đánh giá khác nhau về điểm trung bình trong từng biểu hiện của PCTL thuộc tính cách. Cụ thể:
- Kỹ năng hướng dẫn tham quan: Mức hiện có đạt 2,66đ (cao), xếp vị trí 1 trong số 5 PCTL thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 1 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 315 ý kiến (chiếm 90%) cho là thể hiện rõ, có 35 ý kiến (chiếm 10%) cho là thể hiện bình thường, không có ý kiến nào thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Trao đổi với chúng tôi hầu hết HDV tại các công ty du lịch đều cho rằng, người HDV giởi phải là người có kỹ năng hướng dẫn giỏi. Cụ thể, HDV phải có khả năng xác định chính xác đối tượng tham quan; diễn đạt, trình bày bài thuyết minh tốt về đối tượng tham quan một cách ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn để khách du lịch thích thú, ấn tượng và hiểu một cách dễ dàng. HDV cần tránh thao thao bất tuyệt những điều ít liên quan đến đối tượng tham quan, không đọc thuộc lòng bài thuyết minh hay xác định sai đối tượng tham quan. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách cho thấy, du khách có mức độ hài lòng cao có 45/50 chiếm (chiếm 90%) đối với kỹ năng hướng dẫn tham quan của HDV. Qua phỏng vấn khách du lịch cũng cho kết quả tương tự. Cụ thể: “hiện nay HDV đang làm tốt kỹ năng hướng dẫn tham quan của mình trong các tour du lịch, họ rất chu đáo trong việc lựa chọn các điểm thuyết minh và bài thuyết minh cuốn hút, hấp dẫn và sống động” (Du khách N.Đ.B đi tham quan tại Hạ Long Quảng Ninh). Khi đi du lịch ở Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) sau khi nghe HDV thuyết minh về sự nguồn gốc sự ra đời tên Côn Sơn Kiếp Bạc, các câu truyện truyền thuyết ở nơi này đã thấy hiểu rõ, đầy đủ và thú vị về điểm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc (Du khách N.T.O tham quan ở Côn Sơn Kiếp Bạc).
- Kỹ năng quản lý đoàn khách: Mức hiện có đạt 2,48đ (cao), xếp thứ hai trong số 5 PCTL thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 3 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 295 ý kiến (chiếm 84,3%) cho là thể hiện rõ, có 55 ý kiến (chiếm 15,7%) cho là thể hiện bình thường và không ý kiến cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Khả năng quản lý đoàn là vấn đề sống còn trong hoạt động hướng dẫn, sẽ không biết hậu quả thế nào khi du khách bị lạc, bị mất tích, bị tai nạn hay bị bắt cóc (HDV Lý Thanh M chia sẻ). Ngoài ra, khả năng quản lý đoàn còn thể hiện ở công tác sắp xếp vị trí cho khách tham quan, nghe hướng dẫn về điểm tham quan cho đến công tác ăn
uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí cho đoàn khách. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách cho thấy, du khách có mức độ hài lòng cao có 35/50 ý kiến (chiếm 70%) đối với kỹ năng quản lý đoàn khách của HDV.
- Kỹ năng tổ chức trò chơi: Mức hiện có đạt 2,43đ (cao), xếp thứ ba trong số 5 phẩm chất tâm lý thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 4 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 268 ý kiến (chiếm 76,6%) cho là thể hiện rõ, có 82 ý kiến (chiếm 23,4%) cho là thể hiện bình thường và không ý kiến cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Qua đánh giá mức độ trung bình và tỷ lệ phần trăm cho thấy, hầu hết HDV đã thể hiện rõ khả năng tổ chức trò chơi của mình trong quá trình hướng dẫn du lịch. Qua đánh giá mức độ hài lòng của du khách cho thấy, du khách có mức độ hài lòng cao (31/50, chiếm (62%) đối với kỹ năng tổ chức trò chơi của HDV. Qua phỏng vấn chúng tôi được biết “HDV tổ chức trò chơi khá phong phú, đa dạng cả về tên trò chơi lẫn các hình thức, phương pháp tổ chức và được du khách nhiệt tình hưởng ứng (Du khách N.V.K tại Cửa Lò, Nghệ An). “Các trò chơi HDV sử dụng luôn bất ngờ, thoải mái, vui vẻ và mang tính giải trí cao nên hầu hết du khách đều rất hào hứng tham gia” (P.N.M, SVHDDL, Trường Đại học Văn Hóa).
- Tri thức nghề HDDL: Mức hiện có đạt 2,36đ (cao), xếp thứ tư trong số 5 PCTL thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 6 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 267 ý kiến (chiếm 76,2%) cho là thể hiện rõ, có 72 ý kiến (chiếm 20,5%) cho là thể hiện bình thường và còn 11 ý kiến (chiếm 3,1%) cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Như vậy, hầu hết HDVDL đã thể hiện tốt về tri thức về nghề HDDL trong quá trình hướng dẫn. Qua đánh giá mức độ hài lòng của du khách về PCTL về tri thức nghề HDVDL cho thấy, có 29/50 ý kiến (chiếm 58%) cho là hài lòng. Qua phỏng vấn một số du khách cũng cho biết: “HDV có kiến thức rất sâu về các điểm tham quan du lịch, các sản phẩm, dịch vụ, văn hóa phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi du lịch nên hỏi bất cứ vấn đề gì liên quan đều được trả lời một cách rất nhanh chóng và thú vị” (Du khách N.H.Đ tại Chợ Lớn Sài Gòn), “HDV có kiến thức về địa lý, cảnh quan, các tuyến điểm du lịch trong ngoài nước, lịch sử, văn hóa, dân tộc học rất tốt nên giải thích được về bản sắc văn hóa dân tộc, những tương đồng và khác biệt về văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa các vùng văn hóa dân tộc của đất nước, phong
tục, tập quán kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo truyền thống và hiện đại, sân khấu, âm nhạc, các danh nhân, nền khoa học giáo dục, quá trình hình thành và kiến tạo của một điểm du lịch, tài nguyên thiên nhiên mà đoàn khách đi qua, vì vậy nghe rất thích thú và hấp dẫn” (Du khách tại Tràng An, Ninh Bình).
Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận không nhỏ du khách đánh giá ít hài lòng về tri thức nghề HDVDL hiện nay 9/50 ý kiến (chiếm 18,3%). Lý giải nguyên nhân này qua phỏng vấn CBQL của các công ty lữ hành, du khách được biết: “HDV mới vào nghề cho nên các kiến thức tổng hợp về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế,… còn hạn chế, thậm chí ngay cả kiến thức về các điểm tham quan du lịch cũng còn khá sơ sài chưa có đầu tư nghiên cứu tìm tòi” (Đ.M.G công ty du lịch Đất Việt). “một số HDV trẻ ít cập nhật các thông tin mới về các vấn đề kinh tế - xã hội, chưa am hiểu nhiều lĩnh vực mà du khách quan tâm cho nên thường chỉ chú tâm vào giới thiệu về các điểm tham quan du lịch của du khách” (Du khách V.B.S tại Sầm Sơn Thanh Hóa).
- Kỹ năng xử lý tình huống: Mức hiện có đạt 2,30đ (trung bình), xếp thấp nhất trong số 5 PCTL thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 11 trong PCTL ở HDV. Có 113 ý kiến (chiếm 32,3%) cho là thể hiện rõ, có 169 ý kiến (chiếm 48,3%) cho là thể hiện bình thường và còn 68 ý kiến (chiếm 19,4%) cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Như vậy, khả năng xử lý tình huống trong hoạt động hướng dẫn hiện nay đạt mức trung bình và thấp chiếm đa số. Qua phỏng vấn một số sinh viên và du khách cũng thể hiện rõ điều này: “khi du khách đôi co với chủ cửa hàng về tăng giá các đồ ăn, thức uống tại điểm tham quan thấy HDV tỏ ra lúng túng không trợ giúp được du khách” (sinh viên N.T.Tr, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội); “Đang trong bữa ăn tối, một du khách yêu cầu HDVDL giải thích vì sao trong hợp đồng bữa tối có 5 món ăn hải sản khác nhau sao bây giờ chỉ có 4 món. Du khách đó có hỏi chủ nhà hàng, họ cho biết HDVDL chỉ đặt 4 món đó thôi. Lúc đó chỉ thấy HDV cười trừ và coi như không nghe thấy khiến khách rất thất vọng (SV T.T.H, trường Đại học Văn hóa). “HDV đang hướng dẫn đoàn khách chuyến du lịch Hà Nội – Lào Cai, phương tiện di chuyển bằng xe tour của công ty, nhưng đến một điểm du lịch ở thiểu số ở Lào Cai thì gặp mưa to gây ngập quá bánh xe, xe chết máy không đi được, gọi điện thì mất sóng, lúc này lại khoảng cách đến điểm thăm quan, chỗ nghỉ còn xa. HDV tỏ ra lúng túng, vã hết mồ hôi, chân tay run lẩy bẩy, sắc mặt tối sầm, nói không lắp bắp khiến
du khách một phiên hú vía (khách du N.T.T, tại điểm du lịch ở Lào Cai). Có 27/50 ý kiến (chiếm 54%) khách du lịch đánh giá bình thường và ít hài lòng.
Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.14 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa các ý kiến đánh giá của CBQL, HDV, SVHDDL về mức độ hiện có các PCTL thuộc kinh nghiệm của HDVDL (phụ lục 4, mục 4.36).
Kết quả thu được các hệ số tương quan khá chặt. Điều đó có nghĩa các ý kiến đánh giá về mức độ thể hiện của các PCTL thuộc kinh nghiệm của HDVDL tuy có sự khác nhau về mức độ thể hiện nhưng ở từng PCTL thuộc tính cách nhưng nhìn chung là tương đối thống nhất.
* Đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện của nhóm PCTL thuộc về kinh nghiệm xét theo các biến số
- Đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện của nhóm PCTL thuộc về kinh nghiệm theo địa bàn, giới tính, thâm niên công tác, trình độ đào tạo (xem phụ lục). Kết quả cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm thể hiện các PCTL về kinh nghiệm xét theo địa bàn (t = 0,321; p = 0,249), giới tính (t = 0,571; p = 0,711), trình độ đào tạo (t = 0,142; p = 0,424) (mục lục 4, mục 4.15).
3.2.3.3. Mức độ hiệu quả của nhóm phẩm chất tâm lý về kinh nghiệm ở hướng dẫn viên du lịch
Bảng 3.15. Đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL về kinh nghiệm
CBQL | HDVDL | SV HDDL | KQ chung | ||||||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | TB | |
Kỹ năng hướng dẫn tham quan | 2,60 | 0,61 | 2,67 | 0,78 | 2,59 | 0,65 | 2,63 | 0,71 | 1 |
Kỹ năng quản lý đoàn khách | 2,45 | 0,51 | 2,53 | 0,66 | 2,43 | 0,60 | 2,47 | 0,59 | 2 |
Kỹ năng tổ chức trò chơi | 2,44 | 0,66 | 2,49 | 0,67 | 2,42 | 0,61 | 2,45 | 0,64 | 3 |
Tri thức nghề HDDL | 2,35 | 0,59 | 2,39 | 0,61 | 2,34 | 0,66 | 2,36 | 0,62 | 4 |
Kỹ năng xử lý tình huống | 2,26 | 0,58 | 2,34 | 0,83 | 2,27 | 0,63 | 2,29 | 0,71 | 5 |
2,42 | 0,59 | 2,48 | 0,71 | 2,41 | 0,63 | 2,44 | 0,65 | ||
1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Thể Hiện Của Nhóm Phẩm Chất Tâm Lý Về Xu Hướng Ở Hướng Dẫn Viên Du Lịch
- Mức Độ Cần Thiết, Thể Hiện Và Hiệu Quả Của Nhóm Pctl Về Xu Hướng
- Mức Độ Hiệu Quả Của Nhóm Phẩm Chất Tâm Lý Về Tính Cách Ở Hướng Dẫn Viên Du Lịch
- Mức Độ Thể Hiện Của Nhóm Phẩm Chất Tâm Lý Về Phong Cách Hướng Dẫn Du Lịch Ở Hướng Dẫn Viên Du Lịch
- Mức Độ Cần Thiết, Thể Hiện Và Hiệu Quả Của Nhóm Pctl Về Phong Cách Hddl
- Thực Trạng Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Những Phẩm Chất Tâm Lý Cơ Bản Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Bảng 3.15 cho thấy rằng, đánh giá của các khách thể về mức độ hiệu quả về PCTL thuộc kinh nhiệm ở HDVDL mức cao (2,44đ). Đánh giá điểm trung bình chung về mức độ hiệu quả nhóm phẩm chất này ở CBQL, HDVDL và SVHDDL ít có sự
chênh lệch và đều ở mức cao. Tuy nhiên, sự đánh giá về điểm trung bình trong từng biểu hiện của PCTL thuộc kinh nghiệm ở HDVDL có sự khác nhau về thứ bậc. Cụ thể: Phẩm chất tâm lý về “kỹ năng hướng dẫn tham quan” xếp thứ bậc cao nhất (2,63đ) trong nhóm phẩm chất thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 1 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 335 ý kiến (chiếm 95,72%) cho là hiệu quả cao, có 15 ý kiến (chiếm 4,28%) cho là hiệu quả bình thường và không có ý kiến cho là không hiệu quả (phụ lục 4, mục 4.17). Như vậy, phẩm chất tâm lý về “kỹ năng hướng dẫn tham quan” trong
thực tiễn đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động hướng dẫn của HDVDL.
Các phẩm chất tâm lý lần lượt xếp thứ bậc 2, 3, 4 thuộc kinh nghiệm là “kỹ năng quản lý đoàn khách”, “kỹ năng tổ chức trò chơi”, “tri thức nghề HDVDL”. Các phẩm chất tâm lý này đều có điểm trung bình ở mức tương đối cao lần lượt 2,47đ, 2,45đ, 2,36đ. Điều này phản ánh, thực tiễn các kỹ năng quản lý đoàn khách, kỹ năng tổ chức trò chơi, tri thức nghề HDVDL đã và đang được HDVDL sử dụng hiệu quả.
Phẩm chất tâm lý về “kỹ năng xử lý tình huống” xếp thứ bậc thấp nhất với 2,29đ trong nhóm phẩm chất thuộc kinh nghiệm, xếp thứ 12 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 127 ý kiến (chiếm 36,28%) cho là hiệu quả cao, có 152 ý kiến (chiếm 43,42%) cho là hiệu quả bình thường và có 71 ý kiến (20,28) cho là không hiệu quả (phụ lục 4, mục 4.17). Như vậy, PCTL về “kỹ năng xử lý tình huống” trong thực tiễn chưa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động hướng dẫn của HDVDL mà chỉ ở mức hiệu quả trung bình. Những dòng tâm sự của HDV sẽ lý giải điều này: “trong hướng dẫn du lịch HDV luôn phải đối mặt với vô vàn tình huống cần phải xử lý như: khách đến muộn so với thời gian thông báo; mất hành lý của khách; hỏng xe trên đường đi đón khách; những thay đổi về số lượng đoàn khách; khách bị lạc tại khu vực đón tiếp; những thay đổi về phòng ở; những thay đổi về thời gian; rắc rối trong thanh toán;… vì vậy, không dễ dàng cho HDV lúc nào xử lý tình huống cũng nhanh, chính xác, hiệu quả cao” (T.V.M, HDV công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Phượng Hoàng).
Căn cứ vào số liệu bảng 3.15 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa các ý kiến đánh giá của CBQL, HDV, SVHDDL về mức độ hiệu quả của các PCTL thuộc kinh nghiệm ở HDVDL (phụ lục 4, mục 4.37).
Kết quả thu được các hệ số tương quan tương đối chặt giữa mức hiệu quả của các PCTL thuộc kinh nghiệm ở HDVDL. Điều này có nghĩa các ý kiến đánh giá về mức độ hiệu quả của các PCTL thuộc kinh nghiệm ở HDVDL tuy có sự
khác nhau về mức độ hiệu quả ở từng phẩm chất cụ thể nhưng nhìn chung là tương đối thống nhất.
- Dùng kiểm định Independent Samples Test để xem xét sự khác biệt về mức độ hiệu quả của nhóm PCTL thuộc kinh nghiệm theo địa bàn, giới tính, trình độ đào tạo, thâm niên công tác, trình độ đào tạo (phụ lục 4, mục 4.20). Kết quả cho thấy, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ hiệu quả các PCTL ở HDV xét địa bàn (t = 0,134; p = 0,451), (t = 0,127; p = 0,138), (t = 1,102; p
= 0,872), (t = 0,443; p = 0,162).
Tóm lại, nhóm các PCTL thuộc kinh nghiệm ở HDVDL có mức độ hiệu quả cao. Đánh giá các khách thể ít có sự chênh lệch về điểm trung bình trung mức độ hiệu quả các PCTL thuộc kinh nghiệm. Có sự chênh lệch đáng kể về điểm trung bình trong từng PCTL thuộc kinh nghiệm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các PCTL thuộc kinh nghiệm xét theo địa bàn, giới tính, thâm niên công tác, trình độ đào tạo.
* So sánh mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm phẩm chất tâm lý về kinh nghiệm
Bảng 3.16. Mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm PCTL về kinh nghiệm
Mức độ cần thiết | Mức độ thể hiện | Mức độ hiệu quả | |||||||
ĐTB | ĐLC | TB | ĐTB | ĐLC | TB | ĐTB | ĐLC | TB | |
1. Tri thức nghề HDDL | 2,88 | 0,83 | 4 | 2,36 | 0,58 | 6 | 2,36 | 0,62 | 8 |
2. Kỹ năng hướng dẫn tham quan | 2,95 | 0,81 | 1 | 2,66 | 0,80 | 1 | 2,63 | 0,71 | 1 |
3. Kỹ năng tổ chức trò chơi | 2,69 | 0,71 | 8 | 2,43 | 0,73 | 4 | 2,45 | 0,64 | 4 |
4. Kỹ năng xử lý tình huống | 2,93 | 0,86 | 2 | 2,30 | 0,81 | 13 | 2,29 | 0,71 | 12 |
5. Kỹ năng quản lý đoàn khách | 2,72 | 0,76 | 7 | 2,48 | 0,79 | 3 | 2,47 | 0,59 | 3 |
2,83 | 0,73 | 2,45 | 0,74 | 2,44 | 0,65 | ||||
1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 |
Bảng số liệu 3.16 ta thấy, điểm trung bình nhận thức mức độ cần thiết (2,83đ) có sự chênh lệch tương đối giữa mức độ thể hiện (2,45đ) và mức độ hiệu quả (2,44đ). Chênh lệch giữa mức cần thiết và mức thể hiện là (0,38đ). Chênh lệch giữa mức cần thiết và mức hiệu quả cũng là khá lớn (0,39đ). Các PCTL thuộc kinh nghiệm có mức độ cần thiết, mức độ thể hiện và mức độ hiệu quả tương đương nhau (xếp ở mức cao) là “kỹ năng hướng dẫn tham quan”; “kỹ năng quản lý đoàn khách”; “kỹ năng tổ chức
trò chơi”… Phẩm chất “tri thức nghề HDVDL” có sự chênh lệch lớn nhất giữa mức độ cần thiết so với mức thể hiện và mức hiệu quả lần lượt là 0,52đ và 0,52đ.
Dùng hệ số tương quan thứ hạng Spearman để tính tương quan giữa mức độ cần thiết, mức độ thể hiện và mức độ hiệu quả với các PCTL thuộc kinh nghiệm (phụ lục 4, mục 4.25). Kết quả thu được ta thấy, PCTL về “kỹ năng hướng dẫn tham quan” có tương quan thuận chặt chẽ với mức độ cần thiết (r=0,859*, p<0,01); có tương quan thuận chặt với mức độ thể hiện (r=0,756*, p<0,01); có tương quan chặt chẽ với mức độ hiệu quả (r=0,815*, p<0,01). Nghĩa là, phẩm chất tâm lý về “tính kỹ năng hướng dẫn tham quan” có mức độ cần thiết cao thì mức độ thể hiện và mức độ hiệu quả cũng cao.
Phẩm chất tâm lý về “kỹ năng quản lý đoàn khách” cũng có tương quan thuận tương đối chặt với mức độ cần thiết (r=0,423*, p<0,01); có tương quan thuận tương đối chặt với mức độ thể hiện (r=0,547*, p<0,01); có tương quan khá chặt chẽ với mức độ hiệu quả (r=0,612*, p<0,01). Điều này cho thấy, nhận thức về mức độ cần thiết về kỹ năng quản lý đoàn khách càng cao thì mức độ thể hiện và hiệu quả cũng cao.
Phẩm chất tâm lý về “kỹ năng quản lý đoàn khách” cũng có tương quan thuận không chặt với mức độ cần thiết (r=0,133*, p<0,01); có tương quan thuận lỏng lẻo với mức độ thể hiện (r=0,232*, p<0,01); có tương quan thuận không chặt với mức độ hiệu quả (r=0.161*, p<0.01). Điều này cho thấy, nhận thức về mức độ cần thiết về kỹ năng quản lý đoàn khách càng cao thì mức độ thể hiện và hiệu quả cũng cao.
2.88
2.362.36
2.95
2.662.63
2.69
2.423.45
2.93
2.32.29
2.72
2.482.47
3
2.5
Cần thiết
Thể hiện Hiệu quả
2
1.5
1
0.5
0
1 2 3 4 5
Ghi chú: 1. Tri thức nghề HDDL 2. Kỹ năng hướng dẫn tham quan
3. Kỹ năng tổ chức trò chơi 4. Kỹ năng xử lý tình huống
5. Kỹ năng quản lý đoàn khách
Biểu đồ 3.3: So sánh các PCTL về kinh nghiệm ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả
Tóm lại, xét về điểm trung bình có sự chênh lệch giữa mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả. Bên cạnh một số PCTL có sự tương đồng nhau về cả ba tiêu chí cần thiết, thể hiện, hiệu quả thì vẫn còn một số PCTL có sự chênh lệch tương đối cao. Đồng thời, một số PCTL có tương quan thuận khi xét trên mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả.
3.2.4. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về phong cách hướng dẫn du lịch ở hướng dẫn viên du lịch
3.2.4.1. Mức độ cần thiết của nhóm phẩm chất tâm lý về phong cách hướng dẫn du lịch ở hướng dẫn viên du lịch
Bảng 3.17. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về phong cách HDDL
CBQL | HDVDL | SV HDDL | KQ chung | ||||||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | TB | |
Tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt | 2,88 | 0,88 | 2,97 | 0,84 | 2,85 | 0,74 | 2,90 | 0,82 | 1 |
Thân thiện, cởi mở | 2,73 | 0,81 | 2,69 | 0,62 | 2,59 | 0,58 | 2,67 | 0,67 | 2 |
Vui vẻ, hài hước | 2,67 | 0,79 | 2,75 | 0,73 | 2,38 | 0,71 | 2,60 | 0,74 | 3 |
Phục vụ chu đáo, tận tâm | 2,68 | 0,65 | 2,70 | 0,63 | 2,36 | 0,66 | 2,58 | 0,64 | 4 |
2,74 | 0,78 | 2,77 | 0,70 | 2,54 | 0,67 | 2,68 | 0,71 | ||
1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 | 1≤ X ≤3 |
Bảng 3.17 cho thấy, các khách thể đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về phong cách HDDL ở mức cao (2,68đ). Điều này phản ánh các khách thể đều đánh giá các biểu hiện của PCTL về HDDL có vai trò quan trọng trong hoạt động HDDL. Trong đó, có sự chênh lệch không đáng kể giữa nhận thức của CBQL, HDVDL so với SVHDDL về mức cần thiết của nhóm PCTL về phong cách HDDL.
Căn cứ vào số liệu bảng 3.17 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa nhận thức của CBQL, HDVDL, SVHDDL về mức độ cần thiết của các PCTL thuộc về phong cách HDDL của HDVDL.
Hệ số tương quan thuận khá chặt. Như vậy, ý kiến của CBQL, HDVDL, SVHDDL về mức độ cần thiết các PCTL về phong cách HDDL của HDVDL tuy có sự khác nhau ở một số phẩm chất nhưng nhìn chung là tương đối thống nhất.