Sự Phù Hợp Nghề Và Vấn Đề Pc Cá Nhân Đáp Ứng Yêu Cầu Nghề

với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.Trong mỗi nghề lại bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau.

Theo tác giả Đặng Danh Ánh, trên thế giới có khoảng 65.000 nghề và chuyên môn khác nhau. Ở Việt Nam theo danh mục nghề đào tạo công nhân do Viện khoa học dạy nghề xây dựng có khoảng 400 nghề, còn trong xã hội thực tế lại có hàng chục nghìn nghề khác nhau. Có nhiều cách phân loại nghề dựa trên những căn cứ khác nhau thành những nghề và nhóm nghề nhất định. Căn cứ vào mức độ phức tạp kỹ thuật, về trình độ chuyên môn mà nghề đòi hỏi để thực hiện công việc, các nghề được chia thành 3 nhóm:

Các nghề không chuyên môn hóa cao (lao động đơn giản, không cần qua đào tạo nghề).

Các nghề nửa chuyên môn hóa (chỉ cần đào tạo các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đủ để thực hiện các thao tác đơn giản hay những thao tác được chuyên môn hóa trong dây chuyền sản xuất).

Các nghề chuyên môn hóa (đòi hỏi đào tạo chính quy, chuyên sâu) [20]. Căn cứ vào yêu cầu tâm lý của nghề đòi hỏi, các nghề được chia thành 8 nhóm:

Những nghề thụôc lĩnh vực hành chính.

Những nghề tiếp xúc với con người.

Những nghề thợ.

Những nghề kỹ thuật.

Những nghề thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.

Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 3

Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt [5].

Căn cứ vào quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc giữa con người và đối tượng tác động trong lao động, ta có thể chia các nghề thành 5 nhóm:

Người – Thiên nhiên.

Người – Kỹ thuật.

Người – Người.

Người – Dấu hiệu.

Người – Nghệ thuật.

Đây là cách phân loại không chia theo ngành kinh tế mà theo những đặc điểm tâm – sinh lý của cá nhân phù hợp với đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp.

Mỗi cách phân loại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, chúng không thể bao hàm lẫn nhau, vì vậy tùy theo mục đích nghiên cứu mà tiếp cận vấn đề theo cách phù hợp. Như vậy, có thể hiểu khái niệm nghề nghiệp được dùng để chỉ một lĩnh vực hoạt động của con người, mang tính chuyên môn (có đối tượng, phương thức, công cụ phương tiện, sản phẩm,…riêng, chủ thể lao

động chuyên nghiệp) và tương đối ổn định, được qui định bởi nhu cầu và sự phân công lao động xã hội.

1.2.2.2. Sự phù hợp nghề và vấn đề PC cá nhân đáp ứng yêu cầu nghề

PC cá nhân đáp ứng yêu cầu nghề là một trong những vấn đề cơ bản được quan tâm trong những nghiên cứu về nghề nghiệp và có liên quan nhiều đến khái niệm “Phù hợp nghề”. Theo tác giả Đặng Danh Ánh, sự phù hợp nghề đối với 1 người là: người đó phải có nguyện vọng (tự giác) làm nghề đó; người đó phải có khả năng làm nghề đó (có đặc điểm thể chất, tâm lý đáp ứng đòi hỏi nghề - phân biệt với năng lực nghề là những thuộc tính tâm lý giúp chủ thể nắm vững một nghề cụ thể; xã hội, tập thể và gia đình cần người đó làm nghề đó [2]. Còn theo tác giả Phạm Tất Dong, sự phù hợp nghề là tập hợp những đặc điểm tâm – sinh – lý đảm bảo cho con người đạt kết quả cao trong lao động nghề nghiệp [8].

Từ góc độ của tâm lý học lao động, phù hợp nghề thường được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất được hiểu theo bình diện cá nhân, tức là những đặc điểm của cá nhân có đáp ứng được yêu cầu mà nghề đòi hỏi để có thể thuận lợi trong việc thực hiện các công việc đạt hiệu quả cao hay không? Ở bình diện này sự phù hợp nghề chủ yếu được xem xét trên cơ sở hứng thú của cá nhân đối với nghề và năng lực nghề của cá nhân đó nhằm phục vụ cho công tác tư vấn nghề nghiệp, giúp cho việc chọn nghề có cơ sở vững chắc hơn; Nghĩa thứ hai được hiểu theo bình diện xã hội, tức là sự phù hợp nghề không chỉ được xem xét không chỉ trên cơ sở tương ứng giữa những đòi hỏi của nghề với hứng thú và năng lực cá nhân của chủ thể, mà còn ở khía cạnh những yêu cầu của thị trường lao động [20, tr.81]. Ở bình diện này, sự phù hợp nghề đối với cá nhân không chỉ là người đó muốn và có thể làm nghề đó mà còn ở chỗ xã hội có cần nghề đó hay không và cần như thế nào? Theo tác giả Phạm Tất Dong, có 3 mức độ phù hợp nghề: Phù hợp hoàn toàn, phù hợp có mức độ, không phù hợp [7, tr.75], còn theo tác giả Mạc Văn Trang và các cộng sự, có 4 mức độ phù hợp nghề: Rất phù hợp (cao), phù hợp (trung bình), ít phù hợp (dưới trung bình), không phù hợp (kém) [33].

Vấn đề PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề được xem xét ở góc độ hẹp hơn, đó là những đặc điểm tâm – sinh – lý xã hội mà cá nhân khi làm nghề cần phải có thì mới thực hiện được những công việc cụ thể của nghề một cách có hiệu quả, đồng thời tránh được những sai sót không mong muốn và thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề bao gồm những PC thuộc về thể chất (giải phẫu, sinh lý), những PCTL và PC xã hội (phân chia 1 cách tương đối), trong đó những PC đáp ứng yêu cầu của nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó là yếu tố giúp cá nhân có thể huy động tối đa tiềm năng của mình (phát huy những đặc điểm cá nhân thuận lợi) để học và hành nghề có hiệu quả cao, đồng thời có thể giúp khắc phục bớt những khuyết điểm của cá nhân (những đặc điểm không đáp ứng tốt đòi hỏi của nghề) về những mặt khác.

Với mục đích nghiên cứu những PCTL cơ bản nhằm định hướng và phát triển nghề, trong luận văn này chỉ đề cập đến những PCTL đáp ứng đòi hỏi của nghề mà người HDVDL cần phải có để thực hiện tốt các công việc cụ thể và phát triển nhân cách nói chung, nhân cách nghề nghiệp nói riêng.

1.2.2.3. PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề

Một người có thể là chuyên gia giỏi ở lĩnh vực này nhưng lại không thể làm được ở một lĩnh vực/ nghề khác, điều đó liên quan chặt chẽ đến sự khác biệt cá nhân về PC, đặc biệt là những PCTL. Hiệu quả của bất kỳ lao động nghề nghiệp nào cũng phụ thuộc rất lớn vào mức độ đáp ứng những PCTL của chủ thể với những đòi hỏi của nghề.

Xã hội đòi hỏi phải tuyển chọn những người phù hợp với từng ngành nghề trong sản xuất. Sự tuyển chọn đó cần phải được thực hiện trước hết trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học năng lực của từng cá nhân và cân nhắc đến hứng thú của họ.

Năng lực là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu vì nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi "sự phát triển năng lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn, ...và cảm thấy hạnh phúc khi lao động".

Phạm Tất Dong trong cuốn "Giúp bạn chọn nghề" đã định nghĩa năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra.

Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như chúng ta đã biết, nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng tạo nên nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi nói đến năng lực nghề nghiệp có nghĩa là chúng ta nói đến sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được.

Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau:

Tri thức chuyên môn.

Kỹ năng hành nghề.

Thái độ đối với nghề

Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không có sẵn như một số nhà Tâm lý học tư sản quan niệm mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp. Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Nói tới những PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề không có nghĩa chỉ là những PCTL tạo nên năng lực nghề (giúp chủ thể nắm vững chuyên môn, có tay nghề thành thạo), mà còn là những PC giúp cho chủ thể tránh được những sai sót có thể dẫn tới những sự cố trong hoạt động nghề, phát huy được tối đa sự nỗ lực trong hoạt động để đạt hiệu quả cao và phát triển nhân cách thuận lợi. Do đó, có thể hiểu: “PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề là những PCTL giúp cho chủ thể thuận lợi cả trong học tập tiếp thu tri thức và thực hành để đạt hiệu quả cao, tránh được những sai sót, đồng thời thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của cá nhân”.

1.2.2.4.Nguồn gốc của những PC đáp ứng yêu cầu của nghề và điều kiện hình thành, phát triển những PC đó.

a) Nguồn gốc của những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề.

Những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của 1 nghề cụ thể đòi hỏi trên nhiều mặt: sinh lý, tâm lý, và một số nghề còn đòi hỏi những đặc điểm xã hội (thành phần giai cấp, tín ngưỡng). Các PC đó luôn đan xen, hòa quyện vào nhau, nhưng để nghiên cứu có thể phân chia tương đối theo 2 loại nguồn gốc:

1. Những PC có nguồn gốc tự nhiên:

Là những PC thuộc về mặt sinh lý – thể chất hay những tiền đề sinh học. Đó là những đặc điểm về ngoại hình, kiểu thần kinh, đặc điểm giác quan, sức khỏe, giọng nói,…đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề. Những PC này là tiền đề rất cơ bản để hình thành, phát triển những PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề và năng lực nghề, thiếu những PC sinh học phù hợp thì không thể phát triển những PCTL tương ứng – đặc biệt là năng lực.

2. Những PC có nguồn gốc xã hội:

Là những PC được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp của cá nhân. Đó là những PC xã hội – tâm lý mà cá nhân có được do tiếp thu, lĩnh hội từ những tác động giáo dục của xã hội và giao tiếp với xung quanh (giáo dục chung, đào tạo nghề, hoạt động nghề, tự tu dưỡng) trên cơ sở những tiền đề tự nhiên (đặc điểm sinh lý – thể chất) của mình, bao gồm những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, …

b) Điều kiện hình thành, phát triển những PC nghề phù hợp.

Theo những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định, đối với một nghề cụ thể, những PC đáp ứng yêu cầu của nghề có thể gồm 3 loại: Một là những tiền đề bẩm sinh, thuận lợi và những PC do giáo dục chung đem lại; hai là những PC hình thành và phát triển qua giáo dục – đào tạo nghề; và là những PC được hình thành, phát triển, củng cố trong hoạt động thực tiễn và sự tu dưỡng, rèn luyện

của cá nhân. Từ đó, có thể thấy rõ, những điều kiện để hình thành và phát triển được những PC đáp ứng yêu cầu của nghề là:

Tuyển chọn những người có những tiền đề tự nhiên thuận lợi. Đó là những người có đặc điểm thể chất – sinh lý và những biểu hiện năng khiếu đáp ứng yêu cầu của nghề.

Tổ chức, đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng những PC nghề. Đó là hoạt động tác động cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng giúp phát triển những PC đáp ứng đòi hỏi của xã hội trong điều kiện cụ thể.

Quản lý, sử dụng con người một cách tích cực. Đó là việc sử dụng con người phù hợp với nguyện vọng, khả năng và điều kiện thực tế để họ có thể phát huy tiềm năng của mình và rèn luyện để tiếp tục phát triển các PC cần thiết.

Cá nhân phải tự giác và tích cực tự tu dưỡng, rèn luyện. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định không gì có thể thay thế được. Tự tu dưỡng là hoạt động định hướng giá trị về nghề và PC nghề của cá nhân, cần được hướng dẫn và trợ giúp thông qua công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, còn việc rèn luyện các PC cụ thể phải thông qua hoạt động thực tiễn, cần được trợ giúp bằng đào tạo nghề và tổ chức quản lý, sử dụng người.

Tóm lại, để hoạt động nghề có hiệu quả cao, những người hành nghề (chủ thể hoạt động) phải có được những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề ở mức tương ứng. Không có hoặc những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu nghề ở mức độ thấp, thì hoạt động nghề không thể có hiệu quả cao, đồng thời cá nhân cũng rất khó khăn, vất vả trong hoạt động và phát triển nhân cách. Để đảm bảo cho người hành nghề phát triển tốt những PC đáp ứng yêu cầu của nghề, cần phải rèn luyện, tạo điều kiện và hỗ trợ các cá nhân rèn luyện nâng cao những PC mà nghề đòi hỏi, nhất là những PCTL.

1.2.3. Khái niệm nghề HDVDL và “PCTL cơ bản” của HDVDL

1.2.3.1. Khái niệm nghề HDVDL

Hướng dẫn du lịch là một trong số nhiều ngành nghề được đào tạo và công nhận tại nước ta.

Hoạt động hướng dẫn du lịch bao gồm một số mặt công tác và không chỉ do HDV đảm nhiệm, song hoạt động này có hiệu quả đến mức nào lại phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của HDVDL. Từ những hoạt động nghiệp dư, kiêm nhiệm, hướng dẫn du lịch đã trở thành một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội. Song, điều đáng chú ý là nghề hướng dẫn du lịch thể hiện sự chuyên biệt hóa rất cao trong các loại hình lao động ở ngành du lịch.

Trong quá trình hình thành nghề nghiệp đã có những quan điểm khác nhau về nghề nghiệp của HDVDL. Những quan niệm này thường bắt nguồn từ những hiện tượng không đầy đủ, hình thức…của hoạt động hướng dẫn du lịch mà người HD thực hiện. Chẳng hạn, đã từng có quan niệm được lưu truyền (không thành văn bản) cả trong và ngoài ngành du lịch, HDV chỉ cần có ngoại ngữ để làm nghiệm vụ của người phiên dịch cho khách du lịch là người nước ngoài.

Một quan niệm khác cho rằng HDVDL phải là người có tài nói năng, tức là phải “lợi khẩu”, lém lỉnh mới có thể trình bày không cần giấy tờ trước khách du lịch phần lớn là mới gặp lần đầu (có lẽ vì điều đó mà người ta thường nói vui “môi cá chép, mép hướng dẫn” hay “mép cá trôi, môi hướng dẫn”).

Những quan niệm này đều đúng ở khía cạnh nhất định nhưng chưa chính xác và không đầy đủ nếu xét một cách toàn diện kể cả về nội dung công việc và những yêu cầu cơ bản của HDVDL. Quan niệm về sự nhàn hạ, sung sướng thông thường cũng không phải không có trong xã hội hiện nay nếu xét tương quan với một số nghề nghiệp khác. Song thực tế lại không phải như vậy.

Thực tế là HDVDL có sức hấp dẫn nhất định. Đó là người được trả tiền công cao để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho khách du lịch. Càng vất vả, mạo hiểm, dài ngày thì mức thù lao càng cao. Ngoài tiền công, HDV còn được tiền thưởng của khách du lịch nếu khách hài lòng về công việc của HDVDL. HDV là người được đi đến nhiều nơi kỳ thú, đôc đáo, thưởng thức được sản phẩm của nhiều miền với thời gian khác nhau. HDVDL cũng là người luôn được sự chú ý của nhiều đối tượng khách khác nhau, trở thành trung tâm của các chuyến du lịch, có kiến thức sâu, rộng về một số lĩnh vực. Họ cũng như một số HDV của một số ngành khác, đòi hỏi một tác phong, thái độ nghề nghiệp, tạo nên sự trẻ trung trong tâm tính và hành vi như nghệ sĩ diễn xuất. Mặt khác, HDVDL do yêu cầu lao động và đặc điểm nghề nghiệp, tích lũy được tri thức và kinh nghiệm nên thường có điều kiện trưởng thành cả về phương diện khoa học và cương vị xã hội. Song HDVDL cũng thường gặp những khó khăn do chính nghề nghiệp đòi hỏi (do phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều họ cần phải tạo được nhiều sự cảm thông từ nhiều phía hoặc ít nhất từ phía gia đình nhỏ của mình). Nghề nghiệp đòi hỏi HDVDL những chuyến đi không định trước hay không thể thông tin vào những thời gian cố định, những địa điểm cố định…cũng là một trở ngại nhỏ. Những yêu cầu nghề nghiệp, đôi khi cũng là những ràng buộc HDV, tạo nên thói quen mà người ngoài nghề không thể chấp nhận.

Tất cả ưu thế và hạn chế nghề nghiệp đó cho thấy quan niệm nghề nghiệp của HDVDL cần được hiểu một cách toàn diện.

Một số tác giả đưa ra khái niệm nghề hướng dẫn là : “Hướng dẫn viên du lịch là một người nào đó hướng dẫn một nhóm người thực hiện chuyến tham quan trong một thời gian nhất định” [32, tr48].

Khái niệm trên chỉ phản ánh nội dung công việc của một HDVDL. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chưa phản ánh đầy đủ khái niệm về HDVDL và chưa phân biệt được với những HDV khác hay người giới thiệu tại điểm du lịch đơn thuần mà không phải HDVDL thật sự. Vì vậy, khái niệm HDVDL cần được hiểu như sau:

Hướng dẫn viên du lịch (thuật ngữ nước ngoài quen dung là Tour guide) là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp

ứng những nhu cầu được thỏa thuận của khách trong thời gian nhất định và thay mặt cho tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình [24, tr.42]

1.2.3.2. Khái niệm “PCTL cơ bản” của HDVDL

Mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi chủ thể có tổ hợp những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề (thể lực, ngoại hình, thần kinh, tâm lý, điều kiện xã hội). Có được những PC – nhất là PCTL – đáp ứng đòi hỏi của nghề thì hoạt động nghề mới có thể đạt hiệu quả mong muốn. Nói tới PCTL của HDVDL là nói đến những PCTL đáp ứng những yêu cầu của nghề HDVDL, giúp cho chủ thể tiến hành hoạt động đạt hiệu quả cao và thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, đó là những tiền đề, cơ sở về mặt tâm lý để cá nhân có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động nghề (kể cả việc tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm trong quá trình đào tạo).

Trong điều kiện hạn chế về thời gian và khuôn khổ của một luận văn, không thể nghiên cứu tất cả các PCTL để có được hình mẫu lý tưởng về mô hình PCTL của HDVDL, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu “Một số PCTL cơ bản của HDVDL” với nghĩa là những PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề ở mức cần thiết cao đối với người làm công tác hướng dẫn. Nếu thiếu những PC đó, HDVDL sẽ khó khăn trong việc thực hiện hoạt động chuyên môn và phát triển nhân cách, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thậm chí còn gây những tác hại khó lường trong hoạt động nghề. “PCTL cơ bản của HDVDL” không có nghĩa là những PC đặc trưng chỉ riêng HDVDL mới có, cũng không có nghĩa là những PC chỉ hình thành trong hoạt động nghề, mà đó là hệ thống những PCTL mà HDVDL cần có để có thể hành nghề thuận lợi, đạt hiệu quả cao trong đào tạo nghề và hoạt động nghề; những PCTL cơ bản còn có ý nghĩa làm cơ sở giúp điều chỉnh những PC cá nhân khác nói chung và PCTL nói riêng trong hệ thống để đảm bảo sự phát triển, biểu hiện tính đặc trưng của nhân cách nghề nghiệp.

1.3. Những yếu tố cơ bản của nghề HDVDL

1.3.1. Vai trò, trách nhiệm của HDVDL

1.3.1.1. Vai trò của HDVDL

Hướng dẫn viên du lịch là người có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch, không chỉ đối với khách du lịch, các tổ chức kinh doanh du lịch mà còn có vai trò quan trọng đối với đất nước.

- HDV có vai trò như một người chủ nhà (a host)

- HDV có vai trò như một phiên dịch (a translator & interpreter)

- HDV có vai trò như một người bạn (a friend)

- HDV có vai trò như một người giúp khách giải trí (an entertainer)

- HDVDL có vai trò như một nhà đại sứ (an embrassador)

1.3.1.2. Trách nhiệm của HDVDL

Công việc thường nhật của các HDVDL là hướng dẫn các đoàn khách trong và ngoài nước đi tham quan các điểm du lịch, thành phố hay các khu lân cận. Hướng dẫn viên luôn phải chuẩn bị cẩn thận cho công việc của mình và biết du khách mong đợi những gì từ việc mình làm. Những chuyến du lịch có thể chia làm 3 phần: phần mở đầu (giới thiệu), phần nội dung (thuyết minh) và phần kết thúc. Tất cả những phần này cần được tổ chức tốt, hoàn chỉnh để đảm bảo cho sự thành công của các chuyến đi.

- Công việc của một HDVDL được bắt đầu từ trước khi khách du lịch đến rất lâu, đó là việc xây dựng bài thuyết minh. Với bất cứ điểm du lịch nào thì phần mở đầu rất quan trọng, bởi vì đây là cơ hội cho HDV tạo ra ấn tượng ban đầu và cũng là ấn tượng lâu nhất đối với khách. Nếu nó diễn ra trôi chảy, phần còn lại của chuyến du lịch sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu không, HDV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra một chuyến du lịch thành công.

- Phần tiếp theo là nội dung của chuyến đi, trong đó, HDV có nhiệm vụ giới thiệu về điểm du lịch, kể chuyện,pha trò, trả lời các câu hỏi và giúp đỡ khách giải trí. Phần này đòi hỏi HDV phải có kiến thức tốt về điểm du lịch đồng thời có khả năng tổ chức thông tin và diễn đạt tốt.

- Kết thúc chuyến du lịch như thế nào cũng là cả một nghệ thuật. Một HDV giỏi là người biết kết thúc chuyến du lịch một cách trôi chảy và tạo cơ hội cho khách có được những thông tin và sự bất ngờ cuối cùng, trước khi nói lời tạm biệt.

Hoạt động HD du lịch là hoạt động chịu tác động của nhiều yếu tố liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố trong đời sống kinh tế xã hội và có những đặc điểm, những yêu cầu về vai trò, trách nhiệm rất rõ rệt. Những người làm công tác du lịch – đặc biệt là HDVDL cần nắm vững các yếu tố này để tổ chức hoạt động HD đạt hiệu quả hơn.

1.3.2. Đặc điểm lao động của HDVDL

* Thời gian lao động:

Lao động của HDVDL là lao động đặc biệt. Thời gian lao động của HDV rất khó định mức. Không như một số nghề nghiệp HD khác, nghề HD du lịch có thời gian không cố định cả thời gian chuẩn bị đón khách, cùng đi với khách trong chuyến đi, tiễn khách, giúp khách giải quyết khó khăn hay phát sinh…Do những hoàn cảnh cụ thể tác động, HDVDL phải thực hiện công việc vào những thời gian bất ngờ nhất và không thể cứng nhắc trong việc xác định thời gian lao động, vì ngay cả khi tiễn khách xong, HDV có thể còn phải tiếp tục công việc của chính đoàn khách ấy để lại.

* Khối lượng công việc:

Lao động HD thường có khối lượng công việc lớn và phức tạp, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau, tùy theo từng nội dung và tính chất của chương trình. Mặt khác, không chỉ khi thực hiện chuyến đi mới là làm việc mà ngay cả khi chưa HD thì vẫn phải thường xuyên trau dồi về mặt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023