Mức Độ Thể Hiện Của Nhóm Phẩm Chất Tâm Lý Về Xu Hướng Ở Hướng Dẫn Viên Du Lịch


Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, các khách thể đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về xu hướng ở mức cao (2,63đ). Điều này phản ánh các khách thể đều đánh giá các biểu hiện của PCTL về xu hướng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động HDDL. Trong đó, có sự chênh lệch chút ít giữa nhận thức của CBQL, HDVDL so với SVHDDL về mức cần thiết của nhóm PCTL về xu hướng. CBQL, HDVDL đánh giá mức độ cần thiết của nhóm phẩm chất này với điểm số trung bình là 2,69đ, nhưng SVHDDL đánh giá mức cần thiết chỉ là 2,55đ (chênh lệch 0,14đ).

Phẩm chất tâm lý về “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” xếp thứ bậc cao nhất trong nhất trong 3 PCTL về xu hướng (2,74đ). Còn phẩm chất về “hứng thú làm việc với khách du lịch” xếp thứ bậc thấp nhất trong 3 PCTL về xu hướng (2,56đ).

Căn cứ vào số liệu bảng 3.5 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa nhận thức của CBQL, HDVDL, SVHDDL về mức độ cần thiết của các PCTL về xu hướng của HDVDL (phụ lục 4, mục 4.35). Hệ số tương quan thuận nhưng không chặt. Như vậy, ý kiến của CBQL, HDVDL, SVHDDL về mức độ cần thiết của các PCTL về xu hướng của HDVDL có sự chênh lệch nhất định ở một số phẩm chất (CBQL, HDVDL đánh giá mức cần thiết cao hơn SVHDDL) nhưng vẫn có thể sử dụng trong đánh giá về mức độ cần thiết của các PCTL về xu hướng. Mức độ cần thiết của từng phẩm chất được phân tích cụ thể như sau:

- Mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

HDVDL là người thay mặt cho doanh nghiệp đảm nhiệm vai trò trực tiếp quản lý, dẫn dắt, thuyết minh, điều hành cho du khách trong một chương trình du lịch đã được thỏa thuận nhằm đáp ứng yêu cầu, mong muốn của du khách và thực hiện các nhiệm vụ của công ty lữ hành. Do đó họ phải luôn ý thức để nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thiện bản thân, đáp ứng theo yêu cầu của công ty lữ hành và thỏa thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của du khách.

Mức cần thiết của phẩm chất này có số điểm trung bình là 2,74đ, xếp thứ 1 trong nhóm phẩm chất thuộc xu hướng và xếp thứ 6 trong 15 PCTL ở HDVDL. Kết quả trưng cầu ý kiến có 285 ý kiến (chiếm 81,4%) trả lời rất cần và 65 ý kiến (chiếm 18,6%) trả lời cần, không có ý kiến nào trả lời ít cần (phụ lục 4, mục 4.4).


- Yêu quý nghề hướng dẫn du lịch:

Yêu quý nghề là nhưng thái độ, thể hiện sự rung cảm chủ quan đối với ngành nghề thúc đẩy con người vươn lên để hoạt động nghề nghiệp có kết quả [79]. Công việc mà HDV đảm nhiệm rất khó khăn, vất vả vì vậy chỉ có sức mạnh của tình yêu ngành, yêu nghề sẽ giúp họ hoàn thành tốt các công việc được giao. Yêu quý nghề hướng dẫn du lịch của HDVDL thể hiện ở thái độ thích đi lịch, thích khám phá những miền đất mới, an tâm với công việc, có ý thức học hỏi, thích gắn bó với nghề…

Mức độ cần thiết của phẩm chất này có số điểm trung bình là 2,64đ, xếp thứ 2 trong 3 PCTL về xu hướng, xếp thứ 10 trong 15 PCTL cơ bản của HDVDL. Trong số 350 người được hỏi về mức độ cần thiết phải có “Yêu quý nghề hướng dẫn viên” thì đã có 276 ý kiến (chiếm 78,8%) cho là rất cần; 74 ý kiến (chiếm 21,2%) cho là cần; không có ý kiến nào cho là ít cần (phụ lục 4, mục 4.4).

- Hứng thú làm việc với khách du lịch

Hứng thú làm việc với KDL của HDV nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động hướng dẫn. Hứng thú làm việc với KDL làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt tăng tính tự giác, tích cực trong hoạt động hướng dẫn. Đồng thời hứng thú làm việc giúp khách du lịch thay đổi tâm trạng tiêu cực sang trạng thái tích cực, từ mệt mỏi sang hào hứng, từ thờ ơ sang chăm chú.

Mức cần thiết của phẩm chất này có số điểm trung bình là 2,56đ, xếp vị trí thấp nhất trong nhóm 3 PCTL về xu hướng và xếp thứ 14 trong 15 PCTL ở HDVDL. Kết quả trưng cầu ý kiến có 221 ý kiến (chiếm 63,1%) trả lời rất cần và 129 ý kiến (chiếm 36,9%) trả lời cần, không có ý kiến nào trả lời ít cần (phụ lục 4, mục 4.4).

- So sánh sự khác biệt mức độ cần thiết của các PCTL về xu hướng xét theo giới tính, chúng tôi sử dụng Independent Samples Test (phụ lục 4, mục 4.5). Kết quả bảng số liệu cho thấy, chỉ có PCTL về “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụcó điểm trung bình và xếp hạng bởi người HDVDL nam ( X : 2,88) xếp bậc 1 và nữ ( X : 2,60) xếp bậc 2, so sánh (t=0,623, p= 0,001) có sự khác biệt có ý nghĩa. Cụ thể điểm trung bình mức độ cần thiết PCTL về “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” của người HDV nam lớn hơn một cách có ý nghĩa thống


kê so với nữ. Lí giải cho nguyên nhân sự khác biệt này chúng tôi phỏng vấn hướng dẫn viên N.M.Tr chia sẻ: Hướng dẫn viên là nữ giới không có nhiều thời gian để tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vì vướng bận việc gia đình, còn nam giới ít khi vướng bận những chuyện gia đình nên họ dễ dàng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- So sánh sự khác biệt mức độ cần thiết của các PCTL về xu hướng xét theo địa bàn, thâm niên công tác, trình độ đào tạo. Kết quả bảng số liệu cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ cần thiết các PCTL giữa người HDVDL xét theo địa bàn (t = 0,147 và p = 0,361), thâm niên công tác (t = 0,368 và p = 0,427) và trình độ đào tạo (t = 0,135 và p = 0,224) (phụ lục 4, mục 4.6).

Tóm lại, các khách thể đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về xu hướng ở mức cao. Nổi bật lên trong những phẩm chất đó là “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”. Mức độ PCTL về xu hướng chỉ có giới tính là có sự khác biệt có ý nghĩa, còn các biến số địa bàn, theo thâm niên công tác, theo trình độ đào tạo chưa có sự khác biệt trong đánh giá.

3.2.1.2. Mức độ thể hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về xu hướng ở hướng dẫn viên du lịch

Bảng 3.6. Đánh giá mức độ thể hiện của nhóm PCTL về xu hướng


Khách thể


Biểu hiện PCTL

CBQL

HDVDL

SVHDDL

KQ chung


ĐTB


ĐCL


ĐTB


ĐCL


ĐTB


ĐCL


ĐTB


ĐCL


TB

Mong muốn nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ


2,35


0,58


2,39


0,60


2,34


0,55


2,36


0,57


1

Hứng thú làm việc

với du khách


2,25


0,62


2,33


0,71


2,26


0,67


2,28


0,66

2

Yêu quý nghề hướng

dẫn du lịch


2,20


0,75


2,29


0,62


2,26


0,73


2,25


0,70

3


2,26

0,65

2,33

0,64

2,28

0,65

2,29

0,64


1X 3

1X 3

1X 3

1X 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 12


Kết quả bảng 3.6 cho ta thấy, đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện của nhóm PCTL thuộc xu hướng ở mức độ trung bình (2,29đ). Đánh giá của cán bộ quản lý mức thể hiện của nhóm PCTL thuộc xu hướng đạt 2,26đ; theo đánh giá của HDVDL là 2,33đ; đánh giá của SVHDDL là 2,28đ.

Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.5 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa các ý kiến đánh giá của CBQL, HDV, SVHDDL về mức độ thể hiện các PCTL thuộc xu hướng của HDVDL (phụ lục 4, mục 4.36).

Kết quả thu được các hệ số tương quan tương thuận nhưng lỏng lẻo. Điều đó có nghĩa các ý kiến đánh giá về mức độ thể hiện của các PCTL thuộc xu hướng ở HDVDL tuy có sự khác nhau về mức độ thể hiện nhưng ở từng PCTL thuộc xu hướng nhưng nhìn chung là tương đối thống nhất.

- Mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đây là phẩm chất được thể hiện rõ nhất trong nhóm PCTL thuộc xu hướng với điểm trung bình là 2,36đ, xếp thứ 7 trong 15 PCTL hiện có ở HVDL. Trong số 350 ý kiến đánh giá thì 268 ý kiến (chiếm 76,5%) cho là thể hiện , có 82 ý kiến (chiếm 23,5%) cho là thể hiện bình thường, không có ý kiến nào cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Có thể khẳng định, hầu hết HDVDL đã xác định được hướng phấn đấu cho nghề nghiệp của mình, họ đã hiểu được nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp đang đặt ra cho bản thân cho nên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ cấp thiết. Điều này cũng được khẳng định qua phỏng vấn các HDVDL tại các công ty lữ hành. Hướng dẫn viên Phạm Minh T (28 tuổi) cho biết: muốn duy trì, phát triển, thành công với nghề hướng dẫn du lịch thì mỗi HDV phải không ngừng tự giác, chủ động bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Đồng thời qua thời gian, yêu cầu của công ty lữ hành và du khách ngày càng cao nên không thay đổi tức là HDV tự đào thải loại mình ra khỏi công ty lữ hành.

- Hứng thú làm việc với du khách: Mức thể hiện của phẩm chất này đạt 2,28đ, xếp thứ 2 trong nhóm phẩm chất thuộc xu hướng xếp thứ 14 trong số 15 PCTL thể hiện của HDVDL. Trong 350 ý kiến đánh giá thì hiện có 119 ý kiến (chiếm 34%) cho là thể hiện , có 180 ý kiến (chiếm 51,4%) cho là thể hiện bình thường, có 61 ý kiến


(chiếm 17,4%) cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10). Như vậy, hiện nay đã có một số bộ phận HDVDL đã hình thành, duy trì cho mình thái độ làm việc tích cực đó là luôn hứng thú mỗi khi làm việc với khách du lịch. Hướng dẫn viên đều hiểu rằng khi mình có thái độ tích cực khi làm việc với khách thì bản thân khách cũng thấy dễ chịu, thoải mái và ấn tượng hơn.

Qua phỏng vấn khách du lịch có 17,4% ý kiến cho là HDVDL chưa tỏ ra hứng thú khi hướng dẫn cho khách du lịch. Chị Trần Hồng Tr (37 tuổi) chia sẻ: bản thân chị hướng dẫn chủ yếu tại một tour du lịch nhất định, đặc điểm du khách ít thay đổi, điểm tham quan vẫn thế cho nên hứng thú khi làm việc cứ giảm dần theo thời gian hướng dẫn du lịch. Còn du khách N.V.S cho biết: đi trên chuyến hành trình du lịch không cảm nhận được sự đam mê, nhập tâm của HVD mỗi khi nói đến các điểm du lịch, dường như họ chỉ chăm chăm nói cho trôi chảy, nói cho hết bài. Thậm chí mỗi khi du khách hỏi những băn khoăn thắc mắc chỉ được trả lời qua loa, đại khái kèm theo thái độ không mấy hào hứng. Có thể khẳng định, hiện nay vẫn còn một số HDVDL chưa thể hiện cho khách thấy sự hứng thú của mình mỗi khi họ thực hiện công việc hướng dẫn du lịch.

- Yêu quý nghề hướng dẫn du lịch

Đây là PCTL thuộc xu hướng thể hiện thấp nhất với điểm trung bình là 2,25đ, xếp thứ 14 trong 15 PCTL ở HDVDL. Trong 350 ý kiến đánh giá thì 81 ý kiến (chiếm 23,1%) cho là thể hiện , có 202 ý kiến (chiếm 57,7%) cho là thể hiện bình thường và còn 67 ý kiến (chiếm 19,1%) cho là thể hiện không rõ (phụ lục 4, mục 4.10).

Kết quả trưng cầu ý kiến vẫn còn 19,1% ý kiến cho là chưa yêu thích nghề hướng dẫn du lịch. Đây là số liệu đáng lo ngại trong hoạt động hướng dẫn cũng như các cán bộ quản lý du lịch cần quan tâm. Tìm hiểu nguyên nhân của việc HDV chưa yêu thích nghề, chúng tôi trao đổi với một số HDVDL và sinh viên HDDL được biết: “Do HDV phải căng mình ra, vận động liên tục, làm sao để có thể truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh một cách sống động linh hoạt, làm thế nào để vừa lòng tất cả mọi du khách, làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng… Những khi mệt mỏi, HDV không được nghỉ ngơi, thời gian càng về


cuối, hành khách càng mệt mỏi thì HDV lại càng phải làm việc cật lực hơn để khuấy động không khí. Đi bộ liên tục và nói cũng… liên tục cả ngày, tối về, HDV lại phải sắp xếp nơi ăn chốn ngủ cho cả đoàn, xong xuôi hết mới được đi ngả lưng, đôi lúc thấy nản và muốn chuyển nghề (HDV T.N.H). “HDV phải luôn chuẩn bị tư thế để đối phó với những bất trắc, từ chuyện xe hư, đường hỏng, thời tiết thay đổi làm sai lệch lộ trình, HDV phải tự mình ứng phó thật quyết đoán và nhạy bén, vất vả là vậy nhưng mức lương chưa tương xứng cho nên chuyển đổi nghề hoặc bỏ nghề khó tránh khỏi” (HDV L.H.G). Qua quan sát anh chị hướng dẫn đoàn khách đôi lúc có cảm giác họ chỉ làm theo trách nhiệm và thiếu đi sự tận tâm, nhiệt huyết, truyền lửa cho du khách (SV ĐH Công nghiệp Hà Nội). Thực tiễn quan sát hoạt động hướng dẫn của HDV chúng tôi cũng nhận thấy, một số HDV thiếu đi sự đam mê, bài thuyết minh mang tính giảng giải nhiều hơn là tạo ra những điều thú vị, đặc sắc, bất ngờ cho du khách.

* Đánh giá của các khách thể về mức độ thể hiện của nhóm PCTL thuộc về xu hướng xét theo các biến số

- So sánh sự khác biệt mức độ thể hiện của các PCTL thuộc xu hướng xét theo địa bàn, giới tính, thâm niên công tác, trình độ đào tạo. Chúng tôi sử dụng Independent Samples Test, kết quả cho thấy, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ thể hiện các PCTL thuộc xu hướng xét theo địa bàn (t =

-1,298; p = 0,851), giới tính (t = 0,942; p = 0,337), thâm niên công tác (t = 1,298; p

= 0,851), trình độ (t = 1,892; p = 0,653) (phụ lục 4, mục 4.11).

Tóm lại, bằng các phương pháp trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu, quan sát… đã cho thấy các PCTL thuộc về xu hướng được thể hiện ở mức trung bình (2,29đ). Nhiều tấm gương HDV điển hình với những phẩm chất thuộc xu hướng tiêu biểu có sức hấp, lôi cuốn khách du lịch. Mặt khác, tuy không nhiều song vẫn còn một tỉ lệ nhất định HDV có những hạn chế về mức độ thể hiện những PCTL thuộc xu hướng. Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình điểm mức độ thể hiện các PCTL thuộc xu hướng xét theo địa bàn, theo giới tính, theo thâm niên công tác, theo trình độ.


3.2.1.3. Mức độ hiệu quả của nhóm phẩm chất tâm lý về xu hướng ở hướng dẫn viên du lịch

Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL về xu hướng


Khách thể


Biểu hiện PCTL

CBQL

HDVDL

SVHDDL

KQ chung

ĐTB

ĐCL

ĐTB

ĐCL

ĐTB

ĐCL

ĐTB

ĐCL

TB

Mong muốn nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ


2,36


0,58


2,40


0,56


2,35


0,58


2,37


0,57


1

Hứng thú làm việc

với du khách

2,25

0,53

2,31

0,62

2,22

0,52

2,26

0,55

2

Yêu quý nghề HDV

2,22

0,51

2,27

0,56

2,23

0,68

2,24

0,61

3


2,27

0,54

2,32

0,58

2,26

0,59

2,29

0,57


1X 3

1X 3

1X 3

1X 3


Kết quả bảng 3.7 ta thấy, đánh giá của các khách thể về mức độ hiệu quả cao của nhóm PCTL thuộc xu hướng ở mức độ trung bình (2,29đ). Đánh giá của cán bộ quản lý mức hiệu quả của nhóm PCTL thuộc xu hướng đạt 2,27đ; theo đánh giá của HDVDL là 2,32đ; đánh giá của SVHDDL là 2,26đ. Cụ thể:

Phẩm chất tâm lý về “mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” có điểm trung bình về tính hiệu quả cao nhất trong nhóm 3 phẩm chất thuộc xu hướng (2,37đ), xếp thứ 7 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 215 ý kiến (chiếm 61,42%) cho là hiệu quả cao, có 135 ý kiến (chiếm 38,58%) cho là hiệu quả bình thường, không có ý kiến cho là ít hiệu quả (phụ lục 4, mục 4.17). Như vậy, phẩm chất này có điểm trung bình cao – nghĩa là trong hoạt động hướng dẫn việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đem lại hiệu quả cao. Những dòng tâm sự của HDVDL cũng cho thấy rõ điều này: “việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ trọng tâm của HDVDL vì nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động hướng dẫn của tôi” (HDV N.H.T công ty Du lịch Đất Việt). Trong nghiên cứu của Georges Taylor (1995), hiệu quả công việc hướng dẫn hàng năm của HDV nằm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. HDV không nâng cao trình độ


chuyên môn, nghiệp vụ là tự loại mình khỏi hoạt động hướng dẫn [97]. Kết quả khảo sát về nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch trong một nghiên cứu đã cho thấy, vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch quan tâm nhiều nhất, trong đó trình độ ngoại ngữ, giao tiếp luôn được trú trọng để hoạt động hướng dẫn tiến hành thuận lợi, hiệu quả hơn (dẫn theo H. Speer & E.C. Fine [94]).

Phẩm chất tâm lý về “hứng thú làm việc với du khách” có mức độ hiệu quả là trung bình (2,26đ), xếp thứ 2 trong nhóm phẩm chất thuộc xu hướng, xếp thứ 14 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 206 ý kiến (chiếm 58,85%) cho là hiệu quả cao, có 113 ý kiến (chiếm 32,28%) cho là hiệu quả bình thường, 31 ý kiến (chiếm 8,85%) cho là ít hiệu quả (phụ lục 4, mục 4.17). Như vậy, vẫn còn bộ phận không nhỏ HDV khi tham gia hoạt động hướng dẫn chưa hứng thú khi làm việc với khách du lịch. Điều này sẽ gây hạn chế không nhỏ đến sự hài lòng của du khách nói riêng và chất lượng hoạt động hướng dẫn nói chung. Để hoạt động HDDL hiệu quả hơn các CBQL cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, điều chỉnh thái độ làm việc của HDV với khách du lịch.

Phẩm chất tâm lý về “Yêu quý nghề hướng dẫn viên” có mức độ hiệu quả thấp nhất trong nhóm 3 PCTL ở HDVDL với 2,24đ (trung bình), xếp thứ 15 trong 15 PCTL ở HDVDL. Có 198 ý kiến (chiếm 56,57%) cho là hiệu quả cao, có 109 ý kiến (chiếm 31,14%) cho là hiệu quả bình thường, 35 ý kiến (chiếm 10%) cho là ít hiệu quả (phụ lục 4, mục 4.17). Kết quả nghiên cứu khảo sát về hoạt động đội ngũ HDV cũng cho thấy, sự thiếu yêu nghề sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động hướng dẫn vì HDV khi gặp khó khăn dễ chán nản, bỏ nghề hoặc đi làm với suy nghĩ tiêu cực (dẫn theo Y. Reisinger & C. Steiner) [94].

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, ít có sự chênh lệch trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL thuộc xu hướng. Căn cứ vào số liệu bảng 3.7 dùng công thức Spearman để tính hệ số tương quan giữa các ý kiến đánh giá của CBQL, HDV, SVHDDL về mức độ hiệu quả các PCTL thuộc xu hướng ở HDVDL (phụ lục 4, mục 4.37). Kết quả thu được các hệ số tương quan tương đối chặt giữa mức hiện có của các PCTL thuộc xu hướng ở HDVDL. Điều này có nghĩa các ý kiến

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí