DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVPERF 14
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Bệnh viện đa khoa Đức Giang 25
Sơ đồ 2.2. Biểu đồ % bác sỹ có thâm niên công tác dưới 3 năm tại bệnh viện 32
Sơ đồ 2.3. Biểu đồ % bác sỹ có thâm niên công tác dưới 3 năm đã có chứng chỉ định hướng tại BVĐK Đức Giang 33
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những dịch vụ không thể thiếu được đối với mỗi người trong cuộc sống. Đây là một loại dịch vụ đặc biệt, nó khác với những dịch vụ khác ở chỗ là khi con người không có khả năng thanh toán thì vẫn phải tiêu dùng. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là vấn đề không chỉ nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ban ngành mà còn cả toàn xã hội.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã chủ trương thực hiện xã hội hoá trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, từng bước xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho người dân trong việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh. Có thể nói, hiện nay dịch vụ khám chữa bệnh không ngừng được các cơ sở y tế đổi mới, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người dân cũng được tăng lên rõ rệt thông qua các chính sách bảo hiểm y tế, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ khám chữa bệnh của Việt Nam còn khá nhiều bất cập.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - 1
- Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Trong Các Bệnh Viện
- Lựa Chọn Mô Hình Để Đánh Giá Chất Lượng Khám Bệnh, Chữa Bệnh Của Bác Sỹ Trẻ Tại Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
- Năng lực kỹ thuật tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế ở các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới. Đây là một nguyên nhân của thực trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối, ở một số chuyên khoa.
- Việc cập nhật các hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn điều trị vẫn còn hạn chế và khả năng tiếp cận văn bản hướng dẫn còn rất thấp. Chưa có cơ chế kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ hướng dẫn từ các cơ quan đánh giá từ bên ngoài. Tình hình lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm còn là vấn đề đáng quan tâm.
- Các nhân viên vi phạm đạo đức y tế, ứng xử kém với bệnh nhân. Các bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng của trình dược viên; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng không hoàn thành nghĩa vụ; gây khó khăn cho bệnh nhân để nhận tiền bệnh nhân….Các nhân viên y tế giao tiếp còn yếu, có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu nhiệt tình, thậm chí cáu gắt với người bệnh.
- Điều kiện cơ sở vật chất, tiện nghi cho người bệnh đi KCB tại bệnh viện chưa được chú trọng, nhất là ở các bệnh viện công lập. Tiện nghi của buồng bệnh và các điều kiện vệ sinh chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người bệnh.
- Từ ngày thành lập, BVĐK Đức giang chưa có công trình nào nghiên về chất lượng khám bệnh chữa bệnh của đội ngũ bác sỹ trẻ.
- Đối tượng là bác sỹ trẻ tại BVĐK Đức giang chiếm tỷ lệ cao (40,6%), từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác khám chữa bệnh và uy tín của bệnh viện.
Trên đây là những tồn tại hiện nay của ngành y tế. Hơn ai hết, ngành y tế cần nhận rõ trách nhiệm của mình trong thời điểm này. Ngành y tế cần tiếp tục đổi mới toàn diện: tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ bác sỹ, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật cao trong công tác dự phòng và điều trị.
Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã thực hiện một số giải pháp nhất định nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như việc vận dụng các giải pháp
này chưa đồng bộ, linh hoạt dẫn đến việc hiệu quả đạt được chưa cao. Chính vì lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài và đối tượng nghiên cứu của tác giả, trước khi tác giả tiến hành nghiên cứu thì đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài như:
- Luận án Tiến sĩ của Trần Đăng Khoa đã nghiên cứu về “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011”, luận án tiến sĩ chuyên ngành y tế công cộng năm 2013.
- Nghiên cứu của Nhóm thực hiện trường Đại học An Giang, Khoa kinh tế quản trị kinh doanh, 6/2014 - chuyên đề năm 3“Đo Lường Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Y Tế Của Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang - Thành Phố Long Xuyên”.
- Luận vănThạc sĩ Bùi Thị Thu Hương (2009), Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Tiên Du, Bắc Ninh, luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
- Luận văn Thạc sĩ Nhữ Ngọc Thanh, “ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Hải Dương” luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, 2016.
- Phạm Thị Mận, Nghiên cứu” ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của bệnh nhân tại bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa” .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Tổng hợp cơ sở lý luận về chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện;
Thứ hai, Đánh giá thực trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ có thâm niên công tác dưới 3 năm tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang giai đoạn 2018 – 2020.
Thứ ba, Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ có thâm niên công tác dưới 3 năm tại bệnh viện.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ có thâm niên công tác dưới 3 năm tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp cận theo những yếu tố của mô hình SERVPERF.
+ Về không gian nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
+ Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong vòng 3 năm từ năm 2018-2020. Điều tra được tiến hành từ tháng 8/2020 đến hết tháng 10/2020. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
a. Mô hình Servperf
- Tác giả lựa chọn mô hình Servperf để đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Dữ liệu sơ cấp:
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để thu thập các dữ liệu sơ cấp.
Điều tra xã hội học: Điều tra bệnh nhân tại bệnh viện qua việc phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi
- Đối tượng điều tra: các bệnh nhân đang được điều trị bởi các bác sỹ trẻ có thâm niên công tác dưới 3 năm tại bệnh viện đa khoa Đức Giang.
- Nội dung: Đánh giá thực trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 dến 5.
- Hình thức phát phiếu: đề nghị bệnh nhân điền vào phiếu sau đó thu lại
+ Câu hỏi đóng: Đây là loại câu hỏi đã bao gồm các phương án trả lời và bệnh nhân chỉ cần chọn một trong số các câu trả lời. Mức độ hài lòng của bệnh nhân được đo lường theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 là Rất không hài lòng, 2 là Không hài lòng, 3 là Bình thường, 4 là Hài lòng, 5 là Rất hài lòng.
+ Câu hỏi mở: Với loại câu hỏi này thì bệnh nhân có thể tự trả lời theo suy nghĩ và đánh giá của mình với các ý kiến và đề xuất.
- Số phiếu phát ra điều tra: 200 bệnh nhân
- Thời gian tiến hành: từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2020
- Địa điểm phát phiếu: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
c. Dữ liệu thứ cấp:
Vấn đề lý luận được đúc rút từ các giáo trình, tài liệu chuyên ngành trong nước, các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Các báo cáo về số lượng bệnh nhân đã được khám chữa bệnh tại bệnh viện, các báo cáo về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vât chất kỹ thuật, và các văn bản khác có liên quan.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang trong giai đoạn 2018 - 2020.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng sơ đồ, bảng biểu.
Dữ liệu sơ cấp: Đối với những số liệu thu thập được từ cuộc điều tra khảo
sát bằng bảng hỏi, tác giả tiến hành nhập máy số liệu và thực hiện các phân tích thống kê (chủ yếu là thống kê mô tả) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Trình bày được những cơ sở lý luận về chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện;.
- Đánh giá thực trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang giai đoạn 2018 – 2020. Từ đó so sánh, phân tích, đánh giá, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến năm 2025.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện
Chương 2: Thực trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN
1.1. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1.1.1. Khái niệm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Các khái niệm sau được quy định trong điều 2 của luật Số 40/2009/QH12 của Quốc hội : Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
- Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa người bệnh và đại diện của cơ sở y tế.
Quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành năm 1997 xác định công tác khám chữa bệnh là một trong bảy nhiệm cụ chính của bệnh viện, công tác khám chữa bệnh bao gồm khám chữa bệnh nội trú và khám chữa bệnh ngoại trú.
Khám chữa bệnh nội trú được thực hiện khi bệnh nhân cần nhập viện qua đêm để làm các thủ thuật, tiến hành tích cực các chỉ định chuyên môn, chăm sóc và theo dõi chặt chẽ trong một thời gian nhất định.
Khám chữa bệnh ngoại trú: bệnh nhân không cần phải nhập viện để theo dõi tại bệnh viện.
Hai dịch vụ khám chữa bệnh nói trên liên quan đến nhiều tác nghiệp, nhiều nhân viên khác nhau, nhiều cuộc giao tiếp cần thiết giữa bệnh nhân và