mạnh, sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên tục đổi mới, cải tiến dựa trên công nghệ hiện đại đã đáp ứng nhu cầu khách hàng, mạng lưới và thị phần được củng cố và mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện và nâng cao, thương hiệu VietinBank trở nên quen thuộc, gắn bó, gần gũi với đời sống xã hội và vươn xa đến các nước trong khu vực và thế giới; để phát huy những mặt tích cực đã đạt được của công tác cổ phần hóa đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trong thời gian tới VietinBank CN TP.HCM cần phải:
- Tiếp tục tăng tổng tài sản, tăng tỷ lệ vốn sở hữu cổ phần trong nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng, tăng tỷ lệ ROA và lợi nhuận ròng, tăng tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao năng lực tài chính đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững và khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn và biến động để giữ vững vị thế là chi nhánh đứng đầu trong hệ thống VietinBank.
- Trong quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực, phát huy vai trò tiên phong của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ chủ chốt trong việc định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh của chi nhánh; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình tín dụng, mô hình quản trị rủi ro theo quy chuẩn Basel 2 để đưa vào vận hành đạt hiệu quả tốt nhất vào năm 2015. Thường xuyên rà soát nắm vững thực trạng nguồn nhân lực để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn mới.
- Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực luôn biến động và đổi mới nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đa năng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, vì vậy cần phải phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực này thời gian qua đồng thời phải tiếp tục xây dựng chiến lược dài hạn, những phương án mang tính khả thi nhằm chuyển đổi, nâng cấp, cải tiến hệ thống công nghệ cho phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh trước những biến động, thay đổi của thị trường trong thời gian tới.
- Tăng cường quảng bá triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế và uy tín của thương hiệu VietinBank đồng thời phát huy hơn nữa
công tác từ thiện xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nhằm tạo ấn tượng đẹp về một thương hiệu ngân hàng có môi trường làm việc lý tưởng và trách nhiệm cao với xã hội, cộng đồng.
3.2.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế và tác động tiêu cực từ thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực từ sau cổ phần hóa đến nay, tuy nhiên VietinBank CN TP.HCM cũng bộc lộ những hạn chế như: chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào các nghiệp vụ truyền thống mức độ sinh lời thấp, rủi ro cao, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng và hiện đại, quản trị điều hành thiếu linh hoạt và đột phá, công nghệ ngân hàng còn mang tính cục bộ, thị phần nhỏ bé. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; VietinBank CN TP.HCM cần thực hiện số nhóm giải pháp sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Số Liệu Về Nguồn Vốn, Dư Nợ Và Lợi Nhuận
- Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Vietinbank Cn Tp.hcm
- So Sánh Trước Và Sau Cổ Phần Hóa Tại Vietinbank Cn Tp.hcm
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 12
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 13
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
3.2.2.1. Nhóm các giải pháp về công tác phát triển nguồn vốn
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận cho ngân hàng, vì vậy cần phải có định hướng phát triển nguồn đúng đắn kết hợp với việc triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp thu hút khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi với lãi suất linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Biện pháp đầu tiên mà chi nhánh phải thực hiện là đánh giá một cách chi tiết về tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn, tình hình thực tiễn của thị trường để tìm ra những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ phía ngân hàng hay người gửi tiền, đồng thời phải chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn, trên cơ sở đó lập chiến lược huy động vốn, đưa ra những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho ngân hàng và nền kinh tế, tránh hiện tượng thiếu vốn hay ứ đọng vốn.
a. Đối với nguồn vốn khu vực dân cư
Cần phải có chính sách dài hạn để giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng đang giao dịch với ngân hàng khác về chi nhánh vì đây là nguồn vốn ổn định, ít biến động, mục đích gửi tiền là tích lũy cho tiêu dùng trong tương lai hoặc để hưởng
lãi suất vì vậy phải có chính sách chăm sóc riêng biệt về lãi suất về các chế độ ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn này như:
- Đa dạng hóa các loại hình tiền gửi với thủ tục đơn giản, thuận tiện như: tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu, gửi nhiều lần lấy một lần, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm nhà ở.
- Thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mại, dự thưởng, thực hiện chế độ bảo mật thông tin, nhận và chi trả tiền gửi tại nhà, cung cấp các dịch vụ tư vấn, gửi giữ tài sản miễn phí nhằm tạo sự gắn bó trong quan hệ giao dịch.
- Sử dụng công cụ lãi suất cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp như: lãi suất cộng dồn, lãi suất lũy tiến, lãi suất gia tăng cho những kỳ hạn cần khuyến khích tiền gửi đồng thời áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn tiền gửi trung và dài hạn, tạo ra cơ cấu nguồn vốn bền vững cho ngân hàng.
- Bố trí thời gian giao dịch thuận tiện cho người gửi và rút tiền như mở cửa sớm, đóng cửa trễ hơn thời gian thông thường, thực hiện làm việc luân phiên vào ngày nghỉ, sắp xếp các quầy giao dịch chuyên phục vụ cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt như: khách hàng là phụ nữ, thanh niên, khách là là cán bộ hưu trí.
- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, đổi mới tác phong giao dịch của giao dịch viên, cải cách về quy trình, thủ tục để rút ngắn thời gian giao dịch, tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách hàng.
b. Đối với tiền gửi doanh nghiệp
Thường là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanh toán, họ có thể sử dụng bất cứ lúc nào vì vậy lãi suất chưa hẳn là vấn đề quan trọng, để thu hút nguồn vốn này ngân hàng cần phải:
- Cung cấp cho doanh nghiệp các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt một nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, bảo mật, phí giao dịch thấp trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại, hệ thống mạng lưới giao dịch rộng khắp.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp, chủ động thông tin cho họ về những biến động thị trường để họ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, phòng ngừa hạn chế rủi ro; giúp giới thiệu các đối tác, người có nhu cầu sản phẩm để họ mở rộng giao dịch, tư vấn về tài chính, về phát hành trái phiếu, về quản trị dự án, quản trị rủi ro cho doanh nghiệp; thường xuyên thực hiện chăm sóc khách hàng vào những ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm của lãnh đạo doanh nghiệp.
- Bám sát quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển vốn và kỳ hạn thanh toán công nợ của doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm, chuyển tiền đúng kỳ hạn thanh toán. Với những khách hàng có doanh thu lớn, vòng quay vốn nhanh, chi nhánh hỗ trợ cử cán bộ và phương tiện chuyên dụng đi thu tiền tại chỗ theo lịch thỏa thuận đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi ngắn ngày tạo sự chủ động trong việc cân đối và sử dụng vốn cho doanh nghiệp như kỳ hạn 1 tuần, kỳ hạn 2 tuần, hoặc có thể cung cấp các khoản cho vay bù đắp, đáp ứng nhu cầu vốn tức thời với điều kiện dễ dàng, lãi suất hợp lý trên cơ sở tài sản bảo đảm là chính tài khoản tiền gửi này để doanh nghiệp chủ động sử dụng nguồn tiền khi có nhu cầu đột xuất.
c. Đối với tiền gửi của các chủ thể đặc biệt như kho bạc nhà nước, thuế, bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư, ban bồi thường giải phóng mặt bằng
- Phục vụ tận tình chu đáo, mọi lúc, mọi nơi; cung cấp các phương tiện thanh toán thuận lợi, nhanh chóng, phù hợp với từng loại hình thu chi khi có yêu cầu.
- Tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo đơn vị và của cơ quan chủ quản trong việc duy trì và giữ vững số dư tài khoản tiền gửi tại chi nhánh không để bị lôi kéo, chia sẻ nguồn vốn sang ngân hàng khác.
- Lãi suất linh hoạt, hợp lý.
d. Đối với tiền gửi vãng lai
- Triển khai mọi giải pháp để khơi tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn lãi suất thấp trên tài khoản tiền gửi thanh toán, và tài khoản ATM của khách hàng như:
giảm phí giao dịch chuyển tiền, đảm bảo sự an toàn, thuận lợi, nhanh chóng cho các giao dịch thanh toán điện tử qua ngân hàng.
- Đổi mới, bổ sung thêm nhiều chức năng của thẻ ghi nợ song song với việc phát triển mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và tuyên truyền phương thức thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, các dịch vụ khác thực hiện thông qua thẻ ATM cho đông đảo khách hàng cùng biết qua đó duy trì được lượng tiền gửi lớn trên tài khoản này.
3.2.2.2. Nhóm các giải pháp về công tác tín dụng:
Hiện nay tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chính trong tổng thu nhập của VietinBank CN TP.HCM, vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác tín dụng chi nhánh cần phải:
- Thường xuyên điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư, phân tích xếp hạng tín nhiệm và dự báo khách hàng, phân tích ngành theo biến động của nền kinh tế vĩ mô.
- Xây dựng được hệ thống phân tích rủi ro ngành hàng trong từng thời điểm nhằm đưa ra cảnh báo sớm để chủ động tăng cường mở rộng đầu tư hoặc rút vốn vào những thời điểm thích hợp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.
- Giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các ngành, lĩnh vực rủi ro lớn như kinh doanh bất động sản, vận tải, sắt thép, điều; những ngành sản xuất, kinh doanh đang ở giai đoạn đỉnh điểm của chu kỳ tăng trưởng.
- Tăng dư nợ các đối tượng khách hàng xếp loại từ A trở lên và giảm dư nợ ở đối tượng khách hàng từ BB trở xuống, kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng tương ứng với năng lực kinh doanh của khách hàng tránh việc sử dụng vốn sai mục đích.
- Giảm thiểu tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với các khách hàng có xếp hạng tín dụng BBB trở xuống, xử lý nợ đối với khách hàng xếp hạng C và D.
- Khi thẩm định về năng lực tài chính, về tình hình hoạt động, nhân thân của khách hàng, cần chú trọng phân tích cả về quá khứ, hiện tại và tương lai trong điều kiện có sự tác động tiêu cực của ngoại cảnh và những rủi ro tiềm ẩn về chính sách, những biến động bất ổn của nền kinh tế đối với hoạt động của khách hàng.
- Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp cụ thể:
+ Đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có lịch sử tín dụng tốt nên đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn so với quy định thông thường, cung cấp các sản phẩm trọn gói nhằm giảm chi phí cho khách hàng, tư vấn về quản lý tài chính cũng như quản trị rủi ro cho khách hàng trong việc thực hiện phương án, dự án đầu tư kinh doanh và sử dụng vốn vay một cách hiệu quả; đối với khách hàng hiện đang gặp khó khăn tạm thời do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô nhưng có khả năng cải thiện tình hình tài chính, phục hồi sản xuất kinh doanh, cần tạo điều kiện để họ tháo gỡ khó khăn tiếp tục triển khai dự án, hoặc cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN; trường hợp đặc biệt, chi nhánh có thể chuyển vốn vay thành vốn góp cùng tham gia tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhằm bảo tồn những ngành nghề cổ truyền, những sản phẩm thế mạnh của địa phương; tăng tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm, tăng tỷ lệ vốn tài trợ trên tổng vốn đầu tư của dự án.
+ Đối với khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh tiếp cận, thu hút nhóm khách hàng lớn, các Tổng công ty do Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh quản lý, các tập đoàn kinh tế cùng mạng lưới công ty thành viên vì đây là những doanh nghiệp tiêu biểu quy mô lớn, doanh thu, lợi nhuận cao và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế của thành phố; mặt khác cần tăng cường cho vay đồng tài trợ trong và ngoài hệ thống đối với các dự án lớn, dự án trọng điểm của nền kinh tế như: cầu đường, dầu khí, dự án điện, khai khoáng, dự án phát triển vùng nguyên liệu. Tiếp cận nhóm phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Nhật bản hiện đang kinh doanh trên địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân là khách hàng mục tiêu cần phát triển để mở rộng thị phần.
3.2.2.3. Nhóm các giải pháp về công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề
Đây là vấn đề nhạy cảm và nhức nhối của các NHTM hiện nay và được coi là cục máu đông của nền kinh tế. Tại VietinBank CN TP.HCM tính đến 31/12/2013 các khoản nợ loại này bao gồm: nợ quá hạn dưới 10 ngày khoảng 500 tỷ đồng, nợ
quá hạn trên 10 ngày khoảng 630 tỷ và nợ XLRR đang hạch toán trên tài khoản ngoại bảng khoảng hơn 900 tỷ đồng, đây là con số rất lớn, ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận do việc trích lập dự phòng rủi ro và chuyển lãi dự thu, tuy nhiên việc xử lý nợ dạng này đang hết sức bất cập do tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp, sự phối hợp thiếu chặt chẽ của các cơ quan tố tụng, và đặc biệt là việc chi nhánh chưa có đối sách cụ thể để xử lý quyết liệt, dứt điểm. Để công tác xử lý nợ có vấn đề đạt hiệu quả tốt, cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro gồm những thành viên có bản lĩnh, kinh nghiệm, am hiểu pháp luật nhằm liên hệ với các cơ quan chức năng, cơ quan tố tụng, cơ quan liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thanh toán nợ và con nợ để giải quyết sự việc một cách kiên quyết, khôn khéo, đúng luật, cần tránh tư tưởng nóng vội, đao to búa lớn hay bi quan chán nản dẫn đến buông xuôi đều ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác xử lý nợ.
- Tiến hành phân loại sàng lọc từng khoản nợ có vấn đề theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp có tính đến mức độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý của từng tài sản bảo đảm và thiện chí trả nợ của người vay, người bảo lãnh, khả năng trả nợ thực tế của họ để có đối sách xử lý thích hợp. Cần tránh lạm dụng giải quyết vụ việc thông qua biện pháp hình sự hóa các giao dịch dân sự hoặc khởi kiện ra Tòa khi chưa tận dụng hết mọi cơ hội có thể giải quyết bằng giải pháp thương lượng, hòa giải nhằm giảm thiểu công sức và chi phí phát sinh trong quá trình xử lý thu hồi nợ.
- Các thành viên của ban chuyên trách xử lý nợ phải thường xuyên đương đầu với khó khăn, hoạt động trong môi trường phức tạp chịu nhiều áp lực, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do sự chống đối của những phần tử quá khích, ngoan cố và liều lĩnh vì vậy cần có chính sách đãi ngộ mang tính đặc thù về vật chất, linh hoạt về thời gian và cơ chế hoạt động cũng như phải có chế độ bảo vệ cho cá nhân và gia đình họ trước những đe dọa thực tế giúp họ được an tâm công tác.
3.2.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
Ngày nay công nghệ ngân hàng được xác định là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động và là nền tảng để phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, hiện đại; trong lĩnh vực này VietinBank phải triển khai một số công việc cụ thể sau:
- Sớm triển khai giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng nhằm đổi mới cơ bản về chất, tạo ra sự đột phá về công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến hiện đại, đảm bảo đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng hiện đang giữ vị trí hàng đầu trong nước và thế giới; đầu tư nâng cấp các Modul quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, quản lý kho dữ liệu doanh nghiệp, nghiệp vụ tín thác, internet Banking; tiếp tục triển khai và hoàn thiện dự án khởi tạo khoản vay LOS.
- Tìm kiếm các đơn vị tư vấn có uy tín, các nhà thầu cung cấp công nghệ, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm hiện đại hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm trong việc đào tạo và triển khai thành công nhiều dự án hiện đại hóa ngân hàng để ký hợp đồng triển khai dự án chuyển đổi và thay thế công nghệ mới cho VietinBank.
- Đẩy nhanh tiến độ “Dự án thay thế Core Banking” và các hạng mục phụ trợ làm căn cứ cho việc triển khai thành công các dự án công nghệ lớn khác, đồng thời hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng được yêu cầu của Core Banking mới. Tập trung triển khai áp dụng hiệu quả công nghệ ngân hàng hiện đại để tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới với nhiều tính năng và tiện ích phục vụ khách hàng, giúp VietinBank tăng ưu thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt và khả năng kinh doanh linh hoạt, tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững.
- Phải nâng cao tính bảo mật của hệ thống, phát triển công nghệ thông tin an toàn giúp ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm nhập, ăn cắp dữ liệu và thực hiện các giao dịch bất hợp pháp của tội phạm công nghệ cao; ngoài ra trong giai đoạn chuyển đổi, cần khắc phục những nhược điểm của công nghệ cũ tạo sự kết nối thông suốt 24/7 với hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước và hệ thống thanh toán