trưởng tiểu học N.Đ). Với câu hỏi “Đồng chí có hiểu biết nhiều về kinh nghiệm quản lý nhà trường trên thế giới và trong nước không?”, ông trả lời: “Do điều kiện công tác bận nhiều việc, ít có điều kiện đi tập huấn, tìm hiểu… nên trong nước còn biết chứ kinh nghiệm quản lý nhà trường trên thế giới còn hạn chế lắm, tuy nhiên tôi nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc quản lý của tôi, nên tôi phải ưu tiên cho những vấn đề cấp thiết hơn”. Chúng tôi cũng đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của yếu tố này nhưng không thể bằng các kinh nghiệm về nội dung quản lý, cách thức QLDH …
c. Mức độ ảnh hưởng của ý thức rèn luyện bản thân hiệu trưởng tiểu học Bảng 3.13. Ảnh hưởng của ý thức rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu
học
Ý thức rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học | X | Th ứ bậc | ĐLC | |
1 | Tuân thủ các quy định trong chuẩn hiệu trưởng | 1,54 | 6 | .602 |
2 | Tự mình khắc phục khó khăn trong công tác quản lý | 1,33 | 2 | .478 |
3 | Tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm quản lý | 1,34 | 4 | .481 |
4 | Chủ động giải quyết các tình huống trong quản lý | 1,28 | 1 | .449 |
5 | Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc | 1,28 | 1 | .456 |
6 | Tuân thủ tổ chức kỷ luật | 1,43 | 5 | .616 |
Chung | X =1,36 | .303 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Các Biểu Hiện Mức Độ Thích Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Sự Hài Lòng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Sự Thừa Nhận Của Tập Thể Nhà Trường Với Hiệu Trưởng Tiểu Học
- ,2% Độ Biến Thiên Của Sự Thừa Nhận Của Tập Thể Nhà Trường Với Hiệu Trưởng,
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thích Ứng Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng N.v.h
- Sự Thừa Nhận Của Tập Thể Nhà Trường Với Hiệu Trưởng Tiểu Học
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, ý thức rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học có ảnh hưởng mạnh tới thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học (với X =1,36, ĐLC=.303). Trong đó, chủ động giải quyết các tình
huống trong quản lý, và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc có ảnh hưởng nhiều nhất ( X =1,28, xếp thứ bậc 1/6); Thứ hai là tự mình khắc phục khó khăn
trong công tác quản lý (với X =1,33, xếp thứ bậc 3/6); Thứ ba là tự nguyện, tự
giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm quản lý (với X =1,34, xếp thứ bậc 4/6), Thứ tư
là tuân thủ tổ chức kỷ luật (với X =1,43, xếp thứ bậc 5/6) và cuối cùng là tuân thủ
các quy định trong chuẩn hiệu trưởng (với X =1,54, xếp thứ bậc 6/6).
Qua nghiên cứu cho thấy, tất cả 6 yếu tố nằm trong ý thức rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học đều có ảnh hưởng đến hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, trong đó việc chủ động giải quyết các tình huống trong quản lý có ảnh hưởng nhiều nhất, bởi lẽ các tình huống quản lý trong trường tiểu học là đa dạng, phức tạp, có thể ảnh hưởng trực tiếp hay lâu dài… đòi hỏi người hiệu trưởng phải có sự chủ động tìm cách giải quyết hợp lý.
Ý thức rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học cũng có ảnh hưởng mạnh tới sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Đây là điểm đáng lưu ý trong vấn đề giúp hiệu trưởng tiểu học sớm trang bị tri thức, kinh nghiệm quản lý, đồng thời bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng, sự khó khăn, trách nhiệm… trong hoạt động QLDH, để từ đó họ có ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân nhằm quản lý có hiệu quả.
3.3.2. Các yếu tố khách quan
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là một quá trình tích cực. Tuy nhiên, sự thích ứng không chỉ phụ thuộc vào bản thân chủ thể thích ứng mà còn chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan. Có nhiều yếu tố
khách quan
ảnh hưởng đến mức độ
thích
ứng với hoạt động
QLDH của hiệu
trưởng tiểu học, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn ở một số yếu tố sau:
Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong trường tiểu học biểu hiện: các thành viên trong nhà trường tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau trong tập thể; không khí dân chủ là không khí chủ đạo trong tập thể; các thành viên trong nhà trường có thái độ làm việc tích cực; đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể.
Điều kiện hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học bao gồm: điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường; điều kiện về cơ chế chính sách; mức độ rõ ràng của chuẩn hiệu trưởng; sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên trong quản lý; sự ủng hộ của cấp dưới.
a. Đánh giá chung mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự thích
ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Bảng 3.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Hiệu trưởng tự đánh giá | Người khác đánh giá | Hiệu trưởng và người khác đánh giá | ||||||||||
Giới tính | Thâm niên | Chung | ||||||||||
Nam | Nữ | ĐLC | <5 năm | >5 năm | ĐLC | X | ĐLC | X | ĐLC | X | ĐLC | |
1 | 1,56 | 1,25 | .010 | 1,35 | 1,47 | .809 | 1,39 | .371 | 1,22 | .306 | 1,30 | .349 |
2 | 1,70 | 1,39 | .030 | 1,56 | 1,47 | .000 | 1,53 | .452 | 1,29 | .339 | 1,41 | .415 |
Chung | 1,63 | 1,32 | .001 | 1,45 | 1,47 | .005 | 1,46 | .367 | 1,25 | .284 | 1,35 | .342 |
Ghi chú: 1: Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm
2: Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học
Nhận xét:
Kết quả
nghiên cứu cho thấy,
các yếu tố
khách quan
có ảnh
hưởng khá cao đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học (với
X =1,35, ĐLC=0,34). Trong đó, bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong
trường tiểu học
ảnh hưởng nhiều hơn (với
X =1,30) và điều kiện hoạt động
quản lý của hiệu trưởng tiểu học được cho là có ảnh hưởng ít hơn (với X =1,41).
Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học theo các biến số khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong đánh giá của hiệu trưởng nam và nữ về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ nam hiệu trưởng tự đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố
=1,32).
khách quan thấp hơn nữ hiệu trưởng ( X =1,63 so với X
Bên cạnh đó, nhóm hiệu trưởng tiểu học có thâm niên quản lý trên 5 năm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan thấp hơn hiệu trưởng có
thâm niên quản lý dưới 5 năm ( X =1,47 so với X =1,45).
So sánh theo luồng ý kiến đánh giá khác với tự đánh giá của hiệu trưởng tiểu học về vấn đề này, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa tự
đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các cán bộ quản lý và giáo viên trong trường về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới hoạt động QLDH. Tự
đánh giá của hiệu trưởng tiểu học thấp hơn đánh giá của các khách thể khác ( X
=1,46 so với 1,25).
So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan, bảng 3.11 và bảng 3.14 cho thấy các khách thể nghiên cứu đánh giá yếu tố chủ
quan có ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố khách quan ( X =1,31so với1,35).
b. Mức độ ảnh hưởng của Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm
Bảng 3.15. Mức độ ảnh hưởng của Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm
Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm | X | Th ứ bậc | ĐLC | |
1 | Các thành viên trong nhà trường tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau trong tập thể | 1,34 | 3 | .507 |
2 | Không khí dân chủ là không khí chủ đạo trong tập thể | 1,34 | 3 | .495 |
3 | Các thành viên trong nhà trường có thái độ làm việc tích cực | 1,28 | 2 | .456 |
4 | Đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể | 1,27 | 1 | .451 |
Chung | X =1,30 | .349 |
Nhận xét: Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm được đánh giá là có ảnh hưởng cao tới sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu
học ( X =1,30, ĐLC=.349). Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm đóng vai trò quan trọng đối với tập thể sư phạm nói chung, đối với hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nói riêng, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự thích ứng với hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Tập thể sư phạm thân thiện, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng cộng tác giúp đỡ lẫn nhau…là điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý của hiệu trưởng và giúp cho hiệu trưởng thích ứng nhanh với hoạt động QLDH.
Các biểu hiện của yếu tố này cũng có ảnh hưởng mạnh đến thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Theo ý kiến đánh giá của hiệu trưởng
đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể có ảnh
hưởng nhiều nhất ( X =1,27) và không khí dân chủ là không khí chủ đạo trong tập thể, các thành viên trong nhà trường tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau trong tập thể,
có mức độ ảnh hưởng thấp hơn ( X =1,34).
Theo chúng tôi sở dĩ sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể được đánh giá cao nhất về mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là do trong một tập thể sư phạm nếu các thành viên đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau sẽ thúc đẩy hoạt động và giúp hoạt động của cả tập thể đó đạt hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự thích ứng với hoạt động quản QLDH của hiệu trưởng.
c. Mức độ ảnh hưởng điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học Bảng 3.16. Ảnh hưởng Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu
học
Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học | X | Thứ bậc | ĐLC | |
1 | Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường | 1,40 | 3 | .511 |
2 | Điều kiện về cơ chế chính sách | 1,47 | 4 | .598 |
3 | Mức độ rõ ràng của chuẩn hiệu trưởng | 1,53 | 5 | .700 |
4 | Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên trong quản lý | 1,38 | 2 | .544 |
5 | Sự ủng hộ của cấp dưới | 1,27 | 1 | .490 |
Chung | X =1,41 | .415 |
Nhận xét: Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học được
đánh giá là có ảnh hưởng khá cao đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học ( X =1,41, 1,10≤TB≤1,82, ĐLC=.415). Điều kiện hoạt động quản lý càng tốt thì càng thuận lợi cho hiệu trưởng thích ứng với hoạt động QLDH. Khi xem xét 5 biểu hiện cụ thể của yếu tố khách quan này (xem bảng 3.16), kết quả nghiên cứu cho thấy chúng đều ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là thuộc về yếu tố tinh
thần, đó là sự ủng hộ của cấp dưới ( X =1,27, xếp thứ bậc 1/5) và mức độ rõ
ràng của chuẩn hiệu trưởng có ảnh hưởng ít nhất ( X =1,53, xếp thứ bậc 5/5).
3.3.3. Tương quan giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan với sự thích
ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
a. Tương quan giữa yếu tố chủ quan với sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Để tìm hiểu tương quan giữa yếu tố chủ quan với sự thích ứng hoạt động
QLDH qua phân tích tương quan nhị biến Pearson. Sự thích ứng với hoạt động
.
405**
QLDH của hiệu trưởng tiểu học và yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học đều có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê: với r=.459; p<0,01
.
334**
Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng TH
Yếu tố chủ quan
Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng TH
Hiểu biết của hiệu trưởng TH về hoạt động QLDH
.
406**
.
540**
Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng
Sơ đồ 3.2. Tương quan giữa yếu tố chủ quan với 4 biểu hiện thích ứng
Ghi chú: r** khi p<0,01; r là hệ số tương quan nhị biến Pearson.
Nhận xét: Tương quan giữa các chỉ báo (biểu hiện) của thích ứng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học với yếu tố chủ quan đều có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê từng đôi một (p<0,01). Điều này cho thấy khi từng nhân tố của yếu tố chủ quan thay đổi thì các biểu hiện thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học cũng có sự thay đổi tương ứng, cùng tăng hoặc cùng giảm. Chẳng hạn,
nếu
Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng Tiểu học
được nâng lên thì sẽ góp
phần nâng cao sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
Trong các cặp biến số, nổi bật hơn cả là tương quan giữa
chủ quan và Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng
các yếu tố
với r=.540;
p<0,01, cho thấy 2 nhân tố này có tương quan thuận và chặt chẽ nhất. Tiếp đến là tương quan giữa các yếu tố chủ quan với Hiểu biết của hiệu trưởng Tiểu học về hoạt động QLDH, Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
Tiểu học, Kỹ
năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
(r=.406; .404; .334 với
p<0,01). Như vậy có thể thấy rằng khi các yếu tố chủ quan được nâng cao thì sự thích ứng với hoạt động QLDH hiệu trưởng Tiểu học cũng tốt hơn, ngược lại hiệu trưởng Tiểu học sẽ kém thích ứng với hoạt động QLDH nếu các yếu tố chủ quan như Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng Tiểu học hay Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng Tiểu học không cao.
b. Tương quan giữa yếu tố khách quan với sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Phân tích tương quan nhị biến Pearson giữa từng cặp biến số, chúng tôi thu được kết quả ở sơ đồ 3.3.
Hiểu biết của hiệu trưởng TH về hoạt động QLDH
.
266**
.
256**
Yếu tố khách quan
.
349**
Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng TH
Sự hài lòng với hoạt động QLDH
của hiệu trưởng TH
Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng
Sơ đồ 3.3. Tương quan giữa yếu tố khách quan với sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Ghi chú: r** khi p<0,01; r là hệ số tương quan nhị biến Pearson.
Nhận xét: Tương quan giữa các chỉ báo (biểu hiện) của thích ứng QLDH
của hiệu trưởng Tiểu học với yếu tố khách quan, 3 cặp có tương quan thuận
và có ý nghĩa thống
kê từng đôi một (p<0,01). Trong các cặp biến số,
Sự hài
lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học và Các yếu tố khách quan
có tương quan thuận và chặt chẽ nhất (r=.256; p<0,01). Tiếp theo, và cũng là
cặp biến số có tương quan thuận và rất chặt chẽ, là Hiểu biết của hiệu trưởng
TH về
hoạt động QLDH
và Các yếu tố
khách quan
(r=.266; p<0,01), và cuối
cùng là tương quan giữa Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng
và Các yếu tố
khách quan
(r=.349; p<0,01). Như
vậy, các yếu tố khách quan
ảnh hưởng nhiều tới sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, nếu Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm và Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ ảnh hưởng tích cực tới Hiểu biết của hiệu trưởng TH về hoạt động QLDH, Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng cao và hiệu trưởng tiểu học sẽ hài lòng hơn
với hoạt động QLDH; Ngược lại, nếu các yếu tố khách quan thay đổi theo
chiều hướng tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các biểu hiện của sự thích
ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
3.3.4. Dự báo ảnh hưởng các yếu tố chủ quan và khách quan đến sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
Tìm hiểu các biến số dự báo khả năng biến đổi sự thích ứng với hoạt
động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học giúp cho việc đề ra các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao mức độ thích ứng của hiệu trưởng. Chúng tôi xem xét khả năng dự báo mức độ biến đổi sự thích ứng hoạt động QLDH ở hai khía cạnh: Thứ nhất là xem xét khả năng dự báo mức độ biến đổi từng biểu hiện của sự thích ứng hoạt động QLDH dưới ảnh hưởng của yếu tố chủ quan, khách qua nhằm xem xét vai trò của yếu tố chủ quan, khách quan đối với từng biểu hiện.
Thứ
hai, xem xét khả năng mức độ biến đổi sự thích
ứng hoạt động QLDH
dưới ảnh hưởng của từng cụm yếu tố chủ quan, khách quan để tìm hiểu khả năng dự báo của các nhóm yếu tố này.
a. Dự báo ảnh hưởng các yếu tố chủ quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học