Lịch Sử Hình Thành Các Quy Định Về Hình Phạt Tử Hình Trong Luật Hình Sự Việt Nam

Chương 2

THỰC TRẠNG NHỮNG QUY PHẠM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY


2.1. Lịch sử hình thành các quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam

2.1.1. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 về hình phạt tử hình

Đây là một giai đoạn có nhiều biến động của lịch sử đất nước. Bởi lẽ, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước dành được độc lập ngày 02/9/1945, chính phủ lâm thời còn non trẻ phải đối mặt với vô vàn khó khăn (chống thù trong, giặc ngoài) để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ sự bình yên cho xã hội. Do vậy, trong giai đoạn này Nhà nước ta buộc phải ban hành nhiều văn bản Pháp luật hình sự được thể hiện bằng các sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư… để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện tốt nhất để đất nước ta thực hiện công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ trong 02 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật trên, chúng ta thấy hình phạt tử hình trong giai đoạn này chủ yếu được áp dụng đối với Việt gian, địa chủ, cường hào, ác bá chống chính sách cải cách ruộng đất, các tội xâm phạm an ninh quốc gia… Tại thời điểm này hình phạt tử hình được quy định chủ yếu ở một số các văn bản như:

1) Để ổn định tình hình trước mắt, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng, ngay sau khi dành độc lập Chính phủ mới đã ban hành một số văn bản pháp luật hình sự, trong đó có quy định các hành vi vi

phạm có thể xử tử hình. Cụ thể: ngày 5/9/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 6-SL trong đó: “Cấm nhân dân Việt Nam không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai cho Pháp; kẻ nào trái lệnh sẽ bị đưa ra Tòa án quân sự nghiêm trị” [21]; ngày 10/10/1945 Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL để tạm thời ổn định trật tự xã hội, chính vì vậy Sắc lệnh có quy định (Đối với các tội phạm thường có mức phạt cao nhất là tử hình được quy định trong các Bộ luật cũ mà pháp đã sử dụng trước kia ở nước ta, không đi ngược lại với lợi ích của cách mạng. “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dâm chủ cộng hòa” vẫn tiếp tục có hiệu lực) [20, Điều 12]. Tiếp đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý những hành vi phản động này, Hồ Chủ Tịch đã ban hành Sắc lệnh số 21-SL ngày 14/2/1946, quy định sẽ đem ra xét xử “tất cả những người nào phạm một việc gì, sau hay trước ngày 19 tháng 8, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” [22, Điều 2]; Sắc lệnh số 6-SL (15/1/1946) quy định những hành vi mà có thể gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, ảnh hưởng đến sự quản lý của Nhà nước, trật tự trị an, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng đều có thể bị xét tử hình, như các hành vi trộm cắp, phá hủy, oa trữ dây điện thoại, điện tín [25, Điều I, II]; Còn với những hành vi phá hủy một phần hay toàn thể các kênh hay sông đào, vận hà, cầu cống, nông giang thuộc công ích, cùng các đường giao thông công hay tư, đường bộ, đường xe lửa và các kiến trúc thuộc về xe lửa, hay đường thủy, đê đập… được quy định tại Sắc lệnh số 26-28/2/1946; hành vi tống tiền, bắt cóc, ám sát hoặc những người tòng phạm, oa trữ những tang vật của các tội phạm nói trên được quy định tại Sắc lệnh số 27-Sl (28/2/1946); Đối với những hành vi trộm cắp các đồ quân giới, quân trang, quân dụng, các vận dụng nhà binh được quy định xử lý nghiêm tại Sắc lệnh số 12-Sl (23/3/1948; những hành vi đào đất trồng cây, cắm bóc, làm nhà, cho súc vật dẫm phá gần đê, đập, kênh và cầu cống phụ

thuộc, trong một bộ phận bảo vệ, do Bộ Giao thông công chính ấn định; hoặc làm hư hỏng, bằng một cách nào khác, các công trình thủy nông mà gây thiệt hai cho nhân dân nhiều tỉnh (Sắc lệnh số 68-SL (18/6/1949)). Đối với những hành vi làm suy yếu tinh thần hay vật chất của lực lượng vũ trang cũng có thể bị xử tử. Còn đối với những người tuyên truyền bằng lời nói hay việc làm để người khác “trốn nghĩa vụ quân sự hay trốn tòng quân” có thể bị xử tử hình và tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản [30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2) Để chừng trị bọn Việt gian phản động, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 133-SL, ngày 20 tháng 01 năm 1953 quy định xử tử hình đối với những người chủ mưu, tổ chức, chỉ huy các Đảng phái, các tổ chức Việt gian phản cách mạng, có những âm mưu phản động, tuyên truyền lôi kéo nhân dân theo địch, hoặc hoạt động gián điệp cho địch; tổ chức vận động nhân dân chống lại việc thực hiện chủ trương, chính sách và những cuộc vận động của Chính xuất tiết kiệm, giảm tô, giảm tức…

3) Để thực hiện tốt chính sách cải cách ruộng đất, tạo hậu phương vững chắc cho cách mạng, Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 quy định những địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây:

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 8

1). Câu kết với đế quốc, ngụy quyền gián điệp, thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, cán bộ và nhân viên; 2). Câu kết với đế quốc, ngụy quyền, thành lập hay cầm đầu những tổ chức vũ trang để bạo động; 3). đánh bị thương, đánh chết, ám sát, đánh chết nông dân, cán bộ và nhân viên; 4). Đốt phá nhà cửa, kho tàng, lương thực, hoa màu, công trình thủy lợi; 5). Xúi dục hoặc cầm đầu một số người để gây phiến loạn… có thể bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc bị xử tử hình [34].

Việc tuyên án tử hình được quy định tại Sắc lệnh số 64-SL ngày

23/11/1945 đó là án tử hình do Tòa án đặc biệt tuyên sẽ được thi hành trong vòng 48 giờ. Ngoài án tử hình được tuyên bởi Tòa án đặc biệt, án tử hình tuyên bởi Tòa án binh tối cao, Tòa án binh khu Trung ương, Tòa án binh Khu, phạm nhân đều có quyền đệ đơn lên Chủ Tịch Chính Phủ để xin ân giảm. Khi đơn xin ân giảm bị bác, phạm nhân mới bị đem đi hành hình. Đối với bản án tử hình của Tòa án nhân dân thường, theo Thông tư số 335/TTg, sau khi Tòa án đã tuyên án tử hình, phạm nhân cũng có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm, ân xá. Đơn xin ân giảm, ân xá do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu chuyển lên Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp sẽ làm tờ trình lên Chủ tịch Chính phủ quyết định. Ngoài ra, Sắc lệnh số 4-SL (28/12/1946) còn quy định: Ủy ban bảo vệ khu có quyền ân xá, ân giảm, phóng thích tội nhân do các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự hoặc Tòa án binh kết án (trừ án của Tòa án binh đặt tại mặt trận). Khi bị kết án tử hình, phạm nhân chỉ được ân giảm hoặc ân xá sau khi được toàn thể Ủy ban và Giám đốc Tư pháp đồng ý. Tuy nhiên, quy định này được Sắc lệnh 136-SL sửa lại như sau: “Nếu tội nhân bị kết án tử hình thì chỉ được ân xá hay ân giảm sau khi được đa số trong Hội đồng gồm toàn thể Ủy ban kháng chiến và Giám đốc Tư pháp trong khu ưng thuận”.

Đối với hình thức thi hành án tử hình được quy định tại Thông tư số 498/P-4 ngày 31/10/1946 hướng dẫn: “Thi hành án tử hình này dùng súng thay máy chém”. Quy định này thể hiện bản chất nhân đạo hơn so với hình thức thi hành hình phạt tử hình được sử dụng trong thời kỳ trước đó do Pháp du nhập là dùng máy chém. Đồng thời, “mỗi khi đưa phạm nhân ra chịu án tử hình, Ban Giám thị phải xét kỹ lại để đề phòng sự nhầm lẫn”.

Sau chiến thắng Điện biên phủ năm 1954, khi đó đất nước tạm thời chia thành hai miền. Ở miền Bắc, Nhà nước đã tiếp tục ban hành số văn bản pháp luật hình sự, một mặt khẳng định việc chấm dứt áp dụng luật lệ của chế độ cũ, mặt khác nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội phạm và hình phạt để

tạo hành lang pháp lý cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước, đảm bảo thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ cơ bản mà tình hình hiện tại đặt ra. Cụ thể: Thông tư số 19-VHH (30/6/1955) của Bộ Tư pháp đã khẳng định việc hoàn toàn xóa bỏ mọi luật lệ của chế độ cũ. Thông tư 556/TTg (29/6/1955) của Thủ tướng Chính phủ xác định: “không cẩn thận hay không theo luật đi đường… trường hợp gây ra tai nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể phạt tù đến chung thân hoặc tử hình” [71].

4) Tiếp đó để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, văn hóa, chống lại những âm mưu, hành động phá hoại, làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước, tập thể và công dân, Nhà nước đã chủ động ban hành Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956, Sắc lệnh quy định hàng loạt hành vi phạm tội như:

Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân hoặc vì mục đích phá hoại mà tiết lộ, đánh cắp, mua bán, dò thám bí mật Nhà nước hay vì mục đích phá hoại mà làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hóa của Nhà nước bằng bất cứ hình thức nào [35, Điều 8].

Theo đó, nếu đối tượng là chủ mưu, cầm đầu, gây thiệt hại nghiêm trọng, hoặc dùng thủ đoạn, phương pháp cực kì gian ác hay phá hoại những công trình quan hệ trực tiếp đến đời sống nhân dân sẽ có thể bị phạt tử hình. Ngoài ra Sắc lệnh này còn bổ sung thêm: nếu những hành vi kể trên được thực hiện do tư lợi, tham lam nhưng lại gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cũng có thể bị phạt tử hình .

5) Với điều kiện hoàn cảnh của đất nước trong thời chiến, Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng được ban hành năm 1967 quy định đối với các hành vi phản bội Tổ quốc, tội gián điệp, xâm phạm an ninh lãnh thổ, bạo

loạn, hoạt động phỉ; tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra nước ngoài; tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết người vì mục đích phản cách mạng; kích động xúi giục, lôi kéo người khác phá hoại kỷ luật lao động, kỷ luật quân đội, tinh thần chiến đấu… Tất cả các tội phản cách mạng này đều được Pháp lệnh quy định có thể xử phạt tử hình. Bên cạnh đó hình phạt tử hình còn được áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khác như: Phạm tội về bảo vệ đê điều, công trình thủy nông gây thiệt hại cho nhiều tỉnh; tội đào ngũ; tội đầu hàng địch; tội giết người có dự mưu; cướp tài sản xã hội chủ nghĩa (Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1967). Tiếp đó để bảo vệ tài sản riêng của công dân, trừng trị các tội xâm phạm như tội cướp tài sản của công dân cũng có thể bị phạt tử hình, ngày 21/10/1970 cũng đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm như tội cướp tài sản của công dân.

Về công tác thi hành hình phạt phạt tử hình từ năm 1954 đến 1974 do các khu, Sở, ty Công an phối hợp với viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các địa phương tiến hành. Đối với trường hợp được hoãn thi hành, thì Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 138/KCL Ngày 13/2/1974 về việc thi hành án tử hình, trong đó quy định cụ thể Hội đồng thi hành án. Theo chỉ thị này, có các trường hợp được tạm hoãn thi hành đó là:

1) Phạm nhân tự thú những tội phạm nghiêm trọng khác của y mà xét thấy những việc ấy cần điều tra, xác minh thêm để có kết luận; 2) Phạm nhân tố giác tội phạm của người khác mà xét thấy những việc đó có tính chất nghiêm trọng và việc điều tra, kết luận nhất thiết phải có mặt phạm nhân; 3) Phạm nhân kêu oan mà xét thấy việc đó có thể có căn cứ 13].

Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ra Chỉ thị số số 07/TATC ngày 12/3/1974, xác định nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong việc thi hành án tử

hình. Theo đó, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân phải tống đạt cho phạm nhân quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao duyệt án tử hình (trường hợp phạm nhân không xin ân giảm), hoặc quyết định của ủy ban Thường vụ Quốc hội (trường hợp của phạm nhân có đơn xin ân giảm) và công bố tóm tắt tội trạng của phạm nhân trước khi phạm nhân bị hành hình. Việc hành hình sẽ được tiến hành bằng xử bắn. Như vậy đến thời điểm này việc áp dụng hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình đã thể hiện quy trình chặt chẽ có tính lượng hình kỹ lưỡng hơn.

Đến năm 1975, sau chiến thắng 30/4/1975 đất nước ta được hòa bình, thống nhất trong cả nước. Để đảm bảo sự ổn định, thì đối với các tỉnh miền Bắc, các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành trước đó vẫn tiếp tục được áp dụng. Còn đối với các tỉnh miền Nam, ngay 15/3/1976, Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh luật số 03-SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt với 7 loại tội phạm. Trong số các loại tội phạm mà Sắc luật quy định có tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản công cộng, tội xâm hại đến thân thể … thì có thể bị xử tử hình, đặc biệt là đối với những kẻ chủ mưu, cầm đầu, có nhiều tội ác, ngoan cố… Ngày 27/5/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Quyết định số 29/QĐ/76 tạo cơ sở pháp lý trừng trị các tên tư sản mại bản phạm tội lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ, phá rối thị trường. Trước khi tòa án tuyên án tử hình thì phải trình lên Chủ tịch Hội đồng cố vấn để xét duyệt trước khi thi hành án.

Đến tháng 7 năm 1976, Quốc hội chính thức đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật được áp dụng chung cho cả nước. Trong giai đoạn này, xã hội có sự thay đổi, chính vì vậy để xử lý một số nhóm tội phát sinh, Quốc hội đã ban hành pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ, tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép... Hình phạt tử hình có thể áp dụng đối với các tội đầu cơ, buôn lậu, tàng trữ hàng

cấm, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, làm hàng giả, buôn bán hàng giả gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, sức khỏe, tính mạng của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng.

Như vậy qua nghiên cứu một số quy định trên chúng ta thấy việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình đã có sự thay đổi rất nhiều so với chế độ thực dân phong kiến (thời kỳ trước khi giành độc lập) cả về nội dung và hình thức đó là quy định có chặt chẽ hơn và đặc biệt thể hiện tính nhân đạo hơn như việc thi hành hình phạt tử hình bằng việc dùng súng thay cho máy chém, giảm thiểu những đau đớn mà phạm nhân phải gánh chịu, giảm gánh nặng tâm lý cho người thi hành án tử hình hơn so với thời phong kiến.

Tuy nhiên trong giai đoạn này do hoàn cảnh đất nước còn vô vàn khó khăn: chính quyền cách mạng còn non trẻ, thù trong giặc ngoài luôn đe dọa, chính quyền cách mạng phải tập chung cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước… cho nên chưa có nhiều thời gian nghiên cứu về công tác lập pháp. Chính vì vậy, để đáp ứng tốt việc quản lý xã hội, quản lý đất nước chúng ta buộc phải ban hành một loạt các loại văn bản khác nhau, do đó trong giai đoạn này hình phạt tử hình được quy định tương đối nhiều, còn nặng về trừng trị, đặc biệt là các quy định trong thời chiến. Đây là điều kiện hoàn cảnh bắt buộc để đáp ứng với tình hình thực tế đặt ra.

2.1.2. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985 – 1999 về hình phạt tử hình

Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua ngày 27/6/1985 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 (gọi tắt là Bộ luật hình sự 1985). Bộ luật này được ban hành chính là sự kế thừa kinh nghiệm lập pháp hình sự qua 40 năm kể từ ngày đất nước giành độc lập, nó đã đánh dấu

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí