Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế .


Trong khi kinh doanh lữ hành hiện đại, tuyên truyền là một hình thức rất quan trọng để doanh nghiệp lữ hành đạt được mục tiêu của mình. Thông qua các hình thức tuyên truyền doanh nghiệp lữ hành có thể đạt được những mục tiêu:

Thứ nhất, tạo ra sự biết đến dịch vụ du lịch mới ( điểm đến, tổ chức, con người và ý tưởng)

Thứ hai, tạo dựng uy tín bởi được nhiều người biết đến thông qua các trang báo.

Thứ ba, tạo điều kiện tốt cho người bán hàng và các kênh phân phối chương trình du lịch của doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm.

Thứ tư, hình thức tuyên truyền thường có chi phí thấp hơn chi phí quảng cáo. Các hình thức tuyên truyền mà doanh nghiệp có thể áp dụng là: xuất bản ấn phẩm, tổ chức các sự kiện đặc biệt, cung cấp thông tin cho các nhà báo tham gia trả lời phỏng vấn, thuuyết trình, tham gia vào các hoạt động xã hội- từ thiện và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

- Hoạt động khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mại.

Hoạt động khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ ( người bán chương trình du lịch) là việc sử dụng các biện pháp kích thích trực tiếp vào đội ngũ bán chương trình du lịch của các đại lí lữ hành, các doanh nghiệp lữ hành, nhằm tạo động lực cho người bán hàng tích cực chủ động đẩy nhanh tiến độ bán các chương trình du lịch. Các hình thức khuyến mãi mà các doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng là tăng mức hoa hồng cơ bản, hoa hồng thưởng,…tạo điều kiện thuận lợi và các chính sách ưu đãi cho nhân viên và các đại lí,…

Hoạt động khuyến mãi ( kích thích khách du lịch) là việc sử dụng các biện pháp, hình thức kích thích trực tiếp vào khách du lịch, (người tiêu dùng cuối cùng) làm cho khách sẵn sàng mua chương trình du lịch. Các biện pháp, hình thức cơ bản nhất có thể áp dụng là tặng quà, tham gia các cuộc thi, phiếu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

mua chương trình, phiếu lĩnh thưởng, nhận hoàn trả tiền, bán theo giá ưu đãi,…

Để tiến hành hoạt động khuyến mãi, nhà quản lí cần xác định rõ: cường độ kích thích, điều kiện tham gia, các phương tiện phổ biến về chương trình kích thích, thời gian kéo dài của chương trình kích thích, lựa chọn thời gian để thực hiện, ngân sách cho việc kích thích người bán và người mua.

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 4

Chào bán chương trình du lịch trực tiếp

Hoạt động chào bán chương trình du lịch trực tiếp là sử dụng các biện pháp, hình thức tiếp cận đến tận địa chỉ của khách du lịch. Các biện pháp, hình thức mà doanh nghiệp thường sử dụng là : gửi chương trình du lịch, giá của chương trình du lịch và các hình thức đăng kí qua đường bưu điện, qua điện thoại, truyền hình…

2.1.4 Tổ chức bán các chương trình du lịch trọn gói

Khi xây dựng các chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành thường đã xác định các thị trường mục tiêu chủ yếu cho sản phẩm của mình. Theo đánh giá và kết quả nghiên cứu sơ bộ thì nguồn khách du lịch quốc tế tại thị trường du lịch Việt Nam bao gồm:

- Các doanh nghiệp lữ hành gửi khách và nhận khách trong nước và quốc tế.

- Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam

- Các doanh nghiệp có liên doanh hoặc quan hệ kinh doanh với nước

ngoài

- Các mối quan hệ cá nhân của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp

với khách du lịch quốc tế.

- Các đối tượng khách đi lẻ

- Khách quá cảnh

Đây là một trong những giai đoạn cơ bản nhất và đóng vai trò quyết định để đạt được mục đích kinh doanh chương trình du lịch của doanh nghiệp


lữ hành. Vì vậy cần lựa chọn được các phương pháp và các phương tiện tối ưu nhằm tiêu thụ được khối lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Giai đoạn này bao gồm các công việc chính như lựa chọn kênh tiêu thụ và quản lí các kênh tiêu thụ chương trình du lịch. Doanh nghiệp lữ hành có thể lựa chọn kênh phân phối trực tiếp là bán sản phẩm chương trình du lịch trực tiếp với du khách trực tiếp hoặc qua chi nhánh văn phòng đại diện của mình. Doanh nghiệp lữ hành cũng có thể lựa chọn các kênh phân phối gián tiếp thông qua các đại lí du lịch bán buôn, đại lí du lịch bán lẻ và các trung tâm lữ hành khác.Sau khi tour được bán và được cung cấp cho khách hàng thì kết thúc các tour, công ty đánh giá sự thoả mãn của khách hàng, xử lí phàn nàn, viết thư thăm hỏi và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

2.2.1 Các nhân tố khách quan

Kinh doanh lữ hành gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài. Những nhân tố này có thể tạo nên nhưng cơ hội, những thách thức cũng như mang lại những rủi ro nhất định. Các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh lữ hành là:

- Môi trường văn hoá - xã hội

Bao gồm các yếu tố như: dân số, thu nhập và phân bố thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá,…Yếu tố văn hoá- xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình ra quyết định mua của khách hàng.

- Môi trường chính trị luật pháp

Bao gồm: quan điểm, mục tiêu, định hướng của nhà nước, chính phủ, sự ổn định về chính trị- xã hội, hệ thống luật pháp và mức độ hoàn thiện của


hệ thống luật pháp,…Môi trường chính trị luật pháp có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ hoặc ngược lại làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

- Môi trường cạnh tranh

Doanh nghiệp cần xác định rõ khả năng cạnh tranh cũng như đối thủ cạnh tranh của mình để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo nhằm tối đa hoá mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Môi trường địa lí- sinh thái

Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến môi trường địa lí- sinh tháI như : điều kiện về tự nhiên, khí hậu, tính thời vụ của dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, vấn đề về sinh thái, ô nhiễm môi trường cũng liên quan đến khả năng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2.2.2 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan hay chính là môi trường bên trong doanh - nghiệp. Để có thể khai thác tốt nhất những thời cơ và hạn chế ở mức thấp nhất những rủi ro, nhà quản lí cần thiết phải vận dụng sức mạnh tối đa và khắc phục những đIểm yếu của chính bản thân doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh của các doanh nghiệp lữ hành, đó là:

- Tiềm lực tài chính: tiềm lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp một cách đa dạng các dịch vụ để thoả mãn một cách tốt nhất các nhu cầu của khách du lịch, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tiềm lực con người: yếu tố con người là yếu tố then chốt tạo nên hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong dịch vụ lữ hành. Yếu tố con người bao gồm: trình độ chuyên môn, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm, sự trung thành,…Yếu tố con người cũng được thể hiện ở trình độ tổ chức và quản lí: đó là khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, tổ chức và đIều hành của các cán bộ quản lí trong doanh nghiệp, là điều kiện quyết định đến hiệu quả kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.


- Tiềm lực vô hình: tiềm lực vô hình là kết quả lâu dài trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nó như thứ tài sản vô hình ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách du lịch.

- Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Các yếu tố này thể hiện quy mô, vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Vị trí địa lí được coi là một thứ tài sản vô hình của doanh nghiệp, là một lợi thế giúp doanh nghiệp khai thác và thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Cơ sở vật chất kĩ thuật là các trang thiết bị và công nghệ để hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế

2.3.1 Chỉ tiêu doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch

Chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh tour của doanh nghiệp lữ hành.

Tổng doanh trong thời kì phân tích được tính theo công thức sau:


i= (1,n)

Trong đó:

tr : tổng doanh thu từ các chuyến du lịch được thực hiện trong kì phân tích Pi : giá bán cho một khách du lịch của chuyến du lịch thứ i

Qi : tổng số khách du lịch trong chuyến du lịch thứ i

2.3.2 Chỉ tiêu về tổng số ngày khách thực hiện

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số lượng ngày khách.

Công thức tính số ngày khách thực hiện trong kì phân tích:


Trong đó:

tnk : tổng số ngày khách thực hiện trong kì phân tích Ti : độ dài của tour thứ i

Qi : số lượng khách tham gia chuyến du lịch thứ i

2.3.3 Chỉ tiêu tổng số lượt khách

Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách tham gia mua tour trong kì phân tích:


Trong đó:

tlk : tổng lượng khách thực hiện trong kì phân tích Qi : số lượng khách tham gia chuyến du lịch thứ i Ni : chuyến du lịch thứ i


2.3.4 Chỉ tiêu thị phần

Khả năng của doanh nghiệp trên thị trường du lịch thể hiện ở vị thế của doanh nghiệp. Vị thế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua thị phần của doanh nghiệp đó

Công thức tính thị phần


Hoặc


Trong đó :

M : thị phần trong kì phân tích

tr : tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kì phân tích TR: tổng doanh thu của ngành trong kì phân tích

tnk: tổng số ngày khách của doanh nghiệp trong kì phân tích TNK : tổng số ngày khách của ngành trong kì phân tích

tlk: tổng lượng khách của doanh nghiệp trong kì phân tích TLK : tổng lượng khách của ngành trong kì phân tích


KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I đã trình bày những lí luận cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Trước hết, ta phải tìm hiểu về hoạt động du lịch và hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng. Đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, những vấn đề cơ bản cần nắm vững là:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm 4 nội dung cơ bản là: nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến hỗn hợp chương trình du lịch, tổ chức bán và thực hiện chương trình du lịch tron gói.

Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là: các nhân tố khách quan ( môi trường văn hoá - xã hội, môi trường chính trị - pháp luật , môi trường cạnh tranh, môi trường địa lí- sinh thái) và các nhân tố chủ quan ( tiềm lực tài chính, tiềm lực con người, tiềm lực vô hình, vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp).

Thứ ba, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là: chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh chương trình du lịch, chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện, chỉ tiêu tổng số lượt khách, chỉ tiêu thị phần.

Từ đó ta có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và đây chính là cơ sở quan trọng để tiến hành phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam ở chương II.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022