Kinh Nghiệm Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Trên Thế Giới


động tới tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần khơi gợi được nhu cầu của khách hàng, tìm điểm tương đồng giữa thương hiệu với nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng.

+ Cung cấp thông tin: Một số hoạt động truyền thông, quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm. Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiêng về chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Củng cố thương hiệu: Củng cố thương hiệu được hiểu là xây dựng thương hiệu ngày càng vững chắc, sâu đậm. Đó là việc chuyển mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu lên một tầm mới – Sự trung thành. Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nó sẽ được triển khai khi mà mối quan hệ thương hiệu và khách hàng đã từng diễn ra.

Ngoài ra, cần xác định cụ thể các mục tiêu có thể đo lường được như số lượng khách hàng tiếp cận được là bao nhiêu, trong đó có bao nhiêu khách hàng mới, bao nhiêu khách hàng cũ,.... để thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá sau mỗi chiến dịch.

1.2.4.3. Xác định kênh tiếp thị

Tùy vào từng đối tượng mà đưa ra các kênh tiếp thị khác nhau với phương châm: khách hàng mục tiêu ở đâu thì tiếp thị ở đó. Các kênh tiếp thị gồm:


- Kênh online:

Trước khi sử dụng các kênh online để quảng bá thương hiệu, ta cần hiểu khái niệm marketing online là gì? Marketing online hay còn gọi là hình thức tiếp thị trực tuyến. Tức bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mạng máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách quảng bá thông qua các phương tiện internet, đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Từ đó chúng ta có thể thấy vai trò của online marketing là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Với đặc điểm của sản phẩm du lịch là: phần lớn sản phẩm tồn tại dưới dạng vô hình, khách hàng không thể dùng thử sản phẩm trước khi sử dụng, sản phẩm ở xa khách hàng,... chính vì thế kênh online được xem là kênh chủ đạo trong việc đưa các thông tin, hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ tới gần hơn với du khách, góp phần tăng hiệu quả quảng bá thương hiệu du lịch. Một số kênh online cụ thể như: Website, facebook, zalo, instagram, youtube,...

- Kênh offline: Sử dụng tờ rơi, catalog; Treo baner, poster lớn tại các trục đường lớn, nhà cao tầng; Radio; Quảng cáo trên truyền hình; Tạp chí; Báo chí; Điện thoại,...

1.2.4.4. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Thiết kế nhận diện thương hiệu là cách tốt nhất để truyền thông đến với khách hàng, mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó, là một công cụ để quảng bá thương hiệu hữu hiệu, là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu trên con dường xây dựng để trở thành một thương hiệu mạnh. Sau đây


là những lý do vì sao cần thiết kế nhận diện thương hiệu và lợi ích mang lại một cách trực quan nhất.

- Giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm và dịch vụ:

Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp dễ nhận biết và nhắc nhớ trong tâm trí của khách hàng. Trước một gian hàng với hàng trăm mặt hàng, đa dạng về chủng loại, màu sắc; sản phẩm nào có thiết kế đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý đầu tiên của khách hàng. Thông thường, hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng những cảm nhận về mặt lý tính như: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…và cảm tính như: sự chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp… tạo cho khách hàng một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

- Nâng tầm giá trị thương hiệu:

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị thương hiệu ngày càng dược nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó làm cho giá trị thương hiệu phát triễn một cách bền vững. Thương hiệu là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Thương hiệu có thành công hay không, nó phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố và tạo dựng những giá trị.

- Trở thành niềm tự hào cho nhân viên:

Doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn hẳn nếu sở hữu cho riêng mình hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất. Điều này tác động rất lớn đến niềm tin của nhân viên về một công ty có quy mô, có đẳng cấp. Sẽ thật tự hào khi được làm việc trong một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nhân viên sẽ có tinh thần làm việc hơn và cũng cảm thấy say mê hứng khởi hơn.


- Tạo lợi thế cạnh tranh:

Nếu doanh nghiệp thiết kế nhận diện thương hiệu tạo được thế mạnh, sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục các đối tác cũng như khác hàng. Trong một thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt và nổi bật? Việc sở hữu bộ nhận diện thương hiệu chính là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phủ sóng rộng rãi hơn trên thương trường.

- Tạo thuận lợi cho nhân viên bán hàng:

Nếu doanh nghiệp có một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt thì vận dụng làm phương tiện truyền thông sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Việc này sẽ giúp cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng hơn. Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà doanh nghiệp mang đến cho họ. Nhân viên bán hàng cũng sẽ dễ dàng hơn trong công việc khi không phải mất quá nhiều thời gian để giới thiệu về công ty và các sản phẩm - dịch vụ của công ty. Người bán hàng giảm đi gánh nặng khi ngày ngày phải trả lời những thắc mắc của khách hàng rằng “Công ty bạn làm về lĩnh vực gì"; “Sản phẩm chủ đạo của công ty là gì"? “Bên bạn đã có những dự án thành công nào rồi"?... Profile, catalogue, brochure...là những công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất.

1.2.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện

Hoạt động quản lý và kiểm soát việc thực hiện chiến lược có ý nghĩa vô cũng quan trọng. Nhà quản lý du lịch địa phương là những người tổ chức thực hiện chức năng quản trị chiến lược. Tiến hành đo lường và theo dõi những chỉ tiêu về du lịch qua những thời gian khác nhau. Dữ liệu thu thập được sẽ được


phân tích và đánh giá tỉ mỉ, trên cơ sở đó so sánh với những gì đã đặt ra trong mục tiêu.

1.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch trên thế giới

1.3.1. Thái Lan

Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện hàng loạt các chiến dịch xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia... và một trong những chiến dịch này tập trung riêng nền quảng bá nền ẩm thực Thái Lan mang tên Thailand - Kitchen to the World (Thái Lan - bếp ăn của thế giới) được thực hiện từ năm 2005 - 2010. Mục tiêu chính của Chiến dịch này nhằm khuếch trương ẩm thực Thái, được thực hiện trên qui mô toàn cầu và cả trong nước (xem hình 1.2).


Hình 1 2 Một số món ăn của Thái Lan 1 3 2 Singapore Du lịch là một trong những 1

Hình 1. 2: Một số món ăn của Thái Lan


1.3.2. Singapore

Du lịch là một trong những ngành quan trọng của kinh tế Singapore. Du lịch Singapore phát triển nhờ vào yếu tố đa dạng văn hóa do Singapore là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ và người Ả Rập. Ngành du lịch quốc gia này cũng phát triển dựa vào môi trường xanh và sạch. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment) (xem hình 1.3).


Hình 1 3 Marina Bay – Điểm du lịch hấp dẫn tại Singapore CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN 2

Hình 1. 3: Marina Bay – Điểm du lịch hấp dẫn tại Singapore


CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

2.1. Vị trí địa lý

Thành phố Vũng Tàu tiền thân là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 95 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông Nam Bộ ra biển. Phía Đông giáp huyện Long Điền; Phía Tây giáp vịnh Gành Rái; Phía Nam, Đông Nam và Tây Nam giáp Biển Đông; Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ (xem hình 2.1).



Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nếu nhìn theo chiều Bắc 3

Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km.


Với vị trí địa lý này thành phố Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, đặc biển là du lịch biển. Thành phố Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới, thu hút nhiều khách du lịch đường bộ, khách đi tàu đường thủy,... Vị trí địa lý còn mang lại cho thành phố Vũng Tàu khí hậu ôn hòa nhờ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với ảnh hưởng của biển, ngoài ra thành phố còn nằm trong vùng ít gió bão, không có mùa đông; thuận lợi cho việc phát triển du lịch quanh năm, các tài nguyên không bị tàn phá bởi thiên tai, giúp cho cảnh vật thiên nhiên ở đây luôn tươi tốt, góp phần xây dựng một Vũng Tàu xanh – sạch - đẹp.

2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Địa hình

Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.

2.2.1.2. Khí hậu

Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa do chịu ảnh hưởng của biển nên phân thành hai màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023