Số Liệu Người Bị Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Kết Án Tử Hình Từ Năm 1992 Đến Năm 2003

hình sự trong những năm gần đây cho thấy: Mặc dù hình phạt tử hình được quy định áp dụng đối với 22 tội danh với 23 cấu thành tội phạm nhưng trên thực tế các Tòa án chủ yếu áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội giết người như: “giết người chiếm đoạt tài sản; giết người có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm; thực hiện tội phạm đến cùng…) và tội tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (chủ yếu các đối tượng mua bán, tàng trữ với số lượng ma túy lớn, hoạt động có tổ chức)” [97, tr. 120 - 121].

Dựa vào việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy: Theo nguồn tài liệu nghiên cứu của GS. TSKH. Lê văn Cảm thì kể từ đầu những năm 2000 trở đi (Chính xác là sau năm 2002) các số liệu người bị kết án tử hình hàng năm ở Việt Nam thuộc diện không được công bố nên tác giả chỉ có thể tiếp cận được các số liệu thống kê của thực tiễn xét xử về hình phạt tử hình thời điểm 2002 trở về trước. Vì vậy tác giả đề cập số liệu 11 năm (tức 1992 – 2002) với các số liệu cụ thể trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm của Tòa án những năm cuối thế kỷ XX- đầu thế kỷ XXI giai đoạn 11 năm (1992- 2002) mà văn phòng Tòa án nhân dân tối cao đưa ra là 1.471 bị cáo bị tuyên phạt tử hình. Việc phân tích số liệu thống kê của thực tiễn xét xử cho thấy: 1) tỷ lệ số lượng các bị cáo tuyên phạt tử hình trên tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm có thể coi là không nhiều lắm vì chưa bao giờ đạt tới 0,4% hàng năm và chỉ có 2,71% trong suốt 11 năm; 2) số lượng 931 bị cáo bị tuyên phạt tử hình trong 5 năm (1997-2001) là những năm có số lượng bị cáo bị tuyên phạt tử hình cao nhất so với số lượng tổng số 1.471 bị cáo bị tuyên phạt tử hình trong 11 năm, trong khi đó những người bị kết án tử hình thường tập trung vào 4 nhóm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 là (các tội về tham nhũng, các tội về ma túy, tội hiếp dâm trẻ em và tội giết người hoặc

Tội giết người kèm theo tội phạm khác); 3) trong số 931 bị cáo bị tuyên phạt tử hình trong 5 năm (1997-2001) thì đã có 744 bị cáo phạm tội giết người; 4) trong suốt 11 năm (1992-2002) không hề có bị cáo nào bị tuyên phạt tử hình về một loạt các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong số 21 cấu thành tội phạm có quy định hình phạt này, mặc dù trong các cấu thành tội phạm đó có những khách thể rất quan trọng như: (an ninh quốc gia, hòa bình và an ninh nhân loại) được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm; 5) qua phân tích số liệu thực tiễn thống kê về thực tiễn xét xử tác giả đã khẳng định đây là căn cứ đáng tin cậy để nhà làm luật có thể hoàn thiện các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với các quan hệ xã hội đang tồn tại trong giai đoạn đương đại và sẽ phát triển trong tương lai [87, tr. 119-201].

Tại nội dung nghiên cứu khác về thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình của ThS. Vũ Thị Thúy- Trường Đại học TP Hồ Chí Minh (trong sách chuyên khảo) “hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam” [72, tr. 130-131] đã đưa ra số liệu báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 1992 đến năm 2003 cho thấy: hình phạt tử hình trong khoảng thời gian 12 năm (1992- 2003), số người bị kết án và thi hành án tử hình ở Việt Nam có sự biến động đáng kể, chủ yếu tùy thuộc vào quy định của Bộ luật hình sự. Chẳng hạn từ năm 1992 đến năm 1997, số người bị kết án tử hình tăng dần đều (từ 88 lên 162 người. Đặc biệt từ năm 1998 đến năm 2000, do luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1985 được ban hành ngày 10/5/1997 có quy định hình phạt tử hình là 44 điều luật (tăng 15 điều so với Bộ luật hình sự 1985 khi mới ban hành), cho nên số lượng người bị kết án tử hình có sự gia tăng đáng kể, luôn giữ ở mức 200 người trở lên. Từ năm 2001 đến năm 2003, số người bị kết án tử hình không ổn định (năm 2001: 159 người; năm 2002: 206 người; năm 2003: 169 người)…, do nguồn số liệu hết sức khó khăn, bởi ngày 05/01/2004, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 01/2004/QĐ-TTg về "Danh mục tài liệu bí mật Nhà nước độ tối mật của ngành Tòa án nhân dân"

trong đó bao gồm cả "báo cáo thống kê án tử hình" cho nên tác giả chỉ đưa ra minh chứng bằng bảng số liệu người bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án tử hình từ năm 1992 đến năm 2003 cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số liệu người bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án tử hình từ năm 1992 đến năm 2003

Năm

Số người bị xét xử sơ thẩm

Số người bị kết án tử hình, tỷ lệ %

Số người bị thi hành án tử hình

1992

39.920

88 (0,22%)

*

1993

47.237

95 (0,20%)

42

1994

47.822

88 (0,18%)

88

1995

54.105

121 (0,22%)

115

1996

62.494

117 (0,18%)

77

1997

42.440

162 (0,38%)

79

1998

75.280

200 (0,26%)

111

1999

76.663

202 (0,26%)

111

2000

61.272

208 (0,34%)

77

2001

58.454

159 (0,27%)

152

2002

61.256

206 (0,33%)

102

2003

68.365

169 (0,25%)

170

TS

695.308

1.815 (0,26%)

1.064

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 10

(*) Không có số liệu.

(Theo: Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án từ năm 1992 đến năm 2003; ThS. Vũ Thị Thúy, tr. 131).

Như vậy theo nguồn số liệu mà tác giả cung cấp theo số liệu của Tòa án đưa ra cho thấy: tỷ lệ số lượng các bị cáo tuyên phạt tử hình trên tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm có thể coi là không nhiều lắm, bởi vì năm cao nhất cũng chỉ 0,38% và tỷ lệ trung bình người bị kết án tử hình là 0,26%. Còn khi nghiên cứu về thực trạng áp dụng hình phạt tử hình theo từng nhóm tội chúng ta thấy: 1) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại chương XI với 14 điều thì đã có đến 7 điều luật quy định hình phạt tử hình. Điểu đó thể hiện tính đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội

xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế, với tinh thần cảnh giác cao độ, kiên quyết chống lại âm mưu diễn biến hòa bình và các hoạt động phá hoại khác của các thế lực thù địch; cùng với chủ trương đúng đắn của Đảng nhà nước ta về vấn đề này nên các âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó trong những năm năm gần đây, mặc dù các thế lực thù địch vẫn ra sức thực hiện các hành vi chống đối, nhưng với chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước với phương châm giáo dục, thuyết phục là chủ yếu, nên số người bị kết án tử hình về tội xâm phạm an ninh quốc gia không nhiều. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2001 Tòa án chỉ kết án tử hình đối với 3 trường hợp về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (chủ yếu về tội khủng bố). Như vậy mặc dù chiếm tỷ lệ cao trong 9 nhóm tội phạm có quy định hình phạt tử hình nhưng số người bị kết án tử hình đối với nhóm tội này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ: mặc dù các thế lực thù địch vẫn ra sức chống đối, nhưng tình hình an ninh, chính trị trong nước vẫn ổn định. Vì vậy số điều luật quy định nhiều nhưng trên thực tế chúng ta không áp dụng hình phạt này mà vẫn đảm bảo an ninh xã hội; 2) Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người được quy định tại chương XII với 2 điều luật, tuy nhiên trong những năm qua số bản án tử hình đối với các tội này chiếm phần lớn trong các trường hợp. Những bị cáo bị kết án tử hình chủ yếu là những đối tượng có hành vi phạm tội dã man, đâm thuê chém mướn trắng trợn, côn đồ đê hèn, phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm…; 3) các tội xâm phạm về sở hữu quy định tại Điều 133 (Tội cướp tài sản), Trong những năm qua, số người bị kết án tử hình về tội này cũng không nhiều, từ năm 1997 đến năm 2001 Tòa án các cấp đã kết án tử hình 2 bị cáo về tội cướp tài sản. Còn đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, theo báo cáo của ngành Tòa án, từ năm 1998 đến năm 2002, chúng ta không áp

dụng hình phạt tử hình trường hợp nào; 4) Nhóm các tội về ma túy có 2 quy định mức án tử hình đó là (điều 193 Tội sản xuất trái phép chất ma túy và Điều 194 Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy) theo đánh giá từ năm 1997 đến năm 2001, các tội phạm về ma túy có xu hướng gia tăng, số người bị kết án tử hình đứng thứ 2, sau các nhóm xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm. Trong số các tội phạm liên quan đến ma túy, chủ yếu chúng ta chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy, còn lại đối với hành vi sản xuất trái phép chất ma túy và chiếm đoạt chất ma túy chưa bao giờ bị áp dụng hình phạt tử hình. Đối với tội tàng trữ, vân chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, Tòa án chỉ tử hình những người chỉ huy, cầm đầu, ngoan cố trong đường dây mua bán ma túy trái phép. Còn trường hợp những người phạm tội về ma túy, tuy đủ định lượng để kết án tử hình theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, nhưng đóng vai trò thứ yếu, thành khẩn khai báo, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền khám phá vụ án… thường không bị kết án tử hình. Thông thường, Tòa án áp dụng hình phạt tử hình đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy; hầu như không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chỉ có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Thậm chí, khi Tòa đã kết án tử hình, án có hiệu lực pháp luật, nhưng trước khi thi hành án mà bị án ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của đồng bọn thì cũng có thể được ân giảm; 5) nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chỉ có 2 điều quy định hình phạt tử hình đó là (tội khủng bố điều 230a và tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia điều 231). Trong nhiều năm qua, có một số bị cáo bị xét xử về hành vi như cắt trộm đường dây điện, điện thoại… nhưng tính nguy hiểm không cao cho nên thường bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, hầu như không có bị cáo nào bị kết án tử hình.; 6) nhóm các tội phạm về chức vụ thực chất

đây là các tội phạm tham nhũng bao gồm: (tội tham ô Điều 278, nhận hối lộ Điều 279), đối với nhóm tội này hiện tại Đảng nhà nước ta đang quyết tâm phòng chống nhóm tội này, bởi trong những năm gần đây tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức cho việc phát triển của đất nước. Do vậy việc chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần giải quyết triệt để, làm trong sạch bộ máy nhà nước và củng cố niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền. Trong giai đoạn 1997-2001, Tòa án các cấp đã kết án tử hình đối với 24 bị cáo. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, số lượng người bị kết án tử hình về hành vi tham nhũng không nhiều, một số người bị kết án tử hình về hành vi tham nhũng, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu bị cáo hoặc gia đình bị cáo khắc phục một phần hậu quả, đã được Chủ tịch nước ân giảm thành tù chung thân (Ví dụ như: bị cáo Lã Thị Kim Oanh, nguyên Giám đốc công ty Tiếp thị Đầu tư Nông nghiệp& phát triển nông thôn, bị kết án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, ngày 12/10/2006 bị cáo được Chủ tịch nước ký quyết định ân giảm xuống thành tù chung thân).; 7) nhóm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại điều 316 (tội chống mệnh lệnh) và Điều 322 (Tội đầu hàng địch), các tội phạm này mặc dù quy định cả trong bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng thực tế nhiều năm hầu như chưa có trường hợp nào bị Tòa án các cấp kết án tử hình.; 8) nhóm các tội phá phá hoại hòa bình, tội chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại các điều 341 (Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược), 342 (Tội chống loài người), 343 (Tội phạm chiến tranh). Tuy nhiên kể từ khi quy định các tội này trong Bộ luật hình sự Việt Nam đến nay, chưa có người nào bị xét xử và kết án tử hình về các tội phạm này [72, tr. 130-146].

Cũng bàn về vấn đề này, trong cuộc hội thảo nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật hình sự do chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Tư

pháp tổ chức vào tháng 11 năm 2014, Ban soạn thảo Bộ luật hình sự sửa đổi cho rằng: tỷ lệ 22/272 tội có mức án tử hình chiếm 8% trong tổng số các tội danh trong Bộ luật hình sự của Việt Nam hiện nay là cao, vì thế cần thu hẹp. Còn tại cuộc hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Bộ luật hình sự do Ủy Ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/12/2014 các chuyên gia cũng đã tập trung vào một số vấn đề như bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, bỏ hẳn nhiều tội thực tế chưa bao giờ áp dụng, thu hẹp hành vi trong một số tội danh. Cụ thể: theo ông Trần Công Phàn - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực tố tụng, trải qua nhiều thực tiễn cũng cho rằng: “hiện nay, có 22 tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Qua tổng kết thi hành Bộ luật hình sự cho thấy có một số tội danh rất ít khi tòa án xử phạt đến tử hình, thậm trí có tội chưa bao giờ Tòa áp dụng mức hình phạt cao nhất này” [57]. Đặc biệt tại cuộc hội thảo này PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - Quyền chủ nhiệm khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu pháp luật, trong đó có thực tiễn việc áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự đã đưa ra dẫn chứng một cách cụ thể có tính thuyết phục về những tội danh có khung hình phạt tử hình nhưng chưa bao giờ áp dụng trong thực tiễn đó là:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Tội phản bội tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội phá hoại cơ sở vật chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Tội chống mệnh lệnh; Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện, kỹ thuật quân sự; các tội phạm quốc tế. Do đó tác giả cho rằng, đối với Việt Nam trong giai đoan hiện nay, việc duy trì hình phạt tử hình là cần thiết, nhưng nên cân nhắc tiếp tục loại bỏ hình phạt này đối với một số tội phạm khác, trong đó bao gồm cả những tội phạm mà trong thực tiễn xét xử từ năm 1993 đến năm 2010

đã không bị áp dụng hình phạt tử hình (đã xóa bỏ trong thực tiễn áp dụng), đó là: Tội phá hoại cơ sở vật chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 85); Tội cướp tài sản (Điều 133); Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193); Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 194); Tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231) [87, tr. 122 -123].

Xét dưới góc độ thực tiễn về việc áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự thì còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận ở mặt tổng thể của vấn đề để làm sao trong thực tiễn áp dụng vừa đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý xã hội, tránh việc trồng chéo mà vẫn bảo đảm đến yếu tố đối ngoại và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bởi vì kinh tế xã hội chính là nền tảng cho việc hoạch định chính sách pháp luật. Bởi lẽ nếu một quốc gia mà nền kinh tế-xã hội kém phát triển thì thường ý thức chấp hành pháp luật của người dân hạn chế, kẻ xấu thường lợi dụng yếu tố này để lôi kéo kích động việc phạm tội. Ngược lại khi nền kinh tế - xã hội phát triển thì ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức pháp luật của mọi người dân sẽ được nâng cao. Về vấn đề này không chỉ được chứng minh bằng thực tiễn trong những năm gần đây của Việt Nam mà của các nước trên thế giới cũng vậy, chẳng hạn như các nước ở châu Âu, Châu mỹ, nền kinh tế xã hội sớm phát triển cho nên vấn đề xóa bỏ hình phạt tử hình cũng được đề cập sớm và sau nhiều năm tranh cãi thì việc xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình cũng đã được thực hiện.

Trong giai đoạn hiện nay ở đất nước chúng ta, khi bàn về vấn đề giảm để tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình cũng còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc có ý kiến đồng tình xóa bỏ tử hình ở một số tội danh nhưng còn băn khoăn (Ví dụ như khi đề cập xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tội hiếp dâm tre em, tội tham ô, tội nhận hối lộ). Tuy nhiên với góc độ nghiên cứu về vấn đề này tôi

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí