Bảng 3.4 cho thấy không có mối liên hệ giữa phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần, hàm lượng cholesterol cũng như phần trăm năng lượng từ acid béo chưa no một nối đơn (MUFA) và acid béo chưa no nhiều nối đôi trong khẩu phần với tình trạng RLCHLPM. Nhưng khi phần trăm năng lượng từ acid béo no (SFA) khẩu phần ở mức từ 7% trở lên thì nguy cơ mắc RLCHLPM tăng lên gấp 2,7 lần (p<0,01). Khẩu phần ăn ít chất xơ (dưới 20g/ngày) làm tăng nguy cơ mắc RLCHLPM lên gấp 2,1 lần (p<0,05).
Bảng 3.5: Rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố nguy cơ khác
Nhóm bệnh n (%)
Nhóm chứng n (%)
OR (KTC_95%)
p (χ2 test)
Tiền sử gia đình
Có
Không
37 (24,7)
113 (75,3)
21 (14,0)
129 (86,0)
2(1,1-3,6)
-
<0,05
Kiến thức RLCHLPM
Không đạt
Đạt
90 (60,0)
60 (40,0)
94 (63,5)
56 (36,5)
0,9(0,6-1,4)
-
>0,05
Tình trạng mãn kinh Mãn kinh
Chưa mãn kinh
81 (81,0)
20 (19,0)
51 (50,5)
50 (49,5)
4,0(2,1-7,4)
-
<0,001
Tuy không thấy sự kết hợp giữa kiến thức và RLCHLPM, nhưng kết quả bảng
3.5 cho thấy, tiền sử gia đình và tình trạng mãn kinh ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc RLCHLPM lên gấp 2 và gấp 4 lần so với người không có yếu tố gia đình và so với những phụ nữ chưa mãn kinh.
3.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng RLCHLPM.
3.2.1. Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu trước khi can thiệp
Bảng 3.6: Các chỉ số nhân trắc và huyết áp khi bắt đầu nghiên cứu
Đối chứng | Can thiệp | p | |
(n=56) | (n=55) | ( t test) | |
Tuổi (năm) | 49,7±7,9 | 50,1±8,1 | >0,05 |
Chiều cao (cm) | 157,2±5,8 | 157,1±6,5 | >0,05 |
Cân nặng (kg) | 58,6±7,1 | 58,4±8,3 | >0,05 |
BMI | 23,8±1,9 | 23,6±2,3 | >0,05 |
Tỷ lệ mỡ (%) | 30,08±4,02 | 29,83±5,21 | >0,05 |
Tỷ số vòng eo/mông | 0,87±0,04 | 0,88±0,04 | >0,05 |
HA-Tâm thu (mmHg) | 120,1±15,4 | 121,4±15,8 | >0,05 |
HA- Tâm trương (mmHg) | 78,3±9,5 | 78,1±10,0 | >0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp, Kỹ Thuật Thu Thập Các Chỉ Tiêu, Biến Số
- Phuơng Pháp Nghiên Cứu Đánh Giá Hiệu Quả Của Viên Tỏi-Folate 2.2.2.1.đối Tượng
- Sự Kết Hợp Giữa Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Và Tình Trạng Rlchlpm
- Thay Đổi Các Chỉ Số Nhân Trắc Và Huyết Áp Ở Hai Nhóm Nghiên Cứu
- Sự Thay Đổi Tỷ Lệ Rlchlpm Theo Chỉ Tiêu Cholesterol Huyết Thanh
- Thói Quen Luyện Tập Thể Thao Và Tình Trạng Rlchlpm.
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm can thiệp là 49,7 và 50,1 tuổi, không có sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Cân nặng, chiều cao trung bình của hai nhóm nghiên cứu là tương đương nhau (p>0,05). Chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể, tỷ số vòng eo/vòng mông giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Huyết áp tâm thu và tâm trương của các đối tượng ở hai nhóm tại thời điểm trước khi bổ sung viên tỏi - folate sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.7: Các chỉ số lipid máu (mmol/l) khi bắt đầu nghiên cứu
Đối chứng | Can thiệp | p | |
(n=56) | (n=55) | ( t test) | |
Triglycerid | 2,82±1,97 | 2,73±1,97 | >0,05 |
Cholesterol_TP | 5,75±0,71 | 5,79±0,82 | >0,05 |
LDL_C | 4,07±0,51 | 4,03±0,51 | >0,05 |
HDL_C | 1,22±0,26 | 1,22±0,27 | >0,05 |
Kết quả phân tích cho thấy nồng độ triglyceride trung bình huyết thanh của các đối tượng nghiên cứu là 2,82 và 2,73 mmol/l, không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Tương tự đối với chỉ tiêu cholesterol toàn phần (p>0,05). Bảng
3.7 còn chỉ ra sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về nồng độ LDL_C và HDL_C trung bình giữa hai nhóm tại thời điểm ban đầu.
Hình 3.1: Tỷ lệ RLCHLPM theo các chỉ tiêu lipid máu ở thời điểm trước can thiệp
Tỷ lệ RLCHLPM chung tại thời điểm ban đầu của các đối tượng tham gia nghiên cứu lần lượt theo các chỉ tiêu trglycerid, cholesterol toàn phần, LDL_C và HDL_C là 54,8%; 80%, 88,3% và 7,8%. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu (χ 2 test, p>0,05).
Bảng 3.8: Mức tiêu thụ lượng thực thực phẩm ở hai nhóm nghiên cứu tại T0 Tên lương thực thực phẩm Trung vị (g/người/ngày)
Đối chứng (n=56)
Can thiệp (n=55)
Gạo 219 210 NS
Lương thực khác 69 60 NS
Đậu đỗ 5,5 6,0 NS
Đậu phụ 37 31 NS
Rau các loại 304 257 NS
Quả 153 148 NS
Đường 13 16 NS
Dầu/mỡ 8,5 7,8 NS
Thịt các loại 111 115 NS
Trứng/sữa 77 75 NS
Cá, thủy sản 62 57 NS (NS): p>0,05, so với nhóm chứng, Mann-Whiney Test
Gạo là lương thực chính của các đối tượng nghiên cứu. Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở cả hai nhóm tương đối đồng đều, nhóm chứng tiêu thụ gạo, lương thực khác, rau, quả, dầu mỡ, trứng sữa, cá thủy sản nhiều hơn nhóm can thiệp và ngược lại, mức tiêu thụ đậu đỗ, đường và thịt ở nhóm can thiệp lại cao hơn so với nhóm chứng, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.9: Đặc điểm cân đối của khẩu phần ở hai nhóm nghiên cứu tại T0
Đối chứng | Can thiệp | |
(n=56) | (n=55) | |
Tổng số năng lượng (Kcal) | 1609(1301-1755) | 1569 (1247-1761)NS |
Tỷ số Ca/P | 0,45(0,39-0,46) | 0,43( 0,36-0,46) NS |
Fe (mg) | 6,5(5,7-8,4) | 7,1(6,0-8,7) NS |
Vit. B1(mg)/1000kcal | 0,63(0,61-0,65) | 0,63(0,61-0,67) NS |
Lipids ĐV/Lipid tổng số (%) | 60(57-64) | 57(46-63) NS |
Năng lượng do Protid (%) | 15(13-16) | 13(12-15) NS |
Năng lượng do Lipids(%) | 13(11-15) | 14(11-16) NS |
Năng lượng do Glucid(%) | 72(70-74) | 73(71-74) NS |
(NS): p>0,05, so với nhóm chứng, Mann-Whiney Test
Năng lượng khẩu phần của các đối tượng tham gia nghiên cứu đạt 60-70% nhu cầu khuyến nghị, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ các chất sinh nhiệt của các đối tượng ở nhóm can thiệp là 13:14:73, tương đương với tỷ lệ 15:13:72 ở nhóm chứng. Hàm lượng sắt, vitamin B1 trong khẩu phần là tương đương nhau ở cả hai nhóm (p>0,05).
Bảng 3.10: Thói quen luyện tập thể thao ở hai nhóm nghiên cứu tại T0
Đối chứng n (%) | Can thiệp n (%) | p ( χ 2 test) | |
- Không tập | 21 (37,5) | 14 (25,5) | >0,05 |
- Không thường xuyên | 9 (16,1) | 16 (29,1) | >0,05 |
- Thường xuyên | 26 (46,4) | 25 (45,4) | >0,05 |
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, tại thời điểm khi bắt đầu nghiên cứu không có sự khác biệt về thói quen luyện tập thể thao giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).
3.2.2 . Sự chấp nhận can thiệp của các đối tượng nghiên cứu
Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu: 120 đối tượng được chọn, 60 đối tượng cho mỗi nhóm can thiệp và đối chứng.
Bảng 3.11 Tình trạng vệ sinh an toàn của viên tỏi – folate dùng trong nghiên cứu
Phương pháp | Tiêu chuẩn cho phép | Kết quả | ||
Ngay sau xuất xưởng | 3 tháng sau xuất xưởng | |||
Tổng số vi sinh vật hiếu khí | TCVN 4886-89 | 104khuẩn lạc/1g sản phẩm | 50 | 60 |
Coliforms | TCVN 4883-1993 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
E.coli | TCVN 5155-1990 | 3 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
S.aureus | TCVN 4830-1989 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
Cl.perfringens | TCVN 4991-1989 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
Salmonella | TCVN 4829-2001 | 0 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
B.cereus | ISO 21871-2006 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
Phương pháp | Tiêu chuẩn cho phép | Kết quả | ||
6 tháng sau xuất xưởng | 9 tháng sau xuất xưởng | |||
Tổng số vi sinh vật hiếu khí | TCVN 4886-89 | 104khuẩn lạc/1g sản phẩm | 90 | 1x102 |
Coliforms | TCVN 4883-1993 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
E.coli | TCVN 5155-1990 | 3 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
S.aureus | TCVN 4830-1989 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
Cl.perfringens | TCVN 4991-1989 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
Salmonella | TCVN 4829-2001 | 0 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
B.cereus | ISO 21871-2006 | 10 vi khuẩn/1g sản phẩm | 0 | 0 |
Bảng 3.11 cho thấy viên tỏi - folate dùng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cho phép tại thời điểm ngay sau khi xuất xưởng. Sau 3, 6 và 9 tháng bảo quản tuy tổng số vi sinh vật hiếu khí tăng từ 60 lên 102 khuẩn lạc/1g sản phẩm nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Bảng 3.12: Các biểu hiện của đối tượng ở nhóm can thiệp trong thời gian nghiên cứu
Nhóm can thiệp (n=55) | ||
n | % | |
Hơi thở, cơ thể có mùi tỏi | 23 | 41,8 |
Ợ hơi, nóng bụng, đầy bụng | 6 | 10,9 |
Buồn nôn, nôn | 1 | 1,8 |
Đau bụng | 0 | 0 |
Đi ngoài phân lỏng | 0 | 0 |
Nổi ban | 0 | 0 |
Khác | 0 | 0 |
Không có biểu hiện | 32 | 58,2 |
Uống <85% số thuốc | 4 | 7,3 |
Hơi thở, cơ thể có mùi tỏi là biểu hiện hay gặp nhất chiếm tới 41,8% khi sử dụng liệu pháp can thiệp, ít gặp hơn là các biểu hiện ở dạ dày như ợ hơi, nóng bụng, đầy bụng chiếm 10,9%. Buồn nôn, nôn hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 1 đối tượng. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác và dị ứng không thấy xuất hiện trong thời gian nghiên cứu. Phần đông đối tượng tham gia nghiên cứu (58,2%) không gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thời gian 3 tháng sử dụng viên tỏi- folate.