55
2.4.2. Xử lý dữ liệu và kết quả phân tích
Đề tài sử dụng phần mềm DEAP 2.1 của tác giả Tim Coelli để ước lượng hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ. Đây là phần mềm ngắn gọn, dễ hiểu, và là công cụ xử lý mạnh.
Sau khi lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra cho 5 mẫu NHTMCP trong giai đoạn 2008-2011 và 4 mẫu trong giai đoạn 2012-2014, theo cơ sở lý thuyết của phương pháp DEA, qua xử lý của phần mềm DEAP 2.1 cho ra các kết quả như trong bảng 2.10.:
Bảng 2.10.:Tóm tắt mức độ hiệu quả của các NH trong 2 thời kỳ trước (2008 – 2011) và sau sáp nhập (2012 – 2014)
Pre-merge | Post-merge | |||||
TE(CRS) | PE (VRS) | SE(VRS) | TE(CRS) | PE (VRS) | SE(VRS) | |
SHB | 79.30 | 98.50 | 80.50 | 100.00 | 100.00 | 100.00 |
HBB | 67.60 | 100.00 | 67.60 | |||
VPB | 100.00 | 100.00 | 100.00 | 94.30 | 100.00 | 94.30 |
ABB | 100.00 | 100.00 | 100.00 | 89.50 | 100.00 | 89.50 |
NCB | 36.20 | 50.00 | 72.40 | 100.00 | 100.00 | 100.00 |
Average | 76.62 | 89.70 | 84.10 | 95.95 | 100.00 | 95.95 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiệu Quả Hđkd Của Shb Sau Sáp Nhập Theo Mô Hình Camel
- Nim Và Chênh Lệch Lãi Suất Của Shb Giai Đoạn 2010 - 2013
- Nhận Xét Về Thực Trạng Hiệu Quả Hđkd Của Shb Sau Sáp Nhập Qua Phân Tích Bằng Mô Hình Camel
- Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hđkd Cho Shb
- Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Nhnn Để Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtm Sau M&a
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau sáp nhập - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp Các ước lượng hiệu quả tổng thể được trình bày bằng phân tích hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô bằng mô hình DEA được biểu diễn qua bảng
2.10. Ta thấy trong suốt thời kỳ trước hợp nhất (2008 – 2011), các NH trong nhóm có hiệu quả tổng thể trung bình là 76.62%, hiệu quả được nâng lên trong thời đoạn sau hợp nhất. Tính không hiệu quả của các ngân hàng thời kỳ trước hợp nhất được quy phần lớn là do hiệu quả quy mô hơn là hiệu quả kỹ thuật thuần. Hiệu quả tổng thể trung bình của SHB trong thời kỳ trước hợp nhất ở mức khá so với các NH cùng nhóm, ngân hàng đã hoạt động với hao phí đầu vào trung bình (chi phí lãi x1 và chi phí ngoài lãi x2) là 20,7%, tức SHB có thể giảm đầu vào 20,7% để cho cùng một lượng đầu ra (là thu nhập từ lãi y1 và thu nhập ngoài lãi y2).
56
Kết quả cũng cho thấy, trong thời đoạn trước hợp nhất, tính không hiệu quả của SHB chủ yếu là do quy mô.
Cũng theo kết quả từ bảng 2.10, sau hợp nhất hiệu quả tổng thể của SHB đã được cải thiện hoàn toàn (100%) nhờ hiệu quả tăng do quy mô. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng SHB chỉ đạt hiệu quả toàn bộ so với các NH cùng nhóm, và các NH này không thực hiện hoạt động sáp nhập.Vào thời điểm năm 2012, SHB và HBB cùng nằm trong nhóm này 6.Tuy nhiên, từ sau năm 2012, các NHTMCP như ABB, NCB có mức xếp hạng thấp hơn so với SHB.
6 Theo xếp hạng trong “Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả HĐKD đã trình bày ở chương 1, luận văn đã vận dụng mô hình CAMEL, kết hợp với mô hình DEA để thực hiện đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của SHB trong 2 thời kỳ trước và sau sáp nhập, trong đó tập trung vào những thay đổi trong HĐKD sau M&A. Từ đó, luận văn đưa ra một số nhận xét, đánh giá mang tính định hướng. Theo kết quả phân tích của mô hình CAMEL, có thể thấy rằng việc tái cơ cấu một NH yếu kém như HBB bằng cách sáp nhập vào một NH có tiềm lực tài chính mạnh như SHB đã giúp phục hồi và cải thiện chất lượng tài sản một cách nhanh chóng. Sau sáp nhập, tuy có một số khó khăn do phải giải quyết do tình trạng kiệt quệ tài chính của HBB để lại nhưng SHB vẫn đang thể hiện là một NH có tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển tốt thể hiện qua các chỉ tiêu an toàn hoạt động, an toàn thanh khoản, tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định theo thời gian.Kết quả của mô hình DEA cũng chỉ ra rằng việc sáp nhập đã giúp cải thiện hoàn toàn hiệu quả kỹ thuật thuần cũng như hiệu quả quy mô của SHB so với các NH có cùng khả năng cạnh tranh vào thời điểm thực hiện sáp nhập (năm 2012).
Như vậy, những thành công bước đầu của trường hợp này là dấu hiệu thể hiện sự thành công của chiến lược tái cơ cấu các TCTD yếu kém của NHNN. Tuy nhiên, phân tích CAMEL cho thấy SHB cần cải thiện hiệu quả kinh doanh, nhất là về khả năng sinh lời cho tương xứng với quy mô về VCSH và TTS. Đây vẫn là một thách thức đối với SHB, biểu hiện qua các con số về khả năng sinh lời vẫn chưa mấy khả quan sau gần 3 năm sáp nhập. Trong giai đoạn cạnh tranh ngành NH ngày càng diễn ra gay gắt và các quy định của NHNN đối với HĐKD của các NHTM càng trở nên chặt chẽ hơn, SHB cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD nhằm tận dụng được hết những thế mạnh mà thương vụ M&A này mang lại. Đây cũng là nội dung được trình bày trong chương 3.
58
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHB SAU SÁP NHẬP
3.1. Những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô và ngành tác động đến HĐKD của SHB
Để thực hiện tốt việc hoạch định chiến lược cải thiện hiệu quả HĐKD, SHB cần bám sát nội dung một số thay đổi chính sách quan trọng, đã và đang ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh NH, cũng như bối cảnh của môi trường kinh tế vĩ mô trong những năm sắp đến.
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 tác động đến ngành NH Cuối năm 2014, nước ta có tỷ lệ tăng trưởng khá (5,98%) đi đôi với lạm phát thấp (1,84%). Đây là cơ hội để Chính phủ thực hiện các chính sách điều hành vĩ mô mà trọng tâm là tái cấu trúc nền kinh tế - điều kiện căn bản để nền kinh tế hồi phục trong dài hạn. Trong đó, Chính phủ đặc biệt tập trung vào tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2015, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, nhìn vào những chỉ số dự báo của nền kinh tế trong nước và quốc tế (như xuất khẩu) thì năm 2015 là năm nhiều thách thức đối với ngành ngân hàng. Đây cũng là năm cuối trong chặng đường tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015. Do đó, ngành lấy việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu làm trọng tâm hoạt động, đồng thời khẳng định về cơ bản điều hành chính sách tiền tệ ổn định nhưng công cụ chính sách tiền tệ sẽ được sử dụng linh hoạt hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, NHNN sẽ theo dòi sát diễn biến thị trường để điều hành công cụ phù hợp theo định hướng với hàng loạt chính sách như: giữ mặt bằng lãi suất thấp; mức độ biến động tỷ giá không quá 2%; mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 -15%; đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3%...
Thực tế sau hơn 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cho thấy, nguy cơ đổ vỡ hệ thống đã được ngăn chặn, tính an toàn của hệ thống được bảo đảm; nợ xấu của hệ thống được nhận diện rò nét và bước đầu có chuyển biến tích cực trong triển khai xử lý; việc tái cơ cấu được tiến hành đồng bộ, quyết liệt với
59
những giải pháp phù hợp trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực tư nhân, hạn chế tối đa nguồn lực Nhà nước. NHNN sẽ thực hiện theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, và các tổ chức tín dụng lớn sẽ cùng tham gia vào quá trình này. Xu hướng ổn định của lạm phát được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2015. Theo các chuyên gia, CPI năm 2015 có thể dao động trong khoảng 2 - 3%. Mức lạm phát này được dự đoán sẽ kéo dài trong một số năm, và có thể sẽ giữ ổn định trong suốt giai đoạn 2016 - 2020.
Như vậy, với viễn cảnh kinh tế vĩ mô và ngành trong thời gian tới, SHB cần bám sát theo những định hướng của chính phủ và những mục tiêu tăng trưởng đã hoạch định để nhận thức rò vai trò của mình, tận dụng những thuận lợi, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
3.1.2. Những thay đổi trong ngành ảnh hưởng đến HĐKD trong giai đoạn sắp tới
3.1.2.1. Ngành NH đang tích cực tiến hành tái cơ cấu
Năm 2015 là thời điểm ngành NH đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu do hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi rò rệt. Trong những tháng đầu năm 2015, các NHTM Việt Nam đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2014, định hướng và xây dựng kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.
Tại kỳ đại hội này, một số NHTM nhỏ tập trung thảo luận các biện pháp tái cơ cấu theo hướng tìm kiếm đối tác chiến lược để tăng vốn, thông qua phương án sáp nhập với ngân hàng khác để trở thành NHTM qui mô lớn hơn, cả về tài chính, mạng lưới, đồng thời nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Tại đại hội cổ đông diễn ra ngày 20/4/2015, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nam Á đã trình phương án sáp nhập vào Sacombank. Trong định hướng hoạt động thời kỳ 2015-2020, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có kế hoạch sáp nhập với một NHTM khác,...
Trước đó, NHNN đã có công văn số 1607/NHNN-TTGSNH ngày 18/3/2015 chấp thuận về nguyên tắc phương án sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
60
(MDB) vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), mục tiêu cơ bản là giúp MDB nâng cao chất lượng tài sản và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Cùng với nhóm ngân hàng nhỏ, làn sóng sáp nhập cũng được các NHTM lớn hưởng ứng tích cực. Tại đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 14/4/2015, lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức xin ý kiến cổ đông phương án sáp nhập Ngân hàng Dầu khí toàn cầu.
Năm 2015 cũng là thời điểm thích hợp để ngành Ngân hàng đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu do hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực với GDP quí I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi rò rệt. Trong đó, thị trường bất động sản phục hồi là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng thu hồi nợ đọng, góp phần giảm nhanh nợ xấu xuống ngưỡng an toàn và mở rộng tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Sau một thời gian chuẩn bị các bước đi ban đầu cần thiết trong qui trình tái cơ cấu, thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, hệ thống ngân hàng ổn định dần. Nỗ lực của các NHTM cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ NHNN, nhất là trong việc xử lý nợ xấu và cải thiện môi trường pháp lý nhằm đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển theo hướng bền vững hơn.
3.1.2.2. Triển khai Thông tư 36 – nhiều mục tiêu kinh doanh phải thay đổi Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý tạo lập khuôn khổ mới điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông tư 36 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/02/2015, được ban hành để hướng dẫn các quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, điều chỉnh cụ thể bao gồm: (i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; (ii) Giới hạn, hạn chế cấp tín dụng; (iii) Tỷ lệ khả năng chi trả; (iv) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử
61
dụng để cho vay trung và dài hạn; (v) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần; (vi) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
Thông tư 36 đã thay thế hàng loạt các văn bản của NHNN đã ban hành trước đây, cụ thể gồm: (i) Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/2/2008 của NHNN về cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán; (ii) Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của NHNN ban hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; (iii) Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; (iv) Thông tư 19/2010/TT- NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; (v) Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; (vi) Điều 1 Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 của NHNN về bảo lãnh ngân hàng.
Một số tác động của thông tư 36 đối với hoạt động kinh doanh mà các NHTM cần lưu ý:
Việc quy định hệ số CAR ở mức 9% (như quy định cũ) trong khi giảm trọng số rủi ro đối với cho vay chứng khoán và cho vay bất động sản từ 250% xuống 150% về cơ bản sẽ có tác động tích cực đến thị trường. Các TCTD, đặc biệt là các đơn vị có quy mô vốn vừa và nhỏ, có thể mở rộng hoạt động cấp tín dụng đối với bất động sản, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho sự hồi phục của thị trường bất động sản, tạo thanh khoản cũng như hỗ trợ hồi phục và tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, việc thay đổi cấu trúc xác định vốn tự có, trong đó bổ sung dự phòng chung vào cấu phần tính vốn cũng góp phần mở rộng khả năng tạo tiền của các NHTM.
Việc quy định một số giới hạn, tỷ lệ an toàn tại Thông tư 36 có tham chiếu đến các chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel II và Basel III cho thấy, NHNN đã từng bước điều chỉnh hoạt động của thị trường tiền tệ - ngân hàng theo hướng hội nhập quốc tế.
62
Đồng thời, tăng cường tính ổn định, bền vững của hệ thống TCTD Việt Nam, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể vấp phải một số khó khăn, vướng mắc sau:
Thứ nhất, việc đáp ứng của hệ thống công nghệ thông tin, công tác thống kê, theo dòi, quản lý dòng tiền, giám sát các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong ngắn hạn khó có thể được thực hiện tự động hóa. Nguyên do bởi hệ thống, phương pháp đo lường các chỉ số và nhiều chỉ tiêu phân loại dữ liệu tính toán mức độ đủ vốn của Thông tư 36 có sự khác biệt so với quy định cũ. Do vậy, việc kiểm soát các chỉ số, giới hạn đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định mới là rất khó khăn khi phải thực hiện thủ công. Thứ hai, để đảm bảo tuân thủ theo các chuẩn mực mới khắt khe hơn như giới hạn cấp tín dụng bị thu hẹp (dư nợ cấp tín dụng bổ sung thêm số dư trái phiếu DN), giới hạn đầu tư trái phiếu chính phủ, các tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn,…, ngân hàng sẽ phải cấu trúc lại toàn bộ danh mục tài sản có cũng như tài sản nợ để vừa tuân thủ được quy định, vừa tối ưu hóa khả năng sinh lời của danh mục. Việc tái cấu trúc danh mục có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh đã được xác định.
Thứ ba, những quy định mới của Thông tư 36 có thể dẫn tới việc thay đổi, bổ sung về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị đã được ngân hàng thiết lập và phê chuẩn. Thông tư số 36 có tác động lớn đến tất cả các TCTD, đưa ra một số quy định mới như tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ cho vay/vốn huy động, tỷ lệ đầu tư trái phiếu chính phủ/nguồn vốn ngắn hạn; thay đổi phương pháp xác định vốn tự có, mở rộng phạm vi tính toán dư nợ cấp tín dụng khi tính toán các giới hạn an toàn, bổ sung quy định về tính toán dư nợ trung dài hạn bao gồm nợ quá hạn ngắn hạn; quy định chặt chẽ hơn về các yêu cầu quản trị rủi ro, hệ thống chính sách quy trình quản trị, quản lý tín dụng…
Việc Thông tư 36 được ban hành vào thời điểm cuối năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch kinh doanh của các NHTM. Nhiều mục tiêu về kinh doanh, quản trị tín dụng sẽ phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.