Cơ Sở Lý Luận Về Thu Hút Khách Du Lịch Đến Với Khu Ramsar Tràm Chim



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHU RAMSAR TRÀM CHIM

1.1. Những khái niệm về du lịch

1.1.1. Du lịch

- Du lịch: Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm.

Bên cạnh đó, Luật Du Lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã nêu rõ:

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 3

- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.[48]

1.1.2. Du lịch sinh thái

- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.


- Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái: Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, (kết hợp với) bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương (Lindberg và Hawkins, 1993).

- Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN): Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích các hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực.

- Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. [2]

1.1.3. Khái niệm về Ramsar

- Theo công ước Ramsar (năm 1971), đất ngập nước được định nghĩa như sau:

Theo công ước Ramsar, (Điều 1.1), các vùng đất ngập nước được định nghĩa như sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6 m”. Ngoài ra, Công ước (Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước: “Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6 m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”.

- Theo chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: “Về vị trí phân bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông”. Đất ngập nước phải có ba thuộc tính sau (theo Cowardin và cộng sự, năm 1979):


+ Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.

+ Nền đất hầu như không bị khô.

+ Nền đất không có cấu trúc không rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.

- Theo các nhà khoa học Canada: “Đất ngập nước là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”.

- Theo các nhà khoa học New Zealand:“Đất ngập nước là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ước từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nước. Nước có thể là nước ngọt, nước mặn hoặt nước lợ. Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”

- Theo các nhà khoa học Oxtraylia:“Đất ngập nước là vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước tỉnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”.

- Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại Mỹ: “Đất ngập nước là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa giữa nước bề mặt hoặc nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa nước”. Đất ngập nước nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi những vùng đất tương tự. [2]

1.1.4. Du lịch bền vững

Khái niệm du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. [12]

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO đưa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Riode Janeiro năm 1992: “Du lịch bền


vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khác du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa đa dang sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. [13]

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế WTTC, 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

- Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và KBTB nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động - thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…) và cố gắng có lợi cho môi trường.

- Gần gũi về xã hội và văn hóa, nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.

- Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.

1.1.5. Khách du lịch

- Theo quan điểm cổ điển, để trở thành du khách thì phải thỏa mãn ba tiêu chí. Trước hết là phải rời nơi cư trú thường xuyên của mình để thực hiện chuyến đi du lịch.


Tiêu chí thứ hai là phải tiêu tiền tại nước đến và không làm bất cứ việc gì để kiếm thu nhập tại nước đến. Và tiêu chí thứ ba là thời gian chuyến đi phải trên 24 giờ, sở dĩ xác định thời gian tối thiểu như vậy để khách du lịch tiêu dùng dịch vụ lưu trú tại điểm đến.

Như vậy, du khách chỉ người tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình tới một nơi khác ở lại tối thiểu 24 giờ, tiến hành đi lại, ăn, ngủ, du ngoạn, vui chơi, giải trí, mua sắm nhằm đạt được sự hưởng thụ về tinh thần và vật chất.

- Liên Hiệp Quốc (năm 1963) định nghĩa về Du lịch như sau:“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

- Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam đã được ủy ban thường vụ thông qua ngày 08/02/1999 ghi rõ:

+ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người Nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005:“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

1.1.6. Nhu cầu du lịch

a. Khái niệm về nhu cầu du lịch: “Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nhu cầu


sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức và giao tiếp)”.

b. Nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển là do:

- Đi du lịch trở thành phổ biến

- Số thành viên trong gia đinh ít

- Khả năng thanh toán cao, phí tổn du lịch giảm dần

- Trình độ dân trí được nâng cao

- Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ

- Thời gian nhàn rỗi nhiều

- Mối quan hệ thân thiện, hòa bình giữa các quốc gia

- Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống.

- Các xu huớng du lịch sinh thái, du lịch tôn giáo tín ngưỡng phát triển nhanh

1.1.7. Sản phẩm du lịch

a. Định nghĩa:

Điều 4 chương I, Luật Du Lịch năm 2005:“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Từ định nghĩa trên thì phương thức tiếp cận là một nhân tố vô cùng quan trọng, là nguyên nhân chính tăng lượng khách du lịch vì thực sự chúng tác động thông qua cách giới thiệu sản phẩm, sử dụng các tiện nghi, giá cả ổn định…

b. Đặc tính của sản phẩm du lịch:

- Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

- Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước.

- Thời gian mua sản phẩm cho đến khi thấy, sử dụng sản phẩm quá lâu.

- Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng.

- Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của các ngành kinh doanh khác nhau.

- Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng… không thể tồn kho.


- Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm sút

- Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với công ty bán sản phẩm.

- Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự dao động về tiền tệ, chính trị.

1.1.8. Thị trường du lịch

a. Quan niệm về thị trường du lịch

- Lý thuyết du lịch lần đầu tiên được đưa ra do các giáo sư người Thụy Sỹ là Hunziker và Krapf “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc của họ”.

- Qua nghiên cứu một số quan niệm về du lịch có thể rút ra điểm chung nhất: Du lịch là một phạm trù phản ánh hoạt động của con người rời khỏi nơi lưu trú thường xuyên không nhằm mục đích sản xuất mà nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần thông qua các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí...

b. Khái niệm và phân loại thị trường du lịch

- Khái niệm thị trường du lịch.

“Thị trường du lịch là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ du lịch dưới tác động của các quy luật thị trường”

- Thị trường du lịch có các chức năng cơ bản sau:

+ Chức năng thực hiện

+ Chức năng điều tiết

+ Chức năng thông tin

- Phân loại thị trường du lịch.


+ Căn cứ vào vị trí địa lý và biên giới lãnh thổ, thị trường du lịch chia làm hai loại là thị trường du lịch quốc gia và thị trường du lịch quốc tế.

+ Căn cứ vào đặc điểm không gian của cung và cầu có thể chia thành thị trường nhận khách và thị trường gửi khách.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng, thị trường du lịch được phân thành hai loại là thị trường du lịch thực tế và thị trường du lịch tiềm năng.

+ Căn cứ vào tính thời vụ trên thị trường du lịch có thị trường du lịch thời vụ và thị trường du lịch quanh năm.

+ Căn cứ vào đặc thù của hàng hóa dịch vụ du lịch có thể chia thành các loại thị trường du lịch như: Du lịch khách sạn, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch Motel, du lịch Bungalow, du lịch camping, du lịch nhà trọ thanh niên, làng du lịch...

+ Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch có các loại thị trường: Du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...

+ Căn cứ vào phương tiện giao thông có các loại hình: Du lịch đi bộ, du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ, du lịch máy bay…

c. Đặc trưng của thị trường du lịch

Thị trường du lịch có tính độc lập tương đối được thể hiện ở một số đặc trưng cơ bản sau:

- Thị trường du lịch gắn liền với khách du lịch.

- Trên thị trường du lịch về cơ bản không có sự dịch chuyển khối lượng hàng hóa.

- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ nét.

- Thị trường du lịch hình thành ở cả nơi khách đến và nơi xuất phát của du khách.

- Đối tượng trao đổi chủ yếu trên thị trường du lịch là dịch vụ, hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Cung, cầu trên thị trường du lịch có sự tách biệt cả về không gian và thời gian.

- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn so với trao đổi hàng hóa thông thường. [20]

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí