Các Công Trình Nghiên Cứu Thích Ứng Hoạt Động Nghề 46092


Năm 2006, Đặng Thị Vân, Nguyễn Thị Ngọc Thúy và Đỗ Thị Vĩnh Hằng nghiên cứu thực trạng thích ứng của sinh viên khoa Sư phạm Kỹ thuật đối với việc học tập bằng phương pháp thảo luận nhóm.

Năm 2008, luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Thanh Mai nghiên cứu “Mức độ thích

ứng với hoạt động học tập của sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội”, tác giả kết luận: sinh viên hệ cao đẳng thích ứng không giống nhau với hoạt động thực hành môn học tại trường. Mức độ thích ứng với hoạt động thực hành môn học của sinh viên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, các yếu tố chủ quan như: chỉ số phát triển thông minh, kiểu tính cách, sức khỏe, sự nỗ lực cá nhân... các yếu tố khách quan như: việc tổ chức đào tạo của nhà trường, sự nhiệt tình và phương pháp dạy học của GV... luận án đã cung cấp số liệu rất cụ thể về khả năng thích ứng của sinh viên với hoạt động thực hành môn học [].

Năm 2009, Đặng Thị

Lan trong luận án tiến sỹ

Tâm lý học, nghiên cứu

“Mức độ thích ứng với hoạt động học một số môn học chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên trường Đại học ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội”. Tác giả kết luận: Sinh viên trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội thích ứng thấp

với hoạt động học một số môn học chung. So với mức độ thích ứng với hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

động học một số môn học chung thì mức độ thích ứng với hoạt động học môn Đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên thấp hơn. Tổ chức và hướng dẫn sinh viên thực hành các hành động học cơ bản nâng cao được mức độ thích ứng với hoạt động học một số môn học chung và môn Đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội [].

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu thích ứng hoạt động nghề

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 4

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về sự thích ứng nghề nghiệp chưa nhiều. Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về giáo

dục hướng nghiệp và thích

ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm “Thích

ứng sư

phạm”, tác giả đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội dung hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình thành khả năng thích ứng tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư


phạm: thích ứng với quy trình lên lớp, thích ứng với hoạt động giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục… bên cạnh đó tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp giúp sinh viên đại học thích ứng với nghề dạy học [].

Năm 2005, tác giả Lê Hương lại đề cập trên thực tiễn vấn đề rất mang tính thời sự của nền kinh tế thị trường non trẻ ở nước ta, đó là mối liên hệ giữa thái độ đối với công việc và năng lực thích ứng, cạnh tranh của người lao động hiện nay [, tr.1-5].

Năm 2011, Nguyễn Chí Tăng nghiên cứu “Sự thích ứng của giáo viên trung học cơ sở với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy”, kết quả nghiên cứu của luận án: Hầu hết giáo viên THCS thích ứng với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy ở mức trung bình. Mức độ thích ứng của giáo viên THCS đối với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy có sự khác nhau giữa giáo viên trên ba địa bàn (thành thị, đồng bằng và trung du miền núi), giữa giáo viên dạy các môn học, giữa giáo viên thuộc các độ tuổi. Các yếu tố: trình độ tin học; ý chí của giáo viên; tính cách cá nhân; sự hỗ trợ, giúp đỡ của tập thể; quản lý của lãnh đạo nhà trường; điều kiện vật chất ảnh hưởng đến sự thích ứng của giáo viên với ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Biện pháp cung cấp kiến thức, tổ chức thực hành ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy góp phần nâng cao được mức độ thích ứng của giáo viên THCS với ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy [].

Tóm lại, vấn đề thích ứng nói chung, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng sư phạm ở Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu từ năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ

XX. Như vậy, so với thế giới là muộn hơn 3 thập kỷ nhưng đã được nhiều nhà khoa học và các giáo viên quan tâm, bước đầu đang được mở rộng nghiên cứu. Các nghiên cứu của các tác giả đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của thích ứng tâm lý, tuy nhiên tập trung nghiên cứu thực tiễn là chủ yếu. Các đề tài nghiên cứu đã cung cấp những số liệu rất khách quan về thực trạng thích ứng làm cơ sở minh


họa cho các kết luận khoa học.

Về nghiên cứu thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng thì hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu, nhưng nghiên cứu các chỉ số của sự thích ứng hoạt động quản lý thì cũng đã có đề tài nghiên cứu, như luận án tiến sỹ TLH 2011 của Phan Thanh Giản: Uy tín của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đề tài đã chỉ ra các yếu tố cấu thành nên uy tín của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã gồm sự ảnh hưởng được gây ra bởi Chủ tịch ủy ban nhân dân xã và sự thừa nhận của quần chúng, cấp dưới; uy tín được biểu hiện ở sự tin tưởng, sự quý trọng và sự chấp hành của quần chúng, cấp dưới. Mức độ uy tín là mức độ chủ tịch UBND xã gây ảnh hưởng và mức độ quần chúng, cấp dưới thừa nhận sự ảnh hưởng đó [].

Kết luận:

- Các công trình nghiên cứu thích ứng tập trung nhiều vào thích ứng trong quá trình học nghề ở các mặt hoạt động khác nhau: thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên du học ở nước ngoài; quan hệ giữa động cơ, thái độ của sinh viên trước khi vào đại học với sự thích ứng học tập ở trường ĐHSP; nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứng học tập với sức khỏe tinh thần; thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện của sinh viên; ảnh hưởng của phong cách học tập của sinh viên

tới việc thích viên…

ứng học tập; thích

ứng với rèn luyện, thực hành nghề

của sinh

- Các công trình nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp còn ít và các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào thích ứng của giáo viên trẻ trong hoạt động nghề nghiệp.

- Thích

ứng với nghề

nghiệp là thích

ứng của người lao động với nghề

nghiệp, còn sự thích ứng về nghề quản lý hầu như chưa được nghiên cứu, chỉ có các bài viết về kinh nghiệm lãnh đạo, về quản lý dạy học của hiệu trưởng, biện pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng…, còn nghiên cứu thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hầu như chưa được đề cập, chính vì vậy tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Thích ứng


1.2.1. Thuật ngữ “thích ứng”

* Thut ng“thích ng” xuất phát từ tiếng La Tinh là Adapto (từ điển Tâm lý học của Raymond.J, Corsini, Mỹ, 1999). Trong tiếng Anh, thích nghi, thích ứng là Adaption/Adaptation” (Từ điển Anh - Việt, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1996), tiếng Pháp là S’adapter, tiếng Nga thích nghi, thích ứng là AдапTáция (Từ điển Nga - Việt, tập I nhà xuất bản văn hóa - thông tin Hà Nội, 2003), tiếng Đức thích nghi, thích ứng là Adaption/Adaptation (Từ điển Đức - Việt hiện đại, tập 1, nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2004).

Thuật ngữ “thích nghi” - adaptation, adaption ban đầu mang ý nghĩa sinh học, đó là sự thay đổi hành vi loài trong hành vi của cá thể nhằm đáp ứng được sự thay đổi của điều kiện sống để tồn tại. Về sau, thuật ngữ “thích nghi” được dùng trong Tâm lý học và được chuyển thành thuật ngữ “thích ứng”. Ngày nay thuật ngữ “thích nghi”, “thích ứng” được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác nhau.

Khái niệm “thích ứng” trong các từ điển thể hiện hai điểm:

- Giữa thích ứng và thích nghi có điểm chung, thích ứng là một phần của thích nghi:

“Sổ tay tâm lý học” do Trần Hiệp và Đỗ Long chủ biên: “Thích nghi: sự thích ứng về cấu tạo và chức năng của cơ thể bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó đối với điều kiện của môi trường. Thích nghi xã hội có 2 nghĩa: 1/ Quá trình thích nghi tích cực của cá nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới; 2/ kết quả của quá trình trên” [, tr.51].

Tđin Tiếng Vit “thích nghi: có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh môi trường mới, Thích ứng: 1. Có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới. 2. Như thích nghi” [].

- Sự khác biệt giữa thích ứng và thích nghi, coi thích ứng là sự biến đổi của con người phù hợp môi trường và hoạt động.

Trong từ

điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội viết:

“Thích nghi là

những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, với môi trường mới, thích nghi với các nếp sinh hoạt mới. Còn thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với


các điều kiện mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới” [].

Tđin Tâm lý hc do Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) cho rằng mọi sinh vật và con người sống được trong môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi chính bản thân hoặc tìm cách thay đổi môi trường.

Thích nghi, thích ứng: một sinh vật sống được trong môi trường có

nhiều biến động, bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh lý (như thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm) sau là thay đổi cách ứng xử, đây là thích ứng tâm lý [, tr.356].

Tđin Tâm lý hc do Vũ Dũng chủ biên, “thích ứng”: “phản ứng của cơ thể với những thay đổi của môi trường. Về nguyên tắc, có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể đối với những thay đổi các điều kiện của môi trường:

- Thích ứng bằng cách thay đổi cấu tạo và hoạt động của các cơ quan; đây là phương thức phổ biến đối với động vật và thực vật.

- Thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức, phương thức này chỉ đặc trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lý. Phương thức thích ứng này được phân chia thành 2 hướng khác nhau:

+ Thay đổi chậm những hình thức hành vi được kế thừa-bản năng, mà sự tiến hoá của những bản năng này diễn ra dưới ảnh hưởng của những thay đổi môi trường với tốc độ chậm.

+ Phát triển năng lực học tập của cá nhân, năng lực “hành động hợp lý”- những thay đổi nhanh của hành vi, “sáng tạo” ở mức độ nhất định những phương thức hành vi mới để đáp lại những thay đổi nhanh của môi trường mà bản năng bị bất lực; những hoạt động này không nhất thiết phải cố định, phải di truyền, vì sự ưu việt của chúng là tính mềm dẻo cao; vì vậy, chỉ có những khả năng hành động

quy định thứ tr.807].

bậc cao của tổ

chức tâm lý của sinh vật mới được di truyền” [,

Chúng tôi nhất trí với quan niệm cho khái niệm “thích ứng” được bắt

nguồn từ khái niệm “thích nghi”, nói cách khác, “thích nghi” có nghĩa rộng hơn


“thích ứng”, “thích nghi” chủ yếu được dùng trong sinh học, dùng chung cho mọi sinh vật, còn “thích ứng” thường được dùng để chỉ sự thay đổi của con người phù hợp với những điều kiện mới của môi trường và hoạt động.

1.2.2. Các quan điểm tâm lý học về thích ứng

Trong tâm lí học có nhiều quan điểm khác nhau về thích ứng xuất phát từ những trường phái tâm lí học khác nhau.

Quan điểm của tâm lí học chức năng về thích ứng

Spencer H. khởi xướng bàn về vấn đề thích ứng trong tâm lý học. Ông cho rằng, cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong với bên ngoài [, tr.132]. Chịu ảnh hưởng của học thuyết tiến hoá của Darwin, H.Spencer cho rằng chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lý, thể hiện ở việc cá thể biến đổi hành vi loài một cách hợp lý trước những yêu cầu của môi trường xung quanh. Các hiện tượng tâm lý, ý thức là hình thức của sự thích ứng được biểu hiện bằng hệ thống hành vi. Như vậy, theo Spencer H. thích ứng là chức năng của tâm lý, ý thức người. Luận điểm của Spencer H. có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu tâm lý, đặc biệt trong nghiên cứu thích ứng. Tuy nhiên, hạn chế của Spencer H. là xem thích ứng tâm lý có cùng bản chất với thích nghi sinh học, tuân theo quy luật của thích nghi sinh học.

William James (1842-1910), người đặt nền móng cho tâm lí học chức năng, đã kế tục và phát triển lý thuyết thích ứng của H.Spencer. Theo W. James, ý thức có tính chức năng, mục đích của ý thức là giúp cá nhân thích ứng với môi trường [dẫn theo , tr.21-29].

Các nhà tâm lí học chức năng quan tâm cá nhân sử dụng chức năng tâm lý để thích ứng với những biến đổi của môi trường sống như thế nào. Nguyên tắc căn bản trong nghiên cứu tâm lý của các nhà TLH chức năng là xem xét chức năng thích ứng của tâm lý và con đường để cá nhân thích ứng trước sự thay đổi của môi trường. Theo W.James, TLH phải nghiên cứu xem các hiện tượng tâm lý tồn tại để phục vụ cái gì? Cá nhân sử dụng các chức năng tâm lý để thích ứng với các biến đổi của môi trường như thế nào? Từ đó, con người tìm ra những con đường


để thích ứng có hiệu quả với môi trường sống []. Có thể nói, tâm lí học chức năng là trường phái đầu tiên trong tâm lí học đề cập vấn đề thích ứng.

Tuy còn những hạn chế

nhất định như nhìn nhận sự thích

ứng của con

người dưới góc độ sinh vật, chưa thấy hết được vai trò của các yếu tố xã hội, song tâm lí học chức năng đã có công lớn trong việc đưa thuyết tiến hoá vào tâm lí học, đưa vấn đề thích ứng trở thành một trong những vấn đề trung tâm của tâm lí học và những tư tưởng cơ bản của tâm lí học chức năng về vấn đề thích ứng đã được nhiều trường phái tâm lí học kế thừa, trong đó có tâm lí học hoạt động.

Quan điểm của phân tâm học về thích ứng

Sigmund Freud (1856 - 1939) người sáng lập

trường phái

Phân tâm học.

Xuất phát từ cách nhìn sinh vật đối với nhân cách, Freud cho rằng, nhân cách của con người là một cấu trúc tổng thể gồm ba khối: “cái nó” (id), “cái tôi” (ego) và “cái siêu tôi” (superego). “Cái nó” là động lực của con người, là nơi khu trú của các bản năng như đói, khát, tình dục..., trong đó quan trọng nhất là tình dục và huỷ diệt. “Cái nó” tồn tại tách biệt với môi trường bên ngoài, hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn, luôn đòi hỏi thoả mãn một cách mù quáng, không đếm xỉa đến điều kiện thực tế. “Cái tôi” là một tổ chức chặt chẽ của các quá trình tinh thần, của ý thức, hoạt động theo nguyên tắc thực tế, dựa vào điều kiện thực tế để thoả mãn đòi hỏi của cái nó. “Cái tôi” làm cho hành vi thoả mãn những dục vọng của “cái nó” trở nên phù hợp với thực tế. “Cái tôi” có khả năng trì hoãn, không thoả mãn ngay những đòi hỏi của “cái nó” cho đến khi tìm được một đối tượng thích hợp thoả mãn được những đòi hỏi đó mà không gây nguy hại cho con người. “Cái siêu tôi” là phần xã hội của con người, bao gồm những giá trị, chuẩn mực đã được nội tâm hoá, chủ yếu bằng con đường vô thức và được xem như là phần đạo đức, lương tâm của con người. “Cái siêu tôi” hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, phê phán, có xu hướng áp chế hoàn toàn những dục vọng xuất phát từ cái nó. “Cái siêu tôi” có thể chống lại cả “cái nó” và “cái tôi”, bắt con người phải tuân theo các chuẩn mực xã hội. Ba khối: “cái nó”, “cái tôi” và “cái siêu tôi” sẽ vận hành theo cơ chế: “cái nó” xuất hiện những nhu cầu cơ bản, những đòi hỏi thoả mãn, “cái tôi”


sẽ kiềm chế những thúc đẩy này cho đến khi có giải pháp thực tế, còn “cái siêu tôi” thì sẽ xem xét xem liệu những giải pháp này có chấp nhận được về mặt đạo đức - xã hội hay không. Như vậy, để tồn tại, con người phải đạt được sự cân bằng, sự hài hoà, thống nhất giữa hai cái đối lập, “cái nó” và “cái siêu tôi”- đó chính là sự thích ứng. Sự thích ứng chính là sự thoả mãn hợp lý trong những điều kiện xã hội nhất định của các bản năng tính dục. Sự phát triển “cái tôi” nhân cách là kết quả của sự thích ứng qua các giai đoạn khác nhau của đời sống cá thể.

Để có được sự thích ứng, tức có thể có sự cân bằng giữa “cái nó” và “cái siêu tôi” không đơn giản, vì thế con người cần đến những cơ chế mà Freud gọi là cơ chế phòng vệ. Có hàng loạt cơ chế phòng vệ trong đó chủ yếu là: dồn nén; phủ nhận; phóng chiếu; hợp lí hoá; giải toả; di chuyển; huyễn tưởng; thăng hoa. Các cơ chế phòng vệ cũng chính là các cơ chế thích ứng, cơ chế đảm bảo cho sự cân bằng của đời sống tinh thần.

Vì xuất phát từ cách nhìn sinh vật đối với nhân cách, S.Freund đã không thấy được bản chất xã hội-lịch sử của sự thích ứng ở con người.

Các đại diện tiêu biểu khác là Carl Jung (1875 - 1961), Fromm E. (1900- 1980), Erikson E. (1902-1994) xây dựng thuyết phân tâm học hiện đại, họ cho rằng “cái tôi” có vai trò quan trọng trong sự thích ứng cá nhân, là chủ thể của hành vi chứ không chỉ là phương thức thoả mãn “cái nó”.

Mặc dù bị phê phán nhiều, đặc biệt là quan điểm về vai trò của bản năng tình dục và xâm kích trong đời sống con người, các nhà phân tâm học vẫn được ghi nhận vì nhiều đóng góp - đã quan tâm đến việc giải thích bản chất, cơ chế của sự thích ứng tâm lý và cho rằng con người không phải là ngoại lệ sinh học, sự trưởng thành và phát triển của đứa trẻ là quá trình thích nghi sinh học và thích ứng tâm lý, đặc biệt phát hiện vai trò của vô thức, bản năng, xung đột tâm lý trong quá trình thích ứng, hậu quả của việc kém thích ứng và các cách giải toả những hậu quả này.

Quan điểm của tâm lí học hành vi về thích ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022