Một Số Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Địa Phương Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


2.4.3 Điểm cơ hội

Quyết định số 870/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030" đã phê duyệt kèm theo danh mục các dự án đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo làm tiền đề cho việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ kèm theo phục vụ phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo. Bên cạnh đó, sự quan tâm của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như các sở, ngành trong tỉnh cũng xem việc phát triển du lịch Côn Đảo là một trong những vấn đề trọng tâm để xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, hạ tàng môi trường cho khu du lịch ; lồng ghép đầu tư phát triển du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác; xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

2.4.4 Điểm thách thức

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của Côn Đảo là chuyện đi lại.

Đến Côn Đảo chỉ có đường hàng không và đường thủy.

Về đường không, tất cả các chuyến bay ra Côn Đảo đều bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), mỗi ngày có 6 chuyến bay nhưng máy bay nhỏ, chỉ đủ 60 khách/chuyến, vì thế việc mua vé rất khó khăn, giá vé cao (bình quân 1,7 triệu đồng/lượt).

Về đường thủy, hiện nay có các tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, Sóc Trăng – Côn Đảo, trong thời gian tới sẽ mở thêm các tuyến như TP Hồ Chí Minh – Côn Đảo, Cần Thơ – Côn Đảo, tuy nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết (đặc biệt là mùa gió chướng từ tháng 10 đến tháng 2) nên hành trình đi Côn Đảo thường bị gián đoạn.

Điện, nước cũng là nỗi lo của huyện Côn Đảo. Vào mùa khô, Côn Đảo luôn ở trong tình cảnh thiếu nước ngọt. Nếu lượng khách tăng lên trong những năm tới, thì nguy cơ thiếu nước sẽ trầm trọng. Về việc cấp điện, nguồn điện chủ yếu của Côn Đảo là từ hệ thống máy phát điện diesel với tổng công suất thiết kế 7.190kW, công suất khả dụng 4.540kW. Ngoài ra, còn có nguồn điện năng lượng mặt trời, thuộc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

cụm nhà máy An Hội, công suất lắp đặt 36kW. Do hạn chế về nguồn cung cấp, những năm qua, lượng điện ở Côn Đảo không đủ cho sinh hoạt và sản xuất.

Côn Đảo còn thiếu lao động du lịch, toàn huyện đảo có 39 khách sạn nhà nghỉ nhưng chỉ có 600 lao động. Với lượng khách lên đến khoảng 110 ngàn lượt khách như hiện nay, số lao động ít ỏi đó chưa đủ đáp ứng nhu cầu, khiến các DN du lịch hoạt động khó khăn. Nếu theo đúng quy hoạch, tới năm 2020, Côn Đảo dự kiến đón hơn 180 ngàn lượt khách sẽ cần tới khoảng 5.200 lao động, gấp 9 lần hiện tại. Đó sẽ là khoảng trống rất khó lấp đầy.

Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 8

Một vấn đề nữa là khoảng 90% lao động tại các cơ sở du lịch đến từ các tỉnh, thành khác. Do sống xa cách đất liền, lại gặp những hạn chế về điều kiện sinh hoạt nên không phải ai cũng gắn bó lâu dài với công việc, kể cả khi DN có nhiều chế độ đãi ngộ. Chẳng hạn, tại khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo, chưa tới 10% lao động đang làm việc tại đây là người dân địa phương.


Tóm tắt chương 2

Chương 2 tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo thông qua các số liệu thống kê trong 05 năm gần đây. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Côn Đảo. Áp dụng mô hình SWOT đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


3.1 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

3.1.1 Những yếu tố khẳng định vị thế, chất lượng và hiệu quả kinh tế và đem lại thương hiệu riêng cho du lịch Côn Đảo

Du lịch Côn Đảo được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển du lịch chất lượng cao của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả của thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và đặc biệt là của ngành du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo trong những năm gần đây cho thấy tiềm năng và cơ sở để khẳng định thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo.

Những yếu tố khẳng định vị thế, chất lượng và hiệu quả kinh tế và đem lại thương hiệu riêng cho du lịch Côn Đảo:

- Về cảnh quan thiên nhiên: Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo, vườn Quốc gia Côn Đảo, Khu Ramsar Côn Đảo.

- Về khách sạn, nhà hàng: Các khách sạn, nhà hàng từ bình dân cho tới đạt tiêu chuẩn 5* với hơn 1.000 buồng khách sạn đáp ứng được nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách

- Về giao thông kết nối: Kết nối với đất liền bằng tàu thủy, máy bay, ra các đảo nhỏ bằng ca nô, tàu cao tốc.

- Các điểm du lịch hấp dẫn: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo, các điểm du lịch như Bãi Vông, Đầm Trầu, Đầm Tre, Bãi Dương, Hòn Cau, Hòn Tài, Hòn Bảy Cạnh, Ông Câu, Ông Đụng, Bãi Dài ...

- Quà lưu niệm: Ngọc Trai, mỹ nghệ

- Về giải trí, dịch vụ: Các dịch vụ câu cá trên biển, lặn xem san hô, xem rùa đẻ, tham quan các hòn đảo nhỏ ...

Phải xác định các mục tiêu và chiến lược thương hiệu du lịch địa phương cho 5 đến 10 năm tới và cụ thể hóa cho năm đầu tiên. Các mục tiêu cần được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể như số lượng du khách, số ngày lưu trú bình quân, doanh


thu bình quân một du khách, ấn tượng thương hiệu... và cần tính tới việc đo lường, đánh giá các chỉ tiêu này như thế nào ngay từ khâu xác định mục tiêu.

Các phương án chiến lược về định vị và marketing-mix cũng cần được xây dựng. Thương hiệu địa phương có những giá trị hay thuộc tính nào? Địa phương muốn nổi bật về thuộc tính hay giá trị nào? Tập trung vào tính thân thiện – nụ cười, hiện đại – truyền thống, tính duyên dáng, hay trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế

– mua sắm? Phong cách định vị nên hướng lý tính (lý trí) hay cảm tính (cảm xúc)? Bản đồ định vị thương hiệu địa phương trong sự so sánh với các địa phương khác và khu vực cần phải được vẽ ra và vị trí thương hiệu địa phương cần được xác định.

3.1.2 Sáng tạo, thiết kế thương hiệu và xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng thông điệp thương hiệu (brand messaging, slogan) cũng thực hiện theo những quy trình và phương pháp chuyên nghiệp cộng với sự am hiểu ngôn ngữ và văn hoá địa phương cũng như quốc tế.

Cơ bản nhất của để nhận diện thương hiệu là cần logo và bộ quy chuẩn hướng dẫn sử dụng logo. Những quy chuẩn này quy định màu sắc, font chữ, bố cục logo trong các ứng dụng mỹ thuật. Các hạng mục thiết kế nhận diện thương hiệu cụ thể như:

Bộ nhận diện thương hiệu sáng tác Slogan: Đề xuất 10 Slogan phù hợp và định hướng phát triển của thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo. Lựa chọn 1 phương án cuối cùng để quy chuẩn Slogan. Giải thích ý nghĩa và tinh thần của Slogan. Đề xuất font chữ và hướng dẫn sử dụng Slogan.

Hệ thống tài liệu văn phòng: Danh thiếp thiết kế theo bộ nhận diện, phong bì thư thiết kế theo bộ nhận diện, sổ công tác, chữ ký điện tử, chữ ký, thẻ nhân viên, thiếp chúc mừng. Hệ thống biển hiệu và quảng cáo truyền thông. Hệ thống xúc tiến thương mại: mũ, áo, túi quà tặng, bút, kỷ vật đặc trưng, chặn giấy, móc chìa khóa làm tặng phẩm cho khách hàng. Hệ thống sản phẩm, bán hàng: bao bì theo quy chuẩn bố cục nhãn mác trên hệ thống bao bì sản phẩm, hộp, thùng đựng sản phẩm có logo sản phẩm, poster quảng cáo, tờ rơi, tem sản phẩm.


Quá trình phát triển thương hiệu du lịch địa phương đòi hỏi những nghiên cứu, thảo luận và thống nhất tại địa phương. Việc xây dựng thương hiệu xuất phát từ tiềm năng du lịch các địa phương, định vị sản phẩm du lịch địa phương cho tới những hoạt động sáng tạo và phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt. Quá trình xây dựng cũng đòi hỏi sự tham gia của các bên. Điều này không chỉ đảm bảo thương hiệu được xây dựng tốt nhất mà quan trọng hơn, thương hiệu được thông tin, diễn giải đầy đủ cho mục đích sử dụng của các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương.

Các mục tiêu và phương án chiến lược cần phải được thẩm định và chốt lại xem nên theo phương án nào. Xác định các mục tiêu và chiến lược định vị, và chiến lược marketing-mix sẽ chọn cho thương hiệu du lịch địa phương. Ngân sách cho xây dựng thương hiệu cần được xác định cụ thể để triển khai thực hiện.

3.1.3 Pháp lý nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu

Tính pháp lý của nhãn hiệu phải được đăng ký và được công nhận bao gồm cả việc nghiên cứu về sở hữu trí tuệ, các công ước quốc tế liên quan và yếu tố chủ quyền thương hiệu.

3.1.4 Khai thác, quản lý thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là việc làm tốn kém, vì vậy việc đầu tư thương hiệu một cách bài bản và sau đó là thu phí hay miễn phí làm việc làm hợp lý tuỳ theo đối tượng. Thương hiệu, hình ảnh thương hiệu có thể được đưa vào các sản phẩm du lịch, quảng bá hình ảnh thương hiệu địa phương.

Việc xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ chất lượng và giá trị của những sản phẩm hữu hình, dịch vụ của con người mang tên nó. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ trong sự so sánh với giá của chúng. Do đó, cần phải xây dựng các chương trình sáng tạo và phân phối giá trị, cụ thể là xây dựng chiến lược và chương trình về giá trị, chất lượng của các sản phẩm hữu hình, dịch vụ và con người địa phương, các kênh phân phối sản phẩm du lịch trước khi làm truyền thông.


Bên cạnh đó là chiến lược phát triển nguồn nhân lực quản trị thương hiệu, phát triển phân phối, nghiên cứu thị trường, thiết kế sáng tạo, quản trị chất lượng, quản trị tài chính…cũng cần nguồn nhân lực rất chuyên nghiệp. Chất lượng của thương hiệu gắn kết (hai chiều) với chất lượng sản phẩm và dịch vụ bên trong thương hiệu đó; hệ thống chất lượng của thương hiệu địa phương cần phải được nghiên cứu và phân cấp quản lý với những quy định chặt chẽ và khoa học.

3.1.5 Chiến lược hình ảnh và truyền thông quảng bá

Tổ chức các hoạt động, sự kiện, lễ hội nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch, hình ảnh, thương hiệu địa phương ra thế giới.

Sau khi đã xác định giá trị cần cung cấp và có các chương trình đảm bảo được giá trị đó, địa phương sẽ xây dựng các chương trình truyền thông thương hiệu hay xúc tiến quảng bá thương hiệu cụ thể theo từng giai đoạn. Cần có chiến lược dài hạn 3-5 năm tới và chương trình xúc tiến quảng bá cụ thể trong từng năm. Trong các chương trình xúc tiến năm, cần chỉ rõ lịch trình, thời điểm bắt đầu và kết thúc, sự kiện hay hạng mục công việc cần tổ chức, người phụ trách, người phối hợp và ngân sách cho từng hạng mục công việc.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO

3.2.1 Giải pháp quản lý nhà nước thực hiện quy hoạch:

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đồ án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Vườn quốc gia Côn Đảo để làm cơ sở tổ chức thực hiện đảm bảo quy định của nhà nước; Phương án thu phí tham quan danh lam, thắng cảnh Vườn quốc gia Côn Đảo; Đề án chi trả dịch vụ môi trường và Phương án tự tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

- Rà soát đề xuất giao quyền cho cơ quan hoặc đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý kiểm soát, tham mưu giải quyết toàn bộ các hoạt động về đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng các dự án xây dựng tại Côn Đảo không phân biệt nguồn vốn nhằm mục đích giải quyết khó khăn về thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý đúng theo quy chế quản lý của các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt.


3.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Xây dựng kế hoạch thực hiện theo danh mục dự án đầu tư phát triển khu du lịch Quốc gia Côn Đảo ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 18/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, được phân chia thành 04 nhóm (A, B, C, D) bao gồm: nhóm Dự án Quy hoạch; nhóm Dự án phát triển sản phẩm du lịch; nhóm Dự án phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; nhóm Dự án hỗ trợ phát triển Du lịch.

3.2.3 Công tác đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Du lịch Nhà - Vườn:

Phối hợp tiếp tục triển khai các Đề án, mô hình thí điểm về nông, lâm ngư nhiệp trên địa bàn. Trong đó, tập trung nghiên cứu, đưa vào nuôi trồng thử nghiệm các loài cây trồng, hoa màu, các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để phát triển mô hình trồng rau trong nhà kính, trồng rau thủy canh, tiến tới thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP) kết hợp khai thác dạng sản phẩm Nhà – Vườn; chú trọng tạo điều kiện về vốn, đất đai để nhân dân, doanh nghiệp phát triển du lịch theo Đề án nhân dân tham gia đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Côn Đảo.

Du lịch cảnh quan rừng, biển:

- Công tác quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái Côn Đảo cần dựa vào các thị trường và phân khúc khách mục tiêu quan tâm đến thiên nhiên, động vật hoang dã và các hoạt động du lịch biển tại Côn Đảo. Các phân khúc thị trường khách được điều chỉnh phù hợp với phát triển du lịch bền vững ở Côn Đảo và các hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo. Việc tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch mục tiêu sẽ cho phép tổ chức hoạt động hiệu quả cả về phương diện quản lý, xúc tiến du lịch, thu hút khách và cung cấp cho du khách những trải nghiệm du lịch sinh thái đầy hấp dẫn và bền vững.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu Vườn quốc gia Côn Đảo là Khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế; viết bài giới thiệu tiềm năng, các


hoạt động du lịch sinh thái ở vùng đất ngập nước trên các tạp chí hàng không, tạp chí du lịch; xây dựng đầy đủ hệ thống các bảng diễn giải thiên nhiên, bảng chỉ dẫn tham quan, bảng nội quy du lịch sinh thái đặt trên các tuyến, điểm du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Côn Đảo phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Xây dựng, mở thêm các tuyến du lịch sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo như Ma Thiên Lãnh qua Sở Rẫy - núi Thánh Giá và bãi Ông Câu; đầu tư tuyến cáp treo Sở Rẫy theo Quy hoạch; đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch các tuyến du lịch đường rừng, trạm dừng chân, nhà nghỉ trong rừng và các dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu du khách. Xây dựng các bến tàu khách tại đảo Côn Sơn và các đảo nhỏ theo các tuyến luồng thủy nội địa đã được quy hoạch.

Du lịch văn hoá tâm linh:

- Có kế hoạch hợp lý triển khai đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các miễu, chùa, đền thờ các anh hùng Liệt sĩ về tín ngưỡng, tâm tinh; đầu tư nâng cấp Lễ hội Truyền thống Giỗ Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến Côn Đảo lên tầm cỡ sự kiện quốc gia.

- Có quy chế quản lý hình thức phù hợp nhằm định hướng, giáo dục nhận thức và thống nhất hoạt động văn hóa tâm linh cho du khách khi hoạt động, tham quan Côn Đảo, bảo đảm cho hoạt động này được tổ chức thường xuyên phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống, học tập và chiến đấu, mãi xứng đáng là trường học chính trị đối với thế hệ trẻ hôm nay.

3.2.4 Công tác quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư:

- Khuyến khích các đơn vị du lịch lớn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của Khu du lịch quốc gia Côn Đảo bằng nhiều biện pháp như: nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng dụng qua các mạng xã hội bằng nhiều hình thức như tổ chức thi đưa tin, bài giới thiệu về Côn Đảo; chủ động nghiên cứu thị trường tiềm năng ở các địa phương lân cận ven biển Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến phù hợp với từng thị trường; nghiên cứu đề xuất xây dựng biểu tượng của du lịch Côn Đảo.

- Xây dựng chiến lược tiếp thị du lịch, kế hoạch hành động xúc tiến du lịch; thành lập các trung tâm giới thiệu thông tin khách du lịch các thành phố lớn; liên kết

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí