Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Công Thương Chi Nhánh Tân Bình


Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày về hành vi của người gửi tiết kiệm cũng như là quyết định gửi tiền. Dựa trên việc phân tích hành vi của người gửi tiền để xem xét, đánh giá quá trình ra quyết định của người gửi tiền vào ngân hàng được tiến hành trình tự theo các bước : quyết định trước khi gửi tiền, quyết định trong khi gửi tiền và quyết định sau khi gửi tiền. Trước khi gửi tiền, người gửi tiền cần tìm hiểu thông tin về ngân hàng, các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền không, khi cảm thấy tin tưởng vào ngân hàng thì người gửi tiền tiến hành gửi tiền và bước vào giai đoạn sau khi gửi tiền. Sau khi gửi tiền người gửi tiền có thể hài lòng, có thể không hài lòng. Tùy vào thái độ của mình mà người gửi tiền sẽ có những hành động tiếp theo là rút tiền hay tiếp tục gửi. Đồng thời trong chương này cũng trình bày về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của người gửi tiền, có thể kể đến như: lãi suất, hệ thống mạng lưới, thương hiệu uy tín, chất lượng dịch vụ, hình thức chiêu thị,… Mỗi nhân tố khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến tiến trình đưa ra quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TÂN BÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TÂN BÌNH‌

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Tân Bình

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) – Chi nhánh Tân Bình được thành lập ngày 08/06/1990, là chi nhánh thứ 2 được thành lập trong hệ thống chi nhánh của Saigonbank.

Saigonbank chi nhánh Tân Bình có trụ sở đặt tại Số 8-10 Lý Thường Kiệt, phường 11, quận Tân Bình. Qua gần 15 năm phát triển, Saigonbank – Chi nhánh Tân Bình đã đạt được những thành quả hết sức ấn tượng.

02/04/2007, nhận thấy được nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân nên Saigonbank Chi nhánh Tân Bình đã khai trương phòng giao dịch (PGD) đầu tiên thuộc chi nhánh là PGD Phú Thọ Hòa đặt tại số 358 Nguyễn Sơn, Phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.

08/06/2009, Saigonbank tiếp tục khai trương phòng giao dịch thứ 2 là PGD Hòa Bình đặt tại 200 Lê Văn Quới, Phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Sau đó ngày 15/08/2012 dời phòng giao dịch Hòa Bình về địa chỉ mới tại 60 Lê Minh Xuân, P. 11,

Q. Tân Bình.

Việc nâng cấp và phát triển Chi nhánh Tân Bình sẽ tạo điều kiện để Saigonbank nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu tại thị trường quận Tân Bình và các quận lân cận như Tân Phú, Bình Tân, tiến tới thực thi chiến lược phát triển của mình: Trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế


tốt nhất với công nghệ hiện đại, đồng thời giúp cho cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính – Ngân hàng nhiều tiện ích.

Sự ra đời và phát triển của Saigonbank chi nhánh Tân Bình là một động lực lớn làm thị trường tài chính trong khu vực và các quận lân cận trở nên sôi động, góp phần đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp về các nhu cầu tài chính.

2.1.2 Các hoạt động của Saigonbank - Chi nhánh Tân Bình

Huy động vốn

-Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân.

-Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng...

Cho vay, đầu tư

-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

-Thấu chi, cho vay tiêu dùng

-Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong nước và quốc tế

Bảo lãnh

Thực hiện bảo lãnh và tái bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp Đồng, bảo lãnh thanh toán...

Thanh toán và tài trợ thương mại

-Chuyển tiền trong nước và quốc tế

-Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc

-Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

-Chi trả kiều hối.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các bộ phận tại Chi nhánh Tân Bình

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức


Saigonbank Tân Bình là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương‌

Chi nhánh có 3 điểm giao dịch:

Điểm giao dịch tại trụ sở Chi nhánh: 8-10 Lý Thường Kiệt, P.11, Q. Tân Bình

Điểm giao dịch Phú Thọ Hòa : 358 Nguyễn Sơn, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú

Phòng Kinh doanh

quỹ

Phòng Hành chính

Phòng Kế toán

Phòng Ngân quỹ

BP

Kinh doanh

BP

Ngân quỹ

Phòng Giao dịch Hòa Bình

BP

Kế toán

Kế toán nội bộ

Kế toán giao dịch

Điểm giao dịch Hòa Bình: 60 Lê Minh Xuân, phường 11, quận Tân Bình


Phó Giám đốc

Giám đốc


Phòng Giao dịch Phú Thọ Hòa



BP

Kế toán

BP

Kinh doanh


BP

Ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Tân Bình - 5


Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Saigonbank – Chi nhánh Tân Bình

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Saigonbank Tân Bình)


2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc

Giám đốc

Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan Pháp luật.


Phó Giám đốc

Phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và các phòng Giao dịch trực thuộc. Chủ trì, quản lý điều hành các bộ phận, phòng Giao dịch được phân công, tham gia định hướng phát triển Chi nhánh theo định hướng phát triển chung của Saigonbank, thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra; phân công, theo dòi và hỗ trợ thường xuyên để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện tốt, phát triển đội ngũ nhân sự đoàn kết vững mạnh.


-Phòng Hành chính Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác: Tổ chức và cán bộ; Hành chính – Tổng hợp; Triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến Chi nhánh và quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân cán bộ nhân viên trong Chi nhánh biết để thống nhất thực hiện. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên; công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ, lễ tân; công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của Chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.

-Tham mưu và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy chế bảo mật và an toàn thông tin, xử lý dữ liệu; đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo trong toàn hệ thống.


Phòng Kế toán

Bộ phận kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định giữa các Ngân hàng với nhau và giữa Ngân


hàng với khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng...

Bộ phận kế toán giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao. Quản lý, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu tiềm năng của khách hàng trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng...


Phòng Ngân quỹ

Thực hiện chế độ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho đúng tiến độ...


Phòng Kinh doanh

-Duy trì, phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng

-Thẩm định khách hàng; hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về phương án sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; đề xuất phương án cung cấp sản phẩm dịch vụ

-Kiểm tra, giám sát trước – trong và sau quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ

-Bán chéo sản phẩm

-Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.


Phòng Giao dịch Phú Thọ Hòa và Phòng Giao dịch Hòa Bình

Hoạt động kinh doanh trên địa bàn được giao, chịu sự quản lý về mặt kinh doanh từ Giám đốc Chi nhánh và thực hiện các chỉ tiêu giao khoán của lãnh đạo Ngân hàng.

Mỗi phòng giao dịch đều có 3 bộ phận:

Kế toán

Kho quỹ

Kinh doanh.


2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011-2013

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank Chi nhánh Tân Bình

Đơn vị tính: Tỷ đồng


KHOẢN MỤC

NĂM

SO SÁNH

2011

2012

2013

2012/2011

2012/2011

2013/2012

2013/2012





+/-

%

+/-

%

HUY ĐỘNG

680

620

570

-60

-8,82

-50

-8,06

Cá nhân

540

520

480

-20

-3,70

-40

-7,69

Doanh nghiệp

140

100

80

-40

-28,57

-20

-20,00

CHO VAY

450

370

320

-80

-17,78

-50

-13,51

Cá nhân

150

130

120

-20

-13,33

-10

-7,69

Doanh nghiệp

310

240

200

-70

-22,58

-40

-16,67

Nhân Sự

27

40

45

13

48,15

5

12,50

Lợi nhuận

28,00

24,00

18,60

-4,00

-14,29

-5,4

-22,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011,2012,2013 của Saigonbank CN Tân Bình)

Trong 3 năm vừa qua ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Tân Bình nói riêng đã trải qua những năm đầy khó khăn, chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp tăng cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi, đặc biệt là hàng hóa tiêu thụ chậm khiến quy mô họat động của doanh nghiệp bị thu hẹp, kéo theo tăng trưởng tín dụng chậm. Bên cạnh đó, ngoài sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước, các ngân hàng Việt Nam còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ khối ngân hàng nước ngoài, đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới, tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường, toàn thể nhân viên Saigonbank Tân Bình vẫn đoàn kết và nỗ lực đưa


Saigonbank vượt qua khó khăn và tạo nên những thành quả dù còn khiêm tốn nhưng vẫn đáng được ghi nhận.

Với lợi nhuận năm 2012 là 24 tỷ đồng giảm đi 4 tỷ so với năm 2011 tương ứng giảm đi 14,29%. Trong năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục giảm đi 5,4 tỷ đồng tương ứng với giảm 22,5% lợi nhuận. Những con số về lợi nhuận đã cho chúng ta thấy ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra và duy trì lợi nhuận. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm lợi nhuận ngân hàng qua các năm có thể được giải thích là do sự sụt giảm doanh số huy động và doanh số cho vay. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 thì năm 2011 doanh số huy động của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất với con số đạt được là 680 tỷ đồng, điều này cũng dễ hiểu là trong thời gian này lãi suất huy động trên thị trường rất cao, nhiều ngân hàng huy động với mức lãi suất hơn 14%/năm. Trong khi nền kinh tế trì trệ, đầu tư vào ngành nào cũng chưa thấy được triển vọng thì biện pháp gửi tiết kiệm lúc đó mang lại một lợi nhuận khá cao và đồng thời lại an toàn ít có rủi ro cho nhà đầu tư. Đến năm 2012 thì huy động đã giảm đi 60 tỷ so với năm 2011 và năm 2013 thì huy động lại giảm đi 50 tỷ so với năm 2012. Điều này cũng có thể giải thích là trong năm 2012 thì NHNN đã can thiệp vào việc điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng sau khi để lãi suất thỏa thuận lên quá cao. Ngân hàng nhà nước đã ra chính sách lãi suất trần, nghiêm cấm thỏa thuận lãi suất giữa ngân hàng và khách hàng để đẩy mức lãi suất huy động trên thị trường xuống và kết quả là mức lãi suất giảm từ 14% xuống chỉ còn đến 7% (năm 2013). Chính điều này đã làm cho việc gửi tiền vào ngân hàng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư, trong khi lãi suất càng ngày càng giảm thì thị trường bất động sản, ngoại tệ cũng dần ấm lên nên các nhà đầu tư có xu hướng chia nhỏ ra để đầu tư. Điều này làm cho doanh số huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Tân Bình sụt giảm liên tiếp 2 năm qua. Doanh số cho vay của chi nhánh trong 3 năm qua cũng có xu hướng tương tự như doanh số huy động, năm 2012 cho vay giảm đi 80 tỷ so với năm 2011 tương ứng giảm 17,78% và năm 2013 tiếp tục cho vay giảm 50 tỷ so với năm 2012 tương ứng giảm đi

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí