Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 2


trưởng tiểu học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao mức độ thích ứng hoạt động quản lý dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.

Xuất phát từ

những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:

"Mức độ

thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học".

2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của

hiệu trưởng trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng của

hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

3. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 2

Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Khách thể điều tra khảo sát thực trạng: 173 hiệu trưởng tiểu học có thâm

niên làm hiệu trưởng dưới 10 năm; 156 người cán bộ quản lý (hiệu phó, tổ

trưởng, chủ tịch công đoàn) và giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Nghệ An.

- Khách thể thực nghiệm: 27 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 5 năm.

3.3. Giới hạn nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

- Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Nghệ An có thâm niên hiệu trưởng dưới 10 năm.

- Nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học gồm ba nội dung: quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh và quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học. Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học đối với quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.


4. Giả thuyết khoa học

- Mức độ chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi đáp ứng yêu cầu quản lý dạy học là chưa cao, dẫn đến thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của các hiệu trưởng tập trung ở mức trung bình. Có sự khác biệt về mức độ và biểu hiện thích ứng hoạt động quản lý dạy học ở các hiệu trưởng có thâm niên quản lý khác nhau, giới tính khác nhau.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau, trong đó có ảnh hưởng nhiều nhất là kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học và ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học.

- Cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học và tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý dạy học cho hiệu trưởng tiểu học thì hiệu trưởng tiểu học sẽ nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Làm rõ các khái niệm công cụ: thích ứng, hoạt động quản lý dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý dạy học, biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

5.2. Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ thích ứng đối với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học .

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận

Việc nghiên cứu được tiến hành theo các nguyên tắc tiếp cận sau đây:

- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: xem sự thích ứng như một phẩm chất tâm lý được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động. Nghiên cứu thích ứng


với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học phải thông qua thực tiễn hoạt động quản lý dạy học của người hiệu trưởng tiểu học.

- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu (thích ứng hoạt động quản lý dạy học) với tư cách là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các thành tố (nhận thức, thái độ, hành vi) có liên quan với nhau, quy định lẫn nhau, đồng thời nghiên cứu sự thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study)

- Phương pháp trắc đạc xã hội học (Sociometrie)

- Phương pháp giải quyết bài tập tình huống

- Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm

- Phương pháp kiểm tra độ tin cậy các con số phần trăm của Rolfludwic

- Phương pháp thống kê toán học

7. Đóng góp mới của đề tài

7.1. Về mặt lý luận: Nghiên cứu lý luận về thích ứng với hoạt động quản lý (đặc biệt là nghiên cứu sâu về thích ứng với hoạt động quản lý dạy học) trên

thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng chưa nhiều. Luận án đã góp phần làm

sáng tỏ một số khía cạnh lý luận tâm lý học về thích ứng, quản lý dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, các biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học cùng các yếu tố ảnh hưởng tới nó.


7.2. Về mặt thực tiễn, luận án đã xác định được thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

7.3. Luận án cũng đã đề xuất và tổ chức thực nghiệm có kết quả biện pháp tác động tâm lý sư phạm “Cung cấp tri thức về hoạt động quản lý dạy học và tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng Tiểu học-rèn luyện các kỹ năng quản lý dạy học”- trong việc nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Biện pháp này có thể áp dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng quản lý dạy học trong nhà trường tiểu học.

8. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận tâm lý học về thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu mức độ thích ứng với họa động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay, vấn đề thích ứng tâm lý đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cập một cách hệ thống toàn bộ các công trình nghiên cứu về sự thích ứng. Trong phần tổng quan,

chúng tôi trình bày những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo hai

hướng: Các công trình nghiên cứu thích ứng trong quá trình đào tạo nghề; các đề tài nghiên cứu thích ứng hoạt động nghề. Thích ứng với hoạt động quản lý hoạt động của hiệu trưởng được xem là thích ứng nghề.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu thích ứng trên thế giới

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng trong quá trình đào tạo nghề

Năm 1956, trong cuốn “Colonial Students” (Sinh viên nước thuộc địa), Carey A.T nghiên cứu sự thích ứng với quá trình học tập của sinh viên nước ngoài trong môi trường văn hóa mới, đã phân tích quá trình thích ứng với nền văn hoá Anh của sinh viên các nước thuộc địa (chủ yếu là từ các nước châu Phi và châu Á) đến Anh học tập. Trong phân tích của mình, Carey A.T chú ý nhiều đến những kỳ vọng của sinh viên, những khó khăn gắn liền với cuộc sống sinh viên mà họ phải đối mặt và thái độ của sinh viên Anh đối với họ [].

Năm 1957, ba nhà tâm lí học xã hội là Hopkins J, Malleson N.và Sarnoff I. nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với quan hệ bạn bè khác giới của

sinh viên nước ngoài học tập ở London và đưa ra kết luận thú vị nhưng gây

nhiều tranh cãi, rằng 62,7% sinh viên có bạn khác giới đạt kết quả học tập tốt (vượt qua các kỳ thi), trong khi con số này ở sinh viên không có bạn khác giới chỉ là 37,3%; còn về tỉ lệ sinh viên học kém thì 31,6% số sinh viên có bạn khác giới có kết quả học tập kém trong khi con số này ở nhóm sinh viên không có bạn khác giới lên đến 68,4% [, tr.25-36].


Năm 1963, Andreeva DA.tiếp cận vấn đề thích ứng theo quan niệm nhân cách, coi thích ứng là một vấn đề của nhân cách: “Có thể xem thích ứng là một quá trình xây dựng chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách”. Theo bà, thích ứng tâm lý khác biệt về chất so với thích nghi sinh học, là một quá trình thích nghi đặt biệt của con người với tư cách là chủ thể tích cực thâm nhập vào những điều kiện sống mới. Khái niệm thích ứng học tập vì vậy được dùng với ý nghĩa là quá trình tự học của sinh viên” [dẫn theo ].

Năm 1963, trong một nghiên cứu của mình, Singh A. K. [, tr.117] chỉ ra 3 nhóm vấn đề mà sinh viên Ấn Độ học ở Anh phải đối mặt, đó là những vấn đề về cảm xúc, học tập và thích ứng. Ông kết luận: "Nghiên cứu cho thấy sẽ là sai lầm nếu cho rằng sinh viên Ấn Độ là nhóm ít phân hoá. Sự thích ứng của họ với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như xã hội, cá nhân và học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết là địa vị xã hội, lứa tuổi, phẩm chất cá nhân, cấp học, loại trường và thời hạn cư trú".

Năm 1968, Arkoff A. trong tác phẩm “Adjustmant and mental health” (Thích

ứng và sức khoẻ tinh thần) [] công bố công trình nghiên cứu của mình về sự thích

ứng tâm lý, bao gồm cả sự thích ứng học tập của học sinh và sinh viên. Theo

Arkoff A., sự thích ứng nói chung của con người gồm các chỉ số sau: Hạnh phúc, sự hài hòa, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, sự độc lập với môi trường.

Năm 1970, các nhà tâm lý học trường Đại học Tomsk (Liên Xô) đã tiến hành nghiên cứu thực trạng kỹ năng học tập của sinh viên, nhằm tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp họ nhanh chóng thích ứng với quá trình học tập và đạt kết quả học tập cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng học tập của sinh viên còn nhiều mặt yếu. Các tác giả đã tiến hành giảng dạy các chuyên đề cho sinh viên về cách nghe và ghi bài giảng trên lớp, cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, cách chuẩn bị một đề cương xemina… Việc tổ chức dạy học cho sinh viên theo các chuyên đề kết hợp giảng bài, thảo luận tập thể và tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành có hướng dẫn của giáo viên đã đem lại kết quả tốt, trong thời gian


ngắn sinh viên đã thay đổi phương pháp học và tr.324].

đạt kết quả học tập cao hơn [,

Cũng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng làm việc, một công trình khác của

trường Đại học Sư

phạm BaCu (Adecbaidan

- Liên Xô) “Những cơ

sở của

phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội ở đại học” đã nghiên cứu thực trạng kỹ năng làm việc ở thư viện của sinh viên năm thứ hai. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: đa số sinh viên chưa thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện (Có 82% sinh viên không biết về các tài liệu giới thiệu sách báo chuyên môn, 46% sinh viên không có thói quen học tập ở thư viện thường kỳ, 64% sinh viên không biết cấu trúc các loại thư mục của thư viện và 100% sinh viên không hiểu các ký hiệu của tài liệu ghi trên phích tra cứu thư mục…). Để giúp sinh viên thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện, các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn cho họ nắm vững cấu trúc thư mục, cách lựa chọn sách để đọc và cách tìm sách tại thư viện [, tr.324-325].

Năm 1970, Anumonye A. [] tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh và đưa ra hàng loạt nguyên nhân gây cảm xúc hẫng hụt ở sinh viên châu Phi trong quá trình học tập ở Anh, nhất là ở thời kỳ đầu. Ông phát hiện ra những nguyên nhân tất yếu và những nguyên nhân không tất yếu của sự hẫng hụt. Trong số này, những nguyên nhân từ văn hóa chiếm một tỷ lệ lớn. Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh viên châu Phi gặp càng nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống và học tập tại Anh. Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ.

Năm 1973, Retzke R. (Đức) tìm hiểu đặc trưng của hoạt động học ở đại học và những kỹ năng mà sinh viên phải chú ý. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về làm quen với hoạt động học của sinh viên [].

Năm 1979, N.I. Inanôv, A.V Clêrêmôv nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kim loại - Mỏ mang tên G.I. Nôsôva. Nghiên cứu khẳng định: “thích ứng là một quá trình phức tạp và nhiều mặt. Thích ứng nhanh hay chậm đối với việc học tập ở trường đại học có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập” [, tr.171-188]. Từ đó, khi bàn về thích ứng học tập các tác giả đã đưa ra


hai loại thích ứng học tập: Thích ứng ban đầu trong thời gian mới nhập học và thích ứng khoa học nói chung.

Năm 1990, B.P. Allen ở Đại học Tổng hợp California (Mỹ) cho rằng: sinh viên muốn thích ứng với việc học tập ở trường đại học phải hình thành các kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; kỹ năng học tập (ghi bài, đọc sách, chuẩn bị và tiến hành thi…); kỹ năng chế ngự cảm xúc tiêu cực để vượt qua khó khăn trong học tập, thi cử; kỹ năng chủ động lựa chọn các hình thức học tập và kỹ năng hình thành các thói quen hành vi nghề nghiệp [].

Năm 1994, L.J. Nason (Mỹ) trong tác phẩm “Học thế nào cho tốt” đã nghiên cứu 2 kỹ năng quan trọng đối với hoạt động học của sinh viên là chuẩn bị nghe giảng và làm việc độc lập với sách. Theo ông, cần phân chia kỹ năng thành nhiều giai đoạn khác nhau tương ứng với các nhiệm vụ cụ thể để giúp sinh viên có thêm tri thức bổ ích hoàn thiện cách học và nâng cao chất lượng học tập [].

Matthew J.Cook trong “An explororatory study of learning styles as a predictor of college acedamic adjustment” (Một nghiên cứu khảo sát phong cách học tập như là một công cụ dự báo sự thích ứng học ở trường đại học) đã nghiên cứu phong cách học của sinh viên năm thứ nhất và kết quả học tập học kì 1 để đánh giá ảnh hưởng của phong cách học tập của sinh viên tới việc thích ứng học tập của sinh viên.Tác giả kết luận: sinh viên nữ thích ứng học tập tốt hơn sinh viên nam. Sinh viên có phong cách học trầm ngâm gặp khó khăn hơn sinh viên ưa hoạt động, tích cực trong học tập và có thể căn cứ vào phong cách học tập để dự báo việc thích ứng với hoạt động học tập tại trường của sinh viên [].

Năm 1999, Chritabel Zhang trong “Valuing cultural diversty in student learning: the academic adjustment experiences of international Chinese student” (Đánh giá sự đa dạng văn hóa trong hoạt động học của sinh viên: Sự thích ứng học tập của sinh viên Trung quốc ở nước ngoài) đã nghiên cứu sự thích ứng học tập của sinh viên Trung Quốc du học tại Australia chỉ ra rằng những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự thích ứng học tập của những sinh viên này là ngôn ngữ, phương pháp dạy học, bản chất mối quan hệ tương tác giữa người học với người học khi xây dựng nền tảng cho bậc học cao hơn [].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022