Lên Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Tổng Thể Và Bền Vững


các hội chợ, diễn dàn du lịch và các sự kiện thể thao văn hoá khác.‌


2. Hướng phát triển của du lịch Việt Nam


2.1 Xu thế phát triển cuả du lịch thế giới


Ngành du lịch hiện nay đã được các chuyên gia có uy tín tổng kết có 5 xu hướng phát triển cơ bản:

Thứ nhất, du lịch trở thành nhu cầu phổ biến và cần thiết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Kinh tế thế giới phát triển đã thúc đẩy đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng cao, theo đó nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm cũng tăng theo. Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày một hoàn thiện hơn. Du lịch không còn là một nhu cầu của riêng nhóm dân cư nào nữa và đã trở thành một hiện tượng mang tính đại chúng. Đây là xu hướng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của du lịch thế giới.

Thứ hai, các quốc gia đều chú trọng phát triển du lịch

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 9


Du lịch được xem là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Về mặt kinh tế, du lịch thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, tăng cường “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình”, giúp tăng thu ngoại tệ…; Về mặt xã hội, nó góp phần nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần của con người, tôn tạo và phát triển văn hoá, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế v.v… do vậy các nước đều có chiến lược phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Thứ ba, xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá du lịch.


Xu hướng hợp tác du lịch ngày càng phổ biến trên thế giới, các quốc gia đều tích cực tham gia các hiệp định xong phương và đa phương, các cuộc hội thảo, hội chợ về du lịch. Các tour du lịch giữa các quốc gia cũng được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình


của khách. Các thủ tục thông quan giữa các quốc gia cũng có xu hướng đơn giản hơn, thuận tiện hơn cho hành khách. Xu thế chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển và phát triển diễn ra tạo điều kiện cho du lịch ở các nước đang phát triển rút ngắn khoảng các với các nước phát triển. Trong điều kiện đó, nhiều tập đoàn kinh tế trong khu vực như các tập đoàn khách sạn, lữ hành, hàng không… có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu được thành lập nhằm giúp đỡ cho du lịch các nước thành viên phát triển.

Bên cạnh xu thế quốc tế hoá thì cạnh tranh giữa các quốc gia về du lịch cũng đang diễn ra hết sức gay gắt, trong điều kiện đó mỗi nước đều giữ gìn và nỗ lực phát huy bản sắc dân tộc, điều kiện tự nhiên làm thế mạnh du hút du khách.

Thứ tư, xu thế hạn chế tính thời vụ trong du lịch.


Tính thời vụ trong du lịch gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Vào mùa du lịch chính, khách du lịch thường rất đông gây hiện tượng quá tải ngành du lịch, ngược lại ngoài vụ khách du lịch thưa thớt, không đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu quả du lịch, các nước đều cố gắng kéo dài mùa du lịch và san bớt khách du lịch từ khu du lịch chính sang các khu vực khác và vào các thời điểm khác nhau trong năm. Nhiều quốc gia phát triển nhiều loại hình du lịch đặc biệt là các loại hình du lịch vào mùa đông vốn là mùa có ít du khách, tăng cường tuyên truyền quảng cáo… để dần dần hạn chế tính mùa vụ.

Thứ năm, xu thế thiết lập môi trường du lịch an toàn.


Thực tế cho thấy rằng, môi trường du lịch lành mạnh, trật tự, an ninh xã hội tốt, chế độ chính trị ổn định là điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển. Sau một số sự kiện như vụ khủng bố 11/9/2001, dịch SARS năm 2003, cúm


gia cầm 2004, sóng thần 12/2004… tiêu chí an toàn khi đi du lịch được đặt lên hàng đầu. Một số quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh như Palestine, Pakistan du lịch hầu như không phát triển.

2.2 Xu hướng phát triển của du lịch Đông Nam Á


Trong xu thế phát triển chung của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng chịu tác động của xu thế phát triển toàn cầu hoá. Vì vậy thị trường du lịch ASEAN cũng mang đầy đủ xu thế chung của thị trường du lịch thế giới, ngoài ra trong những năm những năm gần đây thị trường ASEAN còn thể hiện một vài xu hướng đặc trưng riêng của khu vực.

Một là, xu hướng đa dạng hoá sản phẩm du lịch


Trước đây khi nghĩ đến du lịch ASEAN, là du khách nghĩ ngay đến du lịch biển. Nhưng trong những năm gần đây cánh nghĩ này đã ít nhiều thay đổi, các nước ASEAN đã chú trọng đến việc đa dạng hoá dịch vụ du lịch. Ngày nay, ngoài thế mạnh du lịch biển, ASEAN còn được biết đến như một thiên đường mua sắm, các lễ hội du lịch hoành tráng, các show diễn nghệ thuật cả truyền thống lẫn hiện đại, du lịch khám phá thiên nhiên cũng đang được chú ý phát triển… Có thể thấy từ du lịch hướng tới mảng thị trường rộng, ASEAN đang mở rộng khai thác thêm các thị trường nhánh và khai thác tối đa tiền năng du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, để giảm bớt tính mùa vụ, một số loại hình du lịch mùa đông cũng bắt đầu được chú ý phát triển.

Hai là, du lịch hướng tới các giá trị truyền thống.


Các nước ASEAN với nền văn minh lúa nước là nơi giao lưu của nhiều nền văn hoá, nhiều sắc tộc, tôn giáo, ASEAN là nơi có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Nhận biết lợi thế này các nước ASEAN đã đưa tính dân tộc vào trong sản phẩm du lịch nhằm tạo tính ấn tượng, độc đáo cho sản phẩm du lịch. Trong các chiến dịch quảng bá du lịch hiện taị của các nước ASEAN


gần đây đều lấy nét dân tộc truyền thống làm điểm nhấn thu hút khách như chương trình “Truly asia” của Malaysia, “Thailand unforgetable”, “Độc đáo Singapore”…

Ba là, xu thế hợp tác trong khu vực.


Hiện tại nhờ có các hiệp định được ký kết, công dân các quốc gia đi du lịch trong nội khối ASEAN dễ dàng hơn trước rất nhiều. Hiệp định khung ASEAN về miễn Visa (FAVE) đã được ký kết ngày 25/7/2007 vừa qua tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 39 ở Kuala Lumpur. Theo đó, các công dân ASEAN sẽ được du lịch miễn visa tới các nước thành viên tối đa 14 ngày. Điều đó có nghĩa rằng các nước như Myanmar trước đây chỉ cho phép công dân Thái Lan và Phillipines được miễn visa khi du lịch vào nước mình thì bây giờ phải thực hiện chính sách miễn visa này với công dân các nước ASEAN khác. Chương trình “Phát triển du lịch Mekong“ trong vùng sông mekong mở rộng, gồm sáu nước (Myanmar, Lao, Cambodia, Vietnam, Tỉnh Hải Nam (Trung Quốc, Thailand) hỗ trợ phát triển du lịch giữa sáu nước với nguồn vốn hỗ trợ từ tổ chức ADB. Lượng khách du lịch trong nội khối ngày càng tăng, các tour du lịch gắn kết giữu các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều quốc gia trong một chuyến hành trình của du khách tăng tính hấp dẫn chung cho du lịch khu vực.

Bốn là, xu hướng cạnh tranh giữa các quốc gia.


Cùng nằm trên một khu vực địa lý lại có nhiều nét văn hoá tương đồng nên du lịch giữa các quốc gia có thể được du khách lựa chọn thay thế nhau, theo đó cạnh tranh du lịch trong khu vực diễn ra hết sức gay gắt. Các nước không ngừng đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, liên kết các lĩnh vực nằm trong sản phẩm dịch vụ như hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí để giảm giá thành trung tạo ra tính cạnh tranh cao về giá. Nét độc đáo của tài nguyên du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá… cũng được


nhấn mạnh qua đó thể hiện nét độc đáo sức hút riêng của mình.


2.3 Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam


Xuất phát từ quan điểm và phương hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Trong giai đoạn vừa qua, "chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2000-2010" đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và "Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006- 2010" xác định những mục tiêu chính cần đạt được như sau:

Về kinh tế, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm tỉ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Phát triển du lịch phải gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Về văn hoá xã hội, phát triển du lịch đi đôi với giữ gìn và tôn tạo các giá trị nhân văn. Du lịch phát triển phải góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới, giữa các vùng miền trong cả nước đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng thời du lịch phải tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.

Về an ninh-chính trị, du lịch góp phần nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam, giúp giới thiệu đất nước Việt Nam với bạn bè năm châu. Đồng thời giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội, hạn chế mặt trái của du lịch.

Về môi trường, du lịch phải tôn tạo và bảo vệ môi trường, tránh các tác


động tiêu cực của du lịch đến môi trường sinh thái và giá trị nhân văn của các khu du lịch.

Về mục tiêu cụ thể


Thu hút du khách, đến năm 2010 đón khoảng 6-6,5 triệu du khách quốc tế, 25 đến 30 triệu du khách nội địa tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10-20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15- 20%/năm.

Thu nhập du lịch, phấn đấu thu nhập du lịch đến năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD tương ứng với 6,5 phần trăm GDP cả nước.

Xây dựng mới và trang bị lại trang thiết bị khoa học kỹ thuật, xây dựng bốn khu du lịch tổng hợp và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; chỉnh trang nâng cấp các tuyến đường, điểm du lịch quốc gia và quốc tế. Các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương.

Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch năm 2010 là 2,5 tỷ đô, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch là 1,57 tỷ.

Tạo công ăn việc làm cho xã hội, đến 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, trong đó có khoảng 350.000 việc làm trực tiếp.

3. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam


Phát triển du lịch là một chiến lược trọng tâm mà Đàng và nhà nước ta luôn quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn. Do vậy để phát triển du lịch theo đúng hướng cần phải có những giải pháp và chiến lược khoa học, hợp lý. Qua nghiên cứu tổng quan về du lịch Việt Nam, kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới, xu hướng phát triển của du lịch trong tương lai và mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam của Đảng và Nhà nước, xin đưa ra một số giải


pháp nhằm góp phần phát triển du lịch nước ta.


3.1 Lên kế hoạch phát triển du lịch tổng thể và bền vững


Du lịch Việt Nam cần một kế hoạch phát triển tổng thể thật chi tiết, có tính pháp lý cao cho từng địa phương với tầm nhìn lâu dài đến năm 2010 và 2020, có tính đến qui hoạch của các nước trong khu vực để tăng tính liên kết và cạnh tranh trong phát triển. Hạn chế tính trùng lặp về sản phẩm trên cơ sở khai thác và tạo những nét đặc trưng cho từng vùng, từng địa phương và bản sắc của du lịch Việt Nam để làm được điều đó chúng ta cần các hành động cụ thể và thiết thực để chương trình gắn sát với tình hình thực tế, chương trình có thể thực hiện theo các bước:

Bước 1: Lập chương rà roát, đánh giá lại tài nguyên, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch trên phạm vi toàn lãnh thổ. Từ đó nắm rõ tiềm năng của từng địa phương và tiền năng chung của đất nước làm cơ sở cho kết hoạch phát triển du lịch quốc gia, xác định hướng phát triển ưu tiên. Chương trình này nên có sự tham gia của nhiều bộ phận, ban ngành địa phương, đặc biệt nên có sự đóng góp ý kiến của các công ty du lịch lữ hành và tư vấn của các chuyên gia nước ngoài để tạo được cái nhìn khách quan và toàn diện.

Bước 2, Tổ chức các cuộc hội thảo, các công trình nghiên cứu qui mô, cử người đi khảo sát học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài, khảo sát ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.

Bước 3: Thành lập một ban cố vấn gồm đại diện của nhiều thành phần các doanh nghiệp, các chuyên gia và tổ chức nước ngoài …

Bước 4: Đề suất các mô hình phát triển và lựa chọn một mô hình phù hợp nhất. Qua khảo sát nghiên cứu có thể đưa ra một một số mô hình phát triển du lịch, tham khảo một số mô hình mà các quốc gia khác đang áp dụng từ đó chọn ra một mô hình phù hợp nhất vời điều kiện của Việt Nam.


Bước 5, Thành lập ban chỉ đạo thực hiện giám sát kế hoạch, có sự tham gia phối hợp từ trung ương các bộ ban ngành có liên quan đến địa phương.

Bước 6, Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương trong việc thực thi kế hoạch, cần có sự hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, đào tạo nhân lực cho địa phương có đủ chuyên môn lẫn hiểu biết về kế hoạch tổng thể để thực hiện đúng qui hoạch của địa phương và mục tiêu chung kế hoạch đã đề ra.

Bước 7: Thường xuyên kiểm tra giám sát, nếu có sai phạm, chưa phù hợp ban chỉ đạo nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh và giải pháp xử lý tình huống.

Có như vậy chương trình đưa ra mới hợp lý và thiết thực, giúp nguồn vốn đầu tư cho du lịch được rót đúng hướng và tránh cho địa phương tránh lúng túng trong việc phát triển du lịch.

3.2 Thiết lập chính sách đầu tư du lịch hợp lý


3.2.1 Đầu tư các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế làm động lực cho du lịch quốc gia

Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát thấp so với các nước trong khu vực, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên du lịch sẵn có. Trong sự thành công của các nước trong khu vực đều có vai trò đầu tầu của các trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế được qui hoạch ngay trong những giai đoạn đầu. Việt Nam đang thiếu các khu du lịch như vậy để tạo động lực cho du lịch trong nước. Trong thời gian tới nên chăng chúng ta đầu tư một số khu du lịch như vậy để thu hút du khách đặc biệt là du khách có khả năng chi trả cao. Hiện tại chúng ta có thể nâng cấp các khu du lịch đã có sẵn và đầu tư các khu mới. Một khu du lịch mang tầm hiện đại mang tầm cỡ quốc tế đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực, với tiềm lực của nước ta còn nhiều khó khăn, chúng ta có thể lựa chọn đầu tư một khu thí

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí