nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ngành Xây dựng, xây dựng nền công vụ tiên tiến, chuyên nghiệp, hiện đại, đấu tranh chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần chuẩn bị tốt các điều kiện cho sự kiện chính trị quan trọng sắp tới đó là Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức Cơ quan Xây dựng có năng lực công tác tốt, chuyên môn, nghiệp vụ vững; phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, hăng hái trong công việc, có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, luôn phấn đấu và rèn luyện vì mục tiêu phục vụ nhà nước, phụng sự nhân dân và luôn chấp hành những nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị đối với nhiệm vụ của công chức.
Nhận thức được vai trò của giáo dục đạo đức công vụ, những năm qua, lãnh đạo cơ quan Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ đưa ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao năng lực công chức Bộ Xây dựng qua việc xây dựng, thực hiện các đề án trọng điểm và đổi mới công tác quản lý từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến sử dụng công chức; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi học tập, nâng cao trình độ trong và ngoài nước; cải tiến về cách thức, nội dung thi tuyển, đảm bảo lựa chọn được nhân lực có phẩm chất tốt, trình độ lý luận chính trị, kiến thức, tư duy tốt, đáp ứng yêu cầu công việc. Đảng ủy Bộ Xây dựng tập trung lãnh đạo, quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng thông qua nhiều nội dung, hình thức khác nhau, trong đó chú trọng thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiệnChỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,… Qua đó góp phần bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan Bộ.
Công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với
CB, đảng viên và với ĐNCB nói riêng được quan tâm thường xuyên, nhất là trong các trong hệ thống các trường đào tạo, cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ quan lý luận của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị, xã hội...”
“Chất lượng, hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng không ngừng được nâng lên, ý thức rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên được đặc biệt được coi trọng. Hàng năm, Cơ quan Bộ Xây dựng đã mở các lớp về môn lý luận chính trị về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các chương trình được biên soạn phù hợp với từng đối tượng, chương trình cập nhật kiến thức cho cán bộ trung, cao cấp… Đối với cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, đây là yêu cầu cơ bản để đánh giá nhận thức khi tuyển dụng, thi nâng ngạch bậc CBCC. Cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý đều phải thực hiện chương trình cập nhật kiến thức, cán bộ thuộc diện quy hoạch sẽ học các lớp dự nguồn ở Trung ương hoặc do địa phương tổ chức. Tất cả cán bộ, đảng viên đang công tác trong hệ thống chính trị đều phải học tập, quán triệt là yêu cầu và là một tiêu chí quan trọng để đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ.”
Cơ quan Bộ Xây dựng luôn triển khai áp dụng các chỉ thị, quyết định, quy định cũng như quy chế làm việc của Bộ Xây dựng về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, tác phong ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ công chức. Cơ quan Bộ Xây dựng luôn mở các lớp đào tạo, tập huấn về đạo đức, tác phong làm việc của cán bộ, công chức cũng như các quy tắc ứng xử giữa cán bộ công chức với nhau.
Công tác phát triển Đảng luôn được Đảng ủy Bộ Xây dựng quan tâm, cơ quan đã chú trọng giáo dục, bồi dưỡng và giới thiệu quần chúng ưu tú kết nạp Đảng; đặc biệt đối với đội ngũ công chức trẻ. Hiện tay Cơ quan Bộ Xây dựng có 288 Đảng viên/362 CC.
Hàng năm Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về các lớp lý luận chính trị ta có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp lý luận chính trị
Đơn vị tính: Người
Lớp | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
1 | Số người tham gia lớp Lý luận chính trị cao cấp, cử nhân | 25 | 27 | 30 |
2 | Lớp lý luận chính trị trung cấp | 15 | 13 | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Đội Ngũ Công Chức Cơ Quan Bộ Xây Dựng
- Ðánh Giá Về Tính Chuyên Nghiệp Và Kinh Nghiệm Công Tác Của Cán Bộ Công Chức Cõ Quan Bộ Xây Dựng
- Thực Hiện Chế Độ, Chính Sách Đối Với Công Chức
- Căn Cứ Mục Tiêu Và Nội Dung Phương Hướng Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Tại Cơ Quan Bộ Xây Dựng
- Tuyên Truyền, Giáo Dụcnâng Cao Đạo Đức Của Cán Bộ Công Chức, Xây Dựng Văn Hóa Công Sở
- Tạo Điều Kiện Chăm Sóc Sức Khỏe Cán Bộ Công Chức
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Nguồn: Khảo sát của tác giả
2.3.8. Kiểm tra, đánh giá, phân loại công chức
Hiện nay việc đánh giá CBCC của Cơ quan Bộ Xây dựng được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về việc phân loại đánh giá CBCC. Đánh giá, phân loại hằng năm đối với công chức, đội ngũ công chức được bình xét thi đua, xếp loại công chức với các mức:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
Hoàn thành nhiệm vụnhưng năng lực còn hạn chế; Không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo kết quả đánh giá, phân loại CBCC của Cơ quan Bộ Xây dựng từ năm 2017 đến năm 2019 cho thấy, hầu hết CBCC Cơ quan Bộ Xây dựng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (có hơn 95% CBCC được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên). Kết quả đánh giá phân loại cán bộ CBCC của cơ quan Bộ Xây dựng được thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ công chức ở Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2018,2019
Năm 2018 | Năm 2019 | |||
SL | % | SL | % | |
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ | 105 | 29 | 109 | 30 |
Hoàn thành tốt nhiệm vụ | 263 | 71 | 253 | 70 |
Hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế | 0 | 0 | 0 | 0 |
Không hoàn thành nhiệm vụ | 0 | 0 | 0 | 0 |
Cộng | 368 | 100 | 372 | 100 |
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Hàng năm, sau khi triển khai thực hiện đánh giá nhận xét cuối năm của CC thì Cơ quan Bộ Xây dựng tiến hành rà soát lại danh sách quy hoạch để căn cứ các điều kiện tiêu chuẩn của Ngành, đưa ra khỏi danh sách những người không đủ điều kiện tiêu chuẩn, không có khả năng phát triển và bổ sung vào danh sách quy hoạch những CC có năng lực và phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu công việc và các quy định của Ngành. Từ đó, góp phần đảm bảo nguồn CC kế cận có chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo kết quả điểu tra, khảo sát ý kiến của CBCC Cơ quan Bộ Xây dựng về đánh giá phân loại cán bộ CC thì:
5% (05 phiếu): Không hài lòng về những kết quả đánh giá, thanh tra kiểm tra CBCC Cơ quan Bộ Xây dựng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
95% cán bộ “Hài lòng” và “rất hài lòng” với công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ ở Cơ quan Bộ Xây dựng.
Qua kết quả trên có thể nhận thấy, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá phân loại cán bộ công chức được thực hiện tốt, đánh giá đúng kết quả thực hiện công viêc của đội ngũ CBCC trong cơ quan.
Kết quả đánh giá được Lãnh đạo đơn vị sử dụng vào các nhiều mục đích khác nhau trong đó mục đích cụ thể nhất đó là khen thưởng, đề bạt, đào tạo, bồi dương công chức đó là lớp kế cận trong công tác điều hành cơ quan.
2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao đội ngũcông chức tại Cơ quan Bộ Xây dựng
2.4.1. Những ưu điểm
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Cơ quan Bộ Xây dựng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhân lực, từ việc quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng gồm các ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, quy hoạch công chức Đýợc triển khai nghiêm túc, khoa học và hợp lý.“Lãnh đạo của Cơ quan Bộ Xây dựngluôn xác định công tác quy hoạch CC là một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng ĐNCC của
đơn vị. Với những vị trí có CBCC về nghỉ hưu hay thuyên chuyển công tác, luôn có kế hoạch tuyển dụng, đề bạt cán bộ trước thời gian cán bộ tiền nhiệm rời khỏi vị trí. Do vậy, các vị trí trong cơ quan không bị bỏ trống làm ảnh hưởng đến sự vận hành chung của bộ máy.
Thứ hai, tuyển chọn, bố trí sử dụngnhân sự ngày càng được chú ý về chất lượng: Trong thời gian qua, Cơ quan Bộ Xây dựngđã có nhiều cố gắng trong công tác tuyển chọn, bố trí nhân sự. Số lượng và CLĐNCC cũng không ngừng được tăng lên, quy hoạch, quản lý CC được thực hiện khá đồng bộ, hoàn chỉnh.
Trong quá trình tuyển dụng CC Cơ quan Bộ Xây dựng luôn chú ý các chuyên ngành phù hợp với chuyên môn nghiệm vụ … bên cạnh đó có các chế độ, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho các CC tự nguyện, chủ động học tập, nâng cao trình độ của bản thân, như là các chứng chỉ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về: thuế, giá, phân loại hàng hoá, sở hữu trí tuệ…
Thứ ba,Cơ quan Bộ Xây dựng đã coi trọng Đào tạo bồi dýỡng nhằm nâng cao trình Độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, tác phong làm việc và phẩm chất Đạo Đức của công chức: Ðây là nội dung chủ yếu của việc xây dựng ÐNCC QLNN, cũng là nhân tố quyết Định Để hoàn thành nhiệm vụ của ngành, do Đó, công tác này luôn Đýợc Cơ quan Bộ Xây dựng chú ý quan tâm.
Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, Đào tạo về QLNN, lý luận chính trị, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an - ninh, Đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch, Đào tạo kỹ năng quản lý điều hành, đào tạo văn hoá công sở, đào tạo khác...
Ðối với tác phong, phẩm chất Đạo Đức của công chức Cơ quan Bộ Xây dựng:Bộ Xây dựng Đã ban hành các quyết Định, quy Định về vãn hóa ứng xử trong cõ quan; tãng cýờng giáo dục chính trị tý týởng, tãng cýờng kiểm tra, giám sát nội bộ về kỷ cýõng, kỷ luật hành chính… Tạo môi trýờng làm việc vãn minh lịch sự và tuân theo các chuẩn mực Đề ra.Kết quả là, phẩm chất, Đạo
Đức, nề nếp làm việc, tác phong chuyên nghiệp của CC Đã ngày càng Đýợc nâng cao, tạo Đýợc hình ảnh Đẹp của ngýời CC.
Thứ tý, quan tâm đến chính sách, đặc biệt chú ý đến công tác chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực công chức: Công tác bảo vệ, chãm sóc sức khoẻCC, bình Đẳng giới Đã có nhiều cố gắng và Đã cõ bản hoàn thành các chỉ tiêu. Các hoạt Động y tế dự phòng Đýợc tích cực triển khai. Ðã tích cực thực hiện các giải pháp xây dựng khám, chữa bệnh cho CBCC. Hệ thống y tế cõ sở tiếp tục Đýợc củng cố và phát triển. Việc nâng cấp dịch vụ khám chữa bệnh được quan tâm triển khai, góp phần làm tăng sức khoẻcủa ĐNCC. Do đó, mặc dù khối lượng công việc ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng công việc cũng tăng lên đáng kể; thời gian làm việc để hoàn thành nhiệm vụ cũng ngày càng lớn và cường độ làm việc ngày càng tăng, nhưng với sức khoẻ được chăm lo, đảm bảo vì vậy luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Hàng năm Cơ quan Bộ Xây dựng đều tổ chức các đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả CC để phát hiện, phòng ngừa các bệnh tật cho CC, góp phần nâng cao chất lượng sức khoẻ cho CC, tạo điều kiện cho công việc luôn đạt được hiệu quả trong công tác nói chung.”
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, về xây dựng tiêu chuẩn công chức, chiến lược phát triển và quy hoạch công chức: Về xây dựng tiêu chuẩn CC, Cơ quan Bộ Xây dựng chưa xây dựng riêng bộ tiêu chuẩn CC QLNN về Ngành Xây dựng.
Về chiến lược phát triển CC, Cơ quan Bộ Xây dựngchưa xây dựng được chiến lược phát triển CC cho riêng mình.
“
Trong quy hoạch còn nhiều trường hợp chưa đúng với chuyên môn được đào tạo, do đó chưa phát huy được hiệu quả, tính sáng tạo trong công việc. Trong quy hoạch về cơ cấu nhân sự, còn nhiều bộ phận trong quy hoạch chưa thật phù hợp về cơ cấu lãnh đạo, cơ cấu giới tính, cơ cấu thâm niên công tác…
Thứ hai, về bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển công chức: Bố trí, sử dụng CC của Cơ quan Bộ Xây dựng hiện nay tuy đạt được hiệu quả cao nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhỏ như: có trường hợp bố trí, sử dụng CC không đúng chuyên môn, khả năng. Việc thực hiện điều động, luân chuyển CC của Cơ quan Bộ Xây dựng chưa được nhiều.
Vẫn còn một số CC làm việc theo thói quen lối mòn, an phận thủ thường, ngại thay đổi, chưa nhận thức được luân chuyển là hình thức để đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cho CC trong diện quy hoạch cũng là điều kiện để bố trí, sắp xếp công chức cho phù hợp trình độ, năng lực, sức khoẻ và hoàn cảnh. Một số ít CC quản lý lớn tuổi không đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện đại hoá và cải cách mạnh mẽ của ngành, mặt khác cơ chế về miễn nhiệm CC chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong khâu bố trí, sắp xếp,
điều động.
Thứ ba, về Đào tạo, bồi dýỡng: Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộcủa Cơ quan Bộ Xây dựng xuất phát từ nhu cầu, từ sự cần thiết, thực hiện công việc. Nhiều người tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng là do yêu cầu duy trì công việc hoặc chuyển ngạch, trang bị các loại văn bằng, chứng chỉ, mà chưa chú trọng đến nâng cao năng lực làm việc. Việc hình thành nhu cầu đào tạo nhiều năm, với nhiều nguồn, nhiều ngành học khác nhau nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ có hệ thống.
Thứ tý, về kiểm tra, đánh giá công chức: Đánh giá CC hiện nay vẫn mang tính hình thức chưa thực sự có hiệu quả,“công tác thi đưa khen thưởng chưa thực sự thực chất, vẫn còn hiện tượng nể nang.
Thứ năm, một số hạn chế khác: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNCBCC Cơ quan Bộ Xây dựngtuy đã không ngừng được nâng cao với những yêu cầu đòi hỏi đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng lớn và phức tạp. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận CC trình độ hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện là cơ sở hạ tầng về công nghệ tin học, tuy có trang bị mới nhưng chưa
đồng bộ và hiện đại, nhiều công chức chưa biết sử dụng thành thạo nên chưa phát huy được hệ thống phần mềm nghiệp vụ, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp các số liệu thống kê.
Trình độ Ngoại ngữ, Tin học nói chung của ĐNCC tuy được nâng lên một bước quan trọng, phần đông sử dụng được máy tính phục vụ công việc hàng ngày, số công chức trẻ có ngoại ngữ tăng lên nhưng so với yêu cầu hiện đại hoá thì trong ngành còn yếu, chưa được củng cố để phát huy.
Nãng lực, phẩm chất Đạo Đức, lối sống của một số công chức còn yếu. “Công tác chỉ đạo, điều hành của một số CC còn chưa thật sự đổi mới, kỷ cương, kỷ luật ở một số đơn vị vẫn chưa thực hiện đúng với quy định của ngành, một số CC còn gây phiền hà, tiêu cực khi thi hành công vụ. Một số CC không chịu rèn luyện, tu dưỡng, thoái hoá về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn và những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng với chủ hàng làm sai để trục lợi. Một bộ phận công chức lớn tuổi nhưng chưa đạt được trình độ học vấn cần thiết, khả năng tiếp thu kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu cũng như học tập ngoại ngữ tin học có nhiều khó khăn, khó đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá.
2.4.2.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế Nguyên nhân chủ quan
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số CC chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới của ngành, nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật và quy định trong quản lý chưa thực sự toàn tâm, toàn ý và tận tuỵ với công việc.
Việc sử dụng các biện pháp của đơn vị để khuyến khích, tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho các CC có trình độ chuyên môn cao chưa được phát huy ở mức độ cao, nên chưa tạo được lòng tin, sự nhiệt tình và tâm huyết đối với công việc của họ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện tuy được trang bị nhiều nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn mới.”