Những Nghiên Cứu Về Phẩm Chất Tâm Lý Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch


đưa ra các PCTL của cán bộ trại giam và cán bộ quản giáo như: Năng lực tổ chức các hoạt động văn nghệ; Vốn hiểu biết văn hóa; Tính vi tha; Lòng nhân ái [56, tr.31].

Tác giả Nguyễn Hữu Duyện (2011) trong quá trình cải tạo phạm nhân, người cán bộ quản giáo cần có PC năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt năng lực sư phạm. Phạm Đức Chấn nhấn mạnh các PCTL của người quản giáo, như: PC năng lực tổ chức điều hành lao động; PC trình độ nghề và phương pháp dạy nghề, truyền nghề cho phạm nhân của cán bộ quản giáo. Tác giả Nguyễn Văn Tập đã đưa 5 nhóm PCTL cơ bản của cán bộ quản giáo, đó là: PC chính trị - tư tưởng; PC ý chí; PC Tính cách; PC phong cách làm việc; PC năng lực. Trong 5 nhóm PCTL cán bộ quản giáo trong hoạt động cải tạo phạm nhân được cụ thể hóa bằng 28 PCTL như: Nhận thức sâu sắc về Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Lập trường, tư tưởng, chính trị vững vàng; Nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật; Trung thành với Đảng, với chế độ Xã hội Chủ nghĩa; Tính giáo dục; Tính vị tha, nhân ái; Liêm Khiết; Tận tụy với công việc; Tinh thần trách nhiệm cao; Tính công tâm (công bằng); Tính kế hoạch; Tính kỷ luật; Tính đoàn kết; Tính nguyên tắc; Tính trung thực; Tính cương quyết; Tính kiên trì; Tính dũng cảm; Tính nghị lực; Tính tự chủ; Tính quyết đoán; Năng lực nghiệp vụ Công an; Năng lực tổ chức; Năng lực sư phạm; Năng lực giao tiếp; Thói quen nói năng lịch sự, có văn hóa; Tác phong đoàng hoàng, đĩnh đạc; Tác phong sâu sát, cụ thể, rõ ràng [71, tr.39].

Ngoài ra một số tác giả khác Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Thị Kim Luân, Nguyễn Viết Sự, bước đầu đã chỉ ra một số PCTL trong hoạt động của một số nghề như: nghề lái xe, vận động viên thể thao, giáo viên, nhà tâm lý học đường. Các tác giả nói trên là những người đi đầu, đột phá trong việc nghiên cứu tâm lý nghề nghiệp ở Việt Nam. Các tác giả trên với các công trình nghiên cứu của mình đã góp phần rất lớn vào thực tiễn công tác hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo và tuyển dụng nghề ở nước ta.

Như vậy, trong và ngoài nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu về PCTL trong hoạt động nghề nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu về PCTL của người lao động trong một số lĩnh vực nghề nghiệp như: kinh doanh, y học, hoạt động quân sự, hoạt động phòng chống tội phạm, quản lý/lãnh đạo, tham vấn tư vấn,… các nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng: đặc điểm, tính chất, vị trí, chức năng của các hoạt động đòi hỏi người lao động ấy phải có những phẩm chất tương ứng để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Đồng thời chính trong các hoạt động ấy lại làm phát triển, hoàn thiện những PCTL mà hoạt động đó đòi hỏi.


1.1.3. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch

1.1.3.1. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch ở nước ngoài

Phẩm chất của HDVDL là một hướng nghiên cứu đã được một số tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Có thể hệ thống hóa theo một số hướng nghiên cứu sau đây.

Thứ nhất, nghiên cứu PC HDVDL chú ý mối quan hệ với khách du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

C.F. Wayne (1978) đã nhắc đến một số PC của HDVDL mà nhà quản lý du lịch cần quan tâm PC: như trung thực với du khách; PC niềm nở, vui vẻ khi trò chuyện với khách; PC khéo léo xử lý các các mâu thuẫn trong đoàn khách; PC tôn trọng khách cả khi trước mặt khách hay không có mặt khách [99]. Tác giả E. Cohen (1985) cho rằng người HDVDL phải có các PC: nhạy cảm với yêu cầu của du khách; PC nhẫn nại trước các câu hỏi của khách; trung thực với các hợp đồng với khách; PC nhiệt tình, chu đáo với du khách. E.C. Fine & J.H. Speer (1985) nhấn mạnh HDVDL tại các công ty lữ hành cần được trang bị và rèn luyện các PC như: PC vui vẻ, cởi mở khi giao tiếp với khách; PC lịch sự, tế nhị khi xưng hô với khách; hài hước, dí dỏm khi hướng dẫn cho khách [95, tr.74].

Trên diễn đàn thương mại du lịch Y. Xiao & Y. Wu (2003) đã chỉ ra hoạt động HDDL sẽ hiệu quả kinh tế thấp khi mà người điều hành đoàn khách (HDVDL) thiếu đi những PC như: PC linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết yêu cầu của khách; PC tinh thần phối hợp với người thủ lĩnh (trưởng nhóm) của đoàn khách; PC khéo léo giao tiếp, ứng xử với du khách; PC công bằng, khách quan trọng việc chăm sóc, giúp đỡ du khách; PC tôn trọng du khách [100, tr.77]. Zhang, H.Q., & Chow, I. (2004), đã chỉ ra các PC HDVDL đó là: PC trong hướng dẫn phải thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê để truyền cảm hứng cho du khách; công bằng, khách quan trong sự quan tâm, giúp đỡ khách; luôn ý thức KDL là người quan trọng nhất (tôn trọng khách); PC biết nhẫn nại lắng nghe trước các chia sẻ, góp ý của du khách [91, tr.169].

Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 4

Thứ hai, nghiên cứu PC HDVDL đáp ứng yêu cầu của công ty lữ hành

Goerges Taylor (1995), cho rằng một HDVDL trong khi thực hiện nhiệm vụ của công ty lữ hành cần có các PC như: PC tinh thần trách nhiệm với công việc được giao; PC kế hoạch khi làm việc với công ty; PC trung thực; PC gây dựng uy tín của công ty; PC khéo léo quảng bá hình ảnh của công ty... A. Boyle & A. Arnott (2004), chỉ ra rằng để để đáp ứng yêu cầu hoạt động HDDL của các doanh nghiệp du lịch HDV cần có một số PC như: PC ý thức kỷ luật (thời gian, cách cư xử, giao tiếp) theo


qui định của công ty; PC chịu được áp lực của công việc công ty ủy quyền; PC bình tĩnh xử lý các tình huống khi không có đại diện công ty ở đó; PC trung thực trong việc tổ chức các hoạt động du lịch theo đúng chương trình công ty đã bán cho khách; PC khéo léo điều chỉnh những cách hiểu không có lợi cho hình ảnh của công ty [97, tr.101]. P. Yang & C. Shi (2007), nhấn mạnh PC của HDVDL như: tinh thần trách nhiệm với công ty lữ hành; tinh thần sẵn sàng nhận công việc mới, khó khăn, áp lực hơn do công ty giao phó; cảm thấy yêu thích công việc mình sắp thực hiện; trung thực trong việc thực hiện hợp đồng của công ty; cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng khi khách du lịch yêu cầu của công ty [98, tr.57].

Thứ ba, nghiên cứu PC của HDVDL chú ý phẩm chất đối với quốc gia, dân tộc

Theo J.C. Holloway (1981) một HDVDL cần phải có ý thức với quốc gia, như: PC lòng tự tôn dân tộc; PC trung thành với đường lối chính sách của đất nước; PC tôn trọng pháp luật trong và ngoài nước; PC cứng rắn trước các luận điệu xuyên tác của kẻ thù; PC khéo léo điều chỉnh các hiểu biết chưa đầy đủ về quốc gia du khách đến tham quan; PC tự hào khi giới thiệu, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nơi du khách đến du lịch [90, tr.66].

S. Liang (2006) lưu ý rằng, HDVDL cần có tinh thần ham học hỏi thể hiện phải thường xuyên theo dõi sát các biến động chính trị trong nước và quốc tế tránh sự lạc hậu với biến cố chính trị đang xảy ra; có tính nhạy cảm chính trị cần thiết; có tinh thần quảng bá, kết giao mối quan hệ giữa các nước; có sự khéo léo trong khi giới thiệu đất nước, con người, đặc trưng văn hóa dân tộc, tập quán giao tiếp - ứng xử của các quốc gia, dân tộc (dẫn theo Reisinger và Steiner [94, tr.484]).

H. Kong (2007), trên tạp chí du lịch thế giới cho rằng HDVDL cần trang bị những PC đặc trưng như: PC cảnh giác chống mọi âm mưu phá hoại nhiều mặt của kẻ thù; PC mềm mỏng, linh hoạt khi xử lý những lời châm chọc, kích động của các du khách; PC vững vàng, kiên định theo đường lối chính sách pháp luật của đất nước; PC tế nhị, khéo léo khi đề cập tới các vấn đề nhạy cảm (chính trị) vì có thể dẫn tới cách hiểu sai lệch của du khách; PC rõ ràng, dứt khoát trong việc bảo vệ danh dự quốc gia, dân tộc (dẫn theo Hughes [91, tr.169]).

Thứ tư, nghiên cứu PC HDVDL chú ý tác phong, tính cách trong HDDL

Theo K. Hughes (1991), trong cuốn “Cẩm nang du lịch” đã chỉ ra một số đức tính HDVDL cần có như: PC tính chín chắn, thận trọng; PC tính kế hoạch và PC


tính chân thực. L. Wang (1997) đức tính của HDVDL được thể hiện qua PC lịch sự và tế nhị; PC lạc quan vui vẻ. Đức tính này xuất phát từ lòng tự trọng và ý thức tôn trọng khách của HDVDL [94, tr.483].

Theo R. Black & S. Ham (2005), HDVDL cần chú ý một số PC tác phong hướng dẫn đó là: PC nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động HDDL. PC cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp với khách nói chung và với mọi người (dẫn theo L.Wang [98, tr.71]).

Nhìn chung, các tác giả trên đã đề cập đến những PC của các HDVDL theo các khía cạnh khác nhau: trong quan hệ với khách du lịch; trong quan hệ với công ty lữ hành; trong khía cạnh ý thức công dân,… Phân tích của các tác giả về mỗi khía cạnh của PC người HDVDL đều rất sâu sắc, rất cụ thể,… Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa có công trình nào nghiên cứu về PCTL của HDVDL một cách hệ thống, toàn diện.

1.1.3.2. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch ở trong nước

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam trong hơn thập kỷ qua, các chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy có liên quan trong lĩnh vực này đã có những đóng góp tích cực, kịp thời.

Tác giả Đinh Trung Kiên (1999), khẳng định HDVDL cần có PC về phong cách và đức tính để làm tốt công việc của mình. Theo tác giả, PC phong cách thể hiện qua thao tác nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. PC đức tính thể hiện thông qua: sự chắc chắn, thận trọng trước các quyết định, các biện pháp cần giải quyết trong các tình huống cũng như trong toàn bộ hoạt động HDDL; Tính chân thực, tế nhị, có văn hóa khi giao tiếp với khách du lịch và Lòng tự trọng, ý thức tôn trọng bản thân và KDL [33, tr.41].

Tác giả Nguyễn Văn Đính - Phạm Hồng Chương (2000), chỉ rõ rằng HDVDL cần có PC chính trị; PC lạc quan, vui vẻ, khôi hài; PC hiếu khách, hòa đồng, không thiên kiến; PC ham học hỏi, cầu tiến; PC đạo đức nghề nghiệp; PC dẻo dai, bền bỉ [21, tr.36].

Tác giả Dương Thu Hà (2001), nhấn mạnh các yêu cầu về PC của HDVDL đó là: (1) PC phong cách thể hiện qua sự nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo trong công việc; có thái độ cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp với khách. (2) PC về đức tính thể hiện như: làm việc có kế hoạch; tính chân thực, lịch sự, tế nhị, chân thành; sự lạc quan, vui vẻ trong hoạt động nghề nghiệp và PC về sức khỏe [25, tr.35].


Tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2009), cho rằng HDVDL cần có các PC như: PC tình yêu nghề nghiệp; PC ý chí; PC đạo đức [74, tr.41].

Tác giả Đoàn Hương Lan (2010), nhấn mạnh một số PC của HDV như: PC chính trị; PC đạo đức nghề nghiệp; PC tác phong; PC giao tiếp, ứng xử [36, tr.38].

Tác giả Dương Đình Bắc (2012), đã chỉ ra những PC đặc trưng cơ bản của HDVDL bao gồm: PC Tình yêu con người; PC Tình yêu nghề nghiệp; PC ý chí; PC đạo đức [4, tr.25].

Các tác giả trên phần nào cũng đề cập khá chi tiết về PC mà HDVDL cần đáp ứng yêu cầu của nghề HDDL, tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về PCTL của HDVDL ở trong nước.

Nhìn tổng thể, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình, một đề tài nào nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của HDVDL một cách hệ thống. Do đó, vấn đề phẩm chất tâm lý của HDVDL rất cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ và hệ thống đáp ứng với đòi hỏi của lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này.

1.2. Vận dụng quan điểm tâm lý học của K.K.Platonov vào nghiên cứu phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

1.2.1. Quan điểm về hoạt động và nhân cách

K.K. Platonov đã viết: mọi thuộc tính và đặc điểm của nhân cách con người do các tư chất bẩm sinh qui định đều được thể hiện và hình thành trong hoạt động của họ. Khi cá nhân chưa tham gia vào các hoạt động thì mọi thuộc tính, đặc điểm nhân cách, tư chất bẩm sinh sẽ không thể bộc lộ, hình thành và phát triển. Hay nói cách khác, chất lượng và hiệu quả của hoạt động phụ thuộc lớn vào thuộc tính, đặc điểm nhân cách, tư chất bẩm sinh của con người. Hoạt động chính là quá trình con người “vật chất hóa” thuộc tính, đặc điểm nhân cách (xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất,…) thành hiện thực, vừa là quá trình “lấy thuộc tính, đặc điểm nhân cách” đã được đặt trong sản phẩm, trong đối tượng chuyển vào cho chủ thể. Hai mặt này luôn tồn tại trong quan hệ biện chứng, chi phối, điều chỉnh lẫn nhau và chuyển hóa cho nhau. Đồng thời, hoạt động của con người lại phụ thuộc vào các thuộc tính và đặc điểm nhân cách của họ. Ông nhấn mạnh: [78, tr.56]

- Xu hướng của nhân cách, đó là những đặc điểm có nguyên nhân xã hội: hứng thú, nguyện vọng, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin; những đặc điểm này quyết định phẩm chất đạo đức của nhân cách. Xu hướng nhân cách được hình thành bằng con đường giáo dục.


- Kinh nghiệm của nhân cách, đó là vốn tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thói quen. Mặt này được quyết định bởi mức độ đào tạo, con đường học tập của mỗi người.

- Đặc điểm của các quá trình tâm lý riêng lẻ: chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, ý chí, tâm vận động…, đó vốn là những đặc trưng điển hình của mỗi người. Những đặc điểm này được hình thành chủ yếu từ con đường luyện tập.

- Những đặc điểm có nguyên nhân sinh học: Tư chất, đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao được thể hiện trong khí chất, những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm giới. Đối với những đặc điểm này con người phải rèn luyện và thích ứng.

Tóm lại, quan điểm hoạt động và nhân cách của Platonov đã khẳng định rằng hoạt động và nhân cách có quan hệ biện chứng chứng chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Đó là quan điểm cơ bản, là tư tưởng được quán triệt trong nghiên cứu phẩm chất nhân cách nói chung và PCTLCB của HDVDL trong hoạt động HDDL. Trong đó, luận án tiếp cận thành phần xu hướng, kinh nghiệm là thành phần không thể thiếu trong những PCTLCB của HDVDL.

1.2.2. Mô hình “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov và định hướng nghiên cứu phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

Giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Các nghề và yêu cầu nghề

(2)

Thị trường lao động (1)

Tư vấn nghề

Cá nhân và những đặc điểm cá nhân

(3)

Tuyển chọn nghề

Giáo dục nghề nghiệp

Để xác định những PCTLCB của HDVDL một cách khoa học cần vận dụng lý thuyết Tâm lý học nghề nghiệp của K.K. Platonov vào phân tích nghề HDVDL. Cơ sở đó là sơ đồ “tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov và cấu trúc nhân cách nghề nghiệp [61, tr. 118]


Sơ đồ 1.1. “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov


Tam giác hướng nghiệp” của Platonov là sơ đồ các mối quan hệ gắn kết giữa các yếu tố sinh lý – tâm lý – xã hội liên quan đến nghề nghiệp và theo đó là những hoạt động cần thiết của xã hội để giúp cá nhân có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình. Cạnh thứ nhất của tam giác nói về thị trường lao động, về nhu cầu xã hội đối với ngành nghề đó: quy mô nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động và mức độ phát triển của nghề phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, thị trường lao động. Thị trường lao động cũng luôn biến đổi, làm cho nghề có thể phát triển mạnh, nhưng cũng có thể bị thu hẹp, thậm chí mất hẳn. Điều đó làm cho vị trí xã hội của nghề thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng giá trị nghề nghiệp trong xã hội, cũng như dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Cạnh thứ hai của tam giác là các nghề và yêu cầu của nghề: các nghề trong xã hội xuất hiện, tồn tại và vận động theo nhu cầu của xã hội và trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Mỗi nghề cụ thể đều có những đặc điểm riêng (về ý nghĩa xã hội; đối tượng, sản phẩm; các PCTL đáp ứng yêu cầu của mỗi nghề; các hành động, thao tác cần thực hiện; phương thức, công cụ, phương tiện, môi trường lao động,…), có vị trí khác nhau và đương nhiên các tiêu chuẩn đối với người hành nghề. Chủ thể phải có những phẩm chất sinh lý, tâm lý và xã hội đáp ứng được đòi hỏi của nghề, đảm bảo được những điều kiêng tránh về y học và tâm lý học thì mới đảm bảo hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả và bền vững.

Cạnh thứ ba trong tam giác hướng nghiệp đề cập đến đặc điểm cá nhân: các chỉ số về thể chất, các đặc điểm tâm lý cá nhân (các PCTL và điều kiện xã hội: truyền thống gia đình, hoàn cảnh,…) đáp ứng đòi hỏi của nghề theo yêu cầu xã hội; mỗi nghề muốn phát triển đáp ứng yêu cầu của xã hội phải cần có đội ngũ lao động có những đặc điểm cá nhân phù hợp nghề. Khi cá nhân có những đặc điểm sinh thể và PCTL phù hợp nghề thì đó sẽ là những cơ sở thuận lợi cho học nghề, hành nghề và từ kết quả đó sẽ giúp cá nhân hứng thú, yêu thích nghề, tích cực phát triển năng lực nghề nghiệp, nhân cách nghề nghiệp có thể đạt đến trình độ cao.

“Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov là cơ sở lý luận rất cơ bản, cần thiết cho việc giáo dục nghề nghiệp, tư vấn nghề và tuyển chọn vào nghề. Không chỉ thế, việc xuất phát từ phân tích thị trường lao động, yêu cầu của nghề sẽ giúp cho hoạt động quản lý nhân lực một cách hiệu quả (tuyển chọn, bố trí, đánh giá, bồi


dưỡng,…nhân viên). Vì vậy, vận dụng mô hình “Tam giác hướng nghiệp” của K.K.Platonov vào nghiên cứu PCTLCB của HDVDL là cần thiết.

Trong luận án này, mô hình của Platonov được quán triệt như là một hướng tiếp cận để xem xét xác định những PCTLCB của HDVDL trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan là chức năng, vai trò, nhiệm vụ, đặc điểm, yêu cầu hoạt động hướng dẫn của HDVDL. Yếu tố thị trường lao động được xem xét là một trong những yếu tố ảnh hưởng để những PCTLCB của HDVDL.

1.3. Lí luận phẩm chất tâm lý cơ bản

1.3.1. Phẩm chất

Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt có định nghĩa: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Theo định nghĩa này có thể hiểu “phẩm chất” là những thuộc tính, đặc điểm của đối tượng mà căn cứ vào đó người ta có thể đánh giá, xác định giá trị của đối tượng đó [55, tr.79].

Trong từ điển Anh - Việt (2014), danh từ “Quality” được dùng với nghĩa: chất, chất lượng, phẩm chất, đặc tính, loại, hạng.

Trong từ điển Tâm lý học của Arthur S. Reber (1995) định nghĩa: phẩm chất là những đặc tính, đặc trưng, giá trị chất lượng qui định sự vật này khác với sự vật khác - tức là tạo nên sự khác biệt bên trong [93, tr.83].

Theo từ điển Tâm lý học (Dictionary of psychology), của J.P. Chaplin thì phẩm chất là “mức độ tương đối giữa cái tốt hoặc cái tuyệt vời về lĩnh vực nào đó” [89, tr.73]. Trong từ điển Tâm lý học (The dictionary of psychology) của J.C. Raymond định nghĩa: phẩm chất (quality) là đặc điểm về cảm giác (Sensation) hoặc thực thể (Entity) khác làm cho nó trở thành độc đáo, là sự khác về chất (loại, thứ, hạng) chứ không phải về số lượng. [92, tr.103].

Như vậy theo các hiểu này, phẩm chất được hiểu là những đặc điểm (đặc trưng) về thực thể hoặc sự phản ánh thế giới (tinh thần) của đối tượng để tạo nên sự khác biệt với đối tượng khác về tính chất, giúp đánh giá phân loại hay xếp hạng đối tượng. Có hai loại phẩm chất: phẩm chất của thực thể (vật chất) và phẩm chất của cảm giác (tinh thần). Tuy cách nói khác nhau, nhưng có thể khái quát một số nội dung cơ bản sau: phẩm chất là đặc điểm, thuộc tính gắn bó với đối tượng; phẩm chất là mức độ giá trị của những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng để tạo nên sự khác biệt của chúng, làm cơ sở cho sự đánh giá, phân loại, xếp hạng; Có những

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí