tội.
Các loại hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
Cảnh cáo
Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất với việc khiển trách công khai người
chưa thành niên, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến ý thức của họ, nhằm giáo dục, răn đe họ không phạm tội mới.
ở các giai đoạn áp dụng pháp luật, việc Toà án lựa chọn hình phạt cảnh cáo hay miễn trách nhiệm hình sự là một việc làm rất khó khăn vì ranh giới để xử lý hình sự hay áp dụng các biện pháp xã hội khác nhiều khi rất mong manh nhưng hậu quả pháp lý cũng như xã hội của việc lựa chọn này lại rất khác nhau. Vì vậy, khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án phải tuân thủ phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt này là:
- Người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Tội phạm mà người đó thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng – là tội phạm gây thiệt hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 3 năm tù.
- Tội phạm mà người đó thực hiện có nhiều tình tiết giảm nhẹ (tức là phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự).
- Tội phạm mà người đó thực hiện chưa đến mức được miễn hình phạt (Điều 54 Bộ luật hình sự quy định thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự).
Hậu quả pháp lý của việc người thực hiện hành vi phạm tội phải mang án tích trong thời hạn một năm (theo điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự).
Phạt tiền
Phạt tiền (Điều 72 Bộ luật hình sự) bên cạnh việc là một quy định mới của Bộ luật hình sự năm 1999 còn là một hình phạt mới được quy định là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc tài sản riêng. Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định hình phạt này nên nó không được áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử (điểm c mục 2 Nghị quyết số 32 ngày 21/12/1999).
Điểm cần lưu ý khi áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội là xác định tuổi của người bị kết án. Hình phạt tiền chỉ được áp dụng khi có đủ căn cứ cho thấy người phạm tội đã đủ 16 tuổi. Và sau khi đã xác định được độ tuổi thì cần xem xét đến việc người chưa thành niên này có thu nhập hoặc tài sản riêng hay không? Thu nhập và tài sản của họ phải đủ để thi hành mức tiền phạt mà Toà án đã tuyên. Với tính chất là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với người phạm tội nên cha mẹ của người chưa thành niên không phải nộp thay khoản tiền khi Toà án áp dụng hình phạt này.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không được quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Trong quá trình thi hành án phạt tiền nếu người chưa thành niên lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau hay do lập công lớn thì có thể được giảm hoặc được miễn chấp hành hình phạt còn lại.
Cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người chưa thành niên phạm tội phải cách ly khỏi môi trường sống của họ. Người phạm tội vẫn
tham gia lao động, sinh hoạt dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.
Hình phạt này được áp dụng đối với người chưa thành niên với điều kiện bị cáo phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, đã thực sự hối cải, không có tình tiết tăng nặng đáng kể, có căn cứ, lai lịch rõ ràng và có nơi cư trú ổn định.
Khi áp dụng hình phạt này Toà án giao người chưa thành niên bị kết án cho một cơ quan, tổ chức quyết định theo dõi, giám sát và giúp đỡ người đó trong quá trình cải tạo. Theo đó, Điều 4 Nghị định số 60/2000/CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ quy định một số nghĩa vụ của người bị kết án như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi mình cư trú.
- Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết.
- Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về thực hiện bản cam kết đó tại điểm 2 Điều này.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên còn lại để chấp hành nốt hình phạt này là một năm.
Người chưa thành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được giảm thời hạn khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Toà án không áp dụng hình phạt bổ sung kèm theo và cũng không được khấu trừ thu nhập của họ (Điều 73 Bộ luật hình sự). Đây là một quy định xuất phát từ thực tế lứa tuổi chưa thành niên đa số các em sống phụ thuộc vào gia đình nếu có thu nhập cũng không đáng kể. Nếu khấu trừ thu nhập của họ sẽ dẫn đến việc quy định đặt ra nhưng thiếu tính thực thi. Điều này sẽ làm giảm đi hiệu lực của pháp luật.
Tù có thời hạn
Theo Điều 33 Bộ luật hình sự thì “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định”.
Đây là loại hình phạt phổ biến và thông dụng nhất trong luật hình sự. So với ba loại hình phạt trên (Cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ) thì tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất. Nó buộc người bị kết án phải cách ly khỏi môi trường sống trước đây và bị tước đi quyền tự do trong một thời gian nhất định.
Xuất phát từ chính sách hình sự nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội mà hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết. Đó là khi họ phạm tội nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng, thân nhân và môi trường sống xấu buộc phải cách ly họ trong một thời gian nhất định để đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo và phòng ngừa chung.
Theo đó, Điều 74 Bộ luật hình sự quy định hình phạt có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
Bảng 2.1: Quy định hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999
Điều luật được áp dụng | Mức phạt cao nhất được áp dụng | |
Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi | Quy định từ chung thân hoặc tử hình | Không quá 12 năm tù |
Quy định tù có thời hạn | Không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định. | |
Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi | Quy định tù chung thân hoặc tử hình | Không quá 18 năm tù |
Quy định tù có thời hạn | Không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định. |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Trong Tư Pháp Hình Sự Từ Năm 1945 Đến 1985.
- Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Với Tư Cách Là Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo, Người Bị Kết Án.
- Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Thông Qua Chế Định Hình Phạt
- Đối Tượng Chứng Minh Trong Vụ Án Có Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên.
- Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Và Người Tiến Hành Tố Tụng Trong Những Vụ Án Có Người Chưa Thành Niên Phạm Tội.
- Áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn Và Giám Sát Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội.
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
(Nguồn: Bộ luật hình sự - Nxb CTQG – 1999)
Tổng hợp hình phạt
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
”Phạm nhiều tội là phạm từ hai tội trở lên hoặc khi hành vi của người phạm tội có các dấu hiệu của từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau (hoặc tại các khoản khác nhau của cùng một điều nếu các đối tượng của tội phạm khác nhau) trong phần riêng Bộ luật hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội chưa bị xét xử về một tội nào trong số những tội ấy“ [33 - tr396].
Trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình phạt cho từng tội trên cơ sở những hình phạt cụ thể đó Toà án sẽ tổng hợp hình phạt để có hình phạt chung. Hình phạt chung được tổng hợp theo Điều 65 Bộ luật hình sự.
Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội khác nhau có tội phạm thực hiện trước khi đủ 18 tuổi và có tội thực hiện sau khi đã đủ 18 tuổi và lại có trường hợp họ phạm nhiều tội trong lứa tuổi chưa thành niên. Trong trường hợp đó tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự, cụ thể: Hình phạt chung không được quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi và không được vượt quá 12 năm tù đối với người từ 14 tuổi nhưng chưa đến 16 tuổi trong trường hợp phạm tội mà điều luật về tội ấy đã quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội, tức là áp dụng quy định tại Điều 41 và Điều 43 Bộ luật hình sự.
Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Đối với trường hợp người chưa thành niên có nhiều bản án với những hình phạt khác nhau thì hình phạt chung được tổng hợp như sau:
- Nếu người chưa thành niên đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội phạm trước khi có bản án thì Toà án quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được tổng hợp trên cơ sở hình phạt mới và hình phạt của bản án trước. Cách tổng hợp như trong xử nhiều tội. Nếu là hình phạt tù thì thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt chung.
- Nếu người chưa thành niên phạm tội đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới thì khi xét xử tội mới này Toà án quyết định hình phạt đối với tội mới sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được tổng hợp trên cơ sở hình phạt mới và hình phạt chưa chấp hành của bản án trước, cách tổng hợp như trong xử nhiều tội.
- Trường hợp người chưa thành niên phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa tổng hợp thì Toà án ra quyết định tổng hợp các hình phạt của các bản án theo nguyên tắc chung.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt
Điều kiện để người chưa thành niên được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt là:
- Người chưa thành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hoặc mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở Điều 59 Bộ luật hình sự.
- Người chưa thành niên bị kết án đã chấp hành được một phần tư thời hạn cải tạo tốt thì được xét giảm trên cơ sở có sự đề nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt.
Một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn thực sự chấp hành hình phạt theo luật định.
Trường hợp xoá án
Theo quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật hình sự có hai hình thức xoá án: Đương nhiên xoá án và xoá án do Toà án quyết định. Đối với người chưa thành niên phạm tội thì vấn đề xoá án được quy định và áp dụng cụ thể như sau:
- Nếu người chưa thành niên phạm tội mà được áp dụng các biện pháp tư pháp có tác dụng giáo dục phòng ngừa thì không coi là có án. Trong trường hợp này vấn đề xoá án không được đặt ra.
- Nếu như trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội mà bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn thì thời hạn họ được xoá án là một phần hai thời gian quy định đối với người đã thành niên.
- Đương nhiên được xoá án tích gồm những trường hợp sau:
+ Người được miễn hình phạt.
+ Người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày hết thời gian thử thách.
Việc xoá án do Toà án quyết định. Phải căn cứ vào tính chất của tội phạm mà họ đã thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành chính sách pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án.
2.1.1.3. Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội thông qua các biện pháp tư pháp.
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự 1999 đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù thì áp dụng một trong các biện pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên.
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Biện pháp này có thể áp dụng từ một đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng.
Theo Nghị định số 59/NĐCP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội thì người chưa thành niên phạm tội được giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nghĩa vụ:
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tích cực thực hiện nghĩa vụ của công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, cụm dân cư, tổ dân phố nơi mình cư trú.
Làm bản cam kết với uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục trong đó có nêu rõ các biện phSáp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.
Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm, học tập, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng dân cư nơi mình cư trú.
Làm bản tự kiểm điểm về quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Chủ tịch Uỷ ban nhaâ dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách. Bản kiểm điểm phải có nhận xét của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc của cảnh sát khu vực, công an xã.
Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện tu dưỡng. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì cần phải báo cáo và trong thời gian tạm trú phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người chưa thành niên phạm tội tạm trú.
.....