Các Quy Phạm Pháp Luật Hình Sự Hiện Hành Về Hình Phạt Không Tước Tự Do

Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một số phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước.

Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ trong trường hợp Điều luật quy định hình phạt cải taọ không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội quy định ở điều 70”.

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, có 90 điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ, đó là các điều luật sau: Điều 89, 93, 101 đến 103, 107 đến 111, 116, 117, 119 đến 127, 132, 135, 136, 140, 143 đến

145, 147, 155, 158, 159, 161, 164, 168, 170, 171, 176 đến 184, 186 đến 195,

190 đến 195, 198 đến 201, 204, 205, 205a, 207 đến 209, 211, 212, 214, đến

217, 222, 223, 225, 231 đến 241, 242 đến 244, 246, 247.


*Khi nghiên cứu về hình phạt cải tạo không giam giữ chúng tôi cho rằng cần thiết phải tìm hiểu về hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội để thấy rõ bản chất pháp lý của hình phạt cải tạo không giam giữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định : “Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội là hình phạt chính được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với quân nhân tại ngũ phạm tội ít nghiêm trọng.

Nếu người bị kết án bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, cứ một ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 6

Đối với người phạm tội không phải là quân nhân tại ngũ trong trường hợp điều luật quy định hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ quy định ở điều 24”.

Quy định trên đây cho thấy:

- Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội là hình phạt chính được Bộ luật hình sự năm 1985 quy định cùng với hình phạt cải tạo không giam giữ và với các điều kiện áp dụng tương tự như hình phạt cải tạo không giam giữ nên có thể thay thế nhau giữa hai hình thức hình phạt này trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên, nếu như người bị kết án cải tạo không giam giữ không bị cách ly khỏi xã hội, họ được giao cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giám sát giáo dục, chủ yếu tự cải tạo và thực hiện quy chế cải tạo không giam giữ thì người bị kết án cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội thực chất đã bị cách ly khỏi xã hội, cách ly khỏi môi trường bình thường, những người bị kết án được tập trung lại để chấp hành hình phạt. Theo quy định thì các đơn vị kỷ luật của quân đội được tổ chức thành một khu vực để quản lý cải tạo cùng với tổ chức của các trại tạm giam cấp quân khu.

Với những luận điểm đã nêu ở phần lý luận về hình phạt không tước tự do, tác giả luận văn cho rằng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội là hình phạt hạn chế tự do. Bởi vậy luận văn không đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu về hình phạt này.

- Hình phạt cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định:

Hình phạt cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được quy định tại Điều 28 B ộ luật Hình sự năm 1985 như sau:

"Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ hai năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác".

Trong BLHS năm 1985 hình phạt Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được quy định tại 80 điều luật, cụ thể là các Điều từ 101 đến 105 và ở các Điều 107, 112, 112a và 113, 113a; các Điều từ 119 đến 124, Điều 126, 127; các Điều 133, 134a, 135, 137a và 139, Điều

156; các Điều từ 164 đến 168, Điều 170 và Điều 171, các Điều từ 174 đến 178 và ở các Điều 180, 181, 182; các Điều từ 185b đến 185h và Điều 185n; các Điều từ 186 đến 191 và từ 195 đến 197; các Điều từ 219 đến 221; 221a đến Điều 228, 228a; các Điều từ 231 đến 242.

- Hình phạt tước một số quyền công dân:


Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về hình phạt tước một số quyền công dân tại Điều 31 như sau:

Công dân Việt Nam phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm các tội khác trong những trường hợp Bộ luật này quy định, thì bị tước hoặc có thể bị tước một số quyền công dân dưới đây:

- Quyền bầu cử đại biểu các cơ quan quyền lực nhà nước;

- Quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

- Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức xã hội.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung được quy định ở 15 Điều luật, từ Điều 72 đến Điều 86 thuộc Phần các tội phạm, Chương I: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Mục A: các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.

- Hình phạt tước danh hiệu quân nhân:


Điều 71 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về hình phạt tước danh hiệu quân nhân như sau:

Tước danh hiệu quân nhân là hình phạt bổ sung có thể được áp dụng với quân nhân phạm tội nghiêm trọng do cố ý.

Người bị tước danh hiệu quân nhân đương nhiên bị xoá tuổi quân và bị tước quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.

Bản chất của hình phạt nói trên là một biện pháp xử lý kỷ luật về hành chính chứ không phải là hình phạt (dù là hình phạt bổ sung), do đó Bộ luật hình sự năm 1999 đã xoá bỏ hình phạt này;

Tước danh hiệu quân nhân là hình phạt bổ sung được quy định ở 11 Điều luật là các Điều: 250, 251, 252, 256, 260, 262, 269.

-Hình phạt tịch thu tài sản;


Hình phạt tịch thu tài sản được quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 1985 như sau:

Tịch thu tài sản là tước tài sản của người bị kết án sung quỹ Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng trong những trường hợp Bộ luật này quy định. Có thể tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung được quy định ở 64 Điều luật trong BLHS năm 1985 là các Điều: 72 đến 86, các Điều 88, 94 đến 98, Điều

129 đến 134, Điều 134a, 135, 137, 137a, 138, 140, 141, từ Điều 151 đến 158;

Điều 164 đến 169, Điều 172 đến 174, các Điều từ 185b đến 185k, Điều 226

đến 228, 228a, Điều 199 đến 202.


*Một số nhận xét về hình phạt không tước tự do trong BLHS năm 1985:

So với những quy định trước khi có BLHS, những quy định về hình phạt không tước tự do trong BLHS năm 1985 có một số đặc điểm sau:

Những quy định về các hình phạt không tước tự do trong BLHS hiện hành là sự kế thừa và phát triển của những quy định đã có từ trước đó. Chúng ta thấy rằng hầu hết các hình phạt không tước tự do trong BLHS đều đã được quy định trong một số văn bản pháp luật hình sự trước khi pháp điển hoá BLHS.

Kể từ khi có BLHS, các hình phạt không tước tự do được quy định trong một văn bản pháp luật hình sự duy nhất là BLHS và cùng với các hình phạt khác được quy định trong BLHS tạo nên một hệ thống hình phạt có phương thức liên kết với nhau theo một trật tự thứ bậc về tính nghiêm khắc từ thấp đến cao. Trong số các hình phạt chính, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất. Vì vậy, nhìn vào hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS, chúng ta thấy rõ hình phạt nào nghiêm khắc hơn. Điều đó tạo thuận lợi rất nhiều cho những cán bộ áp dụng pháp luật.

BLHS đã phân biệt rõ ràng giữa hình phạt và biện pháp hành chính, giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung; đồng thời quy định rõ nội dung và điều kiện áp dụng các hình phạt không tước tự do.

Giữa các hình phạt không tước tự do với các hình phạt tước tự do có sự thu hẹp khoảng cách về tính cưỡng chế và hậu quả pháp lý của việc áp dụng.

Các hình phạt chính không tước tự do với điều kiện áp dụng, phạm vi áp dụng và tính nghiêm khắc khác nhau tạo nên những bước chuyển tiếp nhất định với hình phạt tù.

Đối với các hình phạt không tước tự do là hình phạt bổ sung, nhà làm luật quy định tại điều cuối cùng của mỗi chương áp dụng cho các tội phạm cụ thể được quy định tại chương đó. Đối với mỗi loại tội phạm, luật quy định rõ cách thức, mức độ, thời hạn áp dụng hình phạt bổ sung không tước tự do.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:


- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất về hình sự của Nhà nước do Toà án có thẩm quyền quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của PLHS. Hình phạt dù dưới dạng nào (tuỳ theo cách phân loại), có thể là các hình phạt tước tự do, không tước tự do, hình phạt chính, hình phạt bổ sung thì cũng đều có những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản sau: Từ định nghĩa khoa học của khái niệm hình phạt đã nêu cho thấy, hình phạt có sáu dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đó là: 1- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. 2- Hình phạt chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội. 3- Hình phạt chỉ Toà án áp dụng. 4- Hình phạt tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do của người bị kết án. 5- Hình phạt do PLHS quy định. 6-Hình phạt chỉ mang tính chất cá nhân.

-Trên cơ sở những đặc điểm chung của hình phạt, luận văn đã nêu và phân tích những đặc điểm riêng của hình phạt không tước tự do trong mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Đó là các đặc điểm như: 1- Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội. 2. Tính chất cưỡng chế thấp hơn hình phạt tù. 3- Việc thi hành do nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. 4- Điều kiện áp dụng và

các hậu quả pháp lý mang sắc thái riêng. 5- Bao gồm một số hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 6- Việc thi hành phát huy cao độ vai trò của cộng đồng.

-Việc phân chia hình phạt thành tước tự do và không tước tự do được tác giả lựa chọn để nghiên cứu để chứng minh với vị trí, chức năng của mình, hình phạt không tước tự do đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trọng hệ thống hình phạt. Hình phạt không tước tự do là phương tiện để thực hiện chính sách hình sự của nhà nước, thể hiện rõ nét tính nhân đạo, nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong pháp luật Việt Nam.

-Luận văn đã phân biệt hình phạt không tước tự do với hình phạt tước do, hạn chế tự do để thấy rõ hơn đặc điểm của hình phạt tước tự do và sự giống nhau, khác nhau giữa các loại hình phạt đó.

-Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các quy định về hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999, luận văn đã cho thấy lịch sử hình thành và phát triển hình phạt không tước tự do trong LHS Việt Nam tuân theo nguyên tắc kế thừa, có sự chọn lọc tiếp thu những nhân tố phù hợp với thời đại, thể hiện tính giai cấp để phục vụ chính sách hình sự của nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng.

Chương 2


CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG


2.1. Các quy phạm pháp luật hình sự hiện hành về hình phạt không tước tự do

- Hình phạt cảnh cáo

Cảnh cáo là một trong những hình phạt chính không tước tự do được quy định trong BLHS hiện hành. Theo Điều 29 BLHS thì: ”Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.”

Như vậy, cảnh cáo là việc Toà án nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công khai lên án người phạm tội.

Cảnh cáo là loại hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính. Khi áp dụng nó không có khả năng đưa lại những hạn chế về quyền và lợi ích thiết thân (thể chất, tài sản...) của người bị kết án. Việc Toà án lên án công khai người phạm tội chỉ gây ra những tổn thất nhất định về tinh thần. Có thể nói, bản chất của hình phạt cảnh cáo là sự răn đe đối với người đã thực hiện tội phạm.

Hậu quả pháp lý đưa lại đối với người bị kết án là án tích, tức là làm cho người bị kết án trở thành người có tiền án. Đây cũng là một trong những tình tiết để phân biệt cảnh cáo với ý nghĩa là một chế tài hành chính với cảnh cáo là chế tài hình sự. Theo quy định tại Điều 64 BLHS, người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo sẽ mang án tích trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, "trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí