Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ phải luôn tự tu dưỡng, trau dồi PC cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, vì “đạo đức là cái gốc của người làm cách mạng”; Người còn cho rằng: con đường để hình thành phát triển những phẩm chất của mỗi người chúng ta đó là giáo dục, tự giáo dục và tự rèn luyện.

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” “Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Tác giả Khăm Kẹo Vông Phi La trong công trình nghiên cứu về PC nhân cách của người hiệu trưởng trường tiểu học cho rằng người hiệu trưởng tiểu học cần phải có ba nhóm PC: nhóm PC đạo đức, nhóm PC tư tưởng – chính trị, nhóm PC công việc. Trong đó, nhóm PC đạo đức giữ vị trí quan trọng hàng đầu [16].

Tác giả Phạm Tất Dong trong nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề và tuyển chọn tâm lý đối với nghề, đặc biệt đối với nghề y, đòi hỏi phải có những PC: tinh thần trách nhiệm; sự tận tình; sự thông cảm; sự quan tâm; lòng từ thiện [5], [6], [7], [8].

Trong luận án tiến sĩ “Cơ sở tâm lý học của sự hình thành và phát triển nhân cách người thầy thuốc quân đội tương lai ”của mình, tác giả Nguyễn Sinh Phúc đưa ra mô hình các PC nhân cách của bác sỹ quân y gồm 15 PC sau: Năng lực tổ chức chỉ huy; Năng lực chuyên môn; Lòng nhân ái; Lập trường tư tưởng; Sẵn sàng nhận nhiệm vụ; Khả năng giao tiếp; Tinh thần trách nhiệm; Nhiệt tình công tác, Tính kỷ luật; Uy tín; Trung thực; Ham nghiên cứu khoa học, Khiêm tốn; Tính tập thể; Tính sáng tạo [21].

Tác giả Trần Trọng Thủy đề cập nhiều đến việc xây dựng họa đồ nghề nghiệp cho các nghề (Professiogramme) trong đó cũng rất chú trọng vấn đề mô tả những đặc điểm tâm lý của nghề trong họa đồ tâm lý mà phần hết sức quan trọng là những PCTL đáp ứng đòi hỏi của nghề [31].

Trong lĩnh vực nghiên cứu PC và PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề cụ thể cũng đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu sâu và chỉ ra một số PCTL cơ bản đáp ứng yêu cầu của nghề như:

Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh (1966) trong nghiên cứu: “Một số đặc điểm tâm lý - xã hội của nhà doanh nghiệp”, phân tích các đặcđiểm của hoạt động kinh doanh đãnêu ra14 PCTL của nhà doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh. Đó là: Bền bỉ; Cần cù; Có chí; Dám mạo hiểm; Có đầu óctính toán kinh doanh; hamhọc hỏi, hiểu biết; Linh hoạt,năng động; Nhạybén; Ócsáng kiến, sáng tạo;Quảng giao; Quyếtđoán; Thạo việc, Cókinh nghiệm về lĩnh vực mìnhkinh doanh; Thận trọng; Thông minh; Tự tin [1].

Tác giả Nguyễn Thị Kim Phương (1996) trong “Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý – xã hội của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam” đã chia các PC thành 3 nhóm: những khả năng, những kỹ năng và những PCTL đặc trưng hiện có ở giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong đó có 60 PC cụ thể [22].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Trên lĩnh vực tâm lý học quân sự có khá nhiều tác giả nghiên cứu về PCTL của người quân nhân trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động quân sự, như:

Tác giả Nguyễn Mai Lan xác định 22 PCTL đặc trưng của Mã dịch viên thuộc 4 nhóm: Xu hướng, Tính cách, Năng lực, Khí chất bao gồm các PCTL: Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp bảo vệ bí mật quốc gia; Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự phát triển của ngành Cơ yếu; Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; Tính kỷ luật cao; Bản lĩnh chính trị vững vàng theo chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Ý thức trau dồi PC đạo đức và trình độ chuyên môn mã dịch; Tính cẩn thận chính xác; Kỹ năng ghi nhớ các nhóm ký tự; Kỹ năng thao tác trên máy mã; Kỹ năng xử lý thông tin; Kỹ năng tri giác vận động; Tính độc lập trong công việc; Gắn bó với nghề; Tính kín đáo; Năng động, hoạt bát; Tư duy từ ngữ; Điềm tĩnh; Vốn từ chuyên môn phong phú, Khả năng kiềm chế; Nhạy cảm; Khả năng thích nghi tình huống nghề nghiệp [17].

Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 2

Tác giả Đỗ Văn Thọ trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động của Cảnh sát hình sự đã nêu lên hai nhóm đặc điểm tâm lý (biểu hiện thông qua tính tích cực và tiêu cực) và 22 PCTL cần có của những chiến sĩ công an: Lòng yêu nghề, hứng thú với nghề; Lòng trung thành với Đảng CSVN, với nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tinh thần đấu tranh bảo vệ lẽ phải; Tinh thần chịu đựng gian khổ, nỗ lực vượt khó; Khả năng tư duy linh hoạt, nhanh nhạy; Trí nhớ tốt; Khả năng thích nghi cao, dễ hòa nhập; Khả năng giao tiếp tốt; Khả năng phản ứng nhanh; Lòng dũng cảm; Tính kiên quyết; Tính quyết đoán; Tính độc lập; Khả năng tự chủ, tự kiềm chế; Tính thận trọng; Tính kiên trì; Tính trung thực; Khả năng phán đoán tốt; Có lòng tin vào những điều tốt đẹp; Khả năng quan sát tốt; Tính kỷ luật (cao); Tinh thần trách nhiệm (cao).

Tác giả Nguyễn Văn Tập trong công trình nghiên cứu của mình đã xác định 28 PCTL cần có của cán bộ quản giáo trong hoạt động cải tạo phạm nhân: Nhận thức sâu sắc về Chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng; Nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật; Trung thành với Đảng, với chế độ XHCN; Tính giáo dục; Tính vị tha, nhân ái; Liêm khiết; Tận tụy với công việc; Tinh thần trách nhiệm cao; Tính công tâm (công bằng); Tính kế hoạch; Tính kỷ luật; Tính đoàn kết; Tính nguyên tắc; Tính trung thực; Tính cương quyết; Tính kiên trì; Tính dũng cảm; Tính nghị lực; Tính tự chủ; Tính quyết đoán; Năng lực nghiệp vụ CA; Năng lực tổ chức; Năng lực sư phạm; Năng lực giao tiếp; Thói quen nói năng lịch sự, có văn hóa; Tác phong đàng hoàng, đĩnh đạc; Tác phong sâu sát, cụ thể, rõ ràng [25].

Các tác giả nói trên là những người đi đầu, đột phá trong việc nghiên cứu tâm lý nghề nghiệp ở Việt Nam. Tuy kết quả nghiên cứu như thế nào đi nữa, nhưng chắc chắn những tác giả trên với

các công trình nghiên cứu của mình đã góp phần lớn vào thực tiễn tuyển chọn và đào tạo nghề ở nước ta.

Riêngđối với ngành du lịch, trongquátrình tìm hiểu thông quacác phươngtiện thông tin đại chúng vàquátrình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi nhận thấy: cho đến naycó rất ít các công trình khoa học nghiên cứu chính thức về những PCTL cần có của những người làm công tác du lịch, đặc biệt là đối với HDV. Những công trình nàyhầu hết chỉ tập trung ở việc đưa ra một số nhận định và ý kiến chủ quan được đút kết từ kinh nghiệm thực tiễn của những người làm công tác HD, cũng như của một số tác giả hiện đang thực hiện công tác giảng dạytại các trường Đại học, Caođẳng, Trung cấp hiệnnay:

PGS.TS. Nguyễn Văn Đính - Nguyễn Văn Mạnh (1995), Giáo trình tâm lý và Nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội [10].

ThS Sơn Hồng Đức (2003), Du lịch và Kinh doanh lữ hành - tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học dân lập Văn Lang [11].

Nguyễn Văn Quảng (2006), Để trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh [23].

Trần Quốc Thành, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Đề cương bài giảng tâm lý học du lịch – lưu hành nội bộ, Hà Nội [26].

Trần Quốc Thành, Nguyễn Sơn Đức (2005), Đề cương bài giảng Tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội [27].

Tổng cục du lịch (1997), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch - tài liệu bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch- lưu hành nội bộ, Hà Nội [32].

Những nhận định, đóng góp của các tác giả nói trên khi đề cập những PC cần có/ tiêu biểu của HDVDL đã bước đầu khái quát tuy chưa rõ ràng và cụ thể nhưng cũng giúp chúng ta xây dựng được hệ thống PCTL cần có của những người làm du lịch nói chung và HDVDL nói riêng.

Tóm lại, từ thời Cổ đại đến nay, trong và ngoài nước đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về PCTL của nhiều tác giả trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, quản lý, kinh doanh, y học, hoạt động quân sự, …. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: đặc điểm, tính chất của hoạt động đòi hỏi chủ thể của hoạt động ấy phải có những PC tương ứng để thực hiện. Đồng thời chính trong hoạt động ấy lại làm nảy sinh và phát triển những PCTL mà hoạt động ấy đòi hỏi.

Những nghiên cứu trên là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay vẫn chưa có một công trình, một đề tài nào nghiên cứu về PCTL của HDVDL một cách đầy đủ và hệ thống.

Do đó, vấn đề PCTL của HDVDL trong hoạt động HD du lịch rất cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học đáp ứng với đòi hỏi của lý luận cũng như thực tiễn vấn đế này.

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Khái niệm phẩm chất, phẩm chất tâm lý.

1.2.1.1. Khái niệm “phẩm chất”

Trong từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (36) có định nghĩa: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Theo định nghĩa này có thể hiểu “phẩm chất” là những thuộc tính, đặc điểm của đối tượng mà căn cứ vào đó người ta có thể đánh giá, xác định giá trị đối tượng đó.

Trong tiếng Anh, danh từ Quality được dùng với nghĩa là: phẩm chất, đặc tính, loại, hạng.

Theo từ điển Tâm lý học (Dictionary of psychology) của J.P.Chaplin thì PC là “mức độ tương đối giữa cái tốt hoặc cái tuyệt với về lĩnh vực nào đó” [2, tr.686].

Trong từ điển Tâm lý học (The dictionary of psychology) của Raymond J.Corsini “Phẩm chất (quality) là đặc điểm (hoặc đặc trưng) về cảm giác (Sensation) hoặc thực thể khác để cho nó trở thành độc đáo, là sự khác về chất (loại, thứ, hạng) chứ không phải về số lượng” [1, tr.796]. Như vậy, theo cách hiểu này, PC được hiểu là những đặc điểm (đặc trưng) về thực thể hoặc về sự phản ánh thế giới (tinh thần) của đối tượng để tạo nên sự khác biệt với đối tượng khác về tính chất, giúp đánh giá phân loại hay xếp hạng đối tượng. Có hai loại phẩm chất: PC của thực thể (vật chất - Entity) và PC của cảm giác (tinh thần - Sensation).

Tuy cách nói khác nhau, nhưng có thể khái quát một số nội dung cơ bản sau: PC là đặc điểm, thuộc tính gắn bó với đối tượng; PC là mức độ giá trị của những đặc điểm, thuộc tính…của đối tượng để tạo nên sự khác biệt của chúng, làm cơ sở cho sự đánh giá, phân loại, xếp hạng; Có những phẩm chất thiên về tinh thần (xét riêng về khía cạnh con người), nhưng cũng có những phẩm chất thiên về thực thể vật chất (cả con người và đồ vật, vật chất).

Trong thực tiễn đời sống xã hội, chúng ta thường dùng những khái niệm: phẩm chất tốt, phẩm chất chưa tốt, không đảm bảo đầy đủ các phẩm chất theo yêu cầu của nghề nghiệp,…, khi nhận xét hay đánh giá về một người nào đó, Phẩm chất và Năng lực là hai khía cạnh được đề cập đến nhiều nhất. Thực chất là nói về hai nhóm phẩm chất cơ bản của nhân cách.

Như vậy, có thể thống nhất hiểu “phẩm chất” là những đặc điểm của người hay vật đạt mức độ chất lượng cần thiết đáp ứng yêu cầu nào đó của xã hội, và tạo nên sự khác biệt về hạng, loại với đối tượng khác. Phẩm chất thường được xem xét theo những tiêu chí nhất định và được phân biệt với những đặc điểm âm tính (thói, tật, kém phẩm chất,…) và những đặc điểm không điển hình khác.

1.2.1.2. Khái niệm “phẩm chất tâm lý”

Cho đến nay, các tài liệu ở Việt Nam (kể cả các loại từ điển Tâm lý học của các tác giả trong và ngoài nước) chưa thấy một tài liệu nào định nghĩa hay giải thích thế nào là PCTL? Tuy nhiên, khái niệm này lại được dùng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu và tác phẩm của một số tác giả như: Lê Duẩn trong “Thanh niên với cách mạng XHCN”[9] ; Gônôbôlin Ph.N: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”; Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị : “Tâm lý học sư phạm đại học”; Ngô Công Hoàn: “Tâm lý học xã hội trong Quản lý”; Lê Văn Hồng: “Tâm lý học Lứa tuổi và Sư phạm”; Hoàng Minh Thao: “Một cách đo phẩm chất nhân cách đặc trưng của hiệu trưởng trường PTTH” [29]; Nguyễn Văn Nhận – Nguyễn Bá Dương – Nguyễn Sinh Phúc: “Tâm lý học Y học”; Đỗ Văn Thọ: “Những phẩm chất tâm lý cơ bản của Cảnh sát hình sự” [30]; Nguyễn Mai Lan: “Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của Mã dịch viên”; Nguyễn Văn Tập: “Phẩm chất tâm lý của cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân”; …..

Tác giả Ngô Công Hoàn không dùng khái niệm PCTL, nhưng cho rằng người Cán bộ quản lý cần có những phẩm chất: 1. Phẩm chất đạo đức; 2. Phẩm chất trí tuệ; 3. Những năng lực của nhân cách quản lý (Nhu cầu làm công tác quản lý, Năng lực tổ chức, Năng lực chuyên môn, Năng lực hợp tác với mọi người) [14].

Tác giả Nguyễn Ngọc Bích cho rằng theo cách nói của người Việt Nam, cấu trúc nhân cách gồm có 3 nhóm PC: 1. Phẩm chất chính trị, tư tưởng (Lý tưởng, lập trường, niềm tin, các quan điểm tự nhiên, xã hội, con người); 2. Phẩm chất đạo đức, tác phong (Các thái độ đối với xã hội, đối với người khác và với bản thân, tính nết, tính khí, lối sống, thói quen đạo đức); 3. Các năng lực, sở trường và năng khiếu [3].

Tác giả Lê Văn Hồng cũng đề cập đến PC người giáo viên bao gồm:

1. Thế giới quan khoa học

2. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ

3. Lòng yêu trẻ

4. Lòng yêu nghề

5. Một số phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy giáo: tinh thần, nghĩa vụ mình vì mọi người – tinh thần nhân đạo, tôn trọng, thái độ công bằng, chính trực – Thái độ ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn [15, tr.169].

Tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị đã dùng khái niệm “PC nghề nghiệp của nhân cách người cán bộ giảng dạy” và cho rằng: Nhân cách người cán bộ giảng dạy bao gồm nhiều những phẩm chất như tư tưởng chính trị, đạo đức, các năng lực và các phẩm chất tâm lý khác [28].

Tác giả Nguyễn Mai Lan trong luận án Tiến sĩ: “Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của Mã dịch viên” đã định nghĩa: phẩm chất tâm lý là những thuộc tính tâm lý biểu hiện về mặt tính cách,

đạo đức, trí tuệ, năng lực của con người, nó qui định hành vi, cách ứng xử có ý nghĩa xã hội của người đó trong những tình huống khác nhau và xác định 22 phẩm chất tâm lý đặc trưng của Mã dịch viên thuộc 4 nhóm: Xu hướng, Tính cách, Khí chất, Năng lực.

Tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sinh Phúc [19] khi đề cập đến những phẩm chất tâm lý của người thầy thuốc cho rằng, người thầy thuốc phải có:

a) Các phẩm chất tâm lý: 1. Kiến thức sâu rộng (về chuyên môn y học, về các ngành khoa học xã hội, nhân văn); 2. Biết nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn; 3. Các phẩm chất về tâm lý nhận thức cảm tính (độ nhạy cảm, óc quan sát); 4. Các phẩm chất tư duy lâm sàng.

b) Các phẩm chất nhân cách: 1. Các phẩm chất đạo đức; 2. Các phẩm chất nghề nghiệp (yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp – kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp - năng lực giao tiếp).

c) Một số phẩm chất tâm lý cá nhân khác: 1. Tinh thần trách nhiệm; 2. Tính trung thực; 3. Sự dũng cảm; 4. Tính tự chủ; 5. Tính khiêm tốn.

Trong luận án tiến sĩ: “Những phẩm chất tâm lý cơ bản của Cảnh sát hình sự” của mình, tác giả Đỗ Văn Thọ cho rằng: phẩm chất tâm lý là những thuộc tính, những đặc điểm tinh thần của cá nhân (phân biệt với PC sinh lý, thể chất); là những thuộc tính, đặc điểm tâm lý tích cực được đánh giá theo hệ thống tiêu chí nhất định, bao gồm những PC chính trị, đạo đức; những PC trí tuệ, năng lực; những PC ý chí, tính cách. Những PC đó hình thành, phát triển, thể hiện ở hoạt động và giao tiếp, đồng thời chi phối toàn bộ hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong đời sống và trong nghề nghiệp [30, tr.20]

Còn tác giả Nguyễn Văn Tập với công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng: PCTL là những thuộc tính tâm lý quy định hành vi và cách ứng xử có ý nghĩa xã hội của con người trong những tình huống khác nhau của quan hệ giao tiếp và hoạt động. PCTL thường là những thuộc tính tâm lý biểu hiện mặt tư tưởng, tính cách, ý chí, năng lực, phong cách của con người.

Có nhiều cách phân loại các PCTL, chẳng hạn phân loại theo cấu trúc nhân cách sẽ có các PC xu hướng; các PC tính cách; các PC năng lực; các PC khí chất. Hoặc PCTL cũng được phân loại dựa trên cơ sở của sự phân loại giá trị (giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế) theo cách phân loại này sẽ có các nhóm PCTL như: nhóm PCTL thuộc về chính trị - tư tưởng, nhóm PCTL thuộc về đạo đức, nhóm PCTL thuộc trình độ năng lực.

Qua các cách sử dụng khái niệm như trên cho thấy một thực tế là: nhiều tác giả trong khi đề cập đến những PC của người cán bộ/ PC nghề nghiệp nào đó thường né tránh không dùng khái niệm PCTL; có tác giả dùng khái niệm này đồng nghĩa với nhân cách; có tác giả lại phân biệt tách rời PCTL và PC nhân cách, coi chúng là hai loại khác nhau; có tác giả lại coi tri thức là PCTL; hoặc ngược lại không coi PC chính trị, năng lực của con người là PCTL. Có tác giả coi năng lực là PCTL nhưng lại phân chia: “PC tâm lý – PC nhân cách – PC tâm lý khác”.

Trong các tác giả trên khi đề cập đến khái niệm, chỉ có tác giả Nguyễn Mai Lan và Nguyễn Văn Tập đưa ra định nghĩa, nhưng cuối cùng lại quy về PC nhân cách. Dường như các tác giả nói trên đều có một sự gò ép nào đó khi dùng khái niệm PCTL và PC nhân cách. Phải chăng các tác giả không muốn động đến một vấn đề có thể nảy sinh tranh cãi hay vì một lý do tế nhị nào đó, nhưng rõ ràng là khái niệm PCTL vẫn chưa có được cách hiểu thống nhất với nhau.

Tuy nhiên khi đề cập đến PCTL hay PC nhân cách, các tác giả đều nói đến những đặc điểm về ý thức chính trị, đạo đức, những đặc điểm về nhận thức, tình cảm, tính cách, ý chí, năng lực … của con người, tức là đều nói về những PC tinh thần chứ không phải những PC về sinh lý – thể chất hay đặc điểm xã hội thuần túy.

Theo quan điểm của Ph.N.Gônôbôlin trong tác phẩm “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”, tuy không đưa ra định nghĩa nhưng ông đã đề cập đến người giáo viên cần có những PC: Phẩm chất đạo đức, chí hướng; Năng lực sư phạm; Phẩm chất ý chí. Chúng tôi nhất trí với quan niệm của Gônôbôlin coi những PC thuộc về năng lực, ý chí, đạo đức, xu hướnglà những PCTL, bởi năng lực, khí chất hay bất cứ hiện tượng tâm lý nào của cá nhân, tuy đều có yếu tố sinh vật tham gia (cơ sở sinh lý), nhưng chúng đều là hiện tượng tinh thần – là tâm lý – không thể coi năng lực là cái gì khác hay tương đương với PCTL, các năng lực cụ thể nào đó chính là PCTL.

Còn khi nói đến nhân cách cũng tức là nói đến những thuộc tính tâm lý cơ bản tạo nên nhân cách, do đó, PC nhân cách chính là PCTL. Nhưng “nhân cách” không phải là sự cộng lại tất cả các đặc điểm tâm lý mà là kết tinh của những đặc điểm đặc trưng, không phải tất cả các PCTL đều là PC nhân cách (mặc dù chúng cũng góp phần nhất định tạo nên đặc trưng nhân cách của cá nhân). PCTL là khái niệm bao trùm lên khái niệm PC nhân cách, không thể thay thế cho nhau được và cũng hoàn toàn không tách rời nhau.

Một vấn đề nữa đặc ra là, PCTL là “cái xã hội” hay “cái sinh vật” hay là một cái gì khác nữa? Về vấn đề này, có thể nhất trí với quan điểm của E.V. Xôrôkhôva (1996) khi cho rằng: Các PCTL không chỉ quy về cái xã hội, cũng không quy về sinh học hay nằm giữa (hoặc dưới) hai phạm trù này. Tuy nhiên cũng không nên tách chúng ra khỏi 1 phạm trù nào: những PCTL dường như thấm sâu vào cả cái xã hội và sinh học bằng hình thức nhất định, xuyên sâu, gắn liền chúng. Mặt khác, có nhiều đặc điểm xã hội, sinh học được thể hiện trong hành vi và hoạt động của con người thông qua các PCTL [18, tr.125]. Khi đề cập đến vấn đề tuyển chọn tâm lý nghề nghiệp, một số nhà tâm lý cho rằng: PCTL – nhân cách chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện giáo dục, hoàn cảnh sống và hoạt động để hình thành, phát triển, tuy nhiên cũng có nhiều PC chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh.

Như vậy, việc tách riêng để định nghĩa PCTL là gì chỉ có tính qui ước một cách trừu tượng tương đối để nghiên cứu chứ không có ý định phân định máy móc, rạch ròi PCTL hay PC nhân cách.

Trong luận văn này, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Nguyễn Văn Thọ và tạm xác định PCTL là những thuộc tính, những đặc điểm tinh thần của cá nhân được quy định, hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp của con người, đồng thời chi phối lại toàn bộ đời sống và hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. PCTL thường là những thuộc tính tâm lý thể hiện về mặt đạo đức; trí tuệ, năng lực và ý chí, tính cách của con người.

Theo đó, mức độ năng lực của con người về nhận thức, hành động, các thái độ tích cực của cá nhân với xung quanh…đều là biểu hiện của các PCTL. Tất cả các đặc điểm tâm lý đạt đến mức độ tương đối ổn định, tích cực (có ích) cho hoạt động của cá nhân, cho việc đánh giá về cá nhân, đó là những phẩm chất tâm lý. Nói cách khác PCTL là đặc tính hay mức độ chất lượng cần thiết của các chức năng tâm lý, giúp cá nhân tiến hành các hoạt động đạt đến mục đích. Đương nhiên những biểu hiện tâm lý nhất thời, không gắn bó với chức năng tâm lý của cá nhân, không có ý nghĩa để đánh giá thì chưa phải là PCTL.

1.2.2. Khái niệm nghề nghiệp và PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề

1.2.2.1. Khái niệm nghề nghiệp

Nghề là khái niệm thông dụng trong xã hội. Theo từ điển Tiếng Việt [37]: Nghề nghiệp là cách nói khái quát của Nghề - Nghề là “công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội: nghề dạy học, nghề nông, nghề khámchữbệnh, nghềlàmbáo,…”

Theo tác giả E.A.Climốp: nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội, do sự phân công lao động mà có. Nó tạo khả năng cho con người sử dụng sức lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển [30].

Còn theo tác giả Phạm Tất Dong: “Nghề là nhóm những chuyên môn gần nhau” [5], trong mỗi nghề lại có những chuyên môn hẹp hơn.

Trong tiếng Anh, nghề nghiệp được gọi là profession (công việc chuyên môn) dùng để phân biệt với job (việc làm).

Với cách phân biệt như trên ta có thể hiểu nghề nghiệp bao hàm trong nó một phạm vi rộng hơn; là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Trong khi đó, chuyên môn dùng để chỉ một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…)

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí