một bước phát triển hết sức quan trọng trong lập pháp hình sự của nước ta. Bởi lẽ, lần đầu tiên các nhà làm luật đã quy định hệ thống hình phạt, cũng như nội dung, điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng của từng loại hình phạt. Do đó, hình phạt tử hình cũng được các nhà lập pháp quy định cụ thể tại Điều 27 BLHS 1985 đó là:
Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân. Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử [59, Điều 27].
Với quy định trên cho chúng ta thấy nhà làm luật đã quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Đặc biệt việc quy định trên đã thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội đó là: “chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, không áp dụng đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi xét xử”.
Khi mới thông qua, tại phần các tội phạm của BLHS 1985, hình phạt tử hình chỉ quy định ở 29 điều (trong số 195 điều quy định về tội phạm) trong đó tập trung chủ yếu đối với hành vi phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội như: tội phản bội tổ quốc (Điều 72); Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 73); Tội gián điệp (Điều 74); Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 75); Tội bạo loạn (Điều 76); Tội hoạt động phỉ (Điều 77); Tội khủng bố (Điều 78); Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (Điều 79); Tội chống phá trại giam (Điều 84); Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy (Điều 87); Tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia (Điều 94); Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 95); Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ (Điều 98); Tội giết người (Điều 101); Tội hiếp dâm (khoản 3, 4 Điều 112); Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 129); Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 132); Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 133); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 138); Tội cướp tài sản của công dân (Điều 151); Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả (Điều 167); Tội chống mệnh lệnh (Điều 250); Tội đầu hành địch (Điều 256); Tội bỏ vị trí chiến đấu (Điều 258); Tội hủy hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 269); Tội phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược (Điều 277); Tội chống loài người (Điều 278); Tội phạm chiến tranh (Điều 279); Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê (Điều 280). Qua 4 năm triển khai thực hiện, tại thời điểm này một số những khó khăn của nền kinh tế mà đất nước chúng ta đang phải trải qua; chủ trương đổi mới nền kinh tế đang được thực hiện chuyển đổi từ mô hình tập chung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước; tình hình chính trị bất ổn của các nước xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông âu và Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an chính trị, trật tự an toàn xã hội của nước ta. Trong thời điểm này các tổ chức phản động lợi dụng tình hình khó khăn chung để chống phá gây mất ổn định. Chính vì vậy để đảm bảo cho việc ổn định trật tự, phù hợp với tình hình thực tế, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1985, ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung đã được thông qua và có quy định thêm 4 hành vi phạm tội, gồm: sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 96a) cũng có mức hình phạt cao nhất đến tử hình.
Tiếp đó lần thứ 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1985 lại
được sửa đổi và được quốc hội thông qua vào ngày 12/8/1991, lần sửa đổi này các nhà làm luật đã bổ sung thêm hình phạt tử hình đối với 3 tội danh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 157); và Tội nhận hối lộ (Điều 226). Sau hơn một năm triển khai thực hiện Quốc hội lại tiếp tục sửa đổi bổ sung. Cụ thể:
Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1985 lần thứ ba, được Quốc hội thông qua ngày 22/12/1992, các nhà làm luật đã nâng hình phạt cao nhất của 2 hành vi phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới vốn có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân lên tử hình (Điều 97). Cuối cùng (Lần sửa đổi, bổ sung thứ tư) vào ngày 10/5/1997 Quốc hội đã thông qua. Tại lần sửa đổi này đã tách bốn hành vi phạm tội trong tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy (điều 96a) thành bốn tội danh riêng biệt quy định trong bốn điều luật khác nhau, đồng thời giữ nguyên mức hình phạt cao nhất của các tội phạm là hình phạt tử hình. Cụ thể đó là (Điều 185b- Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 185c- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Điều 185d- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Điều 185đ- Tội mua bán trái phép chất ma túy); Tách tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112a) ra khỏi (Điều 112- Tội hiếp dâm) và giữ nguyên hình phạt tử hình cả hai tội phạm này. Bên cạnh đó trong lần sửa đổi, bổ sung này, nhà làm luật còn bổ sung thêm bốn hành vi phạm tội mới quy định mức hình phạt tử hình đó là (Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa- Điều 134a; Tội chiếm đoạt chất ma túy Điều 185e; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma ma túy (Điều 185i); tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185m). Ngoài ra, nhà làm luật còn nâng mức hình phạt cao nhất của một số tội phạm lên mức tử hình như (Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân- Điều 156; Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ- Điều 227). Như vậy trong giai
đoạn từ 1985 đến năm 1997, với điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, đất nước ta vừa phải trải qua hai cuộc chiến tranh giải dân tộc và hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới Tây nam, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; tình hình chính trị tại các nước công hòa thuộc Liên xô và các nước Đông âu có những diễn biến phức tạp, sự chuyển đổi nền kinh tế còn đang trong giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn thử thách… Chính vì vậy công tác xây dựng pháp luật còn nhiều bất cập, những bất cập này chủ yếu xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội tại thời điểm đó buộc các nhà làm luật phải sửa đổi đến 4 lần trong vòng hơn 10 năm. Khi mới ban hành năm 1985 chỉ quy định 29/195 điều luật về các tội phạm cụ thể có quy định hình phạt tử hình, nhưng sau 4 lần sửa đổi bổ sung đến năm 1997, đã tăng lên 44/214 điều luật về các tội phạm cụ thể quy định hình phạt tử hình. Đây là vấn đề cần được xem xét cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đã có sự thay đổi theo hướng tích cực trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đặc biệt là trong năm 1998 và 1999.
2.1.3. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1999- đến nay về hình phạt tử hình
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Và Phạm Vi Của Việc Hạn Chế Và Tiến Tới Xóa Bỏ Hình Phạt Tử Hình
- Phạm Vi Hạn Chế (Không) Áp Dụng Hình Phạt Tử Hình Đối Với Một Số Tội Danh Trong Bộ Luật Hình Sự
- Lịch Sử Hình Thành Các Quy Định Về Hình Phạt Tử Hình Trong Luật Hình Sự Việt Nam
- Số Liệu Người Bị Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Kết Án Tử Hình Từ Năm 1992 Đến Năm 2003
- Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 11
- Đánh Giá Các Quy Phạm Về Hình Phạt Tử Hình Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Những Tồn Tại, Hạn Chế Của Các Quy Định Này Trong Luật Hiện Hành
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Bộ luật hình sự 1985 ra đời được đánh giá là một thành tựu lớn trong lịch sử lập pháp nói chung và trong lĩnh vực hình sự nói riêng của nước ta. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự 1985 được ra đời và xây dựng trong bối cảnh lịch sử đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nó chỉ phù hợp trong giai đoạn đất nước ta còn chế độ quản lý kinh tế tập trung, bao cấp. Chính vì vậy nó đã bộc lộ những bất cập khi chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế theo hướng: “xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15 Hiến pháp 1992). Mặt khác, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng như: kinh tế đối ngoại đang có
nhiều khởi sắc, đời sống của đại bộ phận dân chúng không ngừng được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hơn thế nữa trong xu thế chung của thế giới là giảm dần hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt.
Chính vì vậy để đáp ứng tốt với điều kiện thực tế của đất nước, để phù hợp với xu thế chung của thời đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của chúng ta, cho nên việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985 là một nhu cầu khách quan và bức thiết. Do đó, ngày 21/12/1999, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã thông qua Bộ luật hình sự mới (gọi tắt là Bộ luật hình sự 1999) tại kỳ họp thứ 6.
Tại BLHS 1999 có nhiều sửa đổi mang tính căn bản và toàn diện trong đó sửa đổi giảm đáng kể về hình phạt tử hình (giảm từ 44 tội danh có hình phạt tử hình trong BLHS 1985 xuống còn 29 tội danh trong BLHS 1999), ngoài ra Bộ luật còn thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan dung hơn qua việc quy định mở rộng phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình đối với “Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử”; đồng thời bổ sung thêm quy định: “không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi” [64, Điều 35]. Đây là sự thay đổi tương đối căn bản để phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước tại thời điểm đó, phù hợp với tính vị tha, khoan dung nhân đạo vốn có của dân tộc ta, phù hợp với công ước quốc tế. Theo tác giả Vũ Thị Thúy- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết “Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” đã nhận định:
Sự thay đổi này có nhiều nguyên nhân khác nhau như: do chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước, do sự chuyển biến của tình hình kinh tế- xã hội làm cho một số hành vi phạm tội giảm tính nguy hiểm cho xã hội và do xã hội đã thiết lập được hệ thống cơ chế kiểm soát hành vi của con người hiệu quả hơn [72, tr. 75].
Sau 10 năm thực hiện Bộ luật hình sự 1999, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy một số những quy định của Bộ luật này đã có sự bất cập, không còn phù hợp với sự với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua hơn 20 năm đổi mới. Do đó, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XII đã tiến hành sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, tại kỳ họp thứ 5, ngày 19/6/2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật hình sự. Tại Bộ luật sửa đổi bổ sung một số điều lần này tiếp tục bỏ bớt hình phạt tử hình. Cụ thể: tại khoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung đã quy định bỏ hình phạt tử hình trong tám điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm: Điều 111 (Tội hiếp dâm); Điều 139 (Tội lừa đảo); Điều 153 (Tội buôn lậu); Điều 180 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 197 (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 221 (Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu Thủy); Điều 289 (Tội đưa hối lộ); Điều 334 (Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Bên cạnh đó, Luật sửa đổi lần này cũng đã sửa quy định về tội “khủng bố” theo điều 84 Bộ luật hình sự 1999 thành tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” và bổ sung tội “khủng bố” tại điều 230a Bộ luật hình sự, trong đó có quy định hình phạt tử hình.
Qua nghiên cứu về Bộ luật hình sự 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 chúng ta thấy hiện tại trong Bộ luật này chỉ còn 22 điều luật trong phần các tội phạm quy định hình phạt tư hình, đã giảm 7 điều so với Bộ luật hình sự khi mới ban hành năm 1999 và giảm 22 điều luật có quy định hình phạt tử hình so với Bộ luật hình sự năm 1985 được sửa đổi bổ sung năm 1997 (tức giảm 50%).
Xuất phát từ điều kiện kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đồng thời để đáp ứng tốt xu thế hội nhập quốc tế và đặc biệt là định hướng lớn mà Nghị quyết 49 của Bộ chính trị đã chỉ ra thì Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 thì việc áp dụng hình phạt tử hình tiếp tục
được thu hẹp và cụ thể hơn được quy định tại Phần chung, đồng thời giảm xuống chỉ còn 18 điều tương ứng với 18 cấu thành.
2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1999, đã được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 04/01/2000 và có hiệu lực ngày 01/7/2000. Trong phần các tội phạm của Bộ luật này khi mới ban hành có 29 điều luật với 30 khung hình phạt có quy định hình phạt tử hình (đã giảm so với Bộ luật hình sự năm 1985 sau khi sửa đổi là 15 điều). Tuy nhiên sau 10 áp dụng trong thực tiễn, một số điều luật có quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật này không còn phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội tại thời điểm cũng như xu thế chung, cho nên đến tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Tại Luật sửa đổi, bổ sung lần này, Quốc hội đã bỏ 8 điều có quy định hình phạt tử hình và bổ sung 01 điều có quy định hình phạt tử hình. Như vậy hiện tại Bộ luật hình sự vẫn còn 22 Điều với 23 cấu thành có quy định hình phạt tử hình đó là: 1) khoản 1 Điều 78 (Tội phản bội tổ quốc);
2) khoản 1 Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); 3) khoản 1 Điều 80 (Tội gián điệp); 4) khoản 1 Điều 82 (Tội bạo loạn); 5) khoản 1 Điều 83 (Tội hoạt động phỉ); 6) khoản 1 Điều 84 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); 7) khoản 1 Điều 85 (Tội phá hoại cơ sở vật chất- kỹ thuật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); 8) khoản 1 Điều 93 (Tội giết người); 9 & 10) khoản 3-4 Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em); 11) khoản 4 Điều 133 (Tội cướp tài sản); 12) khoản 4 Điều 157 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); 13) khoản 4 Điều 193 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy); 14) khoản 4 Điều 194 (Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy); 15) khoản 1 Điều 230a (Tội khủng bố); 16) khoản 2 Điều 231 (Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); 17) khoản 4 Điều 278 (Tội tham ô tài sản); 18) khoản 4 Điều 279 (Tội nhận hối lộ); 19) khoản 4 Điều 316 (Tội chống mệnh lệnh); 20) khoản 3 Điều 322 (Tội đầu hàng địch); 21) Điều 341 (Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược);
22) Điều 342 (Tội chống loài người); Điều 343 (Tội phạm chiến tranh).
Như vậy với các Điều luật quy định trên có quy định về hình phạt tử hình chúng ta thấy chủ yếu tập trung ở các nhóm tội sau: Nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia (7 Điều); các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm (2 Điều), 3 khung hình phạt; Các tội xâm phạm sở hữu (1 Điều); Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (1 Điều); Các tội phạm về ma túy (2 Điều); Các tội xâm phạm an toàn Công cộng, trật tự công cộng (2 Điều); Các tội phạm về chức vụ (2 Điều); Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (2 Điều); Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (3 Điều). Tại hội thảo nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật hình sự do chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ tư Pháp tổ chức vào tháng 11/2014, Ban soạn thảo Bộ luật hình sự sửa đổi cho rằng, tỷ lệ 22/272 tội có mức án tử hình, chiếm 8% tổng số các tội danh trong bộ luật hình sự của Việt Nam hiện nay là cao, vì thế cần thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, đồng thời với việc thắt chặt hơn các điều kiện áp dụng hình phạt này. Ngoài ra, các chuyên gia dự hội thảo cũng đã đề xuất giảm 09 tội danh có khung hình phạt tử hình bao gồm: Tội hiếp dâm trẻ em; Tội cướp tài sản; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội tàng trữ vận chuyển trái phép chất ma túy; Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội chống mệnh lệnh và Tội đầu hàng địch. Với đề xuất này chủ yếu các chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành Bộ luật