Hình 3.8: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol huyết thanh
Tại thời điểm T3, cả hai nhóm chứng và can thiệp, tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol toàn phần đều giảm so với thời điểm T0, nhưng chỉ có sự giảm tỷ lệ ở nhóm can thiệp là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ở nhóm đối chứng tỷ lệ đối tượng có RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol toàn phần là 74,1%, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 52,6% của nhóm can thiệp (p<0,05).
Hình 3.9: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C huyết thanh
Trước khi tiến hành can thiệp, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ RCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Kết thúc can thiệp, nhóm can thiệp, với tỷ lệ 45,6% giảm đáng kể so với 87,3% tại thời điểm T0 (p<0,001) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm chứng (79,3%).
Hình 3.10: Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C huyết thanh
Hình 3.10 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C huyết thanh giữa hai nhóm nghiên cứu tại hai thời điểm ban đầu và kết thúc nghiên cứu (p>0,05).
Bảng 3.16: Hiệu quả của can thiệp theo các chỉ tiêu lipid máu
Thời điểm | Đối chứng (n=56) | Can thiệp (n=55) | |
Triglycerid (%) (>2,26 mmol/l) | T0 | 56,9 | 52,6 |
T3 | 65,5 | 49,1 NS | |
Chỉ số hiệu quả | -15,1 | 6,7 | |
Hiệu quả của can thiệp | 21,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Kết Hợp Giữa Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Và Tình Trạng Rlchlpm
- Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Và Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Khác
- Thay Đổi Các Chỉ Số Nhân Trắc Và Huyết Áp Ở Hai Nhóm Nghiên Cứu
- Thói Quen Luyện Tập Thể Thao Và Tình Trạng Rlchlpm.
- Hiệu Quả Của Sử Dụng Viên Tỏi - Folate Đối Với Tình Trạng Rlchlpm.
- Hiệu Quả Của Sử Dụng Viên Tỏi - Folate Đối Với Tình Trạng Rlchlpm.
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
T0 | 79,3 | 80,7 | |
T3 | 74,1 | 52,6 a, (*) | |
Chỉ số hiệu quả | 6,6 | 34,8 | |
Hiệu quả của can thiệp | 28,2 | ||
LDL_Cholesterol (%) (>3,38 mmol/l) | T0 | 89,3 | 87,3 |
T3 | 7,.3 | 45,6 a, (**) | |
Chỉ số hiệu quả | 20,7 | 54,4 | |
Hiệu quả của can thiệp | 31,7 | ||
HDL_Cholesterol (%) (<0,9mmol/l) | T0 | 8,6 | 7,0 |
T3 | 6,9 | 5,3 NS | |
Chỉ số hiệu quả | 19,8 | 24,3 | |
Hiệu quả của can thiệp | 4,5 |
a: p<0,001; so sánh giữa T0 và T3 cùng nhóm, Mc Nemar test.
(NS); (*); (**): p>0,05; p<0,05; p<0,001; so sánh với nhóm chứng, χ 2 test.
Bảng 3.16 cho thấy hiệu quả can thiệp của viên tỏi - folate đều cao hơn so với nhóm chứng, tuy nhiên chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp rõ nhất với chỉ số LDL_Cholesterol (31,7%), Cholesterol toàn phần (28,2%), triglyceride (21,8%) và sau cùng là HDL_C cholesterol (4,5%).
3.2.5. Khẩu phần ăn và thói quen luyện tập thể thao của hai nhóm đối tượng tại thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Bảng 3.17: Mức tiêu thụ lượng thực thực phẩm ở hai nhóm nghiên cứu tại T3
Tên lương thực thực phẩm Trung vị (g/người/ngày)
Đối chứng (n=56)
Can thiệp (n=55)
Gạo 207 207,5 NS
Lương thực khác 56 67 NS
Đậu đỗ 3,65 4,5 NS
Đậu phụ 24 26 NS
Rau các loại 239 345 NS
Quả 128,5 142 NS
Đường 14,5 12 NS
Dầu/mỡ 5,65 6 NS
Thịt các loại 106,5 105 NS
Trứng/sữa 58,5 67 NS
Cá, thủy sản 52,5 50 NS (NS): p>0,05, so với nhóm chứng, Mann-Whiney Test
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở nhóm
chứng có xu hướng giảm hơn so với thời điểm ban đầu, tuy nhiên sự giảm này không
có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng về mức tiêu thụ thực phẩm tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (p>0,05).
Bảng 3.18: Đặc điểm cân đối của khẩu phẩu ở hai nhóm nghiên cứu tại T3
Đối chứng | Can thiệp | |
(n=56) | (n=55) | |
Tổng số năng lượng (Kcal) | 1535 | 1605NS |
Tỷ số Ca/P | 0,43 | 0,43 NS |
Fe (mg) | 7,61 | 7,99 NS |
Vit. B1(mg)/1000kcal | 0,66 | 0,65NS |
Lipids ĐV/Lipid tổng số (%) | 62 58NS | |
Năng lượng do Protid (%) | 14 15 NS | |
Năng lượng do Lipids(%) | 13 13 NS | |
Năng lượng do glucid(%) | 73 72 NS |
(NS): p>0,05, so với nhóm chứng, Mann-Whiney Test
Số liệu về tính cân đối của khẩu phần thời điểm kết thúc nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên xu thế chung là các đối tượng của cả 2 nhóm vẫn tiêu thụ năng lượng ở mức thấp hơn nhu cầu, tỷ lệ Ca/phospho chưa hợp lý, năng lượng do glicid cung cấp vẫn tương đối cao, dao động ở mức 70%, xu thế ăn thịt và mỡ giảm đi và năng lượng do protid, lipid cung cấp vẫn xung quanh 13% tổng năng lượng khẩu phần.
Bảng 3.19: Thói quen luyện tập thể thao ở hai nhóm nghiên cứu tại T3
Thói quen luyện tập thể thao Đối chứng
n (%)
Can thiệp n (%)
Mức YN (p, χ 2 test)
- Không tập
- Không thường xuyên
- Thường xuyên
17 (30,3)
9 (16,1)
30 (53,6)
12 (21,8)
16 (29,1)
27 (49,1)
>0,05
>0,05
>0,05
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, số đối tượng luyện tập thể thao một cách thường xuyên ở cả hai nhóm đều tăng hơn so với thời điểm ban đầu, tuy nhiên sự tăng này không có ý nghĩa thống kê. So với nhóm chứng, thói quen luyện tập thể thao ở nhóm can thiệp không có sự khác biệt (p>0,05).
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM
4.1.1. Mối nguy cơ của thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và tình trạng RLCHLPM
Sự kết hợp dương tính giữa tình trạng thừa cân với rối loạn chuyển hóa lipid máu (CI.95%: 1,9 (1,2-3,0); p<0,01) trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa BMI với với tình trạng RLCHLPM:
Schröder H tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa BMI và nồng độ cholesterol toàn phần (p<0,05), LDL_C (p<0,05) đối với nam giới và mối liên quan giữa nồng độ HDL_C và BMI ở cả hai giới (p<0,01) [138].
Brown mô tả và đánh giá mối liên quan giữa BMI với tình trạng cao huyết áp và RLCHLPM trong một cuộc tổng điều tra trên người trưởng thành ở Mỹ. Kết quả cho thấy, mối liên quan giữa BMI với tình trạng cao huyết áp và RLCHLPM có ý nghĩa thống kê. OR cao nhất ở độ tuổi 20- 39 [45].
Kết quả nghiên cứu tình trạng RLCHLPM và một số yếu tố liên quan của Nguyễn Lương Hạnh tại Hà Nội cho thấy béo phì độ I, nguy cơ RLCHLPM theo chỉ tiêu TG tăng gấp 2,94 lần, nguy cơ này tăng 8,9 lần khi bị béo phì độ II [10]. Nghiên cứu của Phạm Thị Dung cho thấy BMI và phần trăm mỡ cơ thể có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa [5]. Trong nghiên cứu của Trần Trung Thông (2009) trên bệnh nhân béo phì cho thấy, bệnh nhân béo phì, RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol chiếm tỷ lệ 63%, 34% theo chỉ tiêu triglycerid máu và 27,3% bệnh nhân béo phì có RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C [18].