Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai.



Biến quan sát


Nội dung

Giá trị trung bình

CSHT4

Tây Ninh có hệ thống ngân hàng hiện đại.

3.62


CSHT5

Tây Ninh có dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe đảm bảo.


3.60

CSHT

Trung bình của yếu tố cơ sở hạ tầng

3.55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh - 9

Nhìn vào bảng 5.7 ta thấy hai biến quan sát mà du khách đánh giá thấp nhất là CSHT1 - Tây Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi và CSHT2 - Tây Ninh có hệ thống khách sạn, nhà hàng chất lượng, mức độ đánh giá với hai biến còn lại gần bằng nhau. Như vậy có thể thấy các dịch vụ bổ trợ tại các điểm du lịch chưa được đầu tư hợp lý. Để nâng cao sự hài lòng của du khách cần quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là các dịch vụ bổ trợ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.

Những giải pháp cụ thể:


Xây dựng, nâng cấp hệ thống dịch vụ bổ sung như viễn thông, y tế, ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Đầu tư nâng cấp đường giao thông, nâng cấp các phương tiện giao thông vận chuyển. Các dịch vụ ăn uống, đi lại, vệ sinh môi trường cần được đảm bảo.

Nâng cấp các cơ sở vật chất mới hiện đại, đa dạng hóa các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có theo hướng hiện đại, văn minh.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai.


Nghiên cứu đã có những đóng góp trong việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách, tuy nhiên nghiên cứu vẫn con một số hạn chế như:

Thứ nhất về mặt đối tượng khảo sát. Vì là chọn mẫu thuận tiện nên tác giả chỉ khảo sát các đối tượng là du khách trong nước, đây cũng là hạn chế của nghiên cứu vì hiện nay số lượng du khách nước ngoài đến Tây Ninh ngày một gia tăng vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo là hướng tới nhóm du khách nước ngoài.


Thứ hai vì là cho do các điều kiện khách quan lẫn chủ quan về thời gian và kinh phí nên tác giả chỉ mới đi khảo sát tại địa điểm du lịch của núi Bà Đen nên tính đại diện còn thấp, các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu tại các điểm du lịch của Tây Ninh.

Cuối cùng là kết quả hồi quy của mô hình cho thấy mô hình có hệ số hiệu chỉnh R2 là 5.25 chứng tỏ mô hình chỉ mới giải thích được 52.3% vấn đề cần nghiên cứu. Do vậy đây cũng là vấn đề có thể tiến hành nghiên cứu sau này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu Tiếng việt


1. Báo Tây Ninh, 2017. Du lịch Tây Ninh, khai thác tìm năng và phát huy lợi thế. http://baotayninh.vn/khai-thac-tim-nang-phat-huy-loi-the-a89418.html/. [ngày truy cập: 22 tháng 9 năm 2018].

2. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, 2018. Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh

năm 2017. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.


3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 1. Tp. HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 2. Tp. HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

5. Lê Thị Ngọc Dung, 2017. Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn Kiên Giang là điểm đến của khách du lịch. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

6. Luật số 09/2117/QH14 của Quốc Hội, 2017, Luật Du lịch. Ngày 19/6/2017.

7. Nghị quyết số 29/2013/NQ-HĐND của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng 2030. Ngày 29/8/2013.

8. Nguyễn Chí Anh, 2013. Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 1 (2013) 11-22.

9. Nguyễn Thị Bé Trúc, 2014. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

10. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006. Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.


11. Phạm Trung Dũng, 2015. Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

12. Quyết định số 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 2011. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 30/12/2011.

13. Trần Thị Phương Lan, 2010. Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

Danh mục tài liệu Tiếng anh


1. Bindu Narayan, Chandrasekharan Rajendran, L. Prakash Sai,2008. Scales to measure and benchmark service quality in tourism industry: A second-order factor approach, Benchmaking: An International Journal, Vol. 15 Iss: 4, pp.469- 493.

2. Gronroos, C. A., 1984. Service quality model and its marketing inplications, European, Journal of marketing. Vol 18(4): 36-44.

3. Poon, W. and Low, K. L., 2005. Are travelers satisfied with malaysian hotel? International Journal of Contemporary Hospitality Management, 17 (3): pp. 217-227.


PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI VÀ DANH SÁCH THAM GIA CUỘC THẢO LUẬN


Kính chào anh/chị, tôi tên là Lê Thị Hồng Gấm, học viên cao học chuyên ngành Thống kê kinh tế trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại tôi đang thực hiện đề tài “Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh”. Rất cảm ơn anh/chị đã dành chút thời gian cho buổi thảo luận này. Ý kiến của anh/chị là những ý kiến góp phần rất quan trọng cho đề tài nghiên cứu của tôi, mọi ý kiến góp ý của anh/chị hoàn toàn được bảo mật và chỉ để phục vụ cho nghiên cứu.

Tôi xin giới thiệu các thành viên của nhóm thảo luận gồm 5 hướng dẫn viên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch VinaBig và Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Tây Ninh; 5 khách du lịch đã từng tham gia du lịch tại Tây Ninh, 3 chuyên gia về du lịch hiện đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh như sau:


Số thứ tự

Họ và tên

Vị trí công tác

1

Nguyễn Hoàng Anh

Hướng dẫn viên du lịch

2

Phan Đỗ Quyên

Hướng dẫn viên du lịch

3

Trần Lê Anh Thư

Hướng dẫn viên du lịch

4

Nguyễn Quốc Tuấn

Hướng dẫn viên du lịch

5

Lê Thị Thúy Ngân

Hướng dẫn viên du lịch

6

Đinh Xuân Sang

Khách du lịch

7

Nguyễn Văn Minh

Khách du lịch

8

Nguyễn Văn Thanh

Khách du lịch


Số thứ tự

Họ và tên

Vị trí công tác

9

Trần Hồng Mỹ Tiên

Khách du lịch

10

Lê Văn Thành

Khách du lịch


11


Lê Quang Chánh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh


12


Phạm Thị Sương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh


13


Nguyễn Thái Bình Dương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh

Tiếp theo tôi xin trình bày về chủ đề của cuộc thảo luận là “Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh” Tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan về du lịch, dịch vụ và sự hài lòng của du khách và các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả đi trước, tác giả đưa ra gợi ý một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch Tây Ninh gồm 6 nhân tố: Tài nguyên du lịch, đánh giá về giá cả, an ninh và môi trường, cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ du lịch và tính thân thiện. Sau đây tôi xin trình bày từng nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách và rất mong những đóng góp ý kiến của các anh/chị.

Nhân tố tài nguyên du lịch


Các thang đo cho nhân tố tài nguyên du lịch như sau: Tây Ninh có Phong cảnh thiên nhiên đẹp, độc đáo

Tây Ninh có nhiều điểm đến tham quan


Các điểm đến tham quan có không gian thoáng mát, lịch sự


Tây Ninh có nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn ngon, đặc trưng của địa


phương


Tây Ninh Có nhiều đặc sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương


13/13 người đồng ý cho nhân tố tài nguyên du lịch có tác động đến sự hài lòng của du khách.

Chị Quyên đề nghị thang đo Tây Ninh có phong cảnh thiên nhiên đẹp, độc đáo và Tây Ninh có nhiều điểm đến tham quan là gần giống nhau, nên gộp hai thang đo này thành một là phong cảnh thiên nhiên đẹp và có nhiều điểm đến tham quan. Kết quả 10/13 người đồng ý.

Chị Ngân nêu lên quan điểm Tây Ninh là một tỉnh mà các điểm đến du lịch là về tâm linh, tín ngưỡng nên yếu tố không gian thoáng mát là không quan trọng và đề nghị thang đo các điểm đến tham quan có không gian thoáng mát, lịch sự nên được thay thế bằng thang đo Tây Ninh có các di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn. kết quả 8/13 người đồng ý.

13/13 người đồng ý hai thang đo Tây Ninh có nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn ngon, đặc trưng của địa phương và Tây Ninh có nhiều đặc sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Nhân tố đánh giá về giá cả


Các thang đo cho nhân tố đánh giá về giá cả như sau: Giá tour du lịch, giá vé tại các điểm du lịch hợp lý

Giá cả hàng hóa và dịch vụ phù hợp Giá cả các dịch vụ di chuyển là hợp lý

13/13 người đồng ý cho nhân tố đánh giá về giá cả và ba thang đo của nhân tố này có tác động đến sự hài lòng của du khách.

Nhân tố an ninh và môi trường


Các thang đo cho nhân tố an ninh và môi trường như sau:


Anh/chị có cho rằng điều kiện an ninh trong chuyến du lịch được đảm bảo.


Anh/chị có cho rằng các phương tiện giao thông vận chuyển trong chuyến du lịch được đảm bảo an toàn.

Anh/chị có cho rằng có các biển báo nguy hiểm và thiết bị bảo đảm an toàn tại điểm du lịch.

Tây Ninh có môi trường ít bị ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn. Điều kiện vệ sinh môi trường tại các điểm đến được đảm bảo.

13/13 người đồng ý cho nhân tố an ninh và môi trường và năm thang đo của nhân tố này có tác động đến sự hài lòng của du khách.

Nhân tố cơ sở hạ tầng


Các thang đo cho nhân tố cơ sở hạ tầng như sau: Tây Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi

Tây Ninh có hệ thống khách sạn, nhà hàng chất lượng Tây Ninh có dịch vụ thông tin và truyền thông phát triển Tây Ninh có hệ thống ngân hàng hiện đại

13/13 người đồng ý cho nhân tố cơ sở hạ tầng và năm thang đo của nhân tố này có tác động đến sự hài lòng của du khách.

Nhân tố nhân viên phục vụ du lịch


Các thang đo cho nhân tố nhân viên phục vụ du lịch như sau: Nhân viên luôn quan tâm, phục vụ du khách nhiệt tình

Nhân viên luôn vui vẻ, thân thiện, lịch sự


Nhân viên đủ trình độ chuyên môn, am hiểu về các điểm du lịch và các di tích lịch sử văn hóa.

Nhân viên luôn giải đáp thỏa đáng các thắc mắc của khách hàng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí