Đề Xuất Quy Trình Nghiên Cứu Các Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Địa Phương Côn Đảo


Địa phương điểm đến phải giúp khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch, sử dụng sản phẩm du lịch địa phương, mua quà lưu niệm du lịch tại địa phương họ đến.

Nếu không có nỗ lực, hợp tác tốt từ bên trong thì không có du khách có trách nhiệm đến từ bên ngoài, do vậy lực lượng làm nên thành công của thương hiệu du lịch địa phương chính là du khách (Kinh nghiệm từ Singapore).

Làm sao để du khách đến địa phương chúng ta? Và làm sao khi khách đến là họ phải có trách nhiệm sử dụng các đặc sản và quà lưu niệm của địa phương (uống bia địa phương, ăn món ăn địa phương, mua quà lưu niệm địa phương)?

Tổ chức nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách du lịch với điểm đến và với dịch vụ du lịch được cung ứng, có thể nghiên cứu theo từng phân đoạn thị trường.

1.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CÔN ĐẢO

Từ các mô hình, nghiên cứu nêu trên, bài báo cáo đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được mô phỏng trong sơ đồ sau:


Xác định vấn đề cần nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tìm hiểu tổng quan về ngành du lịch Côn Đảo


Xây dựng cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu


Khảo sát ý kiến chuyên gia



Thu thập và xử lý số liệu khảo sát



Đề ra các giải pháp xây dựng thương hiệu địa phương


Kết luận và đưa ra các khuyến nghị


Nhận xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương huyện Côn Đảo

Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


Tóm tắt Chương 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thương hiệu: các khái niệm thương hiệu, vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng như đối với một địa phương. Các nghiên cúa có liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất quy trình nghiên cứu một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO

2.1.1 Giới thiệu

Theo Quyết định số 870/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030”, khu vực quy hoạch phát triển Khu Du lịch quốc gia Côn Đảo thuộc địa giới hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích đất nổi khoảng 75,15 km2 và diện tích mặt nước tính từ ranh giới đường thủy nội địa khu vực Côn Đảo khoảng 14.000 km2.

- Cách thành phố Vũng Tàu khoảng 185 km về phía Nam.

- Cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Đông Nam.

- Cách cửa sông Hậu khoảng 83 km.

Diện tích khu vực dự kiến phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.000 ha (tương đương 10 km2).

Hình 2 1 Côn Đảo Sưu tầm 2 1 2 Khái quát Trong những năm gần đây công tác phát 1

Hình 2.1: Côn Đảo (Sưu tầm)


2.1.2. Khái quát

Trong những năm gần đây, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo được quan tâm, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đầu tư khang trang hơn, thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển có quy mô; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Côn Đảo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế như: sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn điệu, nghèo nàn; cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của các cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của Côn Đảo.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Côn Đảo đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thì Côn Đảo sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ trong khu vực.

Phương tiện đường thủy từ đất liền đến Côn Đảo hiện nay gồm các tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, Sóc Trăng – Côn Đảo, trong tương lai sẽ có thêm các tuyến từ TP Hồ Chí Minh – Côn Đảo và Cần Thơ – Côn Đảo, phần nào đã giải quyết được nhu cầu đi lại giữa Côn Đảo và đất liền cho du khách bằng đường thủy.

Phương tiện hàng không đến Côn Đảo hiện nay chủ yếu bằng sân bay Côn Đảo chỉ tiếp nhận được máy bay ATR72 với số lượng khoảng 70 khách/chuyến do đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của những đoàn du lịch với số lượng lớn.

Dịch vụ lưu trú trên địa bàn Côn Đảo đa phần phát triển tự phát, các cơ sở, khách sạn được đầu tư bài bản không nhiều dẫn đến những dịp lễ, tết, đặc biệt trong mùa du lịch không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến Côn Đảo.

Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng rất thu hút khách hàng và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường, mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở nhiều nước trên thế giới.


Tuy nhiên loại hình dịch vụ này chưa được phát triển cũng như được tổ chức thường xuyên trên địa bàn.

Về dịch vụ ăn uống cũng chưa phát triển, các nguồn cung ứng sản phẩm phục vụ ăn uống chưa được ổn định. Do đặc thù Côn Đảo ở xa đất liền tuy có phong phú về hải sản tuy nhiên bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong mùa gió chướng biển động thường nguồn cung ứng thực phẩm không dồi dào đôi khi còn khan hiếm làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như giá cả của dịch vụ ăn uống.

2.1.3. Các loại hình du lịch tại Côn Đảo hiện nay Du lịch nghỉ ngơi, thư giãn

- Đi bộ xuyên rừng để hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim rừng ca hót véo von, nhìn ngắm từng đàn bướm lượn quanh trong muôn vàn màu áo và bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm.

- Bách bộ trên những bãi biển vắng lặng để thư giãn và ngắm nhìn cảnh đẹp của biển lúc bình minh lên và khi hoàng hôn xuống.

- Mắc võng trong những rặng phi lao bên bờ biển và lắng nghe sóng biển rì rầm, êm ái, thư giãn tinh thần…

- Cùng tham gia những chuyến du lịch biển bằng tàu và với chương trình câu cá giải trí.

Hình 2 2 Bãi Đầm Trầu Sưu tầm Du lịch thể thao Đi bộ đạp xe dọc theo những 2

Hình 2.2: Bãi Đầm Trầu (Sưu tầm)


Du lịch thể thao

- Đi bộ, đạp xe dọc theo những con đường ven biển.

- Leo núi, xuyên rừng để chinh phục, khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh và rèn luyện sức khoẻ.

- Bơi lội với ống thở để xem san hô ở những bãi biển có mực nước nông.

- Lặn sâu với bình dưỡng khí để khám phá sự đa dạng của đại dương.


Hình 2 3 Lặn ngắm san hô sưu tầm Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học Tham quan 3

Hình 2.3: Lặn ngắm san hô (sưu tầm)

Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học

- Tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo và các loài động thực vật, đặc hữu quý hiếm Côn Đảo.

- Tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái biển, tìm hiểu các dự án về biển và công tác bảo tồn các sinh vật biển như công tác bảo tồn rùa biển, phục hồi, nuôi cấy san hô, di dời, khoang nuôi những loài hải sản qúy hiếm như: trai tai tượng, ốc vú nàng,…


Hình 2 4 Thả rùa vích về biển Sưu tầm 2 1 4 Đánh giá thực trạng ngành du lịch 4


Hình 2.4: Thả rùa (vích) về biển (Sưu tầm)

2.1.4. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Côn Đảo

Hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành tại Côn Đảo khá ổn định và phát triển nhanh. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng qua các năm. Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn.

Tuy nhiên, việc liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các điểm vui chơi giải trí, mua sắm, các làng nghề phục vụ du lịch…) vẫn còn rất hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, đồng thời tăng doanh thu và hiệuquả của hoạt động du lịch.

Các dịch vụ du lịch trên địa bàn Côn Đảo như: lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, y tế, thông tin liên lạc, vận chuyển du lịch, ngân hàng… đã được quan tâm đầu tư và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng chất lượng dịch vụ, mức độ sẵn sàng phục vụ khách và đặc biệt là khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch còn rất hạn chế khiến cho hoạt động kinh doanh du lịch của Côn Đảo chưa thể phát triển và mạng lại lợi ích to lớn về kinh tế tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; chưa cân đối cơ cấu đào tạo để đảm bảo tỷ lệ số người được đào tạo nghề du lịch ở trình


độ đại học, cao đẳng, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật; tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn rất phổ biến, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành Du lịch Côn Đảo.

Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch của Côn Đảo chưa thật sự được hình thành và hoạt động theo đúng nghĩa nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển cho du lịch Côn Đảo tương xứng với những tiềm năng vốn có của và những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Côn Đảo đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

2.2 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO

2.2.1 Thị trường khách du lịch

Là một huyện đảo có điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên cùng những giá trị nhân văn, giá trị lịch sử cách mạng to lớn, trong những năm gần đây, Côn Đảo đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Xác định lĩnh vực du lịch, dịch vụ là ngành trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của huyện, nên ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kích thích sự tăng trưởng của ngành du lịch.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Côn Đảo hiện có gần 40 cơ sở lưu trú, trong đó có 12 khách sạn và khu resort, 3 nhà khách, còn lại là nhà nghỉ. Có 1 khu resort được xếp hạng 5 sao, 1 khách sạn 3 sao. Có 6 công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, 3 công ty hoạt động dịch vụ lăn biển ngắm san hô, 2 hãng taxi với gần 40 xe và khoảng 140 xe ô tô khách kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách tham quan trên đảo, có hơn 20 phương tiện cano, tàu phục vụ vận triển khách tham quan trên biển và các hòn đảo nhỏ. Hệ thống nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán đồ lưu niệm, siêu thị mini phục vụ nhu cầu của du khách phát triển nhanh. Các cơ sở kinh doanh du lịch,

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí