Thay Đổi Các Chỉ Số Nhân Trắc Và Huyết Áp Ở Hai Nhóm Nghiên Cứu


Bảng 3.13: Số đối tượng bỏ cuộc


Lý do bỏ cuộc Nhóm đối chứng Nhóm can thiệp Tổng


Xét nghiệm dưới 2 lần


4

1

5

Số thuốc sử dụng dưới 85%



4

4


Tổng

4

5

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Kết thúc nghiên cứu, 56 đối tượng ở nhóm chứng và 55 đối tượng ở nhóm can thiệp đủ điều kiện đưa vào tính toán thống kê hiệu quả của can thiệp đó là những đối tượng có đầy đủ kết quả của hai lần xét nghiệm tại thời điểm T0 và T3 và số thuốc sử dụng từ 85% trở lên (tương đương 255 viên). Số đối tượng bị loại khỏi nghiên cứu, không đưa vào tính toán thống kê gồm 9 đối tượng trong đó 5 đối tượng ở nhóm can thiệp và 4 đối tượng ở nhóm chứng.

3.2.3. Sự thay đổi các chỉ tiêu nhân trắc


Bảng 3.14 : Thay đổi các chỉ số nhân trắc và huyết áp ở hai nhóm nghiên cứu



Đối chứng

Can thiệp

p

(n=56)

(n=55)

( t test)

Tăng cân (kg)

0,25±0,15NS

0,24±0,15 NS

>0,05

BMI

0,01±0,45 NS

0,08±0,45 NS

>0,05

Tăng % mỡ

0,15±0,14 NS

0,37±0,16 NS

>0,05

Vòng eo (cm)

0,09±0,22 NS

-0,20±0,26 NS

>0,05

Vòng mông (cm)

0,18±0,13 NS

0,026±0,13 NS

>0,05

Tỷ số eo/mông

0,001±0,015 NS

0,003±0,001 NS

>0,05

HA-Tâm thu (mmHg)

-1,54±1,09 NS

0,29±0,95 NS

>0,05

HA_Tâm trương (mmHg)

-0,45±0,82 NS

-1,36±0,92 NS

>0,05

(NS) p>0,05: so sánh giữa T0 và T3, cùng nhóm ( t ghép cặp)


Bảng 3.14 cho thấy hiệu số trung bình (giá trị khi kết thúc (T3) - giá trị khi bắt đầu can thiệp (T0)) của các chỉ số nhân trắc, huyết áp trên các đối tượng nghiên cứu.

So với thời điểm trước khi tiến hành nghiên cứu, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, các chỉ số cân nặng, BMI, % mỡ cơ thể, vòng mông và tỷ số vòng eo/vòng mông của các đối tượng ở từng nhóm nghiên cứu đều có xu hướng gia tăng, nhưng sự tăng này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Sau 3 tháng nghiên cứu, vòng eo và huyết áp tâm trương của các đối tượng ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (-0,2cm; 0,09cm và -0,45mmHg;

-1,36mmHg), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Cũng tại thời điểm T3, khi đem so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu nhân trắc khác và huyết áp tâm thu giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, không tìm thấy sự khác biệt (p>0,05).

3.2.4. Sự thay đổi các chỉ tiêu lipid máu

Bảng 3.15: Sự thay đổi nồng độ các chỉ tiêu lipid máu ở hai nhóm nghiên cứu


Chỉ tiêu lipid máu

Thời điểm

Đối chứng (n=56)

Can thiệp (n=55)


Triglycerid

(mmol/l)

T0

2,82 ± 1,97

2,73 ± 1,97

T3

2,75 ± 1,66

2,66 ± 1,85 NS

T3-T0

-0,11 ± 0,12

-0,01 ± 0,09 NS


Cholesterol_TP


(mmol/l)

T0

5,75 ± 0,71

5,79 ± 0,82

T3

5,75 ± 0,95

5,48 ± 0,92 a, *

T3-T0

0,04 ± 0,09

-0,31 ± 0,08 **


LDL_Cholesterol

(mmol/l)

T0

4,07 ± 0,51

4,03 ± 0,51

T3

4,17 ± 0,79

3,46 ± 0,71 b, **

T3-T0

0,09 ± 0,08

-0,41 ± 0,05 **


HDL_Cholesterol

(mmol/l)

T0

1,22 ± 0,26

1,22 ± 0,27

T3

1,19 ± 0,23

1,22 ± 0,24 NS

T3-T0

-0,02 ± 0,03

-0,01± 0,03 NS

(a); (b):p<0,05; p<0,01; so sánh giữa T0 và T3 cùng nhóm, (t ghép cặp). (NS); (*); (**): p>0,05; p<0,05; p<0,01; so sánh với nhóm chứng( t test).


So với thời điểm ban đầu, nồng độ triglyceride huyết thanh sau 3 tháng can thiệp của cả hai nhóm đều có xu hướng giảm, tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê: 2,82-2,75mmol/l(p>0,05) ở nhóm chứng và 2,73-2,66 mmol/l(p>0,05) ở nhóm can thiệp. Kết quả tương tự với chỉ tiêu HDL_C. Đối với chỉ tiêu cholesterol toàn phần và LDL_C, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ở nhóm can thiệp, so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sự thay đổi theo hướng có lợi cho sức khỏe: 5,79–5,48mmol/l (p<0,05) và 4,03-3,46mmol/l (p<0,01).

Tại thời điểm T3 nồng độ cholesterol toàn phần và LDL C của các đối tượng 1

Tại thời điểm T3, nồng độ cholesterol toàn phần và LDL_C của các đối tượng ở nhóm nhận can thiệp đều giảm hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05 và p<0,01).


Hình 3.2: Sự khác biệt về nồng độ các chỉ tiêu lipid máu giữa hai nhóm nghiên cứu


Khi đem so sánh với nhóm chứng, sự khác biệt trung bình thay đổi nồng độ cholesterol toàn phần giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (0,04 mmol/l ở nhóm chứng và -0,31 ở nhóm can thiệp; p<0,01), với LDL_C sự thay đổi trung bình là (0,09mmol/l ở nhóm chứng và -0,41 ở nhóm can thiệp; p<0,01). Không có sự khác biệt về thay đổi nồng độ triglyceride và HDL_C giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).


Hình 3 3 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ triglyceride và nồng độ 2

Hình 3.3: Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ triglyceride và nồng độ triglycerid ban đầu


Hình 3 3 cho thấy có mối liên quan nghịch chiều giữa nồng độ triglyceride huyết 3

Hình 3.3 cho thấy có mối liên quan nghịch chiều giữa nồng độ triglyceride huyết thanh ban đầu với sự cải thiện nồng độ triglyceride huyết thanh: nồng độ triglyceride ban đầu càng cao thì sau can thiệp nồng độ này càng giảm. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (Pearson r = -0,44; p<0,001).


Hình 3.4: Liên quan giữa sự cải thiện cholesterol và nồng độ cholesterol ban đầu Hình 3.4 cho thấy, mối liên quan giữa sự cải thiện nồng độ cholesterol huyết

thanh và nồng độ cholesterol tại thời điểm ban đầu thiên theo xu hướng nghịch chiều, tuy nhiên mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê (Pearson r = - 0,12; p>0,05).


Hình 3 5 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ HDL C và nồng độ HDL C ban 4


Hình 3.5: Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ HDL_C và nồng độ HDL_C ban đầu


Không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ HDL_C huyết thanh ban đầu với sự cải thiện nồng độ HDL_C sau can thiệp (Pearson r = -0,25; p>0,05).


Hình 3 6 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ LDL C và nồng độ LDL C ban 5


Hình 3.6: Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ LDL_C và nồng độ LDL_C ban đầu


Tương tự như đối với chỉ tiêu HDL_C, mối tương quan giữa nồng độ LDL_C huyết thanh ban đầu với mức cải thiện tình trạng RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C cũng không có ý nghĩa thống kê (Pearson r = 0,02; p>0,05).


Hình 3 7 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride huyết thanh So với 6


Hình 3.7: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride huyết thanh


So với thời điểm ban đầu, có sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride máu ở cả hai nhóm nghiên cứu từ 56,9% lên 65,5% ở nhóm chứng và từ 52,6% xuống 49,1% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Với tỷ lệ 49,1% của nhóm nhận can thiệp ở thời điểm kết thúc nghiên cứu so với tỷ lệ 65,5% của nhóm chứng, sự khác biệt cũng không có ý nghĩa (p>0,05).

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí