Một Số Yêu Cầu Đối Với Hdvdl Về Tư Tưởng, Đạo Đức:

nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn. Hơn nữa, các công việc chuẩn bị trước chuyến đi như khảo sát xây dựng các tuyến tham quan, xây dựng bài thuyết minh mới, bổ sung sửa đổi những tuyến tham quan cũng như các bài thuyết minh, cũng luôn đòi hỏi HDV phải tự trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng công việc. Các công việc trực tiếp phục vụ trong quá trình cùng đi với khách bao gồm nhiều công việc phức tạp khác nhau như: tổ chức sắp xếp đoàn khách ăn, ngủ, HD tham quan, tổ chức vui chơi, giải trí và các hoạt động khác. Do vậy, HDV phải là người có thể làm được nhiều công việc khác nhau một cách thành thạo.

* Cường độ lao động:

Cường độ lao động của HDV khá cao và căng thẳng. Trong suốt quá trình thực hiện chương trình du lịch, HDV phải tự đặt mình vào trạng thái luôn luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ thời gian nào, với khối lượng công việc lớn, thời gian không định mức. Chẳng hạn: vào ban đêm khi có chuyện bất thường, HDV cũng phải làm việc để phục vụ khách như việc nếu một khách bị ốm hay khách phàn nàn về sự ồn ào cần phải đổi phòng, …

* Tính chất công việc:

Tính chất công việc của HDVDL nói chung đơn điệu, hay lặp lại các thao tác cụ thể, lặp lại lộ trình, với các đối tượng tham quan quen thuộc dễ gây nhàm chán. Nội dung HD cũng không dễ dàng thay đổi nhất là các thông tin chủ yếu. Hơn nữa, do việc khai thác nguồn khách từ những thị trường quen thuộc nên một HDV của tổ chức kinh doanh du lịch có thể chỉ chuyên phục vụ một loại khách du lịch hoặc trên một số tuyến, điểm du lịch nhất định. Vì vậy, sức ép tâm lý với HDVDL khá lớn, khả năng chán việc dễ xảy ra. Nhưng nghề nghiệp đòi hỏi HDV phải tiếp xúc thường xuyên với khách hàng trong tư thế của người phục vụ nhiệt tình, chu đáo; người đại diện cho hãng, cho ngành hay thậm chí cho quốc gia, dân tộc. Do đó, tính chất công việc buộc HDV phải có sức chịu đựng cao về tâm lý, tức là giữ cho trạng thái tâm lý luôn ổn định.

Từ những đặc điểm lao động của HDVDL như trên, tạo cho nghề HD có những đặc điểm đặc trưng, đòi hỏi chủ thể có những PC tương ứng.

1.3.3. Một số yêu cầu đối với HDVDL Về tư tưởng, đạo đức:

Theo tổ chức UNESCO, PC đạo đức con người là tiêu chí hàng đầu trong thế kỷ 21. Tố chất cơ bản đầu tiên mà người HDVDL cần có là đạo đức, tư tưởng được thể hiện cụ thể [23, tr. 22-24]:

Lòng yêu quê hương, đất nước, nhân dân…

Được thể hiện thông qua việc giới thiệu một cách sinh động về lịch sử của dân tộc, phong cảnh tự nhiên đặc thù độc đáo và xinh đẹp; về các giá trị văn hóa, sự phong phú về phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư, dân tộc thiểu số, lễ hội văn hóa và ẩm thực,…Thật khó có thể truyền đạt những nét văn hóa, truyền thống của dân tộc mình đến người khác một cách ấn tượng và sâu sắc khi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

chưa trang bị cho mình một tình yêu đất nước, quê hương nồng nàn, sâu đậm. Đây chính là một trong những yếu tố thể hiện “phần hồn” của một người làm công tác HD.

Lòng tự hào dân tộc và lòng tự trọng cá nhân cao độ

Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 4

HDV phải tích cực giúp khách du lịch hiểu rõ những phong tục tập quán của một vùng dân cư, của dân tộc mình, và cũng kiên quyết bảo vệ những nét văn hóa tốt đẹp đó. Giải thích cho du khách thấy rõ sự khác biệt và giúp đỡ họ ứng xử đúng, phù hợp với cộng đồng.

Có tình cảm cao thượng, yêu nghề

HDV phải có tình yêu thiên nhiên, biết gìn giữ và bảo vệ môi trường của cộng đồng mình đang sống thông qua các hình thức Du lịch Xanh – du lịch tìm hiểu và bảo vệ môi trường; tích cực thực hiện và vận động mọi người thực hiện các hoạt động thiết thực liên quan đến việc giữ gìn cảnh quan, môi trường.

HDVDL cần phải có tình cảm đúng đắn trong quan hệ nam nữ, thể hiện tính nhân bản trong mối quan hệ với đồng loại.

Ngoài lòng đam mê nghề nghiệp, HDV cần phải luôn rèn luyện PC nghề và không có những hành vi làm tổn thương đến hình ảnh của HDVDL trong hoạt động xã hội.

Sống có kỷ luật và tôn trọng pháp luật

Yêu cầu rất cao trong cuộc sống của người làm công tác HD là tính kỷ luật và tinh thần đồng đội, hiểu biết luật pháp và hành động tôn trọng luật pháp. Điều này đòi hỏi HDV phải nắm vững các quy chế, luật pháp, pháp lệnh đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành để tránh vi phạm pháp luật và hướng dẫn khách du lịch theo đúng quy chế và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia quy định.

Người HDV luôn là một mẫu mực trong các hoạt động xã hội.

Về chuyên môn nghiệp vụ:

HDV về nguyên tắc phải đảm nhiệm việc giới thiệu, hướng dẫn khách du lịch theo một số loại hình du lịch và theo những mục đích hoặc rất chung, hoặc rất cụ thể mà khách đã lựa chọn theo hợp đồng. Do đó, HDVDL phải có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ thành thạo mà nhờ đó có thể phân biệt với các nghề nghiệp khác.

HDVDL không phải là người thực hiện nhiệm vụ HD một cách máy móc, cứng nhắc mà là một nhà ngoại giao, một người đồng hành tin cậy của khách, một nhà tâm lý, một nhà sư phạm trong quá trình HD khách du lịch. Vì thế, HDVDL phải có các tri thức về công tác giao tiếp, ứng xử, tâm lý khách du lịch, tâm lý và văn hóa dân tộc. Đó là kiến thức chuyên môn, nó đòi hỏi HDV liên tục trau dồi, học hỏi vì các thói quen ứng xử, tâm lý, quy tắc giao tiếp quốc tế có thể thay đổi do điều kiện lịch sử thay đổi. Chất lượng chuyên môn của HDVDL phụ thuộc không nhỏ vào khối lượng kiến thức mà họ tích lũy và vận dụng trong thực tiễn. những quy tắc giao tiếp quốc tế cơ bản,

những đòi hỏi nghề nghiệp bắt buộc, những tri thức nhất thiết phải có khi HD du lịch …là kiến thức cơ bản mà HDV phải được trang bị trước khi phục vụ khách du lịch.

Một khối lượng kiến thức khác của HDVDL là nắm được và thực hiện tốt nghệ thuật diễn đạt trước khách du lịch, mà hầu hết là mới gặp lần đầu với những đòi hỏi tâm lý, thị hiếu, thói quen khác nhau, khả năng nghe, nhìn, cảm nhận khác nhau…Điều quan trọng nhất là ngôn ngữ của HDV phải được sử dụng một cách chính xác, dễ hiểu, có sức truyền cảm, cuốn hút người nghe. Điều cần tránh là HDV không biểu lộ sự nhàm chán trong ngôn ngữ và nội dung mà họ trình bày trước khách du lịch, không đọc lại bằng một giọng vô cảm các bài thuyết minh đã được chuẩn bị sẵn.

Về kiến thức trang bị:

Kiến thức sâu rộng của HDV là một quá trình tích lũy lâu dài. Người HDV phải ý thức rõ rệt và thật sự nhận biết điều này, luôn luôn trau dồi sự hiểu biết của mình thông qua: sách vở, phương tiện thông tin đại chúng (báo chí chuyên ngành về du lịch, các trang web về du lịch,…); trao đổi kinh nghiệm với những người đi trước, các chuyên gia hoạt động trong ngành,…thông qua các lớp học chuyên đề ngắn ngày; khi có cơ hội tham gia các chuyến du khảo thực tế về các vùng du lịch hoặc tìm hiểu thêm văn hóa của các vùng dân cư; luôn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống để tăng thêm vốn kiến thức cho bản thân,…

HDV cần được trang bị kiến thức bao quát trên tất cả các lĩnh vực:

- Lịch sử, văn hóa và những vấn đề trong xã hội hiện đại.

- Địa lý, hệ động vật và thực vật của đất nước.

- Sản phẩm du lịch và các đặc tính của những điểm du lịch.

- Kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội của các cộng đồng dân cư.

- Hiểu biết về các biện pháp an toàn, biết xử lý trong những trường hợp khẩn cấp và kiến thức về sơ, cấp cứu.

- Kiến thức về chính sách phát triển và luật pháp.

- Kiến thức về quốc tế và mối quan hệ quốc tế.

- Ngoại ngữ là một trong những đòi hỏi trước tiên đối với các HDV quốc tế.

Về kỹ năng:

Có năng lực tổ chức và làm việc nhất định. Đó là năng lực tổ chức và quản lý đoàn: sắp xếp chương trình phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Có khả năng làm việc độc lập: trong thực tế, HDVDL luôn luôn ở tình trạng làm việc độc lập. Sau khi nhận nhiệm vị hướng dẫn một đoàn khách để thực hiện theo chương trình, việc bố trí thời gian, chương trình cụ thể để tạo sự thoải mái, hấp dẫn và gây ấn tượng thật sự cho tất cả các thành viên trong đoàn được quyết định do khả năng làm việc độc lập và tự tin của HDVDL.

Có khả năng hòa nhập và thích nghi cao: đây là khả năng mà muốn có được, HDV phải có ý thức rèn luyện lâu dài. Đó được xem là một công việc khó nhất của HDVDL.

Có khả năng độc lập phân tích mọi vấn đề và giải quyết mọi tình huống xảy ra: HDV phải luôn tỉnh táo và dứt khoát trong công việc nhằm tổ chức công việc một cách tốt nhất. Trong thực tế, “ứng xử tình huống” chiếm gần 50% tỷ lệ thành công của HDVDL.

Nắm vững các kỹ năng thao tác nghiệp vụ: đây là phương pháp và kỹ năng rèn luyện năng lực phục vụ du khách thông qua những kiến thức nghiệp vụ được đào tạo và những kinh nghiệm được tích lũy một cách có hệ thống, lâu dài của HDVDL. Thông qua quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, HDV ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của mình, làm cho chất lượng sản phẩm du lịch hoàn thiện và hấp dẫn hơn, đem lại sự hài lòng cho du khách.

Tạo dựng và để lại hình ảnh tốt đẹp về người HDV trong lòng du khách. Vì nếu tạo được ấn tượng tốt đẹp đầu tiên sẽ làm tăng uy tín của HDV với du khách và điều đó cũng làm tăng khả năng hợp tác của du khách để thực hiện chương trình du lịch hoàn hảo hơn. Sự tín nhiệm ban đầu cũng giúp cho HDV và du khách gần gũi, thông hiểu nhau hơn.

Tránh xung đột trong quá trình HD khách. Việc xuất hiện mâu thuẫn giữa hai bên trong quá trình thực hiện chương trình du lịch là việc dễ xảy ra. Làm thế nào để tránh xung đột là việc làm tốt nhất và rất cần thiết. HDV cần rèn luyện khả năng thuyết phục trên cơ sở khoa học, thực tế, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Có kỹ năng trí tuệ: kỹ năng này thường có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi HDV phải luôn trau dồi. Đó là kỹ năng tạo nên sự hợp tác của du khách để cùng nhau thực hiện chương trình du lịch hấp dẫn, phong phú và thoải mái. Đó cũng là kỹ năng thực hiện nội dung của chương trình du lịch có hiệu quả cao nhất (chính là sự hài lòng thật sự của khách về các chất lượng dịch vụ và cảm nhận sảng khoái về chuyến đi). Để rèn luyện, nâng cao kỹ năng trí tuệ, người HDV luôn ý thức rèn luyện tập trung vào 3 kỹ năng:

Sử dụng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp

Dù có các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, HDVDL vẫn phải sử dụng ngôn ngữ của mình là chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, HDV phải luyện tập về cách phát âm, sử dụng từ ngữ làm sao cho hợp lý và mang lại thiện cảm cao đảm bảo 4 tiêu chuẩn sau:

Chính xác:

- Chính xác về nội dung: lời giới thiệu và nội dung giới thiệu các địa điểm tham quan phải chính xác có căn cứ, không bị, không “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”. Tránh kể những truyền thuyết tự sáng tác ra, không khoa trương.

- Chính xác về hình thức: tính chuẩn mực về câu cú, ngữ pháp, ngữ âm. Khi nói phải tuân theo yếu tố ngữ điệu, nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn, hấp dẫn thuyết phục, Dùng từ ngữ chính xác. Nếu sử dụng thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, ca dao, tục ngữ phải đúng tình huống và chuẩn xác.

Rõ ràng:

- Rõ ràng về nội dung: lời nói đơn giản, dễ hiểu, không rườm rà, lượm thượm. Câu chuyện phải có tính logic, trình tự. Nôi dung về lịch sử phải rõ ràng, nêu bật được giá trị về nghệ thuật, thẩm mỹ, bối cảnh lịch sử của sự kiện. Nếu sử dụng từ địa phương, từ chuyên dùng, từ nước ngoài, HDV nên diễn giải một cách rõ ràng.

- Rõ ràng về hình thức: trình bày trình tự, hợp logic để du khách có thể nắm hết nội dung mà HDV cần truyền tải. Không dùng từ quá chuyên môn, chuyên ngành, không dùng từ “lóng” hoặc “nói lái”. HDV cần thường xuyên luyện tập để điều tiết được tốc độ ngôn ngữ của mình.

Sinh động:

- Sử dụng ngôn ngữ mang tính hình tượng, biểu cảm, tạo hừng thú nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ của lời nói, lời giới thiệu của HDV

- Tránh “đọc kinh trả bài”. Chọn cách so sánh, ví von, hình tượng. Đôi lúc xen vào ngôn ngữ khôi hài, dí dỏm làm cho bầu không khí của đoàn được sinh động, vui tươi, hứng thú.

- Để có được nguồn ngôn ngữ đa dạng và phong phú như thế, người HDV phải thường xuyên đọc nhiều và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.

Linh hoạt:

- Sử dụng ngôn ngữ trong quá trình HD phải phù hợp với từng đối tượng khách cụ thể (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp) và phải phù hợp với nơi chốn, địa phương cụ thể.

- Cộng đồng người khác nhau, nơi chốn khác nhau sẽ hình thành cách giáo tiếp và ngôn ngữ khác nhau.

Cùng với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, HDV phải hiểu và ứng xử với khách du lịch theo đúng các quy tắc và nghệ thuật giao tiếp:

- Chủ động chào hỏi khách.

- Thận trọng, chính xác và lịch thiệp khi xưng hô.

- Tỏ rõ sự quan tâm đến tất cả các thành viên trong đoàn.

- Cần nắm vững nghi thức giao tiếp với khách du lịch từ các dân tộc, quốc gia khác nhau.

- Cần nhìn thẳng vào mắt người khách đang trực tiếp nói chuyện với mình.

- Không làm những động tác gây những phản ứng không cần thiết từ khách hoặc những động tác được coi là thiếu tế nhị, thiếu lịch sự.

- Các cử chỉ cần được sử dụng chính xác và không lạm dụng trong những tình huống cụ thể.

- Luôn giữ nét mặt tươi tắn với nụ cười trên môi, những câu chuyện vui, hài hước không lạc lõng với khung cảnh và phải vô hại.

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp vừa là yêu cầu nghiệp vụ nhưng cũng là một nghệ thuật, nên HDV cần phải học hỏi, rèn luyện thường xuyên trong công việc. Cùng với thời gian, lao động nghề nghiệp sẽ làm cho HDV nhuần nhuyễn hơn. Lời nói, điệu bộ, cử chỉ vừa chính xác, vừa tự nhiên của HDV sẽ chiếm được cảm tình của khách.

Thu thập và xử lý những kiến thức phục vụ cho nghề. Những kiến thức này chính là quá trình nỗ lực liên tục có ý thức và lâu dài của HDV.

Xử lý và thực hiện tốt các tình huống xảy ra trong quá trình HD khách du lịch.

Ngoài ra còn có các kỹ năng khác như:

Kỹ năng nói trước đám đông .

Khả năng lắng nghe và quan sát.

Kỹ năng tính toán, tiếp thị. Về tính cách

Tinh thần trách nhiệm cao và tính kế hoạch. Tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt cùng với đức tính này tạo cho HDV có được niềm tin từ phía khách và đây cũng là đức tính rất cần thiết.

Sự chín chắn và tính kế hoạch.

- Chắc chắn, thận trọng trước các quyết định, các biện pháp cần giải quyết trong các tình huống cũng như trong toàn bộ hoạt động HD du lịch chính là chìa khóa cho nghề nghiệp của HDV. Đức tính này thể hiện trong ngôn ngữ, cử chỉ, trong các ý kiến phân tích, đánh giá về giá trị tài nguyên du lịch, về đất nước, con người, về quan hệ quốc tế mà HDV đưa ra.

- Tính kế hoạch đặc biệt cần thiết ở HDV để tạo sự chính xác ở đoàn khách và đảm bảo cho hợp đồng đầy đủ đến từng chi tiết, tạo ra sự kính trọng, tôn trọng của khách hàng đối với HDV. Tính kế hoạch cũng giúp cho các cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ khách theo hợp đồng thuận lợi, đồng thời HDV có điều kiện bổ sung những khiếm khuyết, những thiếu hụt vì nhiều lý do trong quá trình HD du lịch.

Một đức tính khác cũng đòi hỏi HDVDL phải có là tính chân thực, lịch sự và tế nhị. Đức tính này đòi hỏi HDV trong mọi cử chỉ, lời nói, trong các hoạt động HD du lịch đều phải coi trọng khách hàng bằng những thông tin chính xác, bằng những ân cần, bằng những ứng xử có văn hóa và được rèn luyện, được giáo dục một cách nề nếp.

Lịch sự và tế nhị là đức tính chung của những người làm công tác dịch vụ. Trong hoạt động HD du lịch, đức tính này được thể hiện ngay từ khi bắt đầu cuộc gặp gỡ cho đến khi kết thúc chương trình. Trong những lần HD khách, HDV sẽ gặp phải những tình huống mà khách có những lời nói, hành động gây bối rối hay khó xử,…. Do đó, tính tế nhị của HDV là rất cần thiết. Đức tính

này xuất phát từ lòng tự trọng và ý thức tôn trọng khách hàng của HDV. HDV không được tỏ ý xúc phạm khách, không bày tỏ thái độ yêu, ghét với các thành viên trong đoàn khách. Nhưng HDV cũng phải biết tự trọng, không vì bất cứ lý do gì hạ thấp nhân cách, phẩm giá của mình để khách du lịch xem thường. Lịch sự, tế nhị, chân thành là những đức tính cơ bản của HDVDL.

Sự lạc quan, vui vẻ cũng tạo nên khả năng đạt hiệu quả cao trong hoạt động nghề nghiệp của HDV. Nhìn chung, khách du lịch muốn sử dụng thời gian rãnh rỗi, tiền bạc vào mục đích giải trí, nghỉ dưỡng, kết hợp công vụ, tìm hiểu văn hóa, thay đổi môi trường sinh thái,….nên rất cần sự vui vẻ, dí dỏm và đôi chút hài hước của HDVDL.

Tinh thần cạnh tranh và cầu tiến. Sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hiện nay thực chất là: cạnh tranh về tài năng; cạnh tranh về kiến thức, khả năng hành động, dám nghĩ, dám làm và giành thắng lợi.

Một số yêu cầu khác:

Sức khỏe: có sức khỏe về mọi mặt.

Nghề HDV là một nghề vừa có lao động trí óc, vừa lao động thể lực.

Về thể lực (thể chất): HDV cần có giọng nói rõ ràng, dễ nghe, không có tật trong hệ thống phát âm; thính giác tốt; cần có một thể lực bền bỉ, vận động tốt, tháo vác và nhanh nhẹn.

Về trí óc: sức khỏe tinh thần được thể hiện qua “một tâm lý hoàn hảo – tinh thần lành mạnh – tư duy linh hoạt và nhạy bén”. Phải có tư tưởng lành mạnh, loại trừ mọi thói hư tật xấu.

Hình thức bên ngoài: trang phục, vóc dáng, thậm chí khuôn mặt phải tạo được ấn tượng tốt cho du khách vì đó cũng là hình ảnh của công ty.

Trang phục: nhã nhặn, có sắc thái riêng đặc thù của công ty và phù hợp với công việc, giới tính, tuổi tác. Luôn có quan niệm tích cực: trang phục chính là một phần của sự bày tỏ nghề nghiệp bản thân. Đó là nghề của giao tiếp, của văn hóa và sắc thái dân tộc. Nhìn trang phục biết tư cách: trang phục đứng đắn tạo nên ấn tượng đẹp, sự tin tưởng về tư cách của HDV (đây là cái nhìn đánh giá ban đầu của du khách đối với HDVDL).

Từ những phân tích trên, có thể đi đến việc phác họa những PCTL của HDVDL theo 3 nhóm chính:

a) Nhóm PC Đạo đức:

Là nhóm những PC có ý nghĩa định hướng và thúc đẩy cho hoạt động, hỗ trợ cho chủ thể về mặt tinh thần để có thể huy động các tiềm năng giúp cá nhân vượt qua trở ngại, khó khăn và thực hiện được nhiệm vụ. Có thể bao gồm những PC như: Lòng yêu nghề; lòng yêu quê hương đất nước; lòng tự hào dân tộc; tôn trọng nghề; tôn trọng pháp luật; tinh thần chịu đựng gian khổ;…Đối với nghề HDVDL – một nghề đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều loại khách cả trong và ngoài nước, cho nên đòi hỏi rất cao về ý thức phục vụ, lòng trung thành (với quyền lợi của đất nước nhằm phục vụ cho

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước) và sản phẩm lao động thì những PCTL thuộc nhóm PC Đạo đức càng trở nên quan trọng, không thể thiếu.

b) Nhóm PC Trí tuệ - năng lực:

Là nhóm những PC cốt lõi để phát triển năng lực nghề, trực tiếp giúp cá nhân thuận lợi trong thực hiện các hành động, thao tác nghề, đáp ứng yêu cầu của nghề về kỹ năng và hiệu quả hành động. Có thể gồm những PC như: khả năng quan sát; khả năng nói trước đám đông tốt; khả năng ngôn ngữ tốt; khả năng truyền đạt tốt; xử lý tình huống tốt; khả năng lắng nghe; năng lực tổ chức và quản lý đoàn tốt;… Đối với lao động của HDVDL, đòi hỏi việc xử lý tính huống nhanh nhạy, khả năng kiến thức tổng quát, có khả năng nhận diện và đánh giá được đối tượng khác HD…thì những PC Trí tuệ - Năng lực đáp ứng yêu cầu của nghề càng đòi hỏi ở mức độ cao.

c) Nhóm PC Ý chí - tính cách:

Là nhóm những PC thường có ý nghĩa chủ yếu làm chỗ dựa, hỗ trợ cho chủ thể về mặt điều kiện, giúp cho hành động, thao tác nghề đạt hiệu quả cao, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển các nhóm PC khác. Nhóm PCTL này thể hiện sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại bên trong cũng như bên ngoài; thể hiện thái độ đặc thù của HDVDL đối với các đối tượng trong hoạt động HD. Hoạt động lao động của HDVDL thường phải tiến hành độc lập; lại đòi hỏi tính quyết đoán; khiêm nhường; xử lý nhanh; đòi hỏi sự kiên trì chịu đựng khó khăn, gian khổ; tính hài hước, hóm hỉnh;… Những PC ý chí – tính cách đáp ứng đòi hỏi của nghề nhiều khi không chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ nữa mà chuyển hóa thành ý nghĩa trụ cột, cốt lõi – HDV không thể thiếu những PC ý chí – tính cách đáp ứng yêu cầu của nghề ở mức cao.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển PCTL của HDVDL

PCTL của HDVDL không có sẵn và cũng không phải là quá trình bộc lộ dần những gì thuộc về bản năng, sinh lý mà là kết quả của quá trình hình thành và phát triển các thuộc tính tâm lý mới của họ thông qua cuộc sống với sự phong phú của các hoạt động và giao lưu.

Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL. Theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào một số yếu tố chính sau đây:

1.4.1. Ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan

Các yếu tố bên ngoài như: công tác giáo dục, đào tạo nghề HD; các yếu tố ảnh hưởng từ thầy cô, đồng nghiệp; môi trường làm việc; chế độ ưu tiên, chính sách đãi ngộ của các doanh nghiệp, công ty lữ hành nơi HDV đang trực tiếp công tác; …đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL. Trong các yếu tố khách quan, đáng chú ý là sự tác động của công tác giáo dục nhưng là giáo dục mang tính chất chuyên nghiệp theo từng loại hình nghề nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023