Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Nhnn Để Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtm Sau M&a‌‌

71


động quản trị nhân sự, trong đó có: khâu tuyển dụng, khâu dùng người, khâu giữ người và khâu sa thải.

Trong dài hạn

Củng cố và đổi mới hệ thống quản trị NH phù hợp hơn các thông lệ chuẩn mực quốc tế, trong đó bao gồm các giải pháp:

Minh bạch thông tin trong hoạt động quản trị điều hành

Trước hết là tăng tính minh bạch hoạt động của NH thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin của các TCTD. Tăng tính đại chúng của các NH và tăng số lượng các nhà đầu tư, cổ đông trong các đợt tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn trong các NH, kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP có sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm, công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt tại các NH (chủ tịch hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên, tổng giám đốc/ giám đốc, thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên)

Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới phù hợp với từng giai đoạn

Triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh, áp dụng có hiệu quả các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp, phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD.

72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau sáp nhập - 11

NH phải chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ rủi ro trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Mỗi quy trình nghiệp vụ đều được xây dựng kiểm soát trước trong và sau phát sinh của mỗi nghiệp vụ kinh doanh. Áp dụng nhiều hình thức chế tài mạnh mẽ đối với các vi phạm của người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đặc biệt chú trọng công tác quản lý, giáo dục để hạn chế xảy ra rủi ro đạo đức. Quan trọng không kém là việc cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành, sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh NH có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận bình quân/người lao động bằng việc giao chỉ tiêu kinh doanh đến từng đơn vị kinh doanh, từng người lao động trong toàn hệ thống. Có chính sách, chế độ khen thưởng, kỷ luật rò ràng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để nâng cao năng suất lao động, SHB cần thực hiện:

Tiến hành đánh giá trình độ của CBNV thường xuyên để sắp xếp công việc phù hợp với năng lực. Trong thời buổi cạnh tranh NH trở nên ngày càng gay gắt, NH cần chú trọng xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Đối với đội ngũ nhân viên: tập trung đào tạo, huấn luyện các kỹ năng nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm phục vụ khách hàng. Có chế độ thi đua, khen thưởng thường xuyên để kích thích tinh thần làm việc và sáng tạo của nhân viên. Đối với đội ngũ lãnh đạo cấp trung và cao cấp: nâng cao năng lực quản trị điều hành, kỹ năng quản lý, hoạch định chính sách, quản trị rủi ro…theo chuẩn mực quốc tế.

73


3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN để góp phần nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTM sau M&A‌‌

3.4.1. Nâng cao vai trò điều tiết thị trường của NHNN, đảm bảo vai trò giám sát của các cơ quan quản lý

Nâng cao vai trò điều tiết thị trường

Để đạt hiệu quả cao nhất sau M&A, các ngân hàng phải xây dựng lộ trình hoạt động và chiến lược phát triển để khi tái cơ cấu xong, sức khỏe tài chính của các ngân hàng phải mạnh hơn trước. Để đạt được điều này thì vai trò dẫn dắt thị trường của NHNN phải được duy trì và đảm bảo nhằm góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô như mức tăng trưởng và lạm phát. NHNN phải chủ động trong việc hoạch định các chính sách, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho các ngân hàng. Bởi đặc trưng của các NH buộc phải thực hiện M&A như HBB là trước hết phải lành mạnh hóa về tài chính, sau đó mới có thể cải thiện lại hiệu quả hoạt động, nên vai trò hỗ trợ của NHNN là rất quan trọng. Một số giải pháp cụ thể là: hỗ trợ kỹ thuật cho các NH tham gia tái cấu trúc như SHB. Tiếp theo là hỗ trợ về thông tin, vì ở Việt Nam thông tin không chính thống rất nhiều, gây ra nhiều tác động tai hại cho NH, do đó nên có định hướng thông tin đúng, tuyên ngôn rò ràng từ cơ quan quản lý nhà nước giúp các NH sau M&A giữ được niềm tin của KH. Kế đến là hỗ trợ về cơ chế, các NH thực hiện M&A liên quan đến tái cơ cấu như SHB cần NHNN tạo điều kiện bằng một số ưu đãi như sắp xếp lại mạng lưới, thay đổi giấy phép giúp NHTM sau M&A hoạt động ổn định.

Đảm bảo các tiêu chuẩn Basel và vai trò giám sát của các cơ quan quản lý NHNN cần đảm bảo việc áp dụng các chỉ số Basel II và khả năng tiến tới Basel III là cao đối với các NHTM đã thực hiện M&A. Để thực hiện điều này, NHNN cần phối hợp theo dòi, giám sát và kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các NH với các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan giám sát ngân hàng của NHNN (Thanh tra ngân hàng), Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Khi có sự giám sát kịp thời, chặt chẽ và đúng lộ trình của các cơ quan này thì quá trình hoạt động của các NH sau M&A sẽ diễn ra đúng tiến trình và đạt hiệu quả cao.

74


3.4.2. NHNN thực hiện các giải pháp hỗ trợ giúp nâng cao chất lượng tài sản của các NHTM sau M&A

Trước hết, NHNN cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chứng khoán hóa. Mãi đến tận cuối tháng 5 năm 2012, sau hơn 5 tháng thực hiện đề án tái cơ cấu, NHNN mới đề xuất thành lập công ty mua bán nợ nhằm mua bán nợ xấu trong hệ thống NH, giúp khơi thông nguồn vốn tín dụng, với giá trị khoảng 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về mô hình tổ chức, nguồn vốn, cơ chế hoạt động, nguyên tắc định giá các khoản nợ cũng như các biện pháp nhằm ngăn chặn sự thao túng của các nhóm lợi ích. Để VAMC hoạt động hiệu quả hơn, NHNN cần minh bạch hóa các thông tin trên để các NH chủ động thực hiện mua bán nợ với VAMC, từ đó nhanh chóng xử lý được các khoản nợ kém chất lượng, góp phần cải thiện hiệu quả HĐKD của NH.

Chính phủ phối hợp với NHNN tích cực phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng.Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của các ngân hàng đang gặp khó khăn.

Việc xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi cũng được đòi hỏi để nâng cao khả năng giám sát của NHNN, giúp các NH như SHB hoạt động đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

3.4.3. NHNN và Chính phủ tích cực thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN

Như đã phân tích ở mục 2.3.1., các khoản nợ xấu của các NHTM sau khi đã bán cho VAMC không phải là đã hoàn toàn được xóa sạch, sau 5 năm nếu VAMC không thu hồi được các khoản nợ này, các NH sẽ phải gánh chịu những tổn thất về vốn. Để giải quyết tận gốc rủi ro này, chỉ có cách là phải tái cấu trúc lại các DN để phục hồi sản xuất, tìm kiếm thị trường và kinh doanh có lãi để trả nợ. Hiện tại, Nhà nước phải giải quyết được vướng mắc của doanh nghiệp thì các NHTM mới có thể thu được nợ và xử lý được nợ xấu.Điều này đòi hỏi Chính phủ và NHNN cần xây dựng

75


và thực hiện các chính sách hỗ trợ của cho các doanh nghiệp, khách hàng vay vốn và các TCTD,...như hỗ trợ về thuế, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý,… trong quá trình tái cơ cấu hoạt động. Đặc biệt với các DNNN cần đẩy mạnh chính sách tái cơ cấu, cổ phần hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, minh bạch các hoạt động, tránh các trường hợp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả đi kèm với các hiện tượng tiêu cưc như Vinashin lại xảy ra một lần nữa. Các DN luôn có mối quan hệ khăng khít với NH, và cũng là đối tác quan trọng trong các lĩnh vực cấp tín dụng cũng như đầu tư. Chính vì vậy, muốn cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM thì quá trình tái cơ cấu các TCTD phải luôn đi đôi với quá trình tái cơ cấu các DN.

76


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ những kết luận rút ra ở chương 2 về thực trạng hiệu quả HĐKD của SHB sau sáp nhập, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể để NH có thể phát huy tối đa những điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

Một điểm cần lưu ý khi đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD đối với trường hợp của NH này là: việc tổ chức HĐKD của SHB trong giai đoạn hiện nay không những bị chi phối bởi những đặc trưng riêng cũng như năng lực của NH mà còn chịu ảnh hưởng từ ý tưởng tái cơ cấu của NHNN. Chính vì vậy, các giải pháp đưa ra ngoài việc bám sát đặc điểm trong HĐKD của NH như đã phân tích ở chương 2 còn bám sát với những thay đổi về chính sách cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của NHNN trong công cuộc tái cấu trúc ngành NH nói chung và hỗ trợ phát triển kinh doanh cho những NH đã và đang góp phần vào tiến trình thực hiện tái cơ cấu dưới hình thức M&A như SHB nói riêng.

Theo đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao năng lực quản trị điều hành, cải thiện khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời đối với SHB cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị cho chính phủ và NHNN, tạo điều kiện cho các NHTM như SHB hoạt động thuận lợi, hiệu quả hơn, nhất là trong giai đoạn bước đầu sau M&A để nhanh chóng đi vào hoạt động với tiềm lực tài chính cao nhất đã đạt được.

77


KẾT LUẬN CHUNG


Từ tầm quan trọng mang tính thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả HĐKD, nhất là trong bối cảnh ngành NH Việt Nam đang tích cực tái cơ cấu bằng nhiều biện pháp, trong đó có M&A, luận văn với đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHB SAU SÁP NHẬP” đã thực hiện nghiên cứu những nội dung lý thuyết và thực tiễn để đánh giá và phân tích các nhân tố tác động đến HQHĐKD của NHTM đặt trong bối cảnh hậu M&A. Khung lý thuyết này được áp dụng vào trường hợp nghiên cứu cụ thể là SHB qua hai giai đoạn: trước (2008 – 2011) và sau sáp nhập (2012-2014), với hai mô hình nghiên cứu được lựa chọn là CAMEL và DEA nhằm đưa ra những kết quả thể hiện mức độ hiệu quả HĐKD của NH trong suốt thời kỳ đánh giá.

Dựa trên kết luận từ các mô hình nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng lẫn các nhà hoạch định chính sách để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của SHB. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn rút ra được một số kết quả quan trọng:

M&A đã giúp tái cơ cấu thành công một NH có chất lượng tài sản yếu kém như HBB. Đối với SHB, sau sáp nhập NH này đã ráo riết xử lý vấn đề nợ xấu và đạt được những thành công đáng kể. SHB đã rất linh hoạt, sử dụng nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng tài sản, từ đó đưa tỷ lệ nợ xấu của HBB từ hơn 16% về ngưỡng an toàn (<3%). Bên cạnh đó, sáp nhập cũng đưa SHB từ một NH có quy mô trung bình vào danh sách 10 NHTM lớn nhất Việt Nam xét theo quy mô VCSH và TTS. Tuy nhiên, việc trích lập DPRR cao cùng những khó khăn bước đầu sau sáp nhập khiến các chỉ tiêu về lợi nhuận của SHB vẫn chưa đạt được những kết quả mong đợi, mặc dù NH vẫn duy trì được một cơ cấu cho vay và các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động hợp lý. Các kết quả nghiên cứu từ mô hình DEA cho thấy, sau hợp nhất SHB cũng đã bước đầu cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình, trong đó hiệu quả được nâng lên là nhờ gia tăng tính hiệu quả theo quy mô.

78


Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả HĐKD là đề tài có phạm vi rộng, nên tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như còn gặp phải một số hạn chế do vấn đề tiếp cận với nguồn dữ liệu. Hiện nay, hệ thống thông tin của các NH Việt Nam chưa thống nhất, dữ liệu thiếu tính liên tục, ảnh hưởng phần nào đến kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, một số chỉ tiêu định lượng và định tính trong mô hình CAMEL vẫn chưa thể tiếp cận do thiếu thông tin. Đặc biệt là với các chỉ tiêu định tính, luận văn vẫn chưa thiết lập được các tiêu chí để đánh giá rò ràng, cụ thể và toàn diện. Đây cũng là những nội dung cần hoàn thiện thêm trong những nghiên cứu tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022