Các Hình Thức Và Phương Tiện Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch


- Tính thực tiễn

Mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền, hay mỗi phân đoạn thị trường đều có những đặc điểm và những đòi hỏi khác nhau về thông tin. Vì vậy, đối với cùng một nội dung cơ bản khi tuyên truyền quảng bá và quảng cáo tại những phân đoạn thị trường khác nhau thì cũng không thể hoàn toàn giống nhau, và nội dung thông tin tuyên truyền quảng bá phải phù hợp với văn hóa, sinh thái và truyền thống của địa phương hay đối tượng cần cung cấp thông tin.

- Tạo ra những điều mới lạ

Việc đảm bảo nguyên tắc này sẽ tăng sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch được quảng bá, giúp giành thắng lợi trong cạnh tranh, do con người luôn có xu hướng thích trải nghiệm mới, đặc biệt trong du lịch. Nguyên tắc này có thể giúp tăng khả năng du khách quay lại điểm đến. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, cần có sự đồng bộ trong việc làm mới chính các sản phẩm du lịch.

- Tính liên tục

TTQB cần phải tạo ra một dấu ấn trong ý thức, trong ghi nhận của du khách, nhất là trong bối cảnh sự bùng nổ các thông tin. TTQB phải đủ tần suất nhất định, tức là phải được tiến hành thường xuyên. Có như vậy mới được ghi nhận trong tâm thức của khách du lịch, từ đó mới có cơ sở thúc đẩy hình thành một “nhu cầu” gắn với đối tượng được quảng bá.

- Tính kinh tế

Chúng ta đều thấy để thực hiện được đầy đủ các yếu tố trên, đòi hỏi một chi phí lớn, nhất là đối với thị trường mới, thị trường xa. Do đó, việc nghiên cứu, chọn lọc để thực hiện TTQB có hiệu quả với kinh phí hợp lý nhất.

1.1.12. Quy trình chung của tuyên truyền quảng bá du lịch

Bảng 1.2. Quy trình chung của hoạt động TTQB du lịch


a Xác định mục tiêu tuyên truyền quảng bá du lịch Bước đầu tiên phải 1


a. Xác định mục tiêu tuyên truyền quảng bá du lịch:

Bước đầu tiên phải thực hiện là xác định mục tiêu tuyên truyền quảng bá du lịch. Mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt động TTQB du lịch. Những mục tiêu này xuất phát từ những quyết định về thị trường, về việc định vị sản phẩm (tour, tuyến, điểm tham quan, vui chơi giải trí, cùng với hệ thống dịch vụ khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển…) của doanh nghiệp hay của ngành trên thị trường. Tùy theo những điều kiện cụ thể, các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp có mục tiêu tuyên truyền quảng bá khác nhau.

Bảng 1.3. So sánh mục tiêu TTQB giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp


Mục tiêu của các cơ quan quản lý nhà nước

Mục tiêu của các doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin chung, thông tin về tiềm năng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của điểm đến: quốc gia, vùng, tỉnh...

- Khả năng lựa chọn hình thức du lịch

- Nâng cao hình ảnh (thương hiệu) của điểm đến

- Tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường truyền thống

- Mở ra thị trường mới

- Giới thiệu sản phẩm mới

- Xây dựng và củng cố uy tín (sản phẩm, thương hiệu) của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 6


b. Xác định ngân sách tuyên truyền quảng bá và quảng cáo du lịch

Căn cứ vào mục tiêu tuyên truyền quảng bá du lịch để xác định ngân sách. Các chủ thể cần chú ý tới việc phân phối ngân sách cho tuyên truyền quảng bá theo các phương tiện truyền thông khác nhau, cho các loại sản phẩm, các thị trường khác nhau.

c. Xác định nội dung tuyên truyền quảng bá

Nội dung tùy thuộc vào mục tiêu của chủ thể thực hiện TTQB. Các nội dung có thể mang tính tổng thể, có thể mang tính chuyên đề, nhưng cần phải phù hợp với thực tế du lịch, phù hợp với mục tiêu, với thị trường và thời điểm tổ chức thực hiện hoạt


động này. Nội dung tuyên truyền theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển ngành du lịch, theo kế hoạch, quy hoạch tổng thể về du lịch.

Nội dung của toàn bộ quá trình diễn ra công tác tuyên truyền quảng bá du lịch tới từng thị trường cụ thể thì cần phải được cụ thể hóa trước khi thực hiện. Khi xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quảng bá, cần thiết phải đưa ra được phương thức và trình tự các bước tiến hành sao cho vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trung tâm của công tác TTQB, vừa đạt yêu cầu về kinh tế, tính logic về mặt tổ chức và thời gian, ngoài ra thì còn phải có tính khả thi cao.

Các bước tiến hành của công tác tuyên truyền quảng bá bao gồm:

- Xác định thị trường mục tiêu của tuyên truyền quảng bá du lịch. Thị trường mục tiêu của ngành du lịch là một tập hợp những khách hàng mà các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chịu trách nhiệm về tuyên truyền quảng bá và các doanh nghiệp du lịch lựa chọn làm đối tượng để tổ chức hoạt động tuyên truyền và có khả năng đáp ứng các nhu cầu về tham quan, nghỉ ngơi, giải trí…

- Xây dựng và lựa chọn phương án khả thi. Xây dựng một số phương án tuyên truyền quảng bá cụ thể

- Lập kế hoạch tuyên truyền quảng bá chi tiết theo phương án đã lựa chọn

+ Xây dựng mô hình quảng bá du lịch: mô hình chuẩn xác định trình tự tiến hành quảng bá du lịch, được xây dựng theo tuần tự từ khâu chuẩn bị thông tin, dùng các thông điệp, truyền thông để chuyển tải thông tin tới đối tượng thu nhận, tức là khách du lịch tại thị trường mục tiêu.

+ Xác định công cụ và hình thức tuyên truyền quảng bá: các chủ thể quảng bá cần căn cứ vào mục tiêu quảng bá, đối tượng quảng bá và đối tượng nhận tin để chọn các công cụ và hình thức tuyên truyền quảng bá hay còn gọi là phương tiện thông tin tuyên truyền quảng bá cụ thể. Có thể chọn phương tiện truyền thông đại chúng hoặc chuyên biệt, phương tiện truyền thông quảng bá chính và phương tiện bổ sung… Để lựa chọn


phương tiện TTQB thích hợp cần phải thông qua quyết định về phạm vi tần suất, cường độ tác động của thông tin TTQB.

- Soạn thảo và triển khai chương trình tuyên truyền quảng bá: Để thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền quảng bá cần phải có chương trình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Muốn vậy thì cần phải giải quyết các vấn đề sau: tần suất, đối tượng tham gia, phương tiện phổ biến tài liệu, thời gian kéo dài chương trình và thời gian để thực hiện tuyên truyền quảng bá.

d. Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá

Đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng bá là rất cần thiết nhưng cũng rất khó xác định. Có thể dựa vào một số kết quả cụ thể mà ngành du lịch hoặc một doanh nghiệp nhận được vào một thời gian nhất định sau đó để đánh giá hiệu quả thông tin, tuyên truyền quảng bá. Đó là chỉ tiêu về số khách đến với điểm đến hoặc số khách mà doanh nghiệp phục vụ; tổng thu (doanh thu) từ du lịch. Phương pháp đánh giá hiệu quả là so sánh khối lượng gia tăng với những chi phí thông tin, tuyên truyền quảng bá và quảng cáo trong thời kỳ đã qua.

Hiệu quả thông tin tuyên truyền quảng bá còn được đánh giá qua hiệu quả truyền thông bằng các chỉ tiêu như bao nhiêu người biết, bao nhiêu người nhớ, bao nhiêu người ưa thích thông điệp tuyên truyền quảng bá. Tuy nhiên, để thực hiện công việc này lại cần phải tổ chức các cuộc khảo sát/điều tra.

Nói chung, mọi người đều thừa nhận công tác TTQB như một việc đầu tư dài hạn, nghĩa là TTQB tại thởi điểm hiện tại với mong muốn sẽ đạt kết quả trong tương lai.

1.1.13. Các hình thức và phương tiện tuyên truyền, quảng bá du lịch

a. Một số hình thức

Trong thực tế có rất nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch được áp dụng. Dựa theo cách thức tổ chức hoạt động tuyên truyền quảng bá, có thể chia thành 02 loại: Hình thức thường xuyên và không thường xuyên.


Tổ chức công tác tuyên truyền quảng bá thường xuyên được thực hiện bằng việc thành lập những trung tâm thông tin du lịch trong nước và quốc tế, hoặc tại các trung tâm du lịch lớn, để thường xuyên cung cấp thông tin du lịch cho KDL và các đối tượng quan tâm. Đây là hình thức phổ biến được thực hiện hiện nay. Tuy nhiên việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của quốc gia, vào quan hệ giữa các quốc gia, vào nguồn kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai, vào thị trường khách. Ở phạm vi địa phương, việc đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài hay ở địa phương khá cũng rất khó khăn, thường khó khả thi, nhưng có thể được khắc phục thông qua hình thức liên kết với các địa phương và các doanh nghiệp để trao đổi và cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, các quốc gia còn tham gia vào hội chợ du lịch định kỳ, được tổ chức ở một thành phố nhất định, như hội chợ du lịch quốc tế ở Berlin (CHLB Đức), hội chợ quốc tế về du lịch JATA ở Tokyo (Nhật Bản), hội chợ du lịch quốc tế ở Hà Nội và Tp.HCM. Tại các hội chợ này, các địa phương và các doanh nghiệp cùng phối hợp với cơ quan quốc gia tham gia hội chợ sẽ giảm bớt kinh phí, và vẫn đảm bảo cung cấp thông tin du lịch cho các đối tượng như các doanh nghiệp du lịch – lữ hành, khách du lịch tiềm năng tham quan hội chợ này.

Kết hợp với hình thức tổ chức thường xuyên nêu trên, các quốc gia còn vận dụng các hoạt động tuyên truyền quảng bá không thường xuyên như tổ chức các năm du lịch; tổ chức các sự kiện, lễ hội – văn hóa, du lịch; tổ chức những chương trình xúc tiến quảng bá theo chủ đề nhất định. Những hoạt động này thường gắn với một địa phương cụ thể, do đó một mặt TTQB góp phần tạo điểm nhấn chung cho quốc gia, đồng thời là dịp để các địa phương thực hiện TTQB cho mình, gây ấn tượng mạnh và tăng cường thu hút khách du lịch.

Hình thức không thường xuyên này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian, mùa vụ, các chương trình khuyến mãi, các điều kiện cụ thể khác.


b. Các phương tiện tuyên truyền, quảng bá du lịch

Phương tiện TTQB là tất cả những gì có thể mang thông điệp TTQB tới công chúng. Trong lĩnh vực du lịch, thông tin, hình ảnh điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch có thể được chuyển tải đến công chúng, KDL tiềm năng, các nhà kinh doanh lữ hành thông qua rất nhiều phương tiện, hình thức. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức và phương tiện TTQB mới.

Mỗi hình thức hay phương tiện TTQB du lịch có những đặc điểm, tính chất riêng, hướng đến đối tượng riêng và cần đầu tư mức kinh phí khác nhau. Việc lựa chọn, kết hợp các hoạt động một cách hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến du lịch nói chung, công tác TTQB nói riêng nhằm thu hút rộng rãi các đối tượng, thúc đẩy nhu cầu đi du lịch và chuyển nhu cầu đó thành hành động. Có thể liệt kê một số hình thức và phương tiện TTQB phổ biến như: các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo hình, báo điện tử), mạng internet, facebook, tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước, tổ chức các đoàn khảo sát cho giới báo chí và doanh nghiệp du lịch – lữ hành, tổ chức sản xuất và phát hành các ấn phẩm, vật phẩm, quảng cáo trên panô, tập gấp, áp phích…

- Xây dựng website trên mạng internet

Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác. Với internet rất nhiều người có khả năng và điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin.

- Tổ chức TTQB du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng

TTQB trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc sử dụng những phương tiện thông tin đại chúng như (kênh truyền hình, đài phát thanh, báo chí) cung cấp thông tin, hình ảnh về điểm đến, về sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch; từ đó khơi gợi sự háo


hức, tò mò, hình thành nhu cầu đi du lịch đến nơi đó được sử dụng các dịch vụ và trải nghiệm những tình huống tương tự.

Đặc điểm của việc tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng là tác động đến một số lượng lớn công chúng, có khả năng thuyết phục cao, tác động đến cả những người đang tìm kiếm thông tin để xây dựng chương trình nghỉ dưỡng của mình trong tương lai gần và cả những khách hàng du lịch tiềm năng trong tương lai xa. Nội dung tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất đa dạng, có thể tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh du lịch điểm đến chung chung hoặc là rất chi tiết đến dịch vụ, chương trình du lịch cụ thể và mức giá.

Kênh truyền hình là phương tiện TTQB có ưu thế lớn, có thể tiếp cận đến một số lượng lớn công chúng, khai thác được cả âm thanh, hình ảnh, ánh sáng… để thu hút sự chú ý. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá trên truyền hình cần chú ý đến thời lượng, tần suất và quan trọng nhất là thời điểm phát sóng. Bên cạnh nhiều ưu điểm nêu trên thì hạn chế lớn nhất của việc quảng cáo trên truyền hình là kinh phí rất lớn.

Báo hàng ngày và tạp chí tiếp cận được với công chúng ít hơn vì đọc giả của các báo, tạp chí thường ít hơn truyền hình. Nếu đăng quảng cáo trên báo và tạp chí thì cần đăng trong một số liên tiếp. Với sự phát triển nhanh chóng của truyền hình và internet vị trí và vai trò của đài phát thanh dần bị thu hẹp nhưng vẫn giữ được những thính giả nhất định, có thể kết hợp lảm các việc như vừa lái xe, nấu cơm, tập thể dục với nghe đài. Hiểu rõ được đặc điểm, thế mạnh và hạn chế của từng phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp chủ thể TTQB lựa chọn để tiếp cận nhiều nhất đến khách hàng mục tiêu với mức kinh phí phù hợp nhất.

- Tổ chức, tham gia tổ chức hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch

Hội chợ, triển lãm là nơi trưng bày sản phẩm, cung cấp thông tin, hình ảnh về sản phẩm, nơi người bán và người mua gặp gỡ trao đổi thông tin, tìm kiếm khả năng hợp tác và ký kết các hợp đồng kinh doanh. Các hội chợ triển lãm có thể kết hợp một số lĩnh vực khác nhau như hội chợ thương mại – du lịch, triển lãm văn hóa – du lịch.


Những hội chợ, triển lãm chuyên đề về du lịch là nơi mà các cơ quan du lịch quốc gia hoặc địa phương các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ có liên quan, những KDL tiềm năng gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tham gia hội chợ, triển lãm du lịch người bán và người mua đều không hy vọng rằng ở đó mình có thể ký kết ngay được các hợp đồng thương mại mà chủ yếu là tìm kiếm thông tin, so sánh các dịch vụ, thiết lập các mối quan hệ để có thể hợp tác trong tương lai.

- Tổ chức các đoàn khảo sát cho giới báo chí và doanh nghiệp lữ hành

Việc tổ chức đoàn khảo sát cho các hãng lữ hành, các đại lý lữ hành, nhà báo, các nhân vật nổi tiếng đến tham quan, khảo sát điểm đến để được tận mắt nhìn thấy điểm du lịch, trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của khách mời về sản phẩm du lịch, thuyết phục họ tuyên truyền về sản phẩm du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy hoạt động bá sản phẩm du lịch trong tương lai.

Vì sự quan tâm của các nhà báo, nhà kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành đối với điểm đến dưới những góc độ khác nhau, vì vậy, chủ thể cần chú ý tổ chức những chương trình khảo sát phù hợp. Mỗi bài báo của các phóng viên đã tham gia chương trình khảo sát thường có giá trị thuyết phục. Khi mời các nhà báo, điều mong muốn nhất định của các nhà tổ chức chương trình khảo sát là sau chuyến đi sẽ có các bài báo, phóng sự… tuyên truyền, quảng cáo cho điểm đến.

Doanh nghiệp lữ hành, đại lý lữ hành quan tâm chi tiết hơn đến hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ giải trí, các điểm tham quan, độ dài tuyến đường, khả năng kết nối các điểm du lịch… Đối với các hãng lữ hành, căn cứ trên những điều kiện thực tế đã trải nghiệm và những tiêu chí, những chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp họ sẽ xây dựng kế hoạch phát triển và bán sản phẩm du lịch đó. Đối với các đại lý lữ hành, nếu hài lòng với kết quả chuyến đi khảo sát thì khi tư vấn cho khách hàng họ sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng lựa chọn nơi đó là điểm đến du lịch. Hầu hết mỗi doanh nghiệp có các kênh TTQB riêng như qua internet, ấn phẩm,… Do đó đây cũng là những chủ thể để góp phần làm cho mức độ lan tỏa cuả TTQB rộng hơn nữa…

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí