nhà nghỉ, khách sạn đã quan tâm đầu tư cải tiến trang thiết bị, đổi mới cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, năm qua huyện Côn Đảo đã tổ chức hội thảo xúc tiến thị trường và định hướng sản phẩm du lịch cũng như thành lập “ Chi hội du lịch Côn Đảo”. Việc thành lập Chi hội du lịch sẽ tạo cơ hội trong việc gắn kết, hỗ trợ, hợp tác và mở rộng kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, thực hiện công tác xã hội hóa du lịch theo đúng chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX đã đề ra. Với lợi thế, tiềm năng sẵn có cộng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã và đang phát huy hiệu quả trong việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tới Côn Đảo tham quan, nghỉ dưỡng.
Phấn đấu đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch; trong đó, khoảng 120.000 lượt khách quốc tế, chiếm 40%. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) đến năm 2030 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng... Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đã vạch ra các định hướng phát triển chủ yếu cụ thể, về thị trường khách du lịch, Côn Đảo sẽ tập trung khai thác thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử - cách mạng; thị trường khách đến từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…); chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và một số nước trong khu vực Đông Nam Á; tập trung vào nhóm đối tượng khách du lịch chi tiêu cao, lưu trú dài ngày và các phân khúc thị trường du lịch nghỉ dưỡng, khám phá tự nhiên và duy trì đối tượng khách du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử.
Tình hình tăng trưởng của thị trường khách du lịch trong 05 năm gần đây như
sau:
Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình phát triển du lịch Côn Đảo
ĐVT | Năm thực hiện | |||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | ||
1. Dịch vụ du lịch | Tỷ đồng | 530,24 | 584,56 | 802,24 | 1.452,80 | 1.317,24 |
2. Số lượng du khách | Lượt | 122.465 | 134.262 | 166.947 | 243.934 | 286.171 |
- Đường biển | Lượt | 48.674 | 53.977 | 50.000 | 114.040 | 125.037 |
- Đường hàng không | Lượt | 73.791 | 80.285 | 116.947 | 129.894 | 143.134 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo Dựng Hình Ảnh Doanh Nghiệp, Sản Phẩm Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Quy Trình Triển Khai Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Địa Phương
- Đề Xuất Quy Trình Nghiên Cứu Các Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Địa Phương Côn Đảo
- Kết Quả Đo Lường Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xây Dựng Thương Hiệu Địa Phương Huyện Côn Đảo
- Một Số Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Địa Phương Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Giải Pháp 1: Phát Triển Các Sản Phẩm, Dịch Vụ Thu Hút Khách Tham Quan, Tìm Hiểu, Khám Phá Cảnh Quan Thiên Nhiên Và Di Tích Lịch Sử Côn Đảo
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – anh ninh các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của UBND huyện Côn Đảo)
2.2.2 Sản phẩm du lịch
Côn Đảo sẽ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị đặc trưng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên nơi đây; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch chính như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; thăm quan đảo; trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh. Về tuyến du lịch, phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn (hoặc Vườn quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Đầm Trầu; Bãi Ông Đụng - Bãi Ông Câu - núi Thánh giá; mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm.
Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc... để tăng cường thu hút khách...
2.2.3 Khả năng tiếp cận với đất liền và các địa phương trong khu vực
2.2.3.1 Phương tiện liên lạc
Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có bốn mạng điện thoại di động phủ sóng: Vinaphone, Mobifone, Viettel Telecom và Vietnamobile. Côn Đảo đã có kết nối Internet tốc độ cao, có đài phát thanh và truyền hình.
2.2.3.2 Phương tiện giao thông
Đường biển
Từ Cảng Cát Lở - Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Lịch tàu chạy được cập nhật theo tháng, thời gian đi từ Vũng Tàu đến Côn Đảo khoảng 12 tiếng với quãng đường 97 hải lý.
Từ tháng 7/2017, Công ty cổ phần tàu cao tốc Super Dong Kiên Giang đưa tàu Super Dong Côn Đảo I đi vào khai thác vận chuyển hành khách chuyến Trần Đề, Sóc Trăng - Côn Đảo và ngược lại. Từ tháng 01/2018, tiếp tục đưa tàu Super Dong Côn Đảo II hoạt động tuyến Trần Đề - Sóc Trăng- Côn Đảo. Hiện nay, đội tàu Super Dong chạy ngày 02 chuyến, riêng thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật chạy ngày 03 chuyến.
Hiện nay đã có thêm Công ty CP Phú Quốc Express đưa tàu Côn Đảo Express 36 tiêu chuẩn 5 sao vận chuyển gần 600 hành khách/chuyến vào khai thác tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo từ tháng 1/2019 với thời gian hành trình được rút ngắn chỉ còn khoảng 04 tiếng.
Đường hàng không
Hiện nay đường hàng không đến Côn Đảo chỉ có Công ty dịch vụ Hàng không Vasco khai thác; sân bay Cỏ Ống Côn Đảo chỉ tiếp nhận được máy bay ATR72 với số lượng khoảng 70 khách/chuyến, tần suất vận chuyển trong mùa cao điểm (từ tháng 2 đến hết tháng 8 dương lịch) lên tới 10-12 chuyến/ngày.
Trong thời gian tới, dự án nâng cấp mở rộng sân bay Cỏ Ống sẽ được triển khai thực hiện, do đó sẽ tiếp nhận được những loại máy bay có khả năng vận chuyển hành khách với số lượng lớn đến Côn Đảo bằng đường hàng không cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ bằng đường hàng không đến với Côn Đảo.
2.2.4 Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch
Những năm gần đây, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan ở Côn Đảo cũng được đầu tư xây dựng. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện vận chuyển được quan tâm đầu tư phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhiều khu vui chơi giải trí du lịch chất lượng cao đã và đang hình thành, các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch khá đa dạng
ở cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch.
Côn Đảo đã thu hút được nhiều dự án lớn như: Dự án du lịch trong Vườn quốc gia Côn Đảo do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côn Đảo Shangri-la Surfing Resort đầu tư, có vốn đăng ký 1 triệu USD; Khu du lịch Poulo Condor tại Bãi Vông - Cỏ Ống với vốn đăng ký 292,6 tỷ đồng... Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn huyện Côn Đảo đã có nhiều khu du lịch được đầu tư quy mô: Khu du lịch Việt - Nga, Khu du lịch Côn Đảo Resort, Khu du lịch Côn Đảo Residences, Khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo; Khu du lịch Resort Six Senese...
Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo gồm trung tâm Thị trấn Côn Sơn, khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn, khu vực lịch sử - văn hoá - tâm linh, cảng biển Bến Đầm, dải bờ biển hoang sơ, dải bờ biển cảnh quan, vùng núi Côn Đảo và hệ thống các đảo nhỏ. Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn đi các điểm tham quan: mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Ông Đụng - bãi Ông Câu - núi Thánh Giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm. Khai thác các tuyến du lịch đi bộ, đi xe đạp trên hòn Bảy Cạnh. Hình thành các tuyến du lịch liên vùng, kết nối Côn Đảo với các thành phố khác. Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm của Côn Đảo là phát triển du lịch, lấy du lịch làm “trục xoay” để phát triển các ngành kinh tế khác, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn xây dựng công trình đường trục phía Bắc trung tâm huyện; nâng cấp sân bay Cỏ Ống; phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại; tăng số chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo. Bên cạnh đó, trên cơ sở chính sách ưu đãi do Chính phủ phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên kêu gọi dòng vốn trong và ngoài
nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tại Côn Đảo.
2.2.5 Tổ chức không gian phát triển du lịch
Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo bao gồm: Trung tâm thị trấn Côn Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn; khu vực lịch sử - văn hóa - tâm linh; cảng Bến Đầm; dải bờ biển hoang sơ; dải bờ biển cảnh quan; vùng núi Côn Đảo (bao gồm cả vườn quốc gia Côn Đảo) và hệ thống các đảo nhỏ. Đảm bảo thực hiện đầu tư đúng nguyên tắc tổ chức theo Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo.
Phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lưu trú dài ngày, kết hợp khám phá thiên nhiên tại các khu vực được quy hoạch cho thuê môi trường rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái theo các không gian ven bờ biển, đảo nhỏ; tạo điều kiện triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái biển trong không gian hợp phần bảo tồn biển Vườn quốc gia Côn Đảo với các loại hình du lịch khác không hoặc ít tác động đến môi trường, sinh vật biển.
Các nguyên tắc tổ chức không gian du lịch:
- Tổ chức không gian phát triển du lịch phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng đồng thời phát huy tối đa tiềm năng giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên đa dạng sinh học của Côn Đảo;
- Tạo sự khác biệt giữa các phân khu du lịch của Côn Đảo với điểm nhấn là các khu nghỉ dưỡng sinh thái biển cao cấp, khu phố cổ mang kiến trúc Pháp, khu dịch vụ du lịch tại thì trấn Côn Sơn và Bến Đầm, khu bờ biển hoang sơ phía Tây Bắc đảo, các mỏm núi khu vực Cỏ Ống và các điểm ngắm cảnh trong Vườn Quốc gia.
Các tuyến du lịch:
- Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ thị trấn Côn Sơn (hoặc Vườn Quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim – Cỏ Ống – vịnh Đầm Tre; Bãi Ông Đụng – Bãi Ông Câu – núi Thánh Giá; Mũi Cá Mập – vịnh Bến Đầm;
- Khai thác các tuyến đi bộ (trekking), di xe đạp trên hòn Bảy Cạnh;
- Tổ chức và khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch trên biển, kết nối với các đảo nhỏ trong hệ thống các đảo ở Côn Đảo như: Hòn Trứng, bãi Ông Cường, hòn Tre lớn, hòn Bà (vịnh Mũi Ba Non, vịnh Đầm Quốc), bãi Nhát, cụm đảo hòn Tài, hòn Bảy Cạnh, hòn Cau …;
- Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc … để tăng cường thu hút khách;
- Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và với thế giới.
2.3 ĐIỀU TRA TÌM HIỂU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO
Để có được thông tin đầy đủ và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cần phải dựa trên phương pháp chuyên gia để xác định phương pháp thu thập thông tin, cách lấy mẫu và cách lập bảng câu hỏi. Với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, cần phải thực hiện quy trình nghiên cứu thị trường như sau:
- Phương pháp thu thập thông tin:
Vì mục tiêu nghiên cứu đã rõ ràng và phạm vi nghiên cứu cần phải có thông tin từ nhiều đối tượng khách hàng trên phạm vi rộng nên phương pháp thu thập thông tin được lựa chọn là phương pháp định tính với phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên những câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn.
- Xác định nhu cầu thông tin: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan đến sự mong đợi của du khách mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo và yêu cầu của khách du lịch khi đến với Côn Đảo để định hướng xây dựng thương hiệu du lịch địa phương cho huyện Côn Đảo về 26 yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ du lịch tại huyện Côn Đảo theo 05 thành phần trụ cột cấu thành thương hiệu du lịch địa phương.
- Đối tượng và cách chọn mẫu:
Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu theo ý kiến của các chuyên gia như sau:
Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo
Số lượng | |
Tổng số phiếu phát ra | 200 |
Tổng số phiếu thu về | 200 |
Tổng số phiếu thu về hợp lệ | 200 |
Tỷ lệ số phiếu hợp lệ (%) | 100% |
[Nguồn:Kết quả khảo sát]
Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi gồm có 2 phần (kèm phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin) Phần I: Thông tin chung
Phần II: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương Côn Đảo
- Triển khai điều tra: Tiến trình điều tra khách hàng được thực hiện từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2017 tại Côn Đảo. Số bản câu hỏi phát ra, thu về và số bản hợp lệ, cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp, xử lí dữ liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm ứng dụng Excel để tính giá trị trung bình.
- Cách thức đo lường: Các yếu tố được đo lường được sắp xếp theo mức độ tăng dần, đi từ 1 “Rất không hài lòng” đến 5 “Rất hài lòng” cho sự cảm nhận của khách hàng.
Sau khi làm sạch dữ liệu, 200 bản khảo sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu tại điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo (kèm phụ lục 2).
2.3.1 Các thông tin chung
Bảng 2.3 Bảng mô tả mẫu theo số lần tham quan du lịch tại Côn Đảo
Tần suất | Tỷ lệ % | |
Lần đầu | 26 | 13% |
2-3 lần | 62 | 31% |
>3 lần | 102 | 51% |
Tổng | 200 | 100 |
[Nguồn: Kết quả khảo sát]
Bảng 2.4 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố sẵn sàng quay lại Côn Đảo
Tần suất | Tỷ lệ % | |
Có | 186 | 93% |
Không | 14 | 7% |
Tổng | 200 | 100 |
[Nguồn: Kết quả khảo sát]
Qua 02 bảng kết quả trên cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với du lịch Côn Đảo nên khả năng du khách đến nghỉ dưỡng và du lịch tại Côn Đảo không chỉ vì đến để tìm hiểu sự mới lạ mà còn trở lại nhiều lần để cảm nhận và hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ du lịch tại Côn Đảo.
Bảng 2.5 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố tiếp cận Côn Đảo qua phương tiện vận chuyển
Tần suất | Tỷ lệ % | |
Tàu thủy | 155 | 77,5% |
Máy bay | 45 | 22,5% |
Tổng | 200 | 100 |
[Nguồn: Kết quả khảo sát]