, viền xanh với hai màu vàng, đỏ chủ đạo, logo thể hiện bốn chữ ICBV (viết tắt của chữ Industrial and Commecial Bank of Vietnam)


Hình 2.2 Logo IncomBank


Tuy nhiên khi hội nhập quốc tế, thương hiệu này trùng với tên thương hiệu của ngân hàng các nước như Nga, Trung quốc, Hàn quốc đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy NHCT không thể tiếp tục sử dụng thương hiệu IncomBank để hoạt động ở nước ngoài mà phải thay đổi thương hiệu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới.

b. Văn hóa doanh nghiệp


Kinh doanh trong lĩnh vực nào, thời kỳ nào cũng cần có văn hóa, văn hóa thể hiện đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, hình thành nên những nét đặc sắc riêng có của doanh nghiệp; đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, văn hóa doanh nghiệp giúp hình thành uy tín thương hiệu. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện thông qua những hình thức khác nhau, bằng nội quy, quy chế lao động, bằng thỏa ước lao động tập thể hoặc bài bản hơn là thông qua việc ban hành sổ tay văn hóa doanh nghiệp. Giai đoạn trước cổ phần hóa, văn hóa doanh nghiệp tại NHCT CN TP.HCM được thể hiện qua bản nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể chứ chưa xây dựng được cẩm nang sổ tay văn hóa doanh nghiệp một cách bài bản, công phu, chi tiết, khoa học, tiến bộ và văn minh như sau này.

2.2.1.6. Hiệu quả về mặt xã hội


Các hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động tại NHCT CN TP.HCM được đặc biệt quan tâm và triển khai thường xuyên, bài bản, thể hiện cái tâm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Trong các năm 2006, 2007, 2008 đã thực hiện một số việc làm đáng ghi nhận như: tặng quà cho các hộ khó khăn tại Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi số tiền 80 triệu đồng, ủng hộ quỹ hỗ trợ người nghèo số tiền 35 triệu đồng, ủng hộ đồng bào miền trung bị bão lụt 136 triệu đồng, ủng hộ quỹ học bổng Nguyễn Hữu Thọ 95 triệu đồng, ủng hộ huyện Bến Cát và công ty cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương xây nhà tình thương số tiền 130 triệu đồng. Trong công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt nam anh hùng số tiền 20,75 triệu đồng, ủng hộ các tỉnh Trà Vinh và Bình Dương xây dựng nhà tình nghĩa số tiền 252 triệu


đồng, chăm sóc thương bệnh binh, cựu chiến binh, thông qua các ngày lễ người cao tuổi, ngày thương binh liệt sĩ, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam số tiền 370 triệu đồng, ủng hộ chương trình văn nghệ chủ đề uống nước nhớ nguồn số tiền 100 triệu đồng. Trong công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; tổ chức tham quan du lịch, tặng quà nhân ngày quốc tế phụ nữ, tết thiếu nhi, hỗ trợ chi phí ma chay hiếu hỷ của cán bộ nhân viên số tiền 650 triệu đồng.

Mặc dù số lượng đóng góp về vật chất của NHCT CN TP.HCM cho công tác xã hội và chăm lo đời sống người lao động còn nhỏ bé nhưng cũng là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ.

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM từ sau ngày cổ phần hóa đến 31/12/2013.‌

2.2.2.1. Năng lực tài chính


Bảng 2.3 Số liệu về tài chính của VietinBank CN TP.HCM



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số liệu

Tăng/


giảm


Số liệu

Tăng/ giảm


Số liệu

Tăng/


giảm


Số liệu

Tăng/ giảm


Số liệu

Tăng/ giảm

Huy động vốn

10.187

-4,4%

14.122

+38,6%

19.653

+39,2%

20.058

+2,1%

22.485

+12%

Dư nợ cho vay

8.372

+17,4%

10.582

+26,3%

14.472

+36,8%

17.364

+20%

22.700

+31%

Dịch vụ phí

59,3

-1,7%

76

+28%

83,8

+10%

77,4

-7,6%

97,6

+26%

Lợi nhuận sau

trích DPRR

441,3

-1,93%

966,1

+119%

1.148,7

+19%

633,3

-45%

618

-2,5%


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Số liệu

Tỷ lệ

Tỷ lệ nợ xấu/tổng D.nợ

31,3

0,37%

3,1

0,03%

2,1

0,014%

241

1,38%

62,4

0,27%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 7

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM)


Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 được đánh giá là rất khả quan và đáng khích lệ, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng và phát triển đạt được mục tiêu đề ra, VietinBank CN TP.HCM luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong toàn hệ thống về các mặt huy động vốn, tín dụng đầu tư, thu phí dịch vụ. Chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng được cải thiện và nâng cao, các sản phẩm dịch vụ ngày càng được mở rộng đa năng về tiện ích, phù hợp với thị hiếu khách hàng và cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại của các NHTM khác trên địa bàn.

a. Chỉ tiêu huy động vốn

Chỉ duy nhất năm 2009, chỉ tiêu huy động vốn tại chi nhánh có mức giảm nhẹ (-4,4%) so với năm 2008, còn lại từ năm 2010 đến nay, chỉ tiêu này luôn giữ tốc độ tăng trưởng đều đặn, đặc biệt vào các năm 2010(tăng 38,6% so với năm 2009 với số tăng tuyệt đối là 3.935 tỷ đồng) và năm 2011(tăng 39,2% so với năm 2010, số tăng tuyết đối là 5.531 tỷ đồng), đến năm 2012 tốc độ này bị giảm chỉ còn tăng 2,1% so với năm 2011 và năm 2013 chỉ tiêu này tăng trưởng là 12% so với năm 2012; lý giải cho số liệu thực tế biến động không đồng đều nêu trên ta thấy rằng: năm 2009 là năm đầu tiên NHCT chuyển đổi mô hình hoạt động theo hình thức NHTM cổ phần, mặc dù về cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, về quản trị điều hành và mọi mặt của hoạt động kinh doanh đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực so với giai đoạn trước đây, tuy nhiên xét về hình thức sở hữu, về nhận diện thương hiệu mới VietinBank thay thế cho thương hiệu cũ IncomBank thời điểm này chưa trở nên quen thuộc với khách hàng tiền gửi, tâm lý người gửi tiền giai đoạn này còn nhạy cảm, họ chưa an tâm khi giao dịch với NHTM cổ phần, bên cạnh đó theo quy định của một số khách hàng đặc biệt trong việc ký thác tiền gửi tạm thời nhàn rỗi có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như(tiền gửi của kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư, ban bồi thường giải phóng mặt bằng) phải ưu tiên giao dịch với các NHTM nhà nước, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tuy nhiên sang năm 2010 và 2011, chỉ tiêu này có bước đột phá và đạt được kết quả ấn tượng: tăng trưởng trên 30% mỗi năm,


kết quả này có được do sự điều chỉnh về chủ trương, chiến lược kinh doanh cho phù hợp thế mạnh sẵn có của chi nhánh và tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ; tập trung sự quan tâm, mọi nguồn lực vật chất cho công tác huy động vốn và tháo gỡ những vướng mắc trong quy chế, quy định, có chính sách chăm sóc khách hàng cởi mở nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để bán vốn lại cho hội sở chính NHCT tạo ra lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thông qua hình thức phi tín dụng(giai đoạn này VietinBank triển khai chương trình mua bán vốn trong nội bộ hệ thống “FTP” và xóa bỏ cơ chế bao cấp về nguồn vốn trước đây). Bước sang năm 2012 và năm 2013, tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu này của chi nhánh có xu hướng chậm lại, một phần do sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM nhằm giành lại thị phần tiền gửi trên địa bàn, một phần do quy chế cũng như nguồn kinh phí chi hoa hồng, môi giới cho công tác huy động vốn bị siết chặt sau vụ Huỳnh Thị Huyền Như. Một yếu tố khác là từ cuối năm 2012, VietinBank có chủ trương không huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng và định chế tài chính, vì vậy lãi suất tiền gửi không kỳ hạn loại này giảm thấp(Từ 4%/năm với VND và 0,4%/năm với USD xuống còn 0,1%/năm cho cả VND và USD) khiến cho nguồn vốn từ đối tượng này giảm 4.200 tỷ đồng; ngoài ra tiền gửi của kho bạc cũng bị sụt giảm do việc triển khai phương thức thanh toán song phương, cuối ngày số dư của kho bạc thành phố phải tập trung về kho bạc nhà nước trung ương, VietinBank CN TP.HCM chỉ được duy trì hạn mức 30 tỷ đồng, vì vậy nguồn vốn này đã bị giảm khoảng 200 tỷ đồng so với trước, đây là những nguyên chính làm tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh bị suy giảm.

b. Chỉ tiêu dư nợ cho vay

Những năm gần đây tình hình kinh tế đất nước tiếp tục gặp khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng chưa có dấu hiệu phục hồi vì vậy tổng dư nợ tín dụng của toàn thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng ở mức thấp: năm 2011 tổng dư nợ tín dụng của toàn thành phố tăng 6,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 7,5% so với năm 2011 và đến năm 2013 cũng chỉ tăng 9% so với năm 2012(số liệu của cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh); tuy nhiên tại VietinBank CN TP.HCM mức tăng


trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao(năm 2009 tăng 17,4%, năm 2010 tăng 26,3%, năm 2011 tăng 36,8%, năm 2012 tăng 20% và năm 2013 tăng 31%). Nếu lấy thời điểm 31/12/2013 so với cuối năm 2009 là năm đầu tiên NHCT cổ phần hóa thì mức tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh có tốc độ cao vượt bậc, tỷ lệ tăng tương đối 171% với số tăng tuyệt đối là 14.328 tỷ đồng, lý giải điều này phải xét đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực, trong đó có việc triển khai chiến lược kinh doanh rõ ràng, đúng đắn, đồng bộ và quyết liệt cũng như việc đổi mới toàn diện chính sách phân tích thị trường, phân khúc khách hàng, định hướng đúng đắn công tác tín dụng và đầu tư, chăm sóc khách hàng, ưu đãi lãi suất, đổi mới quy trình, cơ chế, phương thức đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng, cải tiến quy trình thẩm định dự án đầu tư nhằm tạo sự thông thoáng trong hồ sơ và thủ tục giải ngân nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn hiệu quả công tác kinh doanh. Một vấn đề khác là việc đổi mới quy chế nhận xét đánh giá cán bộ gắn hiệu quả, chất lượng công tác tín dụng với cơ chế chi trả tiền lương KPI theo chuẩn mực quốc tế đã tạo động lực mạnh mẽ kích thích người lao động nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Tuy nhiên khi đánh giá về chất lượng tín dụng tại chi nhánh, một vấn đề cần lưu ý là trong tổng dư nợ tín dụng 22.700 tỷ đồng(tính đến 31/12/2013) thì có 8.152 tỷ đồng là nợ đã được cơ cấu theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN và có 62,4 tỷ đồng là nợ xấu, điều này thể hiện tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp dẫn đến việc không thể tự cân đối và điều chỉnh về mặt tài chính để trụ vững khi môi trường kinh doanh thay đổi.

c. Chỉ tiêu lợi nhuận


Lợi nhuận của VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2009-2013 có những biến động nhất định thể hiện những thăng trầm trong hoạt động kinh doanh. Nếu như trong năm 2009, lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 441,3 tỷ đồng(giảm 1,93% so với năm 2008), nguyên nhân sự sụt giảm này do một số chỉ tiêu tài chính giảm so với năm trước đó như: thu dịch vụ phí giảm 1,7%, huy động vốn giảm 4,4%, ngoài ra trong hoạt động của chi nhánh giai đoạn này còn phát sinh thêm các


chi phí khác như: chi phí quảng cáo, chuyển đổi thương hiệu, sửa chữa nâng cấp trụ sở, mua sắm phương tiện hoạt động cho phù hợp với mô hình kinh doanh mới làm cho chỉ tiêu lợi nhuận trong năm giảm. Sang năm 2010, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng mạnh(tăng trưởng 119% so với năm 2009) với số tăng tuyệt đối là 524,8 tỷ đồng và năm 2011 mức tăng trưởng của chỉ tiêu này là 19% so với năm 2010 với số tăng tuyệt đối là 182,6 tỷ đồng, nguyên nhân là do có sự phát triển mạnh và đồng đều của các chỉ tiêu tài chính khác như: huy động vốn(tăng trên 30%), dư nợ cho vay( tăng trên 30%), thu dịch vụ phí(tăng từ 10-28%)..vv., và đặc biệt tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn này giảm thấp(0,03% trong năm 2010 và 0,014% trong năm 2011) làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và từ hoàn dự phòng rủi ro; ngoài ra trong các năm 2010 và 2011 cũng là năm thuận lợi trong công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro từ việc bán tài sản của vụ án EpCo-Minh Phụng thu về hàng trăm tỷ đồng làm cho chỉ tiêu lợi nhuận có bước tăng trưởng vượt bậc này. Tuy nhiên bước sang những năm 2012-2013, chỉ tiêu lợi nhuận bị sụt giảm mạnh (năm 2012 giảm 45% so với năm 2011 với số tuyệt đối là -515,4 tỷ đồng và năm 2013 giảm 2,5% so với năm 2012 với số tuyệt đối là -15,3 tỷ đồng); nguyên nhân của sự sụt giảm này do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn ngân hàng. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chi nhánh đã tiến hành cơ cấu lại nợ gốc và lãi cho khoảng gần 30 doanh nghiệp với tổng dư nợ 8.152 tỷ đồng nhằm giảm áp lực thanh toán nợ đến hạn cho doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2013 số lãi chưa thu của các đối tượng này là 1.213 tỷ đồng. Ngoài ra thông qua việc thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng, chi nhánh đã thực hiện giảm lãi suất cho vay một cách linh hoạt với mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào rất thấp nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm phục hồi và phát triển, động thái này đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của chi nhánh hàng ngàn tỷ đồng trong các năm 2012 và 2013.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí