Thực Trạng Nghiên Cứu Về Một Số Pctl Cơ Bản Của Hdvdl

Giáo dục luôn có vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, các PCTL nói riêng. Yếu tố này có thể xuất phát từ gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục trong các loại hình trường đào tạo chính qui và trường đào tạo nghiệp vụ là một dạng hoạt động chuyên biệt nhằm chuyển giao kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các thế hệ.

Khi người học tham gia vào quá trình đào tạo này, họ không chỉ được định hướng sự phát triển của mình bởi mục tiêu đào tạo chung mà còn được tiếp cận các phương thức tổ chức tiến hành và điều khiển sự phát triển đó một cách khoa học, do đó đảm bảo chất lượng hiệu quả.

Tác động của công tác giáo dục và đào tạo nghề đối với quá trình hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL không chỉ dừng lại khi người học kết thúc khóa học hoặc chương trình học mà còn phát huy tác dụng khi HDVDL thực sự tham gia vào công tác HD. Nhưng lúc này, vai trò tổ chức, dẫn dắt và trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL không thuộc thẩm quyền của các nhà giáo nữa mà chuyển giao cho các nhà quản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp, công ty lữ hành nơi HDV đang công tác. Thông qua các công tác tổ chức, các chính sách đãi ngộ và các quyền lợi mà HDV có thể có trong môi trường làm việc của công ty, các nhà quản lý sẽ kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng….để rèn luyện HDVDL những PC đáp ứng với những đòi hỏi của thực tiễn. Trong những điều kiện cần thiết và có thể thông qua các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên đề….họ tổ chức “huấn luyện”, “đào tạo lại” HDVDL phát triển những PC phục vụ thiết thực cho hoạt động HD của HDV.

Tóm lại, tác động của các yếu tố khách quan, trong đó yếu tố giáo dục theo loại hình nghề nghiệp là tác động khoa học mang tính định hướng, có ý nghĩa điều khiển quá trình hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL.

1.4.2. Ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan

Tác động đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL không chỉ nhìn nhận, đánh giá trên phương diện khách quan mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan.

Trong các yếu tố chủ quan của HDVDL như hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của nghề nghiệp; trình độ đào tạo; kinh nghiệm công tác; vốn hiểu biết văn hóa; năng khiếu cá nhân;…thì hoạt động thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp được coi là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL.

Ở giai đoạn giáo dục đã tạo ra những tiền đề và những điều kiện bên trong cần thiết cho hoạt động HD, nhưng đó mới chỉ là những tiền đề ban đầu. PCTL của HDVDL không chỉ được bộc lộ mà còn được phát triển trong quá trình tham gia thật sự vào hoạt động HD nhằm thực hiện các hoạt động chủ yếu của HD du lịch và nhiệm vụ của HDVDL (phần 1.3.1.2, trang 27):

Hoạt động tổ chức: hoạt động HD du lịch bao gồm các mặt như cung cấp thông tin cho quảng cáo, tiếp thị, du lịch, đón tiếp khách, giới thiệu các đối tượng, loại hình tham quan trong

chuyến du lịch, phục vụ các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm, giải trí, y tế,… Tất cả những hoạt động này đều có sự tham gia của các HDVDL và các bộ phận chức năng liên quan.

Hoạt động thông tin: cung cấp thông tin nhằm giúp du khách có được những hiểu biết cần thiết từ các quy định về xuất, nhập cảnh, các thủ tục, tập quán, các quy chế về hoạt động tham quan, chương trình, an ninh cho đến những thông tin về đất nước, con người, cảnh quan, các giá trị - văn hóa – lịch sử, kinh tế - xã hội, các đối tượng tham quan… theo mục đích chuyến du lịch của khách đã được thỏa thuận hay phát sinh trong chuyến du lịch. Hoạt động này được coi là hoạt động chủ yếu nhất của HDVDL, phục vụ đắc lực nhất cho nhu cầu của khách du lịch.

Hoạt động kiểm tra: hoạt động theo dõi, kiểm tra việc phục vụ khách du lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch – gồm cả dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung – cũng rất cần thiết. Thông thường việc phục vụ khách du lịch đã được thỏa mãn (thường là bằng hợp đồng). Song việc kiểm tra sẽ đảm bảo cho khách được phục vụ đúng đủ (cả về số lượng, chủng loại) các dịch vụ như đã mua. Khách du lịch sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi có sự theo dõi, kiểm tra của HDV hay nhân viên của công ty du lịch đảm nhiệm vai trò HD.

Các hoạt động khác: hoạt động HD cần thực hiện việc làm cầu nối giữa cơ sở kinh doanh du lịch với khách du lịch nhằm cung cấp những dịch vụ đúng với sở thích, tâm lý, túi tiền của khách. Việc phối hợp hoạt động giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nếu có sự tham gia của HDV sẽ tạo thêm cơ sở thực tiễn cho việc thỏa mãn nhu cầu của khách 1 cách đầy đủ nhất. Trong những điều kiện nhất định, hoạt động HD du lịch trở thành động lực cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác phục vụ du khách.

Một số hoạt động thông thường có thể hoặc không nhất thiết nằm trong phạm vi HD du lịch, không trở thành nhiệm vụ bắt buộc của HDV như thanh toán, đổi tiền, đặt chỗ thị thực, quảng cáo,… Tuy vậy, những hoạt động này nếu được thực hiện hay phối hợp thực hiện một cách đồng bộ nhanh chóng do HDV hay các bộ phận chức năng của tổ chức kinh doanh du lịch đảm nhiệm thì hoạt động HD sẽ chu đáo, hiệu quả hơn.

Tóm lại, từ những vấn đề đã phân tích như trên, có thể đi đến một số kết luận:

1. Có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về PCTL trong nhiều lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: đặc điểm, tính chất của hoạt động đòi hỏi chủ thể phải có những PCTL phù hợp để đáp ứng. Đồng thời, chính trong các hoạt động ấy lại làm nảy sinh và phát triển những PCTL mà hoạt động đó đòi hỏi.

2. PC là những đặc điểm của người hay vật đạt mức độ chất lượng cần thiết đáp ứng yêu cầu nào đó của xã hội, và tạo nên sự khác biệt về hạng, loại với đối tượng khác. Phẩm chất thường được xem xét theo những tiêu chí nhật định và được phân biệt với những đặc điểm âm tính (thói, tật, kém phẩm chất,…) và những đặc điểm không điển hình khác.

PCTL là những thuộc tính, những đặc điểm tinh thần của cá nhân được quy định, hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp của con người, đồng thời chi phối lại toàn bộ đời sống và hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. PCTL thường là những thuộc tính tâm lý thể hiện về mặt đạo đức; trí tuệ - năng lực và ý chí - tính cách của con người

3. Những nghiên cứu về PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề đã chỉ rõ: các PC đáp ứng yêu cầu của nghề là yếu tố quan trọng, cơ bản để đảm bảo hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, trong đó các PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề là tiềm năng phát triển nhất của hoạt động lao động. Việc nghiên cứu xác định những PCTL cơ bản của chủ thể, đáp ứng yêu cầu của nghề là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần xem xét.

Đối với nghề HDVDL, nghiên cứu xác định hệ thống những PCTL cơ bản cần có ở người HDV là yêu cầu khách quan góp phần vào việc đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng HDVDL phù hợp với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

4. Những hoạt động thực tiễn bên ngoài khi chuyển hóa vào trong sẽ tạo thành những thuộc tính tâm lý của HDVDL trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. Căn cứ vào đối tượng hoạt động, chức năng và đặc điểm hoạt động của HDVDL, chúng tôi phân loại các PCTL của HDVDL thành các nhóm PC sau đây: nhóm PC Đạo đức; nhóm PC Trí tuệ - năng lực; nhóm PC Ý chí – tính cách.

5. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL. Theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi tập trung vào 2 yếu tố chính là: giáo dục thông qua tác động của quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề HDV và các yếu tố hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề HDV đóng vai trò chủ đạo, còn hoạt động nghề nghiệp của HDVDL được coi là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ PCTL CƠ BẢN CỦA HDVDL

2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu:

Tỉ lệ % khách thể nghiên cứu theo giới tính: Bảng 2.1: Tỉ lệ % khách thể nghiên cứu theo giới tính

Khách thể

Giới tính

SV

HDVDL

KDL

Tổng cộng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

23

23

69

69

53

53

145

48.3

Nữ

77

77

31

31

47

47

155

51.7

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

300

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 5

Luận văn nghiên cứu trên tổng mẫu 300, trong đó có 145 khách thể nghiên cứu là nam chiếm 48.3% (145 nam) và 155 nữ chiếm 51.7%.

Tỉ lệ % SV được khảo sát theo biến trường (trên 100 khách thể là SV) Có 66 SV trường ĐH Văn Lang chiếm 66%

Có 34 SV trường ĐH Tôn Đức Thắng chiếm 34%

Tỉ lệ % HDVDL hướng dẫn khách nội địa hay quốc tế:

Trong 100 mẫu HDV được khảo sát, có 60 HDV đang trực tiếp HD khách nội địa chiếm 60%. 40 HDV đang đảm trách nhiệm vụ HD cho khách quốc tế chiếm 40%

Tỉ lệ % khách thể nghiên cứu theo nhóm tuổi: Bảng 2.2: Tỉ lệ % khách thể nghiên cứu theo nhóm tuổi

Khách thể

Nhóm tuổi

HDVDL

KDL

Tổng cộng

SL

%

SL

%

SL

%

Dưới 25 tuổi

5

5

20

20

25

12.5

25 – dưới 40 tuổi

75

75

64

64

139

69.5

40 – dưới 60 tuổi

18

18

11

11

29

14.5

60 trở lên

2

2

5

5

7

3,5

Tổng cộng

100

100

100

100

200

100


Tỉ lệ % theo mức độ thường xuyên đi du lịch của KDL (100 mẫu nghiên cứu): Có 22 KDL lựa chọn mức độ thỉnh thoảng chiếm 22%

Có 75 KDL lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 77%

Chỉ có 3 KDL có mức độ đi du lịch rất thường xuyên chiếm 3% Và không có KDL nào lựa chọn mức độ hiếm khi đi du lịch.

Tỉ lệ % theo thâm niên công tác của HDVDL (100 mẫu nghiên cứu) Có 67% HDVDL có thâm niên công tác từ 1 – dưới 5 năm

28% HDVDL có thâm niên công tác từ 5 – dưới 10 năm Có 4 HDV đã làm công tác HD trên 10 năm chiếm 4%

Và chỉ có 1 HDV mới gia nhập vào đội ngũ HD chiếm 1%.

Như vậy, trên tổng mẫu là 300 khách thể nghiên cứu (chia đều ra 3 nhóm), được phân biệt với nhau theo giới tính, SV, nhóm tuổi, mức độ thường xuyên đi du lịch hay thâm niên công tác trong ngành HD, chúng tôi có những kết quả như trên.

2.2. Mô tả Cách thức thu thập và xử lý số liệu Bước 1: Phát phiếu thăm dò ý kiến.

Bước 2: Thu số liệu và kiểm tra, loại bỏ những phiếu không hợp lệ. Bước 3: Nhập và xử lý số liệu.

Khi tiến hành khảo sát: “Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch”, chúng tôi sử dụng 42 câu hỏi với thang đo 5 mức theo qui ước sau:

Hoàn toàn không cần thiết = 1

Ít cần thiết = 2

Bình thường = 3

Cần thiết = 4

Rất cần thiết = 5

Tổng điểm tối đa của tính tích cực là 210 điểm. Người đạt số điểm tối đa của tính tích cực là người có mức độ biểu hiện cao. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu người trả lời chỉ đạt từ 1/3 tổng số điểm trở xuống thì được xem là mức rất thấp. Nếu người trả lời đạt 2/3 tổng số điểm thì được xem là trung bình. Do đó, dưới 2/3 tổng điểm là thấp.

Mức độ

1

2

3

4

5

Tên mức độ

Thấp

Khá Thấp

Trung bình

Khá cao

Cao

Điểm biểu hiện

42 - 70

71 –105

106 - 140

141- 175

176 - 210

Đẳng loại

1.0→1.66

1.67→ 2.5

2.51→3.34

3.35→4.17

4.18→5.0

Như vậy dưới 2/3 tổng điểm là dưới trung bình. Ta có thể phân chia làm 3 đẳng loại: thấp, khá thấp, trung bình. Chia khoảng điểm trên trung bình thành hai đẳng loại: khá cao và cao như sau: Bảng 2.3: Các mức độ biểu hiện các phẩm chất tâm lý của HDVDL


tôi cho rằng:

TB > 3.34 = mức độ cần thiết cao => PCTL cơ bản.

2.5 ≤ TB ≤ 3.34 = mức độ trung bình = PCTL cần thiết nhưng không cơ bản.

TB < 2.5 = mức độ thấp => PCTL không cơ bản.

Dựa trên bảng 2.3,

chúng

Với tất cả các số liệu thu được, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm máy tính SPSS 11.5 để tính độ TB điều hòa (TB); so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm khách thể điều tra với số lượng mẫu từ 2 nhóm trở lên (kiểm nghiệm Anova với mức ý nghĩa α = 0.05):

P ≥ 0.05 = không có ý nghĩa về mặt thống kê (không có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể khi đánh giá về mức độ cần thiết của các PCTL).

P < 0.05 = có ý nghĩa về mặt thống kê (có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể khi đánh giá về mức độ cần thiết của các PCTL).

Bước 4: Tổng hợp tài liệu, viết hoàn thành luận văn nghiên cứu.

2.3. Phân tích kết quả điều tra thực trạng.

2.3.1. Kết quả của giai đoạn điều tra mở về một số PCTL cần có ở HDVDL

Trong giai đoạn điều tra mở (mẫu 1a, 1b; phụ lục 1), chúng tôi trưng cầu lấy ý kiến của 2 CBQL&ĐT có thâm niên công tác trên 10 năm; 5 CBQL&ĐT có thâm niên công tác trên 5 năm; 25 HDVDL hiện đang công tác tại các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; 10 KDL được đánh giá có mức độ du lịch thường xuyên từ công ty du lịch Fiditour; 50 SV hiện đang học tập tại trường Đại học dân lập Văn Lang bằng các mẫu phiếu mở. Tuy cách dùng từ, dùng câu văn có khác nhau nhưng nhìn chung phần lớn ý kiến đều tập trung vào một số PCTL cần có của HDVDL. Đó là:

PC đạo đức: Lòng tự hào dân tộc, trung thành với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tôn trọng pháp luật, tôn trọng khách hàng, tôn trọng nghề,…

PC Trí tuệ - năng lực: Năng lực tổ chức, quản lý đoàn tốt, nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, bình tĩnh trước mọi tình huống, khả năng truyền đạt tốt, có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh và môi trường, biết lắng nghe khách hàng,…

PC Ý chí – tính cách: trung thực; hòa nhã, niềm nở, thân thiện với khách; hài hước, hóm hình; vui vẻ, hoạt bát; tận tâm với nghề nghiệp chuyên môn;…

Như vậy, sau khi ghép các PC tương tự lại với nhau và so sánh với phần cơ sở lý luận trong đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng những PCTL qua giai đoạn điều tra mở (chủ yếu dựa trên ý kiến của các chuyên gia (CBQL&ĐT và HDVDL)) nêu ra đều phù hợp. Đó là những PCTL cơ bản mà HDVDL cần có. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Trên cơ sở các kết luận rút ra về PCTL của HDVDL cùng với ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi có được 42 PCTL mà HDVDL cần có để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 42 PC này bao gồm 3 nhóm, đó là:

Nhóm PC đạo đức, bao gồm 9 PC:

1. Lòng yêu quê hương đất nước

2. Trung thành với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

3. Lòng yêu nghề

4. Tôn trọng khách hàng

5. Tôn trọng đồng nghiệp

6. Tôn trọng pháp luật

7. Tôn trọng nghề

8. Tinh thần đồng đội cao

9. Ý thức cộng đồng cao

Nhóm PC trí tuệ - năng lực: bao gồm 15 PC:

1. Trí nhớ tốt

2. Tư duy nhanh nhạy

3. Xử lý tình huống tốt

4. Khả năng ngôn ngữ tốt

5. Khả năng lắng nghe tốt

6. Khả năng nói trước đám đông tốt

7. Khả năng truyền đạt tốt

8. Khả năng thuyết phục cao

9. Nắm bắt tâm lý khách hàng tốt

10. Năng lực tổ chức, quản lý đoàn tốt

11. Khả năng phán đoán tốt

12. Khả năng thích nghi, hòa nhập cao

13. Thông minh

14. Khả năng quan sát tốt

15. Tư duy sáng tạo

Nhóm PC ý chí – tính cách: bao gồm 18 PC:

1. Tinh thần trách nhiệm cao

2. Tận tâm với công việc

3. Tính thận trọng

4. Tính kế hoạch

5. Lịch sự với khách hàng

6. Thân thiện tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng

7. Tính khiêm tốn

8. Tính ham học hỏi

9. Tính trung thực

10. Tính hài hước, hóm hỉnh

11. Chu đáo với khách hàng

12. Vui vẻ, hoạt bát

13. Tinh thần chịu đựng gian khổ

14. Tính kiên nhẫn

15. Tinh thần cầu tiến

16. Năng động

17. Tác phong đứng đắn

18. Tính độc lập

Căn cứ vào 42 PC trên, chúng tôi xây dựng bảng khảo sát (phụ lục 2, 3, 4) và tiến hành điều tra nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong đề tài.

2.3.2. Phân tích kết quả điều tra thực trạng nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết của một số PCTL cần có của HDVDL.

Với các mẫu phiếu khảo sát (phụ lục 2, 3, 4) thăm dò ý kiến của 300 khách thể về mức độ cần thiết của các PCTL trên. Kết quả nghiên cứu được phản ánh ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Đánh giá của các khách thể về PCTL cơ bản của HDVDL.



Stt

Khách thể

PCTL

SV

HDVDL

KDL

Tổng cộng

TB

Thứ

bậc

TB

Thứ

bậc

TB

Thứ

bậc

TB

Thứ

bậc

1

Khả năng truyền đạt tốt

4.42

1

4.39

4

4.43

2

4.41

1

2

Khả năng ngôn ngữ tốt

4.23

5

4.52

1

4.44

1

4.40

2

3

Tinh thần trách nhiệm cao

4.33

2

4.36

5

4.39

3

4.36

3

4

Khả năng nói trước đám

đông tốt


4.26


4


4.32


6


4.43


2


4.34


4

5

Xử lý tình huống tốt

4.29

3

4.41

3

4.31

5

4.33

5

6

Khả năng lắng nghe tốt

4.09

11

4.43

2

4.38

4

4.30

6

7

Khả năng thuyết phục cao

4.16

8

4.31

7

4.23

8

4.23

7

8

Lòng yêu nghề

4.22

6

4.30

8

4.06

14

4.19

8

9

Tôn trọng khách hàng

4.09

11

4.22

12

4.22

9

4.18

9

10

Tận tâm với công việc

4.16

8

4.11

20

4.23

8

4.17

10

11

Lịch sự với khách hàng

3.93

15

4.21

13

4.25

7

4.13

11

12

Chu đáo với khách hàng

4.12

10

4.13

19

4.13

12

4.13

11

13

Vui vẻ, hoạt bát

4.13

9

3.99

23

4.27

6

4.13

11

14

Lòng yêu quê hương đất

nước


3.87


17


4.29


9


4.20


10


4.12


12

Tôn trọng pháp luật

3.92

16

4.18

15

4.25

7

4.12

12

16

Thân thiện tạo được sự tin

tưởng nơi khách hàng


3.94


14


4.19


14


4.17


11


4.10


13

17

Tôn trọng nghề

3.94

14

4.28

10

4.01

16

4.08

14

18

Nắm bắt tâm lý khách hàng

tốt


3.93


15


4.15


17


4.13


12


4.07


15

19

Năng động

4.17

7

4.09

21

3.94

18

4.07

15

20

Khả năng thích nghi, hòa

nhập cao


3.93


15


4.24


11


4.03


15


4.07


15

21

Tác phong đứng đắn

3.87

17

4.16

16

4.01

16

4.01

16

22

Năng lực tổ chức, quản lý đoàn tốt


3.87


17


4.14


18


3.86


21


3.99


17

23

Tính trung thực

3.92

16

3.94

26

4.09

13

3.98

18

24

Tư duy nhanh nhạy

3.97

13

4.05

22

3.86

21

3.96

19

25

Tính hài hước, hóm hỉnh

4.08

12

3.76

30

3.94

18

3.93

20

26

Tính kế hoạch

3.78

19

4.11

20

3.87

20

3.92

21

27

Khả năng quan sát tốt

3.83

18

3.85

27

4.00

17

3.89

22

28

Ý thức cộng đồng cao

3.76

20

3.96

24

3.89

19

3.87

23

29

Tinh thần chịu đựng gian

khổ


3.65


22


3.95


25


3.78


22


3.79


24

30

Tính kiên nhẫn

3.75

21

3.78

28

3.76

23

3.76

25

31

Tính độc lập

3.62

23

3.77

29

3.78

22

3.72

26

32

Khả năng phán đoán tốt

2.95

29

3.57

31

3.42

25

3.31

27

33

Tính thận trọng

3.28

25

3.36

33

3.08

27

3.24

28

34

Tính ham học hỏi

2.92

30

3.29

34

3.43

24

3.21

29

35

Thông minh

3.25

26

2.93

36

3.37

26

3.18

30

36

Tinh thần cầu tiến

2.61

32

3.42

32

3.08

27

3.04

31

37

Tư duy sáng tạo

3.23

27

3.15

35

2.59

32

2.99

32

38

Tinh thần đồng đội cao

3.30

24

2.61

38

2.90

29

2.93

33

39

Tính khiêm tốn

3.28

25

2.73

37

2.61

31

2.87

34


40

Trung thành với đường lối chính sách của Đảng và Nhà

nước


2.88


31


2.53


41


3.04


28


2.82


35

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí