Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay - 7

trú ở Hoa Kỳ khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho nhà và giấy viết tay mua bán nhà đất giữa bà Cảnh với ông Văn, bà Loan.

Ngày 14/7/2003 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý đơn khởi kiện và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 07/ ADKCTT -DS ngày 14/01/2004. Ngày 02/06/2003 ông Ngô Văn Chiến đang định cư ở Mỹ ủy quyền cho bà Trần Thị Hồng khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hủy hợp đồng tặng cho và giấy sang nhượng nhà đất giữa bà Cảnh với ông Văn, bà Loan. Ngày 26/02/2004 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền thừa kế của ông Chiến (người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài) mà thời điểm mở thừa kế phát sinh trước ngày 01/7/1991, nên theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH 10 ngày 20/8/1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội và điểm b Mục II Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Ngày 08/03/2004 ông Văn, bà Loan kháng cáo quyết định tạm đình chỉ trên của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với lý do: Bố anh Chiến mất năm 1983 nên đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Anh Chiến là Việt kiều quốc tịch Mỹ không có quyền khởi kiện. Ngày 18/03/2004 bà Cảnh kháng cáo với lý do: Anh Chiến khởi kiện xin hủy hợp đồng tặng cho nhà lập ngày 05/09/2002 nhưng giao dịch xác lập sau ngày 01/07/1991 nên không bị điều chỉnh bởi Nghị quyết số 58.

Ngày 10/03/2004 chị Hồng (đại diện theo ủy quyền của anh Chiến) kháng cáo với lý do: Anh Chiến là con duy nhất của ông Nhỡ, bà Cảnh. Hợp đồng tặng cho nhà cần phải hủy vì không được phép giao dịch. Ngày 30/07/2004 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định giữ nguyên quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 07/TĐC ngày 26/02/2004 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục giải quyết khi lý do tạm đình chỉ không còn.

Sau khi xét xử phúc thẩm ngày 08/03/2005 ông Văn, bà Loan kháng cáo.


Như chúng ta đã biết, việc áp dụng pháp luật đối với việc giải quyết vụ án mà đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa có văn bản hướng dẫn mới.

Điều 2 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH 10 ngày 20/8/1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội "Về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991" (Nghị quyết số 58) có quy định: "Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01/07/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia" [13, tr. 221]. Điểm 2 mục 2 Thông tư liên tịch số 01/1999/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng nghị quyết số 58 (Thông tư số 01) có quy định:

Đối với các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết số 58/1998 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân tổ chức nước ngoài tham gia, thì trong khi chưa có chính sách của Nhà nước đối với loại giao dịch dân sự này, tùy từng trường hợp mà tòa án xử lý như sau:

- Nếu chưa thụ lý thì không thụ lý;

- Nếu đã thụ lý và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Nếu đã có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết thì tiếp tục tạm đình chỉ việc giải quyết [12, tr. 247].

Thực tế cho thấy việc ban hành Nghị quyết số 58 là để giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01/07/1991 (ngày Pháp lệnh nhà ở năm 1991 có hiệu lực). Vì vậy, việc giải quyết phải được thực hiện từng bước nên hướng dẫn đối với các giao dịch này cũng hết sức mềm dẻo, "tùy từng trường hợp". Thừa nhận trường hợp đã thụ lý, thậm chí cả trường hợp đã thụ lý và đã có quyết định tạm đình chỉ. Để giải quyết vụ án này, hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau:

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay - 7

* Quan điểm thứ nhất: Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án vào ngày 14/7/2003 (sau khi đã ban hành Nghị quyết số 58 là không đúng pháp luật). Vì theo tinh thần của Nghị quyết thì: nếu chưa thụ lý thì không thụ lý. Do đó, nếu Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý sai thì phải đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Tòa án

cấp sơ thẩm đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng vì chỉ được tạm đình chỉ trong trường hợp quy định tại điểm b và c tiểu mục 2 Mục II Thông tư số 01 (đã thụ lý và đang giải quyết hoặc đã có quyết định tạm đình chỉ) vì vậy, để tránh tình trạng thụ lý không đúng (nhất là lại có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời) và áp dụng sai luật cần đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị để hủy quyết định sơ thẩm, phúc thẩm nói trên trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.

Tại mục 2 Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định tại nghị quyết giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 của ủy ban Thường vụ Quốc hội (Thông tư số 01) có quy định:

Đối với các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết số 58/1998 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân tổ chức nước ngoài tham gia thì trong khi chưa có chính sách của Nhà nước với loại giao dịch dân sự này tùy từng trường hợp mà tòa xử lý như sau:

Nếu chưa thụ lý thì không thụ lý; nếu đã thụ lý và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết; nếu đã có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết thì tiếp tục tạm đình chỉ việc giải quyết [12, tr. 247].

Việc ban hành Nghị quyết số 58 là để giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01/07/1991 (ngày Pháp lệnh nhà ở năm 1991 có hiệu lực), Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý vào ngày 14/07/2003 (sau khi đã có Nghị quyết số 58) là sai. Thụ lý sai thì phải đình chỉ việc giải quyết trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng vì chỉ được tạm đình chỉ trong trường hợp quy định tại điểm b và c tiểu mục 2 Mục II Thông tư số 01 (đã thụ lý và đang giải quyết hoặc đã có quyết định tạm đình chỉ giải quyết).

Để tránh tình trạng thụ lý không đúng (nhất lại là có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời) và áp dụng sai pháp luật, đề nghị chánh án Tòa án nhân dân tối

cao kháng nghị để hủy các quyết định sơ thẩm, phúc thẩm trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

*Quan điểm thứ hai: Căn cứ vào đơn khởi kiện thì ông Chiến không tranh chấp di sản thừa kế với mẹ ông (di sản do bố ông mất năm 1984 để lại). Vì vậy, đây không phải là tranh chấp thừa kế. Việc cho rằng vụ kiện có liên quan đến thừa kế và áp dụng Nghị quyết số 58 và Thông tư số 01 để tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án là không đúng. Mặt khác, sau khi thụ lý vụ án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và đến khi tạm đình chỉ vụ án Tòa án vẫn không có quyết định gì liên quan đến quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này nên nhà đất tranh chấp vẫn bị phong tỏa vì vậy, cần đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị.

*Quan điểm thứ ba: cũng là quan điểm của chúng tôi cho rằng: Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng điểm b mục 2 Thông tư liên tịch số 01 ngày 25/01/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có căn cứ, đúng pháp luật vì các lý do sau:

Thứ nhất, đây là vụ án xin hủy hợp đồng tặng cho nhà giữa bà Cảnh với ông Văn, bà Loan ngày 05/09/2002. Mặc dù anh Chiến (là con của bà Cảnh ông Nhỡ) đang định cư ở nước ngoài xin hủy hợp đồng tặng cho nhà vào năm 2003 (giao dịch về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân xác lập sau ngày 01/07/1991) nhưng khi giải quyết vụ án này Tòa án vẫn phải xét đến quyền thừa kế của anh Chiến vì ông Nhỡ (bố anh Chiến) chết năm 1983 (thời điểm mở thừa kế phát sinh trước ngày 01/07/1991) nên căn nhà tranh chấp là khối tài sản chưa chia của bà Cảnh (là vợ) và anh Chiến (là con). Bà Cảnh tự định đoạt toàn bộ khối tài sản chưa chia đó để tặng cho ông Văn, bà Loan là không đúng pháp luật. Vì vậy, dù tòa án cấp sơ thẩm có thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện xin hủy hợp đồng tặng cho nhà giữa bà Cảnh với ông Văn, bà Loan với lý do là giao dịch phát sinh năm 2002 (sau ngày 01/07/1991) thì tòa án vẫn phải xem xét đến phần thừa kế của anh Chiến. Anh Chiến là con duy nhất của ông Nhỡ, bà Cảnh hiện đang ở nước ngoài nên tòa án phải áp dụng Nghị quyết số 58 - Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, nếu Tòa án cứng nhắc trả lại đơn cho đương sự, thì ông Văn- bà loan (người đã mua nhà của bà Cảnh có thể chuyển dịch tài sản bất cứ lúc nào và anh Chiến

khởi kiện Tòa án sẽ trả lại đơn không thụ lý như vậy vô hình chung Tòa án chỉ bảo vệ quyền lợi cho một bên đương sự (ông Văn - bà Loan) còn bà Cảnh và anh Chiến không được bảo vệ quyền lợi.

Mặt khác, về nguyên tắc sau khi Nghị quyết số 58 đã được ban hành thì Tòa án các cấp không được thụ lý, giải quyết với loại tranh chấp này. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi đã thụ lý vụ án, tòa án cấp sơ thẩm qua điều tra, xác minh mới xét thấy việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền thừa kế của ông Chiến (đang định cư ở nước ngoài) nên ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở.

Thứ hai, hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật về nội dung


Thực tế áp dụng pháp luật của các Tòa án trong việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập trước ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực hiện vẫn còn chưa thống nhất. Để giải quyết đúng pháp luật đối với các tranh chấp này ngoài các quy định của Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Bộ luật dân sự năm 1995, Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995 (Nghị quyết Quốc hội), Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003, các Tòa án phải nắm chắc các văn bản hướng dẫn là: Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10.8.1996 của TANDTC–VKSNDTC "Hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự" (Thông tư số 03) và Nghị quyết số 02/2004/NQ–HĐTP ngày 10.8.2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình" (Nghị quyết số 02). Tuy nhiên, do nhận thức không đầy đủ, không nắm chắc các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao nên việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa chính xác dẫn đến việc quyết định trong bản án sai. Chúng tôi xin nêu một vụ án.

Ngày 15.4.2004 nguyên đơn ông Châu Văn Cây khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân thị xã CĐ buộc bà Đỗ Kim Thương phải bồi thường tiền nền đất mà bà đã chuyển nhượng cho ông.

Theo ông Cây thì ngày 20/06/1990 bà Thương có thỏa thuận chuyển nhượng cho ông Cây một nền đất thổ cư có chiều ngang 5,5m (không xác định được chiều dài)

với giá 140.000 đồng. Hợp đồng chỉ viết tay không có xác nhận của chính quyền. Tháng 8.2003 ông Cây làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cất nhà mới biết đó là đất của ông Tiêu Triều Đông đã mua của ông Trần Văn Phát (ông Đông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nền đất đó thuộc khu vực giải tỏa nên ông Đông đã được nhận tiền đền bù.

Trong quá trình giải quyết vụ án bà Thương thừa nhận có chuyển nhượng đất cho ông Cây nhưng cho rằng bà chỉ chiếm hữu, sử dụng nền đất, việc mua bán đã xong, bà hết trách nhiệm nên yêu cầu ông Phát, ông Đông trả lại nền đất cho ông Cây.

Ông Phát, ông Đông khẳng định việc chuyển nhượng đất giữa các ông là hợp pháp nên không chấp nhận trả nền đất cho ông Cây.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 162/DSST ngày 16/08/2004 Tòa án nhân dân thị xã CĐ quyết định: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Cây và bà Thương xác lập ngày 20/06/1990 là vô hiệu; Buộc bà Thương phải bồi thường cho ông Cây 15.810.000 đồng.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Thương kháng cáo cho rằng nền đất bà đã chiếm hữu, sử dụng từ trước năm 1975, đề nghị Tòa phúc thẩm công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Cây.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 470/DSPT ngày 16/11/2004, Tòa án nhân dân tỉnh AG nhận xét: Việc chuyển nhượng nền đất thổ cư giữa bà Thương và ông Cây được thực hiện vào năm 1990 trước khi có Bộ luật dân sự nên theo điểm c, khoản 2 phần I Thông tư số 03 và Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ khi phát sinh tranh chấp. Trong vụ kiện này, ông Phát chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất cho ông Đông vào năm 1993, sau đó ông Đông được nhận tiền đền bù của Nhà nước nhưng ông Cây không hề khiếu nại hay tranh chấp, đến năm 2003 ông Cây mới khởi kiện, coi như hết thời hiệu khởi kiện.Trong giao dịch này, phía ông Cây là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không tìm hiểu rõ nguồn gốc tài sản, việc chuyển nhượng không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận đất cũng không làm thủ tục kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi ông Phát chuyển nhượng cho ông Đông,

ông Cây cũng không biết là hoàn toàn do lỗi chủ quan của ông Cây. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm phải đình chỉ việc giải quyết vụ kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng lại đưa vụ án ra xét xử. Vì vậy, cần phải hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Từ nhận định trên, Tòa án nhân dân tỉnh A.G đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Thương. Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 162/DSST ngày 16/08/2004 của Tòa án nhân dân thị xã CĐ. Đình chỉ việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Cây và bà Thương.

Theo quy định tại khoản 5 Nghị quyết Quốc hội thì những quy định của Bộ luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực áp dụng kể từ ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực. Luật đất đai này có hiệu lực từ ngày 15-10-1993 nên khi có tranh chấp phát sinh từ việc chuyển quyền sử dụng đất thì cần xác định thời điểm xác lập việc chuyển quyền sử dụng đất đó, nếu việc chuyển quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 15/10/1993 thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết. Trong vụ án này, bà Thương chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Cây vào năm 1990 có nghĩa là giao dịch dân sự giữa hai bên xác lập trước ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực. Giao dịch này được xác lập và thực hiện xong (bà Thương đã giao đất và nhận tiền của ông Cây). Mặc dù đến năm 2004 mới phát sinh tranh chấp nhưng khi giải quyết vụ án này Tòa án vẫn phải áp dụng quy định của pháp luật có hiệu lực trước đây để giải quyết mặc dù vào thời điểm xét xử vụ án này quy định đó không còn hiệu lực pháp luật. Vì vậy, ngoài pháp luật hiện hành Tòa án phải áp dụng Luật đất đai năm 1987, Pháp lệnh hợp đồng dân sự để giải quyết.

Như trên đã phân tích, pháp luật được áp dụng giải quyết vụ án trên là Luật đất đai năm 1987 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự. Theo khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh hợp đồng dân sự thì hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Trong vụ án này bà Thương là người có đất chuyển nhượng cho ông Cây nhưng không xuất trình được căn cứ chứng minh đất đó thuộc quyền sở hữu của bà hoặc bà là người sử dụng đất hợp pháp. Bà Thương chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà cũng không có bất cứ loại giấy tờ nào khác chứng minh nguồn gốc đất tranh chấp là của bà. Vì vậy,

diện tích đất tranh chấp không thuộc quyền sở hữu của bà Thương nên bà Thương không có quyền giao kết hợp đồng dân sự (vi phạm điểm a khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh hợp đồng dân sự). Vì vậy bà không được phép chuyển nhượng cho ông Cây.

Mặt khác, việc chuyển nhượng giữa bà Thương với ông Cây chỉ thông qua "tờ thỏa thuận" lập ngày 20/06/1990 là bản viết tay, không tuân thủ quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh hợp đồng dân sự). Theo Hiến pháp năm 1980, Luật đất đai năm 1987 thì thời gian này đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên Nhà nước nghiêm cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức, vì vậy tất cả các giao dịch, chuyển nhượng đất đai thực hiện trong thời gian này đều bị coi là trái pháp luật. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Thương với ông Cây là vô hiệu. Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Cây và bà Thương vô hiệu là đúng.

Như chúng ta đã biết (khoản 1 Điều 56), Pháp lệnh hợp đồng dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện rất chung chung, "trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thời hạn này bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện" [32, tr.75]. Tại điểm b khoản 6 Nghị quyết Quốc hội có quy định là đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây không quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu. Pháp lệnh hợp đồng dân sự không quy định về thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự vô hiệu nên phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu. Theo quy định của khoản 2 Điều 145 Bộ luật dân sự năm 1995 thì việc khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp do vi phạm điều cấm của pháp luật, do không tuân thủ về hình thức thì thời gian yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự không bị hạn chế. Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với ông Cây là đúng. Tuy nhiên, khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm lại áp dụng điểm c mục 2 phần 1 Thông tư số 03 và khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh hợp

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí