Giải Pháp 1: Phát Triển Các Sản Phẩm, Dịch Vụ Thu Hút Khách Tham Quan, Tìm Hiểu, Khám Phá Cảnh Quan Thiên Nhiên Và Di Tích Lịch Sử Côn Đảo


với cơ quan truyền thông tăng cường công tác quảng bá nước ngoài trên các kênh chính thống; kết nối giữa vùng, các địa phương, trung gian liên kết giữa các công ty lữ hành trong nước và quốc tế khảo sát giới thiệu điểm đến Côn Đảo có tour giá cả ổn định thu hút khách du lịch.

3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

Dự báo nguồn lao động phổ thông và nghiệp vụ bậc cao:

Tổng số dân độ tuổi lao động tính trong năm 2015 là 4.317 người trong độ tuổi lao động (trong đó trên Đại học: 19 người, Đại học: 535 người, Cao đẳng 482 người, Trung cấp: 632 người, sơ cấp 771 người). Hiện nay, Côn Đảo có 41 doanh nghiệp với 892 lao động, ngành nghề hoạt động chủ yếu là: du lịch, xây dựng và kinh doanh hải sản (trong đó có 26 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với 729 lao động). Dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn 2016-2020 khoản 1.000 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực (quản lý, spa, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, thu ngân, nhân viên lái xe,…).

Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường trong doanh nghiệp du lịch; đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động;

- Phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh tại khu dân cư có điểm du lịch cùng tham gia quản lý, khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc trong ngành du lịch một cách đồng bộ từ cán bộ quản lý đến nhân viên trực tiếp về chuyên môn thông qua đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa; về chiến lược, nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành du lịch trong xu hướng vươn ra biển, hội nhập khu vực và quốc tế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường đào tạo theo dự báo nhu cầu mới; thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tự chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết.

3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch:

Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 9

- Tiếp tục cải cách hành chính theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý tương ứng với chức năng, nhiệm vụ; củng cố, nâng cao vai trò, hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch để xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án phối hợp giữa các ban ngành, nhằm định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trọng điểm.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các chiến lược, chính sách quy hoạch, kế hoạch của tỉnh để phát triển du lịch trên địa bàn huyện, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của huyện về quản lý, phát triển du lịch.

- Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong việc xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu. Ưu tiên tập trung cho các chương trình như: đầu tư hạ tầng du lịch; chương trình phát triển nguồn nhân lực; đề án phát triển du lịch biển; du lịch cộng đồng; chương trình ứng phó với thiên tai, khí hậu; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch;…

- Đẩy mạnh đảm bảo công tác bình ổn giá, đặc biệt trong các dịp Lễ, tết: (tránh hiện tượng chặt chém, tạo hình ảnh thân thiện, an toàn); thanh tra, kiểm tra các loại hình kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch phát triển đúng pháp luật; xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm; phát huy vai trò và thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ngành chức năng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.


3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

3.3.1 Giải pháp 1: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo

3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp

Qua thống kê về lượng khách du lịch đến Côn Đảo trong những năm qua cho thấy số lượng hành khách không ngường tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên qua khảo sát và đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Côn Đảo thì ngành du lịch Côn Đảo vẫn chưa thỏa mãn được sự hài lòng của du khách do các sản phẩm, dịch vụ chưa làm thỏa mãn kỳ vọng của du khách đối với Côn Đảo.

Hiện nay Côn Đảo có nhiều điều kiện để xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút du khách như các sản phẩm du lịch phục vụ tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo.

3.2.1.2 Phương án thực hiện

Cần thiết phải xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch, kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, khác biệt đảm bảo các sản phẩm du lịch mang tính độc đáo hấp dẫn và đặc trưng. Tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị đặc trưng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên nơi đây; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch chính như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; thăm quan đảo; trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh; quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái Côn Đảo phù hợp với phát triển du lịch bền vững ở Côn Đảo và các hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm liên quan đến các di tích lịch sử để phát triển du lịch như xây dựng phim, clip để lồng ghép quảng bá hình ảnh du lịch Côn Đảo.

Thu hút các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao như các loại hình vui chơi giải trí phức hợp, dịch vụ mua sắm cao cấp. Thu hút các dự án nghỉ dưỡng với các loại hình condotel (bất động sản du lịch).


Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Côn Đảo, đưa các chương trình quảng bá tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút du khách đến với Côn Đảo.

3.2.1.3 Hiệu quả mang lại

Với giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo sẽ mang lại sự phát triển của các sản phẩm phục vụ cho du lịch Côn Đảo tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm du lịch, thu hút được du khách đến với Côn Đảo và đặc biệt mang lại sức mạnh cho thương hiệu du lich địa phương, tăng sức cạnh tranh của thương hiệu và góp phần nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ và xây dựng thương hiệu du lịch Côn Đảo.

3.2.2 Giải pháp 2: Thổi hồn cho các sản phẩm du lịch địa phương

3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp

Những điểm đến du lịch Côn Đảo thường gắn với những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh bên cạnh đó có những câu truyện, truyền kỳ, các sự tích gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Côn Đảo. Việc thổi hồn vào sản phẩm du lịch tại địa phương có thể thực hiện thông qua các câu truyện, các bài học lich sử sẽ tạo cho du khách những ấn tượng sâu sắc về các điểm du lịch của địa phương. Qua đó du khách sẽ hiểu được thêm những thông tin, ý nghĩa mà địa phương muốn truyền tải cho du khách, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm lý thú trong thời gian ở tại địa phương.

3.2.2.2 Phương án thực hiện

Việc thổi hồn cho sản phẩm du lịch có thể thông qua đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh hướng dẫn cho du khách trong quá trình tham quan, du lịch tại địa phương; thông qua những thước phim hoặc các thuyết minh tự động tại các điểm đến, các di tích.

Ngoài ra, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, các sản phẩm du lịch cần được xây dựng và thiết kế đưa lên các trang web, các trang mạng xã hội để tiếp cận với du khách một cách có hiệu quả hơn.


3.2.2.3 Hiệu quả mang lại

Việc thổi hồn cho sản phẩm du lịch cũng làm tăng giá trị cho sản phẩm du lịch và qua đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền cũng như quảng bá về thương hiệu địa phương

3.2.3 Giải pháp 3: Đề cao hoạt động truyền thông quản bá thương hiệu

3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp

1. Tạo sự nhận biết

Sản phẩm mới hay doanh nghiệp mới thường chưa được mọi người biết đến, điều này có nghĩa là mọi nổ lực tiếp thị cần tập trung vào việc tạo lập được sự nhận biết. Trong trường hợp này người làm tiếp thị nên tập trung vào các điểm sau: (1) xác định đúng được đối tượng muốn truyền thông và chọn kênh truyền thông hiệu quả đến họ; (2) Truyền thông cho thị trường biết doanh nghiệp là ai và có thể cung ứng những gì cho thị trường.

2. Tạo sự quan tâm

Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ một người biết đến sản phẩm đến khi quyết định mua hàng là một thử thách khá lớn. Khách hàng trước tiên phải nhận biết được nhu cầu của mình trước khi tìm kiếm và đưa ra quyết định mua hàng. Việc tạo được thông điệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng truyền thông sáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này.

3. Cung cấp thông tin

Một số hoạt động truyền thông quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm. Đối với trường hợp sản phẩm quá mới hay một chủng loại sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường, việc quảng bá sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hay công dụng sản phẩm. Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm. Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và


sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiên về việc chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp của bạn.

4. Tạo nhu cầu sản phẩm

Hoạt động truyền thông quảng bá hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Đối với các sản phẩm mà khách hàng chưa từng mua hay đã không mua sau một thời gian dài, mục tiêu của truyền thông quảng bá là làm sao thúc đẩy khách hàng hãy sử dụng thử sản phẩm. Một số ví dụ như trong lĩnh vực phần mềm thì các công ty thường cho phép người dùng download và sử dụng miễn phí sản phẩm trong vòng 2 tuần, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì khách hàng phải mua sản phẩm. Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng thì thường có các sự kiện sử dụng thử sản phẩm hoặc có những sản phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm vào các quảng cáo báo…

5. Củng cố thương hiệu

Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể dùng các hoạt động truyền thông quảng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đối họ thành khách hàng trung thành. Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng và gửi thông tin cập nhật của sản phẩm hay phát hành thẻ ưu đãi để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trong tương lai.

3.2.3.2 Phương án thực hiện

Banner, Poster, Flyer, phướn dọc

Đây là một trong những công cụ cơ bản và tiêu biểu nhất cho bất cứ chương trìnhh, event nào. Hình ảnh thông tin được thể hiện trên banner, poster flyer là hình ảnh cơ bản và thể hiện rõ nhất để đưa đến công chúng. Tùy tính chất chương trình đối tượng mà khu vực địa điểm để treo, dán phát banner poster và flyer sẽ khác nhau.

Việc phát flyer thường thực hiện ở nơi mà khách hàng mục tiêu thường xuyên lui tới. Để đo lường hiệu quả, cần cố gắng ước đoán lưu lượng người ở địa điểm


càng chính xác càng tốt và quản lý chặt chẽ cách thức làm việc của nhân viên phát tờ rơi.

Phương tiện công nghệ số

Đối với những sự kiện mà người tham dự mục tiêu thường dành nhiều thời gian lang thang trên mạng Internet thì chú trọng công tác truyền thông trên Internet, tiêu biểu như website, facebook, zalo …

3.2.3.3 Hiệu quả mang lại

Sau khi thực hiện chương trình truyền thông khiến người xem nhớ đến và có ấn tượng sâu sắc hơn về chương trình, về thông điệp cũng như thương hiệu của nhà tài trợ đối với người xem, người tham dự và những người quan tâm.


Tóm tắt chương 3

Tác giả đưa ra các định hướng, giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương và các giải pháp phát triển thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Việc xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ góp phần xây dựng và phát triển du lịch Côn Đảo cũng như phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu về các yếu tố về 5 thành phần trụ cột tạo nên thương hiệu du lịch địa phương, đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo muốn thành công đòi hỏi sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiệp (nhất là những người làm trong lĩnh vực du lịch và du khách.

Đối với chính quyền địa phương cần tiến hành xây dựng và triển khai các giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường khách du lịch; tuyên truyền du lịch trong các tầng lớp nhân dân; thường xuyên rà soát bổ sung điều chỉnh triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đảm bảo phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của đia phương; tạo môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp; đảm bảo an ninh an toàn cho các hoạt động du lịch; tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch, dịch vụ; định hướng các doanh nghiệp du lịch chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại cơ sở nhằm tạo những sản phẩm đa dạng có sức hấp dẫn cao thu hút khách du lịch.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch cần nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong hoạt động du lịch bên cạnh đó cần chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ; tạo được những sản phẩm đa dạng có sức hấp dẫn cao thu hút khách du lịch; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và nhân viên đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Đối với cộng đồng dân cư và người dân sinh sống trên địa bàn cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí