Phân Tích Thực Trạng Các Biểu Hiện Mức Độ Thích Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học


trường như công việc nhà mình, làm hết mình vì tập thể cho nên được giáo viên trong trường ủng hộ” (trích biên bản phỏng vấn ngày 22/3/2011).

* So sánh đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH theo các biến số:

- Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng trường tiểu học có sự khác biệt như thế nào theo giới tính, thâm niên quản lý (ở luận án chúng tôi phân loại thâm niên quản lý dưới 5 năm và 5-10 năm) và đặc biệt kết quả tự đánh giá có khác biệt so với CBQL và giáo viên dưới quyền quản lý của hiệu trưởng đánh giá như thế nào? Cũng qua bảng 3.2, kết quả cho thấy:

+ So sánh theo gii tính: hiệu trưởng tiểu học là nam giới đánh giá mức độ thích ứng của mình cao hơn nữ giới, thể hiện điểm trung bình chung của hiệu


trưởng là nam với X =1,59 so với hiệu trưởng nữ X =1,70, sự khác biệt có ý nghĩa

về mặt thống kê, cả 4 biểu hiện của sự thích ứng chiếm 100% các biểu hiện tự đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng nam đều cao hơn nữ. Ở đây sắc thái giới tính đã tạo nên sự tự khác biệt trong mức độ thích ứng. Sự khác biệt rõ nhất trong các biểu hiện là Mức độ hài lòng với hoạt động


QLDH, hiệu trưởng nam X =1,64 và hiệu trưởng nữ X =1,76, tự đánh giá về Kỹ


năng QLDH của hiệu trưởng nam X =1,62 và hiệu trưởng nữ X =1,73.

Tại sao như vậy? Chúng tôi đã phỏng vấn một số hiệu trưởng tiểu học về vấn đề này. Khi được hỏi: “Có người cho rằng, hiệu trưởng là nam giới có mức

độ thích ứng cao hơn so với hiệu trưởng là nữ giới trong hoạt động QLDH ở

trường tiểu học, đồng chí có đồng ý với quan điểm này không?”, cô N.T.T, hiệu trưởng trường tiểu học D.H (thâm niên hiệu trưởng 5 năm, lập gia đình 13 năm, có 2 con) đã trả lời: “Hiệu trưởng là nam giới ngoài thời gian ở trường họ có nhiều thời gian chơi thể thao, văn nghệ, quan hệ giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp… nên họ được chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm quản lý, họ thuận lợi rất nhiều trong quản lý, bởi thế thích ứng nhanh cũng là điều dễ hiểu, như phụ nữ chúng


tôi, ngoài đảm nhận công việc quản lý ở trường, chúng tôi phải làm bao nhiêu việc “bà chằn” ở nhà, nên bị hạn chế nhiều lắm”.

Khi được hỏi về mức độ thích ứng của hiệu trưởng với hoạt động QLDH ở trường tiểu học, “Qua số liệu thống kê hiệu trưởng là nam giới tự đánh giá về mức độ thích ứng của họ với hoạt động QLDH cao hơn hiệu trưởng là nữ giới,

theo đồng chí tại sao lại như vậy?”, thầy L.V.H, hiệu trưởng trường H.T, thâm

niên hiệu trưởng 7 năm, trả

lời:

“Các hiệu trưởng nữ thường chỉnh chu trong

công việc quản lý và khá cầu toàn, hoạt động thế nào họ cũng thấy chưa thỏa mãn, trong khi đàn ông chúng tôi lại ít khắt khe với mình hơn (cười) nên hiệu

trưởng nam tự

đánh giá về mức độ thích

ứng của họ với hoạt động QLDH ở

trường tiểu học thường cao hơn hiệu trưởng nữ”.

+ So sánh theo thâm niên qun lý: Nhìn tổng thể ở cả 4 biểu hiện của sự thích ứng cho thấy các hiệu trưởng tiểu học có thâm niên cao hơn (>5 năm) đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH tốt hơn hiệu trưởng tiểu học có thâm

niên dưới 5 năm, thể hiện


X =1,60 so với


X =1,68, và ở tất cả các biểu hiện đều

có mức độ chênh lệch như vậy, mức độ khác biệt cao nhất là đánh giá Mức độ hài


lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng có thâm niên quản lý trên 5 năm X


=1,61 so với hiệu trưởng có thâm niên quản lý dưới 5 năm

X =1,75; Kỹ

năng


QLDH có X =1,60 so với X =1,71.

Điều này giải thích được do các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng cơ bản là: Thâm niên quản lý sẽ tạo ra cho người hiệu trưởng tiểu học vốn tri thức, kinh nghiệm nhiều, tay nghề quản lý tức là các kỹ năng QLDH, kỹ năng xử lý các tình huống dạy học cao hơn, cách ứng xử phù hợp hơn nên sẽ động viên giáo viên tham gia có hiệu quả hoạt động dạy học, từ đó tạo ra ảnh hưởng của thâm niên quản lý đối với mức độ thích ứng QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

Qua quan sát 2 hiệu trưởng sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học ở hai trường tiểu học sau khi đi dự hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học”, chúng tôi đã thấy được sự khác biệt trong tổ chức hoạt


động. Hiệu trưởng N.V.T (thâm niên quản lý 3 năm) dùng máy chiếu trình bày những vấn đề mà cô vừa có được sau khi tham dự hội thảo, đồng thời cô chia sẻ những hiểu biết của cô qua kinh nghiệm giảng dạy và qua nghiên cứu tài liệu. Có

thể nói N.V.T đã đưa đến cho hội đồng nhà trường một buổi thuyết trình với

nhiều kiến thức bổ ích. Khác với N.V.T, hiệu trưởng N.T.N (thâm niên quản lý 10 năm) giao nhiệm vụ chủ trì cho hiệu phó phụ trách chuyên môn, với yêu cầu các giáo viên phải có sự chuẩn bị trước ở nhà những nội dung về đổi mới phương pháp dạy học. Trong buổi sinh hoạt, hiệu phó yêu cầu các giáo viên trình bày kinh nghiệm cá nhân trong giảng dạy, cách thức triển khai bài giảng phát huy tính tích cực của học sinh, sau đó giáo viên thảo luận, hiệu trưởng, hiệu phó cũng tham gia đóng góp ý kiến như các giáo viên khác. Cuộc thảo luận rất sôi nổi do giáo viên có rất nhiều ý kiến, thậm chí có lúc trở nên gay gắt do có cả những ý kiến trái chiều. Lúc này, hiệu trưởng N.T.N mới chia sẻ những kiến thức ông thu thập được sau hội thảo. Cuối cùng là tổng kết của hiệu phó-người chủ trì buổi sinh hoạt.

Qua 2 cuộc sinh hoạt chuyên môn do ở hai trường tiểu học về chuyên đề

“Đổi mới phương pháp dạy học

ở trường tiểu học”

cho thấy có sự

khác biệt

trong hoạt động của hai hiệu trưởng tiểu học có thâm niên quản lý khác nhau. Cách trình bày dưới dạng thuyết trình của hiệu trưởng N.V.T tuy cung cấp cho người nghe nhiều kiến thức bổ ích nhưng vẫn có hạn chế trong phát huy tính tích cực của người tham gia cuộc họp, dẫn đến sự thiếu thuyết phục khi nói về dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm.

Trao đổi thêm với hiệu trưởng N.T.N, ông cho biết, “thực chất giáo viên

hiện nay nói chung hầu hết đã ít nhiều tiếp cận với đổi mới phương pháp dạy học, từng triển khai và có những kinh nghiệm nhất định, để họ nói ra những điều họ đã làm được, những điều họ trăn trở, những điều họ muốn chia sẻ, những điều họ cần được giải đáp, đó mới là việc làm thiết thực, có ý nghĩa. Bên cạnh đó mỗi giáo viên dạy lớp khác nhau, môn học khác nhau lại có những ứng dụng khác nhau, chỉ có một mình cái đầu của mình thôi làm sao sát thực tế bằng các thầy cô ấy chứ”. Ngay trong cách quản lý và tổ chức cuộc họp của hiệu trưởng N.T.N


cũng thể hiện phương pháp quản lý mới, lấy nhân viên làm trung tâm, ông cũng là một tấm gương trong đổi mới phương pháp.

+ So sánh theo các ý kiến đánh giá khác: có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo viên trong trường về mức độ

thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý, thể hiện đánh giá) và 1,64 (đánh giá của CBQL và giáo viên trong trường).


X =1,65 (tự

* Thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học (qua giải quyết bài tập tình huống)

Để đánh giá thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng, bên cạnh sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu thông qua việc tổ chức cho các hiệu trưởng giải các bài tập tình huống QLDH. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học

thể hiện qua giải quyết bài tập tình huống QLDH


STT

Các tình huống

Kết quả

X

Thứ bậc

1

Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học

1,63

3

2

Hiểu biết về chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học

1,54

1

3

Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học

1,71

4

4

Hiểu biết về các kỹ năng quản lý

1,62

2

Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH

1,63

2

5

Hứng thú với hoạt động QLDH

1,78

2

6

Thích sáng tạo trong hoạt động QLDH

1,87

3

7

Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý

1,56

1

Sự hài lòng của hiệu trưởng với hoạt động QLDH

1,73

3

8

Kỹ năng lập kế hoạch dạy học

1,69

2

9

Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học

1,63

1

10

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

1,76

3

11

Kỹ năng xử lý các tình huống dạy học

1,87

4

Kỹ năng quản lý QLDH của hiệu trưởng tiểu học

1,74

4

12

Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới

1,64

3

13

Sự quý trọng của cấp dưới

1,60

1

14

Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới

1,63

2

Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu

1,62

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 13


học



Thích ứng với hoạt động QLDH


X =1,68

Nhn xét: Sự thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH thể


hiện qua giải bài tập tình huống đạt mức trung bình (với X =1,68).

Kết quả giải bài tập tình huống của các hiệu trưởng tiểu học ở từng biểu hiện như sau: Biểu hiện cao nhất là Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với


hiệu trưởng tiểu học ( X =1,62, xếp thứ bậc 1/4), tiếp đó là Hiểu biết hoạt động

QLDH ( X =1,63, xếp thứ bậc 2/4), Sự hài lòng của hiệu trưởng với hoạt động QLDH và Kỹ năng quản lý QLDH đạt mức độ tương đối thấp ( X =1,73 và 1,74).

Kết quả tìm hiểu thực trạng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thông qua giải quyết các bài tập tình huống tương đối phù hợp


với kết quả điều tra bằng phiếu hỏi ( X =1,65). Vì vậy chúng tôi có thể rút ra kết luận: kết quả giải quyết bài tập tình huống và kết quả tự đánh giá bằng phiếu hỏi của hiệu trưởng tiểu học về sự thích ứng với hoạt động QLDH là phù hợp với nhau-khẳng định mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ trung bình.

3.2. Phân tích thực trạng các biểu hiện mức độ thích quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

ứng với hoạt động

3.2.1. Mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động quản lý dạy học

Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện trước hết ở hiểu biết của hiệu trưởng về hoạt động QLDH. Chúng tôi tìm hiểu hiểu

biết của hiệu trưởng về vai trò của hiệu trưởng tiểu học trong quản lý nhà

trường, hiểu biết về các chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, kết quả thu được ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Mức độ hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học



Hiểu biết về HĐ QLDH

Hiệu trưởng tự đánh giá

Người khác đánh giá

Hiệu trưởng và người khác


đánh giá

Giới tính


Thâm niên


Chung

Nam

Nữ

ĐLC

<5

năm

>5

năm

ĐLC


X

ĐLC


X

ĐLC


X

ĐLC

1

1,64

1,63

.000

1,66

1,59

.152

1,64

.361

1,46

.342

1,55

.317

2

1,48

1,57

.049

1,54

1,46

.931

1,52

.233

1,55

.365

1,54

.308

3

1,67

1,73

.029

1,72

1,67

.366

1,70

.251

1,67

.402

1,68

.337

4

1,53

1,74

.219

1,68

1,55

.231

1,64

.243

1,67

.423

1,66

.347

Chung

1,58

1,66

.000

1,65

1,57

.164

1,62

.196

1,59

.294

1,60

.252

Ghi chú: 1. Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học trong quản lý nhà trường

2. Hiểu biết về các chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học

3. Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học

4. Hiểu biết về các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học

Nhận xét:

- Chúng tôi tìm hiểu hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học trên các mặt:: Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học trong quản lý nhà trường, về chức năng QLDH, nội dung QLDH và các kỹ năng QLDH. Đánh giá chung mức độ hiểu biết của người hiệu trưởng về các nội dung trên là ở mức độ trung bình cao, thể hiện

điểm trung bình chung của các biểu hiện X =1,60 (1,43≤TB≤1,81, ĐLC=.252).

Mức độ hiểu biết không đồng đều đối với các khía cạnh của hiểu biết và theo mức độ thứ bậc: Hiểu biết nhiều nhất mà người hiệu trưởng tự đánh giá là


Hiểu biết về các chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học ( X =1,54, xếp thứ bậc 1/4); Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học trong quản lý nhà trường (


X =1,55, thứ bậc 2/4); Hiểu biết về các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học


( X =1,66, thứ

bậc 3/4); Cuối cùng là

Hiểu biết về

nội dung QLDH của hiệu


trưởng tiểu học ( X =1,68, thứ bậc 4/4).

- Tại sao có thực trạng thứ bậc hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học như vậy? Qua khảo sát nghiên cứu bằng các phương pháp định tính phỏng vấn sâu,


quan sát có thể thấy lý do sau: một là, chức năng QLDH chính là nội dung quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học, hoạt động quản lý mà tất cả người hiệu trưởng tiểu học đều phải rõ mới làm được, đó là lập kế hoạch dạy học, Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học; hai là, đây chính là công việc hàng năm, hàng tháng và hàng ngày người hiệu trưởng tiểu học phải tiến hành, và ba là, chức năng QLDH và hiểu biết về chức năng QLDH là phương tiện, công cụ quản lý cơ bản của người hiệu trưởng tiểu học.

- Nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học cũng được hiệu trưởng tự đánh giá ở mức độ trung bình và ở mức thấp hơn các biểu hiện khác vì nội dung QLDH rất đa dạng bao gồm quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của học sinh; quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học, hiểu biết này đòi hỏi phải có sự tích lũy về mặt thời gian; mặt khác cùng QLDH nhiều chủ thể quản lý và quản lý của hiệu trưởng ở tầm vĩ mô so với tổ trưởng chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp quản lý.

Quan sát một số cuộc họp mà các hiệu trưởng điều hành trường cũng

khẳng định nhận định trên. Như quan sát một buổi hiệu trưởng N.T.H (trường tiểu học D.T) phổ biến về công tác lập kế hoạch dạy học cho cán bộ quản lý trong trường trên các tiêu chí: Mức độ đầy đủ của các bước; Mức độ chính xác, nắm chắc các bước; Mức độ vận dụng để lập kế hoạch hiệu quả, kết quả thu được ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Quan sát hiệu trưởng tiểu học điều hành cuộc họp


STT

Các bước lập kế hoạch


X

Thứ bậc

1

Xác định mục tiêu, yêu cầu dạy học

1,63

3

2

Xác định nội dung chi tiết công việc

1,58

1

3

Xác định trách nhiệm cách thức tổ chức công việc

1,70

4

4

Xác định nguồn lực và tiến độ thực hiện

1,61

2

5

Các chỉ báo đánh giá

1,72

5

Chung


X =1,64


Kết quả quan sát cho thấy hiểu biết về kỹ năng quản lý lập kế hoạch dạy học của hiệu trưởng N.T.H khá tốt (trung bình cao), thể hiện: đã nêu được đầy đủ các bước trong lập kế hoạch dạy học, thể hiện đã nắm tương đối chắc các bước khi phân tích yêu cầu các bước tuy nhiên chưa chỉ rõ được mức độ vận dụng để lập kế hoạch cụ thể, chưa có dẫn chứng minh họa nên tính thuyết phục chưa cao. (trích biên bản quan sát ngày 28/9/2011)

* Sự khác biệt trong đánh giá mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH theo các biến số:

+ So sánh theo gii tính: So sánh giữa đánh giá của hiệu trưởng nữ và hiệu trưởng nam chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt, hiệu trưởng nam tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình cao hơn hiệu trưởng nữ, thể hiện điểm trung bình chung


của hiệu trưởng nam là X =1,58 so với hiệu trưởng nữ X =1,66, (ĐLC=.000). 3/4

biểu hiện của sự hiểu biết, chiếm 75% các biểu hiện tự đánh giá mức độ hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng nam cao hơn hiệu trưởng nữ, đó là Hiểu biết về các chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học và Hiểu biết về các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học (đánh giá của hiệu trưởng nam có điểm trung bình lần lượt


là 1,48; 1,67; 1,53 so với đánh giá của hiệu trưởng nữ có X là 1,57; 1,73; 1,74).

Riêng Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học trong quản lý nhà trường,


hiệu trưởng nam tự đánh giá thấp hơn so với hiệu trưởng nữ ( X =1,64 so với X

=1,63), tuy nhiên sự khác biệt không lớn.

+ So sánh theo thâm niên làm qun lí: Nhìn tổng thể bảng 3.4 cho thấy các hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên cao hơn (>5 năm) đánh giá mức độ hiểu biết về hoạt động QLDH tốt hơn hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên dưới 5 năm, thể

hiện


X =1,57 so với


X =1,65, và ở tất cả các biểu hiện đều có mức độ chênh lệch

như vậy, mức độ khác biệt cao nhất là đánh giá Hiểu biết về các kỹ năng QLDH


của hiệu trưởng có thâm niên quản lý trên 5 năm X =1,55 so với hiệu trưởng có


thâm niên quản lý dưới 5 năm X =1,68.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022