Phân Tích Thực Trạng Chất Lượng Nhân Lực Tại Chi Nhánh Shb Hà Nội


Huy động vốn là nghiệp vụ đầu tiên, làm cơ sở cho mọi hoạt động khác của ngân hàng. Đây là nơi tạo ra nguồn lực để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Thấu hiểu được vấn đề nguồn vốn là chìa khóa để thành công trong hoạt kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, những năm qua ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của chi nhánh Ngân hàng SHB Hà Nội đã nỗ lực tạo lập nguồn vốn từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng trưởng mạnh, đặc biệt năm 2019 tăng 19,9% so với năm 2018, vượt qua mức tăng trưởng nguồn vốn chung của toàn bộ ngân hàng. Hiện nay chi nhánh đã và đang không ngừng tìm kiếm mở rộng cũng như nâng cao chất lượng nguồn vốn thông qua các loại hình tiền gửi với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn như: tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn... Ngoài ra chi nhánh cũng đẩy mạnh hoạt động marketing quảng cáo thu hút khách hàng tới chi nhánh giao dịch và gửi tiền. Tổng mức vốn huy động của năm 2019 đạt 5317 tỷ đồng.

Tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng tiếp theo của ngân hàng, mang lại nguồn thu chủ yếu. Những năm qua chi nhánh SHB Hà Nội đã không ngừng nỗ lực cải tiến cơ cấu, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ phát triển các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh cũng tăng cường công tác kiểm soát đánh giá tín tụng, đầu tư vốn một cách thận trọng, vì thế hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2017-2019 tăng trưởng một cách bền vừng và an toàn. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Hà Nội năm 2019 là 5215 tỷ VNĐ, tăng 25% so với năm 2018.

Về kết quả tài chính, chi nhánh SHB Hà Nội có mức tăng trưởng tốt về nguồn thu và lợi nhuận. Với mục tiêu hoạt động của chi nhánh những năm qua là nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phấn đấu để cùng với các chi nhánh khác và toàn hệ thống, đưa SHB vào nhóm 5 Ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Ban giám đốc chi nhánh cùng hơn 311 cán bộ nhân viên đã nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn; giảm tỷ lệ nợ xấu về mức thấp; phát triển nhiều dịch vụ


ngân hàng mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ hiện đại; từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị điều hành ngân hàng;... Tổng thu nhập của chi nhánh Hà Nội năm 2019 là 3112 tỷ VNĐ (tăng 29,9% so với năm 2018), trong đó chủ yếu là thu nhập từ lãi, từ dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tổng chi phí của chi nhánh Hà Nội năm 2019 là 2750 tỷ VNĐ, tăng 30,2%. Kết quả lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 362 tỷ VNĐ, tăng 27,9% so với năm 2018.

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH SHB HÀ NỘI

2.2.1 Khái quát về cơ cấu nhân lực của chi nhánh SHB Hà Nội

Về giới tính của người lao động

Bảng 2.2: Giới tính của người lao động tại chi nhánh SHB Hà Nội



Giới tính

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số

lượng

Tỷ lệ

Số

lượng

Tỷ lệ

Số

lượng

Tỷ lệ

Nam

94

31.8%

92

30.5%

94

30.3%

Nữ

201

69.2%

210

69.5 %

217

69.7%

Tổng cộng

295

100%

302

100%

311

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội - 7

Nguồn: Phòng nhân sự - Chi nhánh SHB Hà Nội Bảng trên cho thấy số lượng lao động tại chi nhánh SHB Hà Nội không có nhiều biến động qua các năm. Do đặc thù công việc của ngành ngân hàng mà số lao động nữ thường chiếm tỷ trọng cao. Tại chi nhánh SHB Hà Nội, lao động nữ chiếm tới gần 70% tổng số lao động. Đây chính là một đặc thù cần tính tới trong việc xây

dựng các cơ chế, chính sách đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực.

Độ tuổi của người lao động

Bảng 2.3: Độ tuổi của người lao động tại chi nhánh SHB Hà Nội


Độ tuổi

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Từ 18 -24

61

20.7%

70

23.2%

78

25.1%

Từ 25 đến 34

180

61%%

172

56.9 %

168

54%

Lớn hơn 35

54

18.3%

60

19.9%

65

20.9%

Tổng cộng

295

100 %

302

100%

311

100%

Nguồn: Phòng nhân sự - Chi nhánh SHB Hà Nội


Theo số liệu thống kê ở bảng trên, có tới hơn 50% số lao động của chi nhánh có độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi, số người trẻ từ 18-24 chiếm tỷ trọng hàng năm là trên 20%, chỉ có khoảng 20% người lao động có độ tuổi trên 35 tuổi. Như vậy đa số lao động của chi nhánh SHB Hà Nội là người trẻ tuổi, với đa số là nữ. Những người trẻ tuổi là nữ sẽ cần dành thời gian của họ cho việc sinh và nuôi con nhỏ, đây cũng là đặc thù tạo khó khăn nhất định cho hoạt động của ngân hàng và các cơ chế động viên, khuyến khích và chế độ lương thưởng của Ngân hàng SHB nói chung và chi nhánh nói riêng cần tính tới điều này.

2.2.2. Đánh giá chất lượng nhân lực của chi nhánh SHB Hà Nội

2.2.2.1. Kiến thức

Trình độ của người lao động

Kiến thức của người lao động được đánh giá trước tiên qua trình độ học vấn. Theo thống kê, trình độ học vấn của đội ngũ lao động hiện nay của chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng SHB như sau:

Bảng 2.4: Trình độ của người lao động tại chi nhánh SHB Hà Nội


Trình độ

2017

2018

2019

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Sau đại học

12

4.1%

15

4.9 %

17

5.5%

Đại học

243

82.3%

245

81.1%

250

80.3%

Cao đẳng

25

8.5%

26

8.6%

27

8.7%

Trung cấp, Phổ

thông trung học


15


5.1%


16


5.4%


17


5.5%

Tổng cộng

295

100%

302

100%

311

100%

Nguồn: Phòng nhân sự - Chi nhánh SHB Hà Nội

Những số liệu bảng trên cho thấy lao động trình độ đại học của chi nhánh SHB Hà Nội chiếm tới trên 80% tổng số lao động của công ty, những người có trình độ trên đại học chiếm khoảng 5%, còn lại chưa tới 15% là những người có trình độ trung cấp, cao đẳng, phổ thông trung học. Tỷ trọng người lao động của các mức học


vấn không có nhiều sự thay đổi nhiều qua các năm. Có thể thấy là trên 85% người lao động có trình độ đào tạo từ đại học trở lên.

Có thể nói người lao động của chi nhánh có trình độ học vấn cao, họ sẽ là những người có mục tiêu công việc rõ ràng, cần môi trường làm việc mà ở đó họ có cơ hội phát triển và thăng tiến. Những người có trình độ đại học trở lên cũng thường đòi hỏi một mức lương cao hơn mức trung bình của người lao động nói chung. Khi có học vấn cao, họ cũng có một nền tảng kiến thức tốt cho công việc.

Sự phù hợp của công việc với chuyên môn được đào tạo

Đánh giá về mức độ phù hợp với công việc với chuyên môn đào tạo, kết quả điều tra cho thấy: Rất phù hợp chiếm 12%; Phù hợp chiếm 66%; tương đối phù hợp 20%; Không phù hợp 2%. Như vậy, đa số người lao động (98%) cho rằng họ có chuyên môn phù hợp với công việc hiện tại. Điều này chứng tỏ người lao động của chi nhánh có kiến thức phù hợp với công việc đang đảm nhận.

Rất phù hợp


Phù hợp

Tương đối phù hợp Không phù hợp


2% 12%

20%


66%

Hình 2.2: Đánh giá sự phù hợp của công việc với chuyên môn được đào tạo

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)


Về trình độ ngoại ngữ và tin học

Kết quả điều tra về trình độ ngoại ngữ và mức độ đáp ứng với các yêu cầu công việc cho thấy đa số người lao động cho rằng mình có trình độ ngoại ngữ phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu công việc, chỉ có 3% cho rằng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc. Đối với các vị trí công việc trong ngân hàng, chỉ có bộ phận phụ trách ngoại hối là cần có ngoại ngữ để làm việc hàng ngày. Với đa số người lao


động có trình độ đại học trở lên, họ đã có một mức ngoại ngữ cơ bản để đáp ứng yêu cầu công việc.

Đã đáp ứng được công việc


Tương đối đáp ứng được công việc


Chưa đáp ứng được


3%


32%


65%

Hình 2.3: Đánh giá về trình độ ngoại ngữ trong công việc

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Về trình độ tin học, hình 2.4 minh hoạ kết quả điều tra đối với người lao động chi nhánh SHB Hà Nội. Có 80% người lao động cho rằng mình có trình độ tin học đáp ứng yêu cầu, 12% người lao động cho rằng gặp ít nhiều khó khăn trong việc sử dụng công cụ tin học trong công việc. Chỉ có 8% cho rằng họ thực sự gặp khó khăn, cần được đào tạo thêm về tin học.


Thực sự gặp

khó khăn

Hình 2.4: Trình độ tin học của người lao động chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng SHB

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)


Đánh giá của nhân viên về các kiến thức khác nhau

Bảng 2.5 Kết quả điều tra về kiến thức của người lao động


Các loại kiến thức

N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Các hiểu biết chung

148

4.2

0.95

Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ

của ngân hàng

148

4.3

1.05

Kiến thức chuyên môn (phục vụ

công việc)

148

4,0

1.12

Kiến thức khác (có liên quan tới

công việc)

148

4.1

0.95

Kết quả khảo sát về các loại kiến thức của người lao động chi nhánh SHB Hà Nội cho thấy người lao động tự đánh giá là có kiến thức tốt để phục vụ công việc. Có 4 loại kiến thức được điều tra bao gồm các hiểu biết chung, các kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, kiến thức chuyên môn và các kiến thức khác. Kết quả điều tra cho thấy mức trung bình về kiến thức của người lao động đều trên 4.0 điểm (trên thang 5 điểm). Đây là các kết quả tốt.

2.2.2.2. Kỹ năng của người lao động

Bảng 2.6 Kết quả điều tra về kỹ năng của người lao động


Các loại kỹ năng

N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Kỹ năng chuyên môn (gắn với vị

trí công việc)

148

4.31

0.97

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và

quản lý công việc

148

4.22

0.95

Kỹ năng giải quyết vấn đề

148

4.03

1.15

Kỹ năng làm việc nhóm

148

4.15

1.05

Kỹ năng giao tiếp

148

4.32

0.91

Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi

148

4.35

0.96

Kỹ năng sáng tạo

148

3.92

0.87

Kỹ năng quản lý thời gian

148

4.0

0.93


Nguồn: kết quả khảo sát

Trong những năm qua tính năng động và thích ứng của lao động có xu hướng tốt lên, nhất là nhóm lao động có độ tuổi trẻ và lao động được đào tạo chính quy. Theo bảng kết quả điều tra ở trên, kỹ năng thích ứng với sự thay đổi có điểm số cao nhất (4.35), điều này cũng dễ hiểu vì có tới 80% lao động của chi nhánh có độ tuổi


dưới 35. Điểm trung bình của các kỹ năng đều ở mức trên 4.0 điểm, mức khá tốt. Đặc biệt kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp có điểm khá cao 4.3, điều này chứng tỏ cán bộ nhân viên chi nhánh khá tự tin về kỹ năng công việc và giao tiếp của mình. Chỉ có kỹ năng sáng tạo là có điểm thấp hơn 4.0

Theo số liệu điều tra của tác giả hiện nay có 73,99% người lao động trong chi nhánh SHB Hà Nội am hiểu, hoặc đã từng nghe nói, biết đến đến về các kỹ năng mềm. Và có 43,33% thấy rằng những kỹ năng này cần thiết cho họ trong quá trình làm việc. Như vậy, người lao động hiện nay tại công ty đã nhận thức được phần nào tầm quan trọng của các kỹ năng khác ngoài kỹ năng chuyên môn.

Để người lao động có thể làm việc hiệu quả, đạt chất lượng tốt thì ngoài các kỹ năng cứng (như kỹ năng chuyên môn và lập kế hoạch), các kỹ năng mềm cũng đóng một vài trò rất quan trọng. Các kỹ năng mềm của nhân viên chi nhánh như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian đều khá tốt, với điểm trung bình ở mức hơn 4.0. Tuy nhiên, nhân viên cần được đào tạo để cải thiện hơn nữa các kỹ năng này để nâng cao chất lượng công việc.

2.2.2.3.Thái độ

Bảng 2.8 Kết quả điều tra về thái độ của người lao động


Các loại thái độ

N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Đạo đức nghề nghiệp

148

4.51

0.88

Tinh thần trách nhiệm trong công

việc

148

4.30

0.94

Ý thức chủ động trong công việc

148

4.03

1.10

Tinh thần hợp tác

148

3.92

1.15

Sự trung thực trong công việc

148

4.32

0.95

Tinh thần học hỏi

148

4.15

0.91

Tôn trọng đồng nghiệp, khách

hàng, đối tác

148

4.2

0.97

Tác phong làm việc

148

3.95

1.16


Kết quả điều tra về thái độ của nhân viên được thể hiện qua bảng trên. Có thể thấy, tinh thần thái độ của nhân viên tại công ty được đánh giá khá cao. Đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và sự trung thực được đánh giá tốt nhất, các tiêu chí này đều được trên 4.3 điểm. Nhóm thái độ được đánh giá cao thứ 2 thuộc về ý thức chủ


động trong công việc; tinh thần học hỏi; tôn trọng đối tác, khách hàng, đồng nghiệp. Các tiêu chí này đều có điểm trung bình trên 4.0 và dưới 4.2 điểm. Các thái độ mà nhân viên đánh giá thấp nhất là tinh thần hợp tác (3.92) và tác phong làm việc (3.95).

Đi vào phân tích sâu hơn về một số khía cạnh của thái độ làm việc thể hiện qua việc chấp hành kỷ luật của nhân viên, phân tích dữ liệu thứ cấp từ phòng Hành chính, nhân sự cho bảng kết quả sau:


Chấp hành kỷ luật lao động

Năm 2018

(%)

Năm 2019

(%)

So sánh 2019/2018

Tương đối

Tuyệt đối

Đi làm đúng giờ

82

94

4

4,87

Chấp hành tốt nội quy công

ty

87

96

9

10,34

Tham gia đầy đủ sự kiện,

hoạt động của công ty

76

82

6

8,33

Các quy định khác

87

92

5

5,74

Bảng 2.9: Chấp hành kỷ luật trong công việc của nhân viên chi nhánh SHB Hà Nội năm 2018 và năm 2019


Nguồn: Phòng HC-NS Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tính kỷ luật của nhân viên ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, đối với việc tham gia đầy đủ sự kiện, hoạt động của chi nhánh vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn cả. Bởi đặc thù của công việc có nhiều nhân viên kinh doanh hỗ trợ khách hàng ngoài địa điểm văn phòng, do đó việc tham gia đầy đủ các hoạt

động của công ty như họp phòng, chào đón nhân viên, tổng kết,... có hạn chế.

- Tác phong làm việc: Tác phong làm việc của người lao động tại chi nhánh nhìn chung thể hiện tính chuyên nghiệp và bộ mặt văn hóa doanh nghiệp văn minh, chuyên nghiệp của công ty. Cố định từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, cán bộ công nhân viên của công ty đều phải mặc đồng phục và đeo phù hiệu của SHB. Từ lâu, công ty có SHB quy định về tác phong làm việc cho cán bộ công nhân viên từ quy tắc ứng xử giữa cấp trên cấp dưới cho đến cách giao tiếp, ứng xử giữa những

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí