Kết luận trên có ý nghĩa khoa học giúp cho các nhà quản lý giáo dục tổ chức tốt các lớp học có nhiều thành phàn học sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều chưa có số liệu thống kê minh hoạ.
Năm 2002, “Academic incident reports since summer 2002 worldwide & country statstical report” (Các báo cáo về khó khăn trong học tập dựa trên báo cáo
thống kê trong nước và trên thế giới mùa hè năm 2002) của trường ĐH New
Mexico State cho thấy 169 sinh viên của trường đã từng theo học các chương trình hội nhập tại nước ngoài đều đã từng gặp các vấn đề khó khăn trong thích ứng học tập ở nước ngoài. Những khó khăn đó là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên, chương trình GD khác biệt, thời khóa biểu không phù hợp và việc đăng kí thi cử, việc tổ chức khóa học, việc đánh giá học tập, giảng viên không nhiệt tình…[].
Arbona,Consuelo, Bullington, Robin, Pisseco, Stewart, Poyrazly, Senel nghiên cứu “Adjustment issues of Turkish College students studying in the United States” (Các vấn đề thích ứng của sinh viên Thổ Nhỹ Kỳ du học tại Mỹ) trên 79 sinh viên Thỗ Nhĩ Kì đang học tại Mĩ về sự thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường. Các tác giả kết luận: Những sinh viên sử dụng tiếng Anh tốt hơn thì thích ứng tốt hơn, sinh viên đọc và nói tốt hơn thì thích ứng tốt hơn, sinh viên nhận học bổng của chính phủ Thỗ Nhĩ Kì thích ứng tốt hơn sinh viên không có học bổng của chính phủ trong hoạt động học tập và trong cuộc sống tại trường [].
Mary Eileen - Mattingly nghiên cứu trên 67 sinh viên của trường ĐH Loyola (New Orleans) về sự khác biệt trong việc thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường của sinh viên đến từ các trường tư và công lập, kết quả nghiên cứu cho thấy: không có sự khác biệt về mức độ thích ứng với hoạt động học tập giữa sinh viên đến từ các trường trung học tư thục và công lập với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này hơi nhỏ, chưa đủ để cho kết luận khách quan về nghiên cứu này [].
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu thích ứng hoạt động nghề
Để hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi cá nhân phải thâm nhập
Có thể bạn quan tâm!
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 1
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Thích Ứng Hoạt Động Nghề
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 5
- Thích Ứng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
vào hoạt động nghề nghiệp; phải lĩnh hội được những đòi hỏi và những yêu cầu của nghề trong điều kiện xã hội lịch sử cụ thể; phải không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nhờ đó hoạt động nghề nghiệp trở nên linh hoạt, nhanh chóng, nhạy bén. Tức là cá nhân phải thích ứng với nghề nghiệp. Như vậy, khi con người thích ứng với nghề, họ sẽ chủ động, tích cực trong công việc, an tâm phấn khởi, say mê, dồn hết tâm trí, khả năng của mình vào hoạt động, lúc này họ sẽ thực hiện công việc dễ dàng, khả năng sáng tạo lớn và hiệu suất lao động cao. Thính ứng nghề nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, vì thế trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp, chúng ta có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau:
Năm 1969, ở Liên Xô (cũ), giáo sư Ermolaeva E.A. khi nghiên cứu “Đặc
điểm của sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của người sinh viên tốt nghiệp
trường sư phạm” đã đưa ra khái niệm thích ứng và những chỉ số đặc trưng cho sự thích ứng nghề nghiệp ở người sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm. Theo bà: “Thích ứng nghề nghiệp là một quá trình thích nghi của người mới lao động với đặc điểm và điều kiện lao động trong tập thể nhất định”. Bà đưa ra bốn chỉ số khách quan và ba chỉ số chủ quan của sự thích ứng nghề nghiệp:
Bốn chỉ số khách quan: Chất lượng công việc; Trình độ tay nghề; Uy tín của cá nhân trong tập thể; Sự tuân thủ kỷ luật lao động.
Ba chỉ số chủ quan: Thái độ hài lòng với công việc; Điều kiện làm việc; Mối quan hệ với người khác trong tập thể.
Bà cũng chỉ ra được thời điểm mà sự thích ứng xuất hiện, đó là: “Khi làm quen với những điều kiện mới đó kéo theo những sự tiêu tốn sức lực nhất định”. Mặc dù chỉ nghiên cứu lĩnh vực thích ứng lao động, nhưng ý kiến của Ermolaeva
E.A. góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về sự thích ứng, nhất là vấn đề chỉ số của sự thích ứng [].
Năm 1979, Serbacov A.I. và Mudric A.V. nghiên cứu “Sự thích ứng nghề
nghiệp của người thầy giáo”. Các tác giả
có quan điểm về
thích
ứng gần với
Ermolaeva E.A., nhưng nhấn mạnh bản thân sự làm quen với điều kiện và đặc
điểm của hoạt động (lao động) cũng được xem như là quá trình thích ứng, “Thích ứng nghề nghiệp của người thầy giáo là quá trình thích nghi với những điều kiện thực tế của hoạt động sư phạm thể hiện ở nhà giáo dục trẻ khi mới vào công tác ở trường phổ thông”. Cũng trong qua trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp của người giáo viên, Serbacov A.I. và Mudric A.V. đã đi sâu phân tích yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả thích ứng nghề nghiệp [, tr.47].
Năm 1979, Golomostoc A.E. khi nghiên cứu về “Lựa chọn nghề nghiệp và
giáo dục nhân cách cho học sinh” cũng đề cập đến vấn đề nghề nghiệp. Tuy
nhiên ông không không dùng thuật ngữ “thích ứng” (aдаптация) mà dùng thuật ngữ “thích hợp” (пригодностъ) để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người đối với nghề nghiệp. Tác giả xem thích ứng là một quá trình nhận thức, hành động và đặc biệt nhấn mạnh đến mặt tình cảm của con người và quá trình thích hợp nghề nghiệp, vì tác giả coi sự thích hợp nghề nghiệp như một thuộc tính nhân cách của con người. Ông viết: "Sự thích ứng nghề nghiệp được thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động có kết quả, đồng thời thể hiện tình cảm thỏa mãn với công việc của mình" [, tr.25]. Ngoài ra A.E. Golomostoc còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới. Đồng thời ông cũng nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lý học hiện đại, tuy nhiên ông cũng chỉ đề cập đến vấn đề thích hợp nghề nghiệp nói chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể [].
Năm 1979, Pine G.J. thuộc đại học Boston nghiên cứu “Teacher adaptation of research findings” (Sự thích ứng của giáo viên trong nghiên cứu), kết quả nghiên cứu cho thấy, để thích ứng với hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên trước tiên
phải thích ứng được với những phương pháp giảng dạy rất thông thường; khi
thích ứng được với các phương pháp thông thường họ mới tự tin đổi mới phương pháp. Pine G.J. cho rằng, thích ứng của giáo viên với nghiên cứu khoa học, là một tiêu chí đánh giá sự phát triển nghề nghiệp; thích ứng của giáo viên với hoạt động nghiên cứu khoa học là một tiêu chí để đánh giá thích ứng nghề của giáo viên trong giai đoạn hiện nay [, tr.28].
Năm 1980, trong tạp chí “Những vấn đề tâm lý học” số 4, Krintreva A.A. đã trình bày những nghiên cứu của mình về những đặc điểm tâm lý của sự thích ứng đối với sản xuất ở những học sinh mới ra trường, ở trường Trung cấp kỹ thuật chuyên nghiệp và ở trường PTTH. Bà cho rằng: “Thích ứng là quá trình làm quen với sản xuất, là quá trình gia nhập dần với sản xuất”, đồng thời bà cũng đưa ra một số chỉ số đặc trưng của sự thích ứng nghề: Nhanh chóng nắm vững chuyên ngành sản xuất, các chuẩn mực kỹ thuật; Sự phát triển tay nghề; Vị thế xã hội của mình trong tập thể; Sự hài lòng với công việc [dẫn theo ].
Năm 1987, Ở Phần Lan, Vôlanen M.B. quan tâm đến vấn đề thích ứng
nghề nghiệp và tâm thế xã hội đối với việc làm của thanh niên. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy giữa việc học nghề và lao động nghề của thanh niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp có thể kéo dài đến 5-7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt sự kiện như thất nghiệp, những công việc tạm thời, thậm chí cả sự thay đổi ngành nghề. Volanen xem đây là giai đoạn thích ứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ thuộc vào việc ở giai đoạn này có diễn ra sự thích ứng nghề hay không [, tr.105].
Ở một khía cạnh khác, Holland đã nghiên cứu sự phù hợp của các hình thái, các kiểu nhân cách với những môi trường nghề nghiệp tương ứng. Đây là cơ sở cho công tác hướng nghiệp. Theo ông, sự phù hợp về tính cách với môi trường nghề tương ứng sẽ hạn chế rất nhiều những khó khăn mà con người gặp phải
trong công việc, nói khác đi, sự phù hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình thích nghề.
ứng
Năm 2001, trong bài viết “Adapting Vocational Psychology to Cope with
Change” (Thích
ứng tâm lý nghề
để đương đầu với mọi thay đổi), tác giả
Hesketh.B đã đề cập đến việc đào tạo công nghệ mới cho người lao động phải tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thích ứng công nghệ đó và hình thành được các kỹ năng cần thiết [, tr.203-212]. Bà cho rằng cần cho người lao động thích ứng với tâm lý nghề để họ sẵn sàng đương đầu với mọi thay đổi, không chỉ cung cấp cho
người lao động tri thức nghề mà điều rất quan trọng là hình thành kỹ năng nghề cho họ.
Năm 2006, Anna Kopeloviča, Leonards Žukovs thuộc Đại học Latvian nghiên cứu “Adaptation of Young Teachers at School” (Thích ứng của giáo viên trẻ tại trường) [].
Năm 2007, Shcheglova S. N. nghiên cứu “Characteristics of Schoolteachers'
Adaptation to the Values of computerization” (Các đặc trưng thích ứng của giáo
viên phổ thông đối với các giá trị của việc sử dụng máy tính), tác giả cho rằng thích ứng của giáo viên với những giá trị xã hội thông tin là phương pháp độc đáo đòi hỏi tính tích cực trong giảng dạy [, tr.33-42]. Công trình nghiên cứu của Shcheglova S.N. đã góp phần khẳng định đòi hỏi tất yếu của thế kỷ XXI đối với con người nói chung và giáo viên nói riêng. Muốn tồn tại, muốn cống hiến được tốt trong hoạt động nghề nghiệp của mình người giáo viên phải thích ứng với sự biến đổi của xã hội, cụ thể là thích ứng với công nghệ thông tin.
Năm 2008, trong Cẩm nang Tâm lý học do Cartwright & Cooper S.C biên soạn được ấn hành tại Đại học Oxford, Hesketh. B & Griffin. B biên soạn chương: “Selection and training for work adjustment and adaptability” (Sự lựa chọn và đào tạo đối với sự thích ứng công việc). Trong chương này, các tác giả đề cập đến việc lựa chọn và đào tạo nghề phải chú ý tới khả năng thích nghi của con người và yêu cầu của xã hội [].
Từ các nghiên cứu trên của các tác giả, chúng tôi thấy các tác giả đã đề cập đến khái niệm thích ứng nghề nghiệp, các yếu tố chủ quan, khách quan và những chỉ số đặc trưng cho thích ứng nghề nghiệp. Các tác giả đều có xu hướng cho rằng, thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích nghi với những đặc điểm lao động và điều kiện của quá trình lao động; thích ứng nghề nghiệp là quá trình nhận thức và hành động, trong quá trình đó con người nảy sinh tình cảm đối với nghề.
Mặc dù không được quan tâm nghiên cứu nhiều như một số vấn đề khác trong lĩnh vực thích ứng, song trên thế giới cũng đã có những công trình gián tiếp
đề cập vấn đề thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Sau đây là một số công trình:
Năm 1985, Zimi P.V., Konđakôp M.I. và Saxerđôtôp N.I. trong “Những vấn đề quản lý trường học” đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo công tác giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, đồng thời xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng [, tr.28].
Năm 1979, Jaxapob đã nghiên cứu "Tổ chức lao động của hiệu trưởng" và đề ra một số yêu cầu quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông trong việc phân công nhiệm vụ giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Jaxapob đưa ra nhận định: “Hiệu trưởng chính là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý nhà trường, đặc biệt với công tác quản lý hoạt động dạy học” [, tr.16].
Năm 1984, Xukhomlinxki V.A. nghiên cứu "Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng trường phổ thông" đặc biệt chú trọng sự trao đổi giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để tìm ra biện pháp quản lý tốt nhất. Tác giả cho rằng: “Trong những cuộc trao đổi này như đòn bẩy, đã nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm” [, tr.17].
Ngoài ra, V.A.Xukhomlinxki còn khẳng định việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người hiệu trưởng [, tr.24]. Tác giả cũng nêu rõ tầm quan trọng, đồng thời chỉ ra thực trạng yếu kém của biện pháp dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy, mặc dù việc dự giờ và góp ý tiết dạy hiệu trưởng vẫn thực hiện thường xuyên [, tr.28].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu thích ứng trong nước
Từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, vấn đề thích ứng, đặc biệt là thích ứng học tập, bắt đầu thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều nhà tâm lí học, xã hội học và giáo dục học. Bằng chứng của sự quan tâm lớn này là khối lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu dành cho vấn đề thích ứng.
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng trong quá trình đào tạo nghề
Năm 1996, luận án tiến sĩ của Đỗ Mạnh Tôn “Nghiên cứu thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên trường Sỹ quan quân đội”, kết quả nghiên cứu cho thấy thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên trường Sỹ quan quân đội phụ thuộc vào động cơ học tập và xu hướng nghề nghiệp quân sự [].
Năm 2000, Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Minh Huyền nghiên cứu về phát triển khả năng thích ứng với hình thức hoạt động giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên [, tr.24]. Các tác giả đã thử nghiệm và kết luận biện pháp tác động: Cung cấp hiểu biết lý luận cho sinh viên về tình huống sư phạm, rèn cho sinh viên kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm có thể nâng cao thích ứng với hình thức hoạt động giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên.
Năm 2002, Dương Thị Thoan nghiên cứu “Phát triển khả năng thích ứng với hình thức hoạt động tiếp xúc học sinh lớp chủ nhiệm trong thực tập sư phạm” [].
Năm 2002, Lê Ngọc Lan công bố kết quả nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt động thực hành môn học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội”. Tác giả kết luận: Thích ứng là một cấu trúc tâm lý gồm hai yếu tố: Nắm được các phương thức hành vi thích hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và hoạt động; hình thành những cấu tạo tâm lý mới tạo nên tính chủ thể của hành vi và hoạt động.
Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau giúp con người điều chỉnh được hệ
thống thái độ, hành vi hiện có, hình thành được hệ thống thái độ, hành vi mới phù
hợp với môi trường đã thay đổi. Thích ứng với cuộc sống và hoạt động ở môi
trường mới có nhiều yêu cầu cao hơn, là một quá trình lâu dài. Tốc độ và kết quả của quá trình đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, vào ý thức và khả năng của mỗi sinh viên. Tác giả kiến nghị, cần xây dựng cho người học phương pháp học tập phù hợp với chương trình học mới để giúp họ thích ứng tốt hơn với học tập ở trường đại học. Đây là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tác giả đã chỉ ra được các thành phần tâm lý của thích ứng và các yếu tố chi phối thích ứng với học tập ở trường đại học [].
Năm 2003, Nguyễn Xuân Thức thử nghiệm biện pháp nâng cao sự thích ứng với hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông của sinh viên sư phạm [, tr.25-28] và đi đến kết luận: Việc cung cấp cho sinh viên hiểu biết về quy trình và kỹ năng tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông là biện pháp khả thi để nâng cao sự thích ứng của sinh viên với loại hình thực tập giáo dục-tổ chức ngoại khóa cho học sinh.
Năm 2003, Nguyễn Thạc nghiên cứu sự thích ứng đối với hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 1. Tác giả cho rằng: sinh viên chưa thích ứng được với việc học tại trường là do trình độ học lực, do chưa quen với phương pháp học tập mới và cách giảng của giáo viên, do thay đổi môi trường học tập [, tr.21-24].
Trong 2 năm học 2002 - 2003 và 2003 - 2004, nhằm mục đích định hướng cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Nguyễn Xuân Thức đã tiến hành nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ĐHSP Hà Nội trên ba mặt: nhận
thức về
các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thái độ
đối với việc rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm và hành vi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kết quả
nghiên cứu đưa tác giả đến kết luận rằng, nhìn chung, tất cả các sinh viên đều thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhưng mức độ thích ứng không cao, chỉ ở mức trung bình và khá; hơn nữa, sự thích ứng của sinh viên là không đồng đều trên các mặt được nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên. Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm: sự thiếu hiểu biết, chưa thấy đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của nội dung hoạt động, hạn chế của cá nhân, thiếu hứng thú, thiếu thời gian và các điều kiện khác, và cuối cùng là sự thiếu nỗ lực của sinh viên. Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm: sự tổ chức chưa thường xuyên, công tác tổ chức lớp chưa tốt, những nguyên nhân từ phía giáo viên hướng dẫn và cuối cùng là điều kiện về cơ sở vật chất [, tr.46-48].