Hoạt Động Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch



1.1.9. Điểm đến du lịch

a. Khái niệm

- Định nghĩa của UN-WTO (năm 2004): “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”.

- Theo các nhà nghiên cứu về du lịch chỉ ra rằng:“Một điểm thu hút khách du lịch là một nơi cần được quan tâm, nơi khách du lịch đến để tham quan, thông thường là các triển lãm văn hóa giá trị vốn có của nó, mang ý nghĩa lịch sử, hoặc được xây dựng trên vẻ đẹp tự nhiên hoặc có các cơ hội vui chơi giải trí”.

- Tác giả Giuseppe Marzano cho rằng: “Một điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu từ du lịch. Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”.

- Theo quan điểm truyền thống: Điểm đến du lịch là nơi mà con người sử dụng những kỳ nghỉ của họ. Như vậy theo quan niệm này, điểm đến sẽ là toàn bộ vùng không gian mà trong đó khách du lịch thực hiện các hoạt động lưu trú, ăn uống, giải trí... Theo đó, điểm đến du lịch sẽ là một khái niệm khá chung chung, mơ hồ và chỉ xem xét khía cạnh từ phía người đi du lịch.

Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi. Có thể phân biệt hai loại nơi đến:

+ Điểm đến cuối cùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

+ Điểm đến trung gian


Điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú và dừng chân tham quan tại một điểm du lịch của địa phương, làm bàn đạp cho sự tăng trưởng và phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn, đủ để cạnh tranh, đó không chỉ là lời phản ánh, một lời hứa kinh nghiệm của điểm đến mà còn chứng minh khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch.

- Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

+ Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một nơi đến dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm của du khách. Các điểm hấp dẫn thường là lĩnh vực bị lãng quên của ngành du lịch bởi tính đa dạng và hình thức sở hữu phân tán của chúng.

+ Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận điểm đến): Sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của các điểm đến du lịch.

+ Nơi lưu trú và dịch vụ ẩm thực: Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghĩ mang tính vật chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản địa phương.

+ Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại nơi đến du lịch. Khả năng cung cấp tiện nghi và các dịch vụ hỗ trợ biểu lộ bản chất đa ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch.

Các nơi đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho cả khách hàng và ngành du lịch thông qua các tổ chức (cơ quan) du lịch địa phương. Những dịch vụ này bao gồm: quảng bá cho nơi đến; lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát sự phát triển của nơi đến; tư vấn và phối hợp với các doanh nghiệp khác ở địa phương; cung cấp một số tiện nghi nhất định (giải trí, thể thao…).

+ Các hoạt động bổ sung: Các hoạt động bổ sung được tạo ra để giúp du khách sẽ có một cái gì đó để làm khi chẳng thể làm cái gì.


Các điểm hấp dẫn, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ, tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động bổ sung là những tiêu chuẩn cho sự tồn tại của một nơi đến du lịch. Tuy thuộc vào mỗi cá nhân, các yếu tố này có thể có rất nhiều cách kết hợp khác nhau ở các mức độ khác nhau. Sự quyến rũ của nơi đến du lịch mang lại tính chất chủ quan của người thăm viếng. Những gì khiến du khách này thích thú có thể không là mối quan tâm của du khách khác. Tuy nhiên tất cả các nơi đến du lịch nói chung đều cần phải có năm yếu tố cấu thành nói trên.

b. Phân loại điểm đến du lịch

- Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực: Trên thị trường du lịch thế giới, cạnh tranh nguồn khách trở nên rất gay gắt, các nước trong từng khu vực khác nhau trên thế giới đã hợp tác với nhau để cạnh tranh các nguồn khách du lịch thông qua tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch để thu hút khách đến khu vực này. Ví dụ: Ngành du lịch các nước ASEAN thường xuyên hợp tác tổ chức các sự kiện để quảng cáo ASEAN như một điểm đến du lịch hấp dẫn, trung tâm du lịch hội nghị và du lịch chữa bệnh của thế giới.

- Điểm đến du lịch mang tính quốc gia: Các nước trong khu vực vừa hợp tác với nhau để xây dựng hình ảnh điểm đến của khu vực, nhưng cũng vừa cạnh tranh và thu hút nguồn khách đến với đất nước mình. Mỗi nước đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch để xây dựng hình ảnh của đất nước trong tâm trí của mọi người trên thế giơi như một điểm đến du lịch “an toàn và thân thiện”. Để thu hút được nguồn khách quốc tế, ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, mỗi nước phải tiến hành hoàn hiện các quy định pháp luật một mặt tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách đến du lịch, mặt khác tạo môi trường kinhh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, các nước phải tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển du lịch như: sân bay, bến cảng, nhà ga, đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc...


- Điểm đến du lịch mang tính địa phương: Nhiều điểm đến du lịch không chỉ mang tính địa phương mà là thương hiệu du lịch của quốc gia. Nói đến Thailand người ta thường hình dung đến điểm đến Pattaya, Phuket; nói đến Indonexia người ta nghĩ đến điểm đến du lịch Bali, hoặc nói đến du lịch nước Mỹ người ta mong muốn đến điểm đến du lịch Las Vegas... Các điểm đến này hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế. Ví dụ mỗi năm Las Vegas thu hút khoảng 40 triệu lượt khách du lịch, Pattaya và Bali đón tiếp và phục vụ từ 4 - 5 triệu lượt khách quốc tế.

- Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch:

Theo từ điển và ngữ Hán Việt từ “tính” có nghĩa là bản chất tự nhiên (thuộc tính) của cái gì đó, từ “hấp” có nghĩa là hút vào, còn từ “dẫn” có nghĩa là kéo đến, đưa đến, dắt đến. Như vậy tính hấp dẫn được hiểu là bản chất vốn có của cái gì đó có khả năng làm cho cái khác bị nó hút vào hoặc kéo đến với nó. Từ “du” có nghĩa là đi chơi, đi xa còn từ “lịch” có nghĩa là trải nghiệm, trải qua; từ “khách” khách có nghĩa là người ở nơi khác. Do dó, du lịch được hiểu là đi chơi để có trải nghiệm, còn khách du lịch được hiểu là người ở nơi khác đi chơi ở một nơi nào đó ngoài nơi ở thường xuyên của họ để có trải nghiệm. Theo cách tiếp cận này tính hấp dẫn của nơi đến du lịch nào đó là thuộc tính của nơi đó có khả năng thu hút hoặc làm cho người ở nơi khác ưa thích tự kéo đến chơi để có trải nghiệm.

Từ giác độ cầu du lịch việc xác định tính hấp dẫn của nơi đến du lịch cần tập trung vào việc phân tích 3 nhóm nhân tố:

+ Nhóm nhân tố cấp I,

+ Nhóm nhân tố cấp II,

+ Nhóm nhân tố cấp III

Sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố này tạo ra sức hút mạnh hay yếu của nơi đến đối với các thị trường khách du lịch khác nhau trên phạm vi toàn cầu. Mối quan hệ của ba nhóm nhân tố tạo ra tính hấp dẫn của nơi đến du lịch được thể hiện bằng sơ đồ.


- Nhóm nhân tố cấp I có tính ổn định cao, khó thay đổi tạo ra tính hấp dẫn lâu dài của nơi đến. Nhóm này bao gồm các yếu tố: tự nhiên, văn hóa, kết cấu hạ tầng và khoảng cách địa lý từ nơi du lịch đến với các nguồn khách. Nhóm nhân tố cấp I giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra thuộc tính đặc trưng, cốt lõi mang bản sắc của nơi đến du lịch.

- Nhóm nhân tố cấp II có đặc điểm dễ thay đổi tính cơ động cao và ảnh hưởng cục bộ. Sự biến động của mỗi yếu tố trong nhóm nhân tố này sẽ làm tăng hoặc giảm thuộc tính đặc trưng của nhóm nhân tố cấp I. Nhóm nhân tố này gồm đường lối phát triển du lịch của nơi đến, cung du lịch và chu kỳ sống của sản phẩm du lịch đặc trưng ở nơi đến. Trên thị trường du lịch quốc tế hoặc thị trường du lịch nội địa nhóm nhân tố cấp II đóng vai trò quyết định tới khối lượng và cơ cấu của cầu trong du lịch. Hệ thống luật pháp, hệ thống các công cụ chính sách của Nhà nước Trung ương và địa phương ở nơi đến du lịch trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới các chính sách đặc thù đối với lĩnh vực du lịch cơ chế điều hành của chính quyền các cấp để bảo đảm tính hiệu lực của hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế - xã hội. Tất cả các thành phần này đều có liên quan đến việc khuyến khích thu hút khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho khách thực hiện chuyến hành trình đến một nơi du lịch nào đó. Như vậy, đường lối phát triển du lịch ở nơi đến như là công cụ để “kéo” khách du lịch vào hoặc “đẩy” khách du lịch ra.

- Nhóm nhân tố cấp III có đặc điểm không ổn định luôn luôn thay đổi. Tính hấp dẫn của nhóm nhân tố này được xác định thông qua hoạt động marketing giá cả và cơ quan tổ chức du lịch ở nơi đến du lịch. Nhóm nhân tố này có vai trò truyền tải và làm cho tính hấp dẫn của các yếu tố trong nhóm nhân tố cấp I và cấp II đến với khách du lịch làm cho cung cầu du lịch gặp nhau. Tóm lại tính hấp dẫn của nơi đến du lịch là do tính hấp dẫn của ba nhóm nhân tố trên.


Bảng 1.1. Sơ đồ Mối quan hệ của ba nhóm nhân tố tạo ra tính hấp dẫn của nơi đến du lịch


Sức chứa tiềm năng Có nhiều định nghĩa về sức chịu tải của hệ sinh 1

- Sức chứa tiềm năng

Có nhiều định nghĩa về sức chịu tải của hệ sinh thái nhưng có thể điều đó là mức giới hạn mà hệ sinh thái và môi trường nơi đây có thể tiếp nhận được về lượng du khách, lượng rác thải, nước thải, nhiệt độ, ẩm độ… Mức giới hạn này được gọi là sức tải của khu du lịch. Nếu lượng khách du lịch vượt quá mức giới hạn này thì năng lực quản lý, khả năng chịu đựng của môi trường và hệ sinh thái sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, mất khả năng kiểm soát hoạt động của khách du lịch và hậu quả tất yếu là ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên của khu vực, sinh cảnh của khu du lịch sinh thái sẽ không còn tồn tại. Các loại sức tải như:

+ Sức tải sinh thái (Ecological capacity): Số lượng cực đại khách du lịch tại một vùng có thể có được mà hệ sinh thái của vùng không bị ảnh hưởng.

+ Sức tải tự nhiên (Physical capacity): Giá trị giới hạn tuyệt đối về mặt số lượng khách du lịch một vùng mà nguồn lợi tại đó có thể chịu đựng được. Sức tải tự nhiên bao gồm các thiết bị điện, cấp nước, chất thải rắn, lỏng, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông.

+ Sức tải môi trường (Environmental capacity): Số lượng cực đại khách du lịch có thể sống tại một khu vực mà không làm giảm sự hấp dẫn chung của nó.

1.1.10. Marketing Điểm đến du lịch

- Marketing điểm đến du lịch


Theo cuốn sách “Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” do tổ chức FUNDESO biên soạn và xuất bản thì marketing du lịch được định nghĩa:“là một quá trình trực tiếp cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra”.

- Hình ảnh điểm đến

Hình ảnh của điểm đến du lịch là sự kết hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của khách hàng về điểm đến. Do vậy, nó là yếu tố cơ bản tác động đến ứng xử mà người dân và du khách thể hiện đối với điểm đến. Tuy nhiên, hình ảnh điểm đến không xuất hiện một cách nhất thời, rời rạc, chủ quan giống như cảm nhận ban đầu đối với các thông tin nhận được về sản phẩm cụ thể. Hình ảnh điểm đến là sự nhận thức, hiểu biết tổng hợp về các sản phẩm và tài nguyên du lịch của điểm đến, đựơc hình thành qua thời gian với quá trình xử lý nhiều nguồn thông tin khác nhau của khách hàng. Một điểm đến du lịch được xem như là sự kết hợp của những yếu tố hấp dẫn, khả năng tiếp cận, cơ sở vật chất và tiện nghi, cũng như các hoạt động và dịch vụ bổ trợ.

Đối với du khách khi quyết định đến một điểm đến du lịch thì điểm du lịch đó tối thiểu phải có đủ ba yếu tố:

+ Đủ sức hấp dẫn đối với họ

+ Dễ dàng tiếp cận

+ Có các thông tin cần thiết về điểm đến

- Các hoạt động cơ bản của marketing điểm đến du lịch

Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản lý nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa điểm du lịch và khách hàng (khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng) thông qua việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của khách đối với điểm đến.


Tùy theo đặc điểm, phạm vi và quy mô điểm đến (quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương và điểm tham quan du lịch cụ thể ở từng địa phương) mà hoạt động marketing có thể sẽ có mức độ phức tạp khác nhau. Quá trình quản lý của marketing điểm đến bao gồm các bước sau đây :

+ Phân tích phạm vi, tiềm năng của điểm đến để xây dựng mục tiêu marketing

+ Nghiên cứu và phân đoạn thị trường

+ Định vị điểm đến và xây dựng hình ảnh điểm đến

+ Xác định các công cụ và phương tiện quảng bá cụ thể

+ Lập kế hoạch marketing bao gồm xây dựng chiến lược, nội dung và ngân sách marketing

+ Giám sát và đánh giá hoạt động marketing

- Quy trình lập kế hoạch marketing điểm đến du lịch

1.1.11. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch

a. Khái niệm

- Tuyên truyền theo nghĩa thông dụng là “giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo”. Tuyên truyền được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương tiện để truyền đạt thông tin như hệ thống báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử), quan hệ công chúng (PR)… [5]

Tuyên truyền được hiểu là việc giới thiệu, thuyết minh nhằm thu hút sự chú ý của mọi người về một sự vật, hiện tượng hoặc một sản phẩm cụ thể,… nhằm đạt được một mục đích nào đó của một chủ thể cụ thể (quốc gia, tổ chức, hay một cá nhân…). Tuyên truyền là một hiện tượng diễn ra rộng khắp trong các quốc gia trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… tuyên truyền có thể tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết, nhận thức của xã hội; trong kinh doanh nó có khả năng thuyết phục số lượng người mua lớn và có thể ít tốn kém hơn nhiều so với hoạt động quảng cáo.

- Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó bằng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí