Sự Kết Hợp Giữa Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Và Tình Trạng Rlchlpm


Đối tượng RLCHLPM

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU


Phân bổ ngẫu nhiên


Nhóm can thiệp (60 đối tượng)

Thu thập số liệu:

- TT chung

- Nhân trắc

- KP, LTTT

- HA

- CT, TG, LDL_C, HDL_C

Nhóm đối chứng (60 đối tượng)

T0


Nhóm can thiệp


- Uống viên tỏi- folate (200mg tỏi, 100mcg acid folic/v) 4v/ngày x 3 tháng

Nhóm đối chứng:


- Uống viên placebo 4v/ngày x 3 tháng

Can thiệp (3 tháng)



Thu thập số liệu:

- Nhân trắc

- KP, LTTT

- HA

- CT, TG, LDL_C, HDL_C


Nhóm can thiệp (55 đối tượng)


Nhóm đối chứng (56 đối tượng)

T3


Đánh giá kết quả



Hiệu quả

của nhóm can thiệp

So sánh


Hiệu quả

của nhóm đối chứng


Công tác giám sát:


Giám sát việc sử dụng thuốc: hàng tuần nghiên cứu viên gửi và thu phiếu theo dõi, ghi chép lại tình hình sức khỏe chung, tác dụng phụ, số viên thuốc sử dụng (theo mẫu phiếu định sẵn). Nghiên cứu viên cũng gặp ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp việc sử dụng thuốc của một số đối tượng.

2.2.3. Phân tích số liệu:


Chỉ những số liệu thu thập được từ những đối tượng sử dụng 85% số viên thuốc được phát trở lên (tương đương 255 viên) và có đầy đủ số liệu tại hai thời điểm trước và sau can thiệp mới được đưa vào tính toán đánh giá hiệu quả của can thiệp.

Số liệu thu thập bằng phương pháp “Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua”, được làm sạch, quy đổi, phân tích thành phần các chất dinh dưỡng bằng việc sử dụng “Bảng thành phần thức ăn Việt Nam 2007”.

Toàn bộ số liệu được nạp vào phần mềm EPI data, sau đó số liệu được chuyển sang SPSS 10.0 để xử lý. Số liệu nhân trắc được kiểm định phân bố chuẩn qua phần kiểm định chạy trên phần mềm SPSS. Các phép tính trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn sẽ được thực hiện. Các Test thống kê: t test, t ghép cặp được dùng để so sánh 2 biến liên tục có phân bố chuẩn, của 2 nhóm trước và sau can thiệp. Mann-Whiney test và Wilconxon Test được sử dụng để so sánh hai biến số liên tục không phân bố chuẩn của hai nhóm hoặc một nhóm ở thời điểm trước và sau can thiệp. Test khi bình phương hoặc Mc-Nemar test dùng để so sánh hai tỷ lệ của hai nhóm hoặc một nhóm vào các thời điểm trước và sau can thiệp.

2.3. ĐạO ĐứC NGHIÊN CứU


Nghiên cứu tiến hành sau khi được Hội đồng khoa học và Hội đồng Y đức của Viện Dinh dưỡng thông qua. Các đối tượng đều được thông báo và giải thích về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu. Những đối tượng không đồng ý tham


gia nghiên cứu đều được chấp nhận. Đối tượng chấp nhận tham gia nghiên cứu được mời ký vào bản cam kết.

Các số liệu về sức khỏe riêng của đối tượng được giữ bí mật. Khi công bố kết quả về khoa học cũng không nêu tên cụ thể từng đối tượng.

Toàn bộ mẫu máu được thu thập và xét nghiệm bởi đội ngũ kỹ thuật viên và xét nghiệm viên có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm của Công ty Công nghệ và Xét nghiệm Y học Bệnh viện MEDLATEC, cùng hệ thống máy móc trang thiết bị xét nghiệm được công nhận đáp ứng yêu cầu về quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng xét nghiệm y học ngoại kiểm hàng năm.

Trong thời gian tiến hành can thiệp, các đối tượng ở nhóm đối chứng đều được theo dõi liên tục để phát hiện các thay đổi bất thường. Khi kết thúc nghiên cứu, toàn bộ đối tượng của nhóm chứng được phát một cơ số viên tỏi-folate tương tự nhóm can thiệp.

2.4. KHó KHĂN, HạN CHế Và CáCH KHắC PHụC


Do nhóm chứng trong giai đoạn I được chọn từ quần thể, do đó đòi hỏi chi phí tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn, khó tiếp cận hơn. Rất dễ gặp phải sai số chọn, xảy ra trường hợp những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu có thể khác với những người không tham gia nghiên cứu về mức độ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của RLCHLPM. Để khắc phục khó khăn này, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, chú trọng công tác vận động đối tượng tham gia nghiên cứu thông qua mạng lưới cộng tác viên ở địa bàn nghiên cứu.

Việc thu thập các thông tin như thói quen ăn uống, khẩu phần ăn, luyện tập thể thao, thói quen sinh hoạt dùng trong nghiên cứu bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, khó tránh khỏi sai số nhớ lại. Để khắc phục hạn chế này, nhóm nghiên cứu đã chọn lựa, cử những cán bộ có kinh nghiệm, được tập huấn kỹ


năng khai thác thông tin, thử nghiệm, bàn bạc, chỉnh sửa bộ câu hỏi theo đúng trình tự, áp dụng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua trong 3 ngày để hạn chế tối đa sai số. Các chỉ số như HA hay dao động, đo nhiều lần để lấy giá trị trung bình.

Hiệu quả của can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào việc tuân thủ can thiệp của đối tượng nghiên cứu. Do vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu ngay từ khâu lên kế hoạch triển khai rồi tổ chức triển khai can thiệp, luôn được nhóm nghiên cứu viên giàu kinh nghiệm xem xét cân nhắc kỹ càng từng chi tiết, sao cho đạt hiệu quả nhất. Công tác huấn luyện các cộng tác viên tham gia vào nghiên cứu cũng như công tác giám sát trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu đã luôn được chú trọng.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ


3.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM


3.1.1 Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu


Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu




n

%

n

%


Nhóm tuổi (năm)

30-39

15

10,0

15

10,0



40-49

35

23,3

35

23,3

>0,05


50-59

50

33,3

50

33,3



60-69

50

33,3

50

33,3


Giới

Nam

49

32,7

49

32,7



Nữ

101

67,3

101

67,3

>0,05

Mức độ

Nhẹ

93

62,0

87

58,0


hoạt động

Trung bình

43

28,7

57

38,0

>0,05

nghề nghiệp

Nặng

14

9,3

6

4,0


Trình độ học vấn

Cấp 1

9

6,0

6

4,0



Cấp 2

47

31,3

25

16,7

<0,01


Cấp 3

65

43,3

71

47,3



TC/CĐ/ĐH

29

19,3

48

32,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 9

Đặc điểm Nhóm bệnh (n=150

Nhóm chứng (n=150)

Mức YN


( p, 2test)


Bảng 3.1 cho thấy có sự tương đồng về tuổi, giới tính và nghề nghiệp giữa hai nhóm. Trong từng nhóm số lượng nữ giới nhiều gấp đôi nam giới.


Bảng 3.1 còn cho thấy sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nhóm chứng và nhóm bệnh với p<0,01; trong đó số đối tượng có học vấn cao (trung cấp/cao đẳng/đại học) ở nhóm chứng (32%) cao hơn so với nhóm bệnh (19,3%), ngược lại số đối tượng tốt nghiệp cấp 2 ở nhóm bệnh (31,3%) cao hơn nhóm chứng (16,7%).


3.1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố nguy cơ


Bảng 3.2: Mối nguy cơ của thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và RLCHLPM




Nhóm bệnh

Nhóm chứng

OR

p

n (%)

n (%)

(CI.95%)

2test)

Tình trạng thừa cân:

89 (59,3)

65 ( 43,3)

1,9(1,2-3,0)

<0,01

Không

61 (40,7)

85 (56,7)

-


Tình trạng béo bụng

98 (65,3)

34 (22,7)

6,4(3,9-10,7)

<0,001

Không

52 (34,7)

116 (77,3)

-


% mỡ cơ thể cao

85 (56,7 )

51 (34,0)

2,5(1,6-4,1)

<0,001

Không

65 (43,3)

99 (66,0 )

-




Bảng 3.2 cho thấy thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể cao, là những yếu tố nguy cơ liên quan với tình trạng RLCHLPM. Khi bị thừa cân, nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 1,9 lần (p<0,01), nguy cơ này tăng 6,4 lần (p<0,001) khi bị béo bụng và tăng 2,5 lần (p<0,001) khi có % mỡ cơ thể cao.


Bảng 3.3: Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và RLCHLPM



Nhóm bệnh

Nhóm chứng

OR

p


n (%)

n (%)

(CI.95%)

( χ 2 test)

Thói quen hút thuốc





- Hút thường xuyên

17 (11,3)

11 (7,3)

1,6 (0,7-3,6)

>0,05

<20điếu

2 (1,3)

6 (4,0)

0,4(0,7-1,8)

>0,05

≥20 điếu

15 (10,0)

5 (3,3)

3,1 (1,2-8,9)

<0,05

- Hút không thường xuyên

14 (9,3)

15 (10,0)

1 (0,5-2,1)

>0,05

- Không hút

119 (79,3)

124 (82,7)

-


Thói quen uống rượu bia





- Lạm dụng

3 (2,0)

4 (2,7)

0,7 (0,2-3,5)

>0,05

- Uống >3 lần/tuần





<1 đơn vị/ngày

10 (6,8)

16 (10,6)

0,6 (0,3-1,5)

>0,05

1đơn vị /ngày

11 (7,4)

10 (6,7)

1,1 (0,4-2,8)

>0,05

- Uống <3 lần/tuần

81 (54,7)

78 (52,0)

1,0 (0,6-1,7)

>0,05

- Không uống

43 (29,1)

42 (28,0)

-


Thói quen luyện tập thể thao





- Không tập

45 (30,2)

38 (25,3)

1,3(0,8-2,2)

>0,05

- Không thường xuyên

38 (25,5)

40 (26,7)

1(0,6-1,8)

>0,05

- Thường xuyên

66 (44,3)

72 (48,0)

-



Kết quả bảng 3.3 cho thấy việc hút thuốc lá thường xuyên trên 20 điếu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ RLCHLPM lên gấp 3,1 lần(p<0,05).

Bảng 3.4: Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và RLCHLPM


Nhóm bệnh

Nhóm chứng

OR

p

n (%) n (%) (KTC_95%)

2 test)

Năng lượng từ lipid




≥ 20%

13 (8,7)

24 (16,0)

0,5(0,2-1,0)

>0,05

< 20%

137 (91,3)

126 (84,0)

-


Choleterol khẩu phần






≥ 200mg

15 (10,0)

14 (9,3)

1,1(0,5-2,3)

>0,05


<200mg

135 (90,0)

136 (90,7)

-


SFA







≥ 7%

35 (23,3)

15 (10,0)

2,7(1,4-5,3)

<0,01


< 7%

115 (76,7)

135 (91,0)

-


MUFA

<10%

146 (97,3)

143 (95,3)

1,8(0,5-6,2)

>0,05

≥ 10%

4 (2,7)

7 (4,7)

-


PUFA

< 10%

147 (98,0)

143 (95,2)

2,4(0,6-9,5)

>0,05

≥ 10%

3 (2,0)

7 (4,7)

-


Chất xơ






<20g

136 (80,3)

23 (82,0)

2,1(1,1-4,3)

<0,05

≥ 20g

14 (9,3)

27(18,0)

-


Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí