Các Tiêu Chí Đánh Giá Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp


(3) Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được bao gồm:

Học vấn phổ thông:

+ Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong (đã được lên lớp hoặc đã tốt nghiệp);

+ Đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong ( lớp đang học – 1).

Dạy nghề: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ) các trường sơ cấp nghề, trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.

Trung cấp chuyên nghiệp: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng) bậc trung cấp chuyên nghiệp.

Cao đẳng: Là những người đã tốt nghiệp cao đẳng (thường đã được cấp bằng cử nhân cao đẳng).

Đại học: Là những người đã tốt nghiệp đại học (thường đã được cấp bằng cử nhân đại học).

Trên đại học: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp học vị) thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) là kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận.

Nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội - 4

Trình độ chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực, bởi lẽ trình độ chuyên môn phù hợp tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh; sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Thực tế cho thấy, ở phần lớn các doanh nghiệp người lao động có trình độ chuyên môn cao thì doanh nghiệp đó phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp mặc dù người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhưng chưa tận dụng hết được tiềm năng này, nên tốc độ phát triển cũng


như năng suất lao động của họ chưa cao, đó là do cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng nhân lực chưa được tốt.

1.2.1.2 Kỹ năng

Khi nói tới nhân lực, ngoài kiến thức của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm, năng lực hiểu biết thực tiễn, khả năng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể,... đó gọi là kỹ năng.

Ngày nay, các doanh nghiệp khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ (thường được thể hiện qua bằng cấp, khả năng học vấn…) còn có những kỹ năng cứng và mềm hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: Kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ ... là những kỹ năng thường không phải lúc nào cũng được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Nó bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Kỹ năng của nhân lực chính là những khả năng liên quan đến công việc chuyên môn, sự lãnh đạo, huấn luyện, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề từ cấp lãnh đạo cho tới cấp nhân viên. Có thể kể tới một số kỹ năng như dưới đây:

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng học và tự học;

Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân;

Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm;

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc;

Kỹ năng lắng nghe;

Kỹ năng thuyết trình;

Kỹ năng giao tiếp;

Kỹ năng giải quyết vấn đề;

Kỹ năng làm việc nhóm;

Kỹ năng thương thuyết, đàm phán.


Việc trang bị trang đầy đủ, toàn diện những kỹ năng góp phần hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động và quyết định vị trí của người lao động trong một tập thể. Tất cả các yếu tố này giúp cho công việc và mối quan hệ trong công việc trở nên chuyên nghiệp hơn.

1.2.1.3 Thái độ

Chất lượng nhân lực còn được thể hiện qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng những con số cụ thể như: Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong việc nghiên cứu các sản phẩm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp.... Đây là những yếu tố rất quan trọng quyết định việc nhân lực sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng mình có như thế nào vào công việc. Tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người và xếp vào yếu tố thái độ trong các yếu tố cấu thành nhân lực.

Thái độ là những yếu tố liên quan đến ý thức của người lao động rất quan trọng, quyết định đến đặc điểm chung của người lao động và sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp nói riêng, của từng khu vực và quốc gia nói chung. Một số thái độ quan trọng trong công việc có thể kể tới như sau:

Chủ động trong công việc: Nói đến thái độ yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc chủđộng trong công việc. Một người có thái độ làm việc tốt tốt là người luôn chủ động giải quyết các vấn đề. Yếu tố chủ động trong công việc thể hiện ở 2 yếu tố: Chủ động với kế hoạch của bản thân, và chủ động với công việc chung.Những người có thái độ tốt thường là những người luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mà không cần nhắc nhở. Đôi khi những người có thái độ tốt cũng cần có kiến thức tốt.

Hợp tác trong công việc: Nói đến thái độ không thể không nhắc đến thái độ hợp tác. Người có thái độ tốt là người biết kiểm soát cái tôi, đề cao cái chung. Họ biết cách làm việc cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng để đạt được kết quả tốt. Một người theo tư tưởng cá nhân không thể là người có thái độ làm việc tốt.

Thái độ trung thực: Yếu tố thứ ba cấu thành nên thái độ tốt đó là trung thực. Trung thực đi kèm với trách nhiệm, và giám nhận trách nhiệm. Trung thực ở đây là


trung thực với bản thân, đồng nghiệp, và công việc. Người có thái độ làm việc là người luôn nhận trách nhiệm khi làm sai, và không đổ lỗi. Những người ngày có tinh thần cầu tiến và chấp nhận khó khăn cao hơn những người khác.

Tinh thần học hỏi: Nhiều người nói rằng thái độ tốt là chấp hành mệnh lệnh cấp trên; hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên người có thái độ tốt nhất định phải là người không ngừng học hỏi. Những người không chịu học hỏi không thể tốt lên, đồng thời cũng không thể hoàn thành công việc mới. Chính vì vậy trong các yếu tố, việc không ngừng học hỏi, và tự học được đánh giá cao. Sẽ chẳng có ai chấp nhận thử thách mới bằng kiến thức cũ cả

Thái độ tôn trọng: Người có thái độ làm việc tốt là người tôn trọng kết quả của tập thể. Họ luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người, ý kiến cấp trên… Tôn trọng không phải là dăm dắp tin theo và chấp hành. Trong tổ chức tôn trọng phải gắn với thay đổi và đóng góp cho tổ chức.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong một tổ chức. Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất của một tổ chức, nâng cao chất lượng nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực cho hoạt động của tổ chức. Vì vậy, một tổ chức được đánh giá là mạnh hay yếu, phụ thuộc vào chất lượng nhân lực của tổ chức đó.

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, nhu cầu của con người đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn theo tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ không ngừng được cải tiến. Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất nhu cầu đó.

1.2.2.1 Các tiêu chí về thể lực

Thể lực là trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển. Như vậy, sức khỏe bao gồm sức khỏe về thể chất và sức khỏe về tinh thần.


Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bản thân là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là: Sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng đề kháng được với các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Sức khỏe Tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, thoiar mái, cảm xúc vui tươi, thanh thản, những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; khả năng chống lại những quan niệm sống bi quan và lối sống không lành mạnh.

Có thể nói sức khỏe là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đánh giá chất lượng NNL bởi không có sức khỏe con người sẽ không thể lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sức khỏe NNL có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân người lao động khi họ tham gia hoạt động kinh tế cũng như trong học tập, trong các công việc nội trợ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế, sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo trong công việc và học tập.

1.2.2.2 Các tiêu chí về trí lực


Trí lực của nhân lực có thể bao gồm: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng ứng xử được thể hiện qua quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực. Cụ thể: Trình độ học vấn các loại, trình độ chuyên môn: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, chưa qua đào tạo, tỷ lệ đào tạo nghề trước và sau khi vào doanh nghiệp. Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của một người đối với kiến thức phổ thông. Đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng, phản ánh chất lượng nguồn lao động cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra còn có thể xem xét nâng cao chất lượng nhân lực thông qua chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động.

Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm chính là những khả năng liên quan đến năng lực lãnh đạo, huấn luyện, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và giải quyết vấn đề.


Theo tổng hợp nghiên cứu của các nước và thực tế tại Việt Nam, top 10 kỹ năng quan trọng cho người lao động Việt Nam trong thời đại hiện nay là: Kỹ năng học và tự học; kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân; kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng đàm phán. Việc trang bị trang đầy đủ, toàn diện những kỹ năng mềm góp phần bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động và quyết định vị trí của người lao động trong một tập thể. Tất cả các yếu tố này giúp cho công việc trở nên chuyên nghiệp hơn và mối quan hệ trong công việc trở nên dễ dàng và hoạt động trôi chảy hơn.

Năng lực ngoại ngữ, tin học: Tin học và ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu, là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty lớn tuyển nhân viên cũng như cất nhắc vào những vị trí quản lý. Việc biết ngoại ngữ, tin học không những là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công việc.

Như vậy, việc thông thạo ngoại ngữ và tin học giúp người lao động tiếp cận với nền tri thức tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho công việc. Một khi đã nắm vững ngoại ngữ, tin học cộng với năng lực chuyên môn tốt người lao động có thể tiếp cận công việc một cách dễ dàng qua đó chất lượng nhân lực được nâng lên.

1.2.2.3 Các tiêu chí về ý thức, văn hóa người lao động

Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng cho mình hệ thống các tiêu chí đánh giá ý thức, văn hóa NNL: Về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động. Mức độ của ý thức, trách nhiệm của một người quyết định thái độ của người đó khi làm việc, chi phối hành vi và quyết định thành tích công việc của người đó. Do đó, tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động là tiêu chí không thể không nhắc đến khi doanh nghiệp đánh giá chất lượng NNL.

Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về ý thức, văn hóa NNL được thể hiện thông qua: Thái độ làm việc (tần suất: nghỉ làm có phép hoặc không phép, đi


muộn, bỏ nơi làm việc để làm việc riêng); tâm lý làm việc và khả năng chịu đựng áp lực (sẵn sàng tăng ca, nhiệt tình trong công việc). Thái độ là một yếu tố bên trong con người nên không thể định nghĩa và đo lường được. Tuy nhiên, cũng như các định nghĩa và thang đo về tính cách con người, chúng ta có thể dự đoán được tương đối chính xác thái độ của một người thông qua nhận thức và hành vi của họ.

Chuyên gia của WapoGroup, đơn vị tiên phong xây dựng từ chế độ từ điển thái độ thì thái độ làm việc của một nhân viên không hẳn là trùng khớp với thái độ của họ trong cuộc sống. Có nhiều người thái độ trong cuộc sống và công việc là hai chế độ khác nhau, nên đôi khi chúng ta không thể đánh giá thái độ sống vào thái độ trong công việc được. Thái độ làm việc có những yếu tố đặc thù của nó. Trong a WapoGroup trạng thái, các hệ thống đo lường sẽ tùy vào từng công ty (quy mô,

ngành, giai đoạn) nhưng có 6 chỉ số bắt buộc phải đo lường cho mọi nhân viên

trong các doanh nghiệp ở mọi quy mô, bao gồm:

Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của người nhân viên. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân viên đối với nội quy, quy định, quy trình làm việc của công ty

Chỉ số chủ động trong công việc: Nói lên mức độ làm chủ công việc của người nhân viên. Nó là sự kết hợp giữa Lãnh đạo và quản lý công việc với Lãnh đạo và quản lý bản thân; hay nói đúng hơn là nắm thế chủ động trong công việc.

Chỉ số trung thực: Trung thực là trung thực với lòng mình, trung thực với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới trong công việc. Trung thực không chỉ là không nói dối mà trung thực là không che dấu những thông tin có liên quan đến công việc về bản thân, về kết quả công việc của mình hay của người khác mà mình biết được.

Chỉ số tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc: Tổ chức được lập ra là để thực hiện những công việc mà một cá nhân hoặc một nhóm người không thể thực hiện được. Một tổ chức hoàn toàn khác một nhóm . Sự khác biệt giữa một tổ chức và một nhóm người là trong nhóm người thì mạnh ai nấy làm theo ý của


mình, còn một tổ chức thì có sự hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả mọi người lại thành một, chính điều này tạo nên sức mạnh của tổ chức.

Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển: Một tổ chức phải luôn luôn thay đổi và phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại. Điều này có nghĩa là từng thành viên trong tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển. Nếu một cá nhân trong tổ chức dừng lại thì sẽ biến thành vật cản cho sự phát triển của tổ chức.

Chỉ số động lực làm việc: Động lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người nhân viên làm việc. Nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như nhu cầu, giá trị, sự yêu thích công việc, kết nối sứ mệnh với công ty, sự cảm phục với người lãnh đạo và mức độ thỏa mãn công việc.

Như vậy, thái độ sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện khung năng lực chuẩn của doanh nghiệp, đưa ra được những đánh giá chính xác và được sự đồng thuận của toàn thể nhân viên. Nên doanh nghiệp sẽ ra quyết định đúng đắn hơn trong việc đánh giá, đãi ngộ, đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực.

1.2.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực

1.2.3.1 Tuyển dụng nhân lực

Nhân lực trong doanh nghiệp không phải là nguồn lực đóng mà chúng ta hoàn toàn có thể thu hút các nhân lực từ bên ngoài để nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp thông qua tuyển dụng.

Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, tuyển dụng chính là quá trình cung cấp một yếu tố đầu vào đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là yếu tố con người. Quá trình này bao gồm hai khâu cơ bản là thu hút, tìm kiếm và tuyển chọn nhân lực. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Nếu thu hút, tìm kiếm tốt mới có điều kiện tuyển chọn nhân sự có chất lượng, đồng thời cũng làm tăng uy tín của quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp và qua đó giúp cho việc thu hút, tìm kiếm được nhân tài nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022