Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 11

cũng rất đồng tình với quan điểm lập luận của một số chuyên gia là nên bỏ tử hình đối với tội hiếp dâm trẻ em bởi những lý do sau:

Thứ nhất, trong thực tiễn xét xử thì tội phạm này xảy ra không nhiều. Mặt khác nếu chúng ta quy định tội hiếp dâm trẻ em phải áp dụng hình phạt tử hình thì sẽ không phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có quy định đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe tinh thần người khác. Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật hình sự thì đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, hoặc dẫn đến chết người, không ngoại trừ nạn nhân đó là người lớn hay trẻ em, thì khung hình phạt cao nhất cho tội này cũng chỉ là hình phạt tù chung thân. Do đó việc kẻ phạm tội “hiếp dâm trẻ em”, trong trường hợp này mục đích của kẻ phạm tội cũng chỉ là thực hiện hành vi giao cấu, xâm hại tình dục trẻ em chứ họ không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, bỏ hình phạt tử hình đối với tội hiếp dâm trẻ em chính là thể hiện tính nhất quán trong chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà vẫn bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Thực tế đối với loại tội phạm này theo tôi nghĩ nó không chỉ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật mà nó còn có cả vấn đề đạo đức thuần phong mỹ tục, cho nên nếu chúng ta kết hợp giữa điều chỉnh của pháp luật ở mức độ tương đối kết hợp với vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức xã hội, phát triển kinh tế thì cơ bản về quản lý xã hội sẽ hiệu quả hơn là việc áp dụng tử hình.

Thứ hai, trong trường hợp tội phạm thực hiện mà cố ý làm nạn nhân chết hoặc vừa có hành vi hiếp dâm, vừa có hành vi giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời về hai tội đó là giết người và hiếp dâm trong đó có thể áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.

Tác giả cũng rất chia sẻ với những quan điểm còn băn khoăn đối với việc xóa bỏ hình phạt này, bởi bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ em thì đây là

trách nhiệm chung không chỉ của các bậc cha mẹ, người thân mà còn có cả của xã hội. Tuy nhiên chúng ta cần phải nhìn nhận nhận vấn đề là đạo đức, xã hội nếu chúng ta mà làm tốt công tác giáo dục, nhận thức xã hội sẽ khác, tình trạng phạm tội sẽ không còn hoặc nếu cá biệt có thì chỉ cần áp dụng biện pháp tù chung thân sẽ ngăn chặn được loại tội phạm này mà chúng ta lại giảm được việc áp dụng hình phạt tử hình phù hợp với xu thế chung trên thế giới.

Còn đối với một số góc độ thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm tham nhũng (tội tham ô Điều 278, nhận hối lộ Điều 279), đối với nhóm tội này hiện tại Đảng nhà nước ta đang quyết tâm phòng chống nhóm tội này, bởi trong những năm gần đây tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức cho việc phát triển của đất nước. Do vậy việc chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần giải quyết triệt để, làm trong sạch bộ máy nhà nước và củng cố niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền. Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận mới thì các quan điểm về vấn đề áp dụng hình phạt tử hình cũng khác nhau về nhóm tội này. Một số quan điểm cho rằng nên bỏ áp dụng tử hình và thay thế là biện pháp tù chung thân, bởi lẽ việc bỏ hình phạt này nó không chỉ mang ý nghĩa nhân đạo, mà còn có tác động tích cực đối với việc thi hành án dân sự. Bởi lẽ nhóm tội này mục đích của người phạm tội là vấn đề kinh tế, mà đối với tội phạm kinh tế thì theo ông Nguyễn Quốc Việt Vụ trưởng Pháp luật hình sự - hành chính: “…tội phạm kinh tế chưa đáng phải tử hình, vì dù sao đó cũng là những người có phần tốt, có những cống hiến nhất định cho xã hội, ở một góc độ nào đó vẫn còn lương tri”; Ngoài ra theo ông Việt, nhiều vụ trọng án kinh tế sau khi đã tử hình phạm nhân, rất khó thi hành án, nhất là việc thu hồi tiền bạc cho nhà nước. Nếu phạm nhân bị phạt tù chung thân, thì trong thời gian thi hành án, các cơ quan thi hành án vẫn có thể tiếp tục động viên giáo dục thuyết phục họ hoặc thân nhân của họ tự nguyện thi hành án dân sự cho bị án để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước. Theo

đó “Tù chung thân vẫn là hình thức răn đe tốt, đồng thời còn giữ lại phạm nhân, là đầu mối tốt nhất để tiếp tục thi hành án dân sự” [39, tr.1]. Về quan điểm này là hoàn toàn phù hợp với bản chất nhân đạo về chính sách pháp luật của Nhà nước ta, phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Bởi lẽ có nhiều học giả cũng đưa ra lạp luận nếu chúng ta chỉ nghĩ đơn thuần cứ áp dụng biện pháp mạnh tay “tử hình” thì chưa chắc đã là phương án tối ưu, nếu chúng ta phát hiện và xử lý bằng một số biện pháp khác như tù chung thân thì cũng là biện pháp răn đe tốt, vì thực tế loại tội phạm này chủ yếu là người có học vấn thậm trí công hiến nhiều năm công tác mà phải ngồi tù chung thân để nếm trải cay đắng đã là quá đủ để răn đe rồi. Mặt khác nếu trong những ngày ngồi tù mà họ ăn năn hối cải để khắc phục tội lỗi bồi thường cho nhà nước thì chúng ta cũng nên làm để cho họ một cơ hội sống. Nếu làm được như vậy thì cũng còn hơn tử hình họ rồi mà không thu được khối tài sản mà họ tham ô chiếm dụng hàng nghìn tỷ đồng đã chuyển hóa cho người thân mà hiện tại chúng ta chưa có cơ chế xử lý thì cũng là vấn đề cần xem xét.

Cùng quan điểm trên, ông Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao - Thành viên thẩm định các các dự án luật của Chính phủ, ông có đưa ra quan điểm “tội tham ô, nhận hối lộ là các tội tham nhũng mang tính kinh tế. Hiện hầu hết các nước đã bỏ án tử hình đối với những tội danh này. Ở trung Quốc cũng có tuyên án tử hình với hành vi tham nhũng nhưng là tử hình treo, tức hoãn thi hành, sau hai năm chuyển sang tù chung thân” [3, tr. 1-2]. Tóm lại theo quan điểm của ông Độ thì tử hình không giải quyết được vấn đề gì cả ngoài việc giải tỏa bức xúc của xã hội, trong khi những vấn đề nền tảng khác để giải quyết tham nhũng lại không được chú trọng. Theo ông, phải có chính sách kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, giáo dục con người, nhà trường phải dạy đạo đức lối sống… Đó mới là những vấn đề chính yếu để thiết lập một xã hội lành mạnh, không có tham nhũng. Từ những lý lẽ thực tiễn trên ông

đưa ra quan điểm khẳng định: việc xử lý đối với tham nhũng chắc chắn là phải có nhưng không nên coi tử hình đối với tham nhũng là phương cách chống tham nhũng duy nhất. Đã có một thời cứ tội giết người là bị xử sơ chung thẩm để tử hình nhằm răn đe. Nhưng điều đó không có tác dụng, không tạo cho người lỗi lầm quay lại với cuộc sống, quay lại với con người lương thiện vốn có của mình.

Cũng bàn về vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong thực tiễn, theo Luật sư Phạm Hưng, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng có quan điểm rằng: “Cần lưu ý rằng không phải cứ bắn nhiều thì tội phạm giảm, vấn đề quan trọng là ý thức con người, sự quản lý của nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật có được đảm bảo” [39, tr.1].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Khi nghiên cứu về thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình chúng ta thấy các quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu chuyên sâu có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đã đưa ra một loạt những quan điểm hoàn toàn xác đáng trong thực tế. Chính vì vậy dựa trên con số thống kê mà Tòa án đưa ra về số liệu; dựa trên lập luận thực tế áp dụng của các học giả và xu thế chung trên thế giới chúng ta có thể đánh giá về mặt thực trạng áp dụng và tính hiệu quả như sau:

Một là: tỷ lệ áp dụng hình phạt tử hình không nhiều nhưng lại tập trung ở một vài nhóm tội như giết người, ma túy. Vậy thì vấn đề cần nghiên cứu ở đây là tại sao chúng ta áp dụng hình phạt tử hình trong nhiều năm như vậy, nhưng tình hình phạm tội đối với hai nhóm tội này không giảm mà thậm trí còn diễn biến phức tạp, phạm tội có tính chất giã man, tinh vi, sảo quyệt hơn trước rất nhiều (phạm tội xuyên quốc gia, phạm tội có tổ chức). Chẳng hạn trong thời gian gần đây theo đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng thì tình hình tội phạm về ma túy ngày càng phức tạp, cụ thể như vụ buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia mà Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh mới đưa ra xét xử vụ

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 11

mua bán vận chuyển hàng nghìn bánh Herôin với số lượng người phạm tội tham gia gần trăm người, có tổ chức chặt chẽ, có trang bị vũ khí nóng; hoặc vụ án giết người 06 người trong một gia đình xảy ra tại Bình phước, hung thủ đã phạm tội một cách giã man bài bản và quyết tâm thực hiện đến cùng để bịt đầu mối nhằm chốn tránh pháp luật… Vì vậy vấn đề đặt ra trước dư luận: “liệu có phải là chúng ta chưa có chế tài mạnh” để xử lý đối với tội buôn bán ma túy và tội giết người? Thực chất không phải là chúng ta chưa có quy định chế tài mạnh tay về hai nhóm tội này mà thậm trí còn rất mạnh tay. Cụ thể đới với tội phạm ma túy, tại khoản 4 Điều 194 BLHS có uy định khung hình phạt cao nhất là “Tử hình” đó là “b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên”. Quy định này đã được áp dụng trong nhiều năm nay nhưng tội phạm vẫn không hề giảm mà còn diễn biến phức tạp.

Như vậy một số quan điểm ủng hộ duy trì hình phạt tử hình cho rằng hiệu quả răn đe phòng ngừa của hình phạt này là vượt trội, là tối ưu là không hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ bất cứ một chính sách pháp luật nào nó cũng phải dựa trên thực tế để phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh ở từng thời điểm khác nhau. Ở đây, tác giả không hoàn toàn phủ nhận về tính hiệu quả của quy định trước đây, nhưng tính hiểu quả này chỉ dựa vào điều kiện hoàn cảnh tại thời điểm chứ không phải là “tối ưu”. Đến thời điểm hiện nay, khi xã hội chúng ta phát triển thì chúng ta cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Tác gia cũng rất đồng tình với các quan điểm là chúng ta không nên làm theo và bắt trước để thực hiện việc xóa bỏ hình phạt tử hình với mọi giá mà phải có cân nhắc để học tập những cái tiến bộ, những cái tốt, để tạo điều kiện cho chúng ta có những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế xã hội theo đúng định hướng. Khi chúng ta có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì nhận thức pháp luật của người dân sẽ cao, tình hình phạm tội chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều; Mặt khác khi pháp luật mở cho họ một con đường sống

bằng biện pháp tù chung thân thì dù sao đi chăng nữa họ bớt ý nghĩ sẽ bị cận kề đến cái chết để họ có những tư tưởng tích cực hơn, họ không phải cố tình toan tính những chống đối quyết liệt đến cùng để thoát thân hoặc che dấu tội phạm đến cùng. Trong khi đó chúng ta vẫn ngăn chặn được họ tái phạm mà lại đảm bảo tính nhân đạo khoan dung của nhà nước.

Hai là: nếu tính về khía cạnh kinh tế, đặc biệt đối với nhóm tội phạm về kinh tế thường liên quan đến trách nhiệm dân sự (tức là họ phải thi hành khoản bồi thường tiền, truy thu tài sản…) mà cơ quan thi hành án dân sự phải thi hành thì việc kết án tử hình đối với người phạm tội mới chỉ đạt được hiệu quả phòng ngừa riêng, còn việc thu hồi tài sản cho nhà nước, cơ quan tổ chức trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự sau khi bản án tuyên các khoản phải thi hành về trách nhiệm dân sự sẽ rất khó khăn, tiền tài sản của Nhà nước rất khó thu hồi, bởi thông thường khi phạm tội, những đối tượng này đã hợp thức hóa bằng cách này hay cách khác cho người thân. Hoặc thậm trí có trường hợp còn gửi tiền ở tài khoản tại nước ngoài rất nhiều tiền, do đó khi họ bị kết án tử hình rồi thì mọi khoản tiền trong tài khoản ở nước ngoài chắc chắn họ sẽ không cung cấp, đặc biệt là những đối tượng phạm tội xuyên quốc gia. Vì vậy nếu chúng ta cho họ con đường sống thì có nhiều khả năng họ sẽ thông tin cho người nhà bán tài sản mà họ đã chuyển hóa để khắc phục hậu quả, tiền tài sản chúng ta vẫn thu được cho ngân sách nhà nước, trong khi đó người phạm tội vẫn phải nếm trải những ngày ngồi tù để có cơ hội làm người dù đó chỉ là một ngày.

Ba là: Xét về khía cạnh xã hội, tôn giáo, cũng như về vấn đề nhân đạo thì thông thường nếu người thân bị áp dụng án tử hình sẽ bị áp lực tâm lý hết sức nặng lề không chỉ đối với trực tiếp người phạm tội mà cả thân nhân của họ cũng phải ray dứt trong nhiều năm, có chăng chúng ta cũng cần phải thay đổi cách nhìn nhận, cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý và phát triển xã hội mang tính đón đầu kết hợp với quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng đề

cao tính giáo dục để ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân được nâng lên. Nhìn chung phải có tính tổng hòa như (kết hợp giữa việc răn đe pháp luật bằng biện pháp áp dụng tù chung thân để tuyên truyền với việc giáo dục về đạo đức, lối sống, tạo công ăn việc làm để phát triển kinh tế…) thì hiệu quả răn đe việc phạm tội sẽ đạt hiệu quả.

Nhìn chung so với các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình, thì việc áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta là tương đối nhiều. Theo thống kê hàng năm của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam luôn nằm trong con số 5 - 6 quốc gia có số lượng bị kết án tử hình và thi hành án tử hình cao nhất trên thế giới [18, tr. 3]. Do đó để phù hợp với xu thế chung trên thế giới, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế - xã hội của nước ta chúng ta nên hạn chế áp dụng hình phạt tử hình trong thời gian tới và khi điều kiện kinh tế xã hội cho phép (có thể khoảng 20 đến 30 năm, sau khi nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN) thì chúng ta sẽ xóa bỏ hình phạt này, đây không chỉ riêng hy vọng của tác giả mà trong đó có cả xã hội bởi lẽ ai cũng mong muốn hướng tới một xã hội tiến bộ văn minh, con người sống hài hòa và lương thiện “không có tội phạm nghiêm trọng”.

Như vậy, từ việc nghiên cứu đặc điểm lịch sử về sự hình thành các quy định về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay, chúng ta thấy do điều kiện hoàn cảnh ở mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau cho nên các quy định về hình phạt này cũng khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì sự hình thành và phát triển của pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng (trong đó có liên quan đến hình phạt tử hình) nó đều gắn với từng giai đoạn lịch sử và sự phát triển của đất nước, vì vậy việc ban hành các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng trong đó có các quy định về hình phạt tử hình (nhiều hay ít) hay xóa bỏ hình phạt tử hình chủ yếu dựa vào điều kiện hoàn cảnh, tình hình kinh tế xã hội, an ninh, trật tự của đất nước. Ở mỗi giai đoạn đều có một đặc thù riêng, có một lý do riêng nhưng

về mặt cơ bản đã đáp ứng tốt cho việc quản lý đất nước, quản lý xã hội ở từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau làm sao cho phù hợp với thực tế.

Dưới góc độ nghiên cứu còn hạn chế nhưng tôi nhận thấy: thông thường khi đất nước thanh bình, mọi người dân chủ yếu tập chung cho xây dựng phát triển kinh tế và khi kinh tế khá giả thì nhận thức pháp luật của người dân sẽ cao, ý thức chấp hành pháp luật sẽ từng bước nâng cao. Khi đó chính bản thân người dân cũng tự giác chấp hành pháp luật và điều đặc biệt là sẽ không bị những kẻ sấu lợi dụng kích động phạm tội… Điều này được minh chứng rất rõ nét qua nghiên cứu về hình phạt tử hình qua từng giai đoạn nêu trên. Chẳng hạn chúng ta chỉ cần so sánh từ năm 1997 (Bộ luật hình sự năm 1985 được sửa đổi bổ sung) với năm 2009 (Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009) với chỉ hơn 10 năm nhưng các quy định về hình phạt tử hình đã giảm đi rất nhiều. Điều này hoàn toàn phù hợp với thời điểm, bởi lẽ tại thời điểm xây dựng bộ luật hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung năm 1997, đây là giai đoạn nước ta vừa phải trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn tình hình quốc tế nhất là các nước Đông âu và Liên Xô đang có những diễn biến phức tạp nó tác động không nhỏ tới tình hình tội phạm ở nước ta. Mặt khác tại thời điểm năm 1997 chúng ta đang trong thời kỳ đầu thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế xã hội chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn lạc hậu cho nên các quy định của pháp luật hình sự nó hoàn toàn khác. Đến năm 2009 qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi sướng, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị được củng cố, đối ngoại được mở rộng và ngày càng có uy tín trên trường quốc tế… Chính vì vậy mà năm 2009 Quốc hội đã sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 1999 theo hướng bỏ bớt hình phạt tử hình là hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022