Có Chế Thông Thoáng Nhằm Thu Hút Vốn Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước


điểm, trên cơ sở thành công của khu này có thể nhân rộng và kêu gọi đầu tư thêm các trung tâm hiện đại tương tự.

Một số khu du lịch trong nước như khu du lịch biển Nha Trang, Khu nghỉ mát Đà Lạt… có thể nâng tầm vóc và qui mô thành những điểm đến du lịch quốc tế, bằng cách mở rộng qui mô, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm các dịch vụ mới, chuyên nghiệp hoá đội ngũ, tăng cường quảng bá… Phát triển các du lịch từ các trung tâm đã có sẵn có ưu điểm là tận dụng được những điều kiện trước đó như cơ sở hạ tầng, nhân lực du lịch, thương hiệu đã có sẵn… Tuy nhiên cũng có điểm bất lợi như cung cánh làm việc theo nếp cũ, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được điều kiện mới, khó khăn trong việc đầu tư mở rộng do phải đền bù, giải phóng mặt bằng, thiếu đồng bộ giữa cái cũ và cái mới… Ngoài ra các khu du lịch này đều nằm đan xen trong các khu dân cư, hoạt động du lịch tác động đến đời sống của cư dân sở tại và ngược lại người dân cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động nghỉ dưỡng của du khách nên việc có thêm các khu du lịch mới là cần thiết.

Đầu tư các khu du lịch mới, theo nhận định của nhiều chuyên gia việc hoạch định các khu du lịch mới hiện đại, qui mô lớn hiện nay đối với Việt Nam là cần thiết. Nó sẽ đóng vai trò làm động lực thúc đẩy và góp phần tạo bộ mặt mới cho du lịch quốc gia. Như các nước Đông Nam Á khác Việt Nam cũng có thế mạnh về du lịch Biển, nhưng hiện tại các bãi biển đang được khai thác khá nhỏ, những bãi biển lớn nhất cũng chỉ có chiều dài 10-15km2, qui mô mới chỉ đáp ứng đủ nhu cầu một nhỏ du khách. Trong khi đó nước ta còn nhiều vùng biển và biển đảo chưa khai thác có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và diện tích phù hợp cho du lịch biển trên qui mô rộng, đặc biệt là một số vùng biển đảo như Phú Quốc, Côn đảo, Cát Bà… những nơi này cách biệt đất liền, điều kiện hoang sơ rất phù hợp để xây dựng mới từ đầu một khu du lịch khép kín mang tầm vóc lớn. Một khu du lịch mới tương tự như Bali


(Indonexia), Puket (Thailand)… sẽ điểm nhấn và tăng sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực. Là một đất nước có sự ổn định về chính trị, an toàn về mặt xã hội chắc chắn Việt Nam sẽ được nhiều du khách cân nhắc lựa chọn.

Để thu hút được nguồn vốn, các trọng điểm du lịch này nhất thiết phải có các ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế, thuê đất, kêu gọi sự tham gia đầu tư, góp vốn của nước ngoài, thành phần kinh tế tư nhân đặc biệt là lực lượng Việt kiều. Khi đi vào hoạt động, ngoài cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, nên có thêm nhiều tiện ích nhằm thoả mãn tối đa mục đích du lịch của du khách như các cửa hàng tiện ích miến thuế, điểm đổi tiền, điểm chấp nhận thẻ v.v… đơn giản hoá thủ tục cho du khách đến từ một số khu vực trên thế giới và luôn đảm bảo an ninh tốt.

3.2.2 Có chế thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước


Với tốc độ phát triển 20%/ năm du lịch Việt Nam đang rất thiếu vốn cho phát triển nhưng cũng đồng thời là mảnh đất mầu mỡ để thu hút các nhà đầu tư. Nếu chúng ta có được một cơ chế thông thoáng thì dòng vốn đầu tư cho du lịch sẽ được khai thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Thực hiện nghiêm chỉnh các các cam kết trong quá trình hội nhập hội nhập, cắt giảm thuế theo đúng lộ trình, mở cửa nhiều hoạt động kinh doanh du lịch. Khi cánh cửa thị trường du lịch đã được thông thương với thế giới, du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn dồi dào từ bên ngoài.

Đi đôi với hội nhập du lịch, Việt Nam chúng ta cũng phải có những bước chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn từ bên ngoài và cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn với các nước trong khu vực như:

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 10

- Tổ chức hội thảo đầu tư du lịch Việt Nam, trong và ngoài nước giới thiệu du lịch Việt Nam và cơ hội đầu tư du lịch tại Việt Nam.


- Nhà nước đứng ra xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản tại những địa điểm định hướng thu hút vốn đầu tư du lịch.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài như không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế chưa phát triển, đơn giản thủ tục đầu tư nước ngoài v.v…

Bên cạnh chủ động thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, ngành du lịch Việt Nam phát huy nội lực bằng nguồn vốn trong nước là rất cần thiết:

- Khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào du lịch.

- Có chính sách thu hút vốn từ các ngành kinh doanh kém hiệu quả khác sang du lịch.

- Đối với một số dự án kinh tế có thể cho phép huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.

- Trên cơ sơ thế mạnh và đặc điểm của tùng vùng từng giai đoạn tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư du lịch, khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là sự tham gia nhiều hơn của thành phần kinh tế tư nhân, từng bước hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý đối với du lịch


3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hành chính


Đẩy mạnh cải cánh hành chính, phân cấp theo hướng gọn nhẹ. Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ địa phương, tạo điều kiện cho họ đi học tập, đi thực tế ở các địa phương khác.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành tập đoàn du lịch


Việt Nam hoặc các tổng công ty du lịch mạnh, đa dạng hoá sở hữu bằng cách đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các công ty này, thành lập mới công ty cổ phần, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội vào phát triển du lịch.

3.3.2 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội

Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội. Hiệp hội Du lịch phải là cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi cho các thành viên, và làm sợi dây liên kết cho các doanh nghiệp du lịch, thông qua Hiệp hội Du lịch các doanh nghiệp có thể:

- Đề xuất ý kiến lên các cấp quản lý địa phương và trung ương


- Liên kết và phối hợp với nhau trong hoạt động kinh doanh


- Hiệp hội với tư cách là tổ chức đại diện có thể phát động các chiến dịch quảng bá hình ảnh, tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch trên thế giới

- Nhân danh mình có thể giúp đỡ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các thành viên.

- Sự có mặt của hiệp hội có thể đóng vai trò trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các thành viên

- Tư vấn về pháp luật, cơ chế chính sách v.v…


3.3.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các ngành các cấp có liên quan

Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương, tăng cường phối hợp giữa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch với các địa


phương Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan quản lý du lịch tại các địa phương qua đó tăng cuờng hiệu quả quản lý. Tạo mối liên hệ mật thiết và thông suốt từ trên xuống dưới. Trong đó ban chỉ đạo nhà nước về Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Tổng cục Du lịch cần thường xuyên giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo đúng kế hoạch, đường lối phát triển chung, có những điều chỉnh và cố vấn về cơ cấu tổ chức hoạt động du lịch tại các địa phương khi cần. Các địa phương là người cụ thể hoá các chỉ đạo từ Trung ương, Bộ văn hoá, thể thao & du lịch, Tổng cục Du lịch cần tuân thủ các chính sách, ý kiến chỉ đạo từ trên, đóng góp ý kiến khi lên trên và ra các quyết định xử lý tình huống trong quyền hạn và tránh nhiệm của mình.

Phối hợp giữa ngành du lịch với các bộ ngành liên quan, là một ngành kinh doanh tổng hợp, sự phát triển du lịch cần có sự phối hợp giữa ngành du lịch và các bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên-môi trường, Bộ Giáo dục-đào tạo, Bộ Thông tin-liên lạc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Nhà nước, Hải quan, Công an và nhiều bộ ban ngành khác trong các vấn để như nâng cao ý thức toàn dân về du lịch; chính sách khuyết khích đầu tư; hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải; tạo môi trường du lịch an toàn, bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn; quản lý các doanh nghiệp du lịch v.v…

Trong đó cần phân định rõ phạm vi chức trách giữa các bộ nhằm tạo điều kiện thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch chung, tránh chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ. Trong nhiều vấn của du lịch có liên quan tới nhiều bộ, ngành chức năng cần sự phối hợp đồng bộ để giải quyết giữa nhiều cấp, có thể thành lập thành lập các tổ công tác chuyên trách, tạo các tiền lệ, dự đoán các tình huống xảy ra để đưa các biện pháp giải quyết nhằm nhanh


chóng tháo gỡ khó khăn.


Thắt chặt quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và hành nghề du lịch, kinh doanh du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm, nếu làm không tốt sẽ gây tác động xấu đến môi trường, đời sống nhân dân, đặc biệt là làm tổn hại uy tín, hình ảnh của Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế. Do đó việc kinh doanh du lịch và các cá nhân hành nghề du lịch cần phải có các điều kiện nhất định.

Đối với cá nhân làm việc trong ngành du lịch:


- Có các qui định về độ tuổi (với một số nghiệp vụ du lịch có thể có), sức khoẻ, đạo đức v.v…

- Chứng chỉ hành nghề: Tuỳ vào từng vị trí lao động có thể đòi hỏi chứng chỉ du lịch du lịch hoạc không, chứng chỉ ở cấp độ nào.

Đối với các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải có thêm các qui định:


1. Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn sau:

Vốn pháp định: Có thể qui định số vốn bắt buộc đối với một số doanh nghiệp kinh doanh một số loại hình du lịch đặc biết là đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Qui định về lao động trong doanh nghiệp: yêu cầu về tỉ lệ nhân viên có các chứng chỉ du lịch, chứng chỉ bắt buộc riêng cho từng vị trí.

Bảo hiểm du lịch: Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khi thực hiện các tour du lịch quốc tế bắt buộc phải mua bảo hiểm du lịch cho du khách.

Chất lượng dịch vụ tour du lịch: có các đợt khảo sát chất lượng tour du lịch như phương tiện chuyên chở hành khách, khách sạn nhà nghỉ, thực đơn cho du khách có đúng như đã giới thiệu và đảm bảo chất lượng hay không.

2. Đối với các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,


resort


Tại một số vùng du lịch, khu trọng điểm du lịch quốc gia, định kỳ có

thể tổ chức các đợt khảo sát dịch vụ, rút giấy phép hoạt động hoặc cho ngừng hoạt động của các cơ sở vi phạm.

Những doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn sẽ được phép hoạt động trong ngành du lịch, ngoài ra còn trao cho họ nhiều ưu đãi khác để khuyến khích họ tiếp tục làm ăn chân chính.

- Đặt đường link từ các trang web chính thức của ngành Du lịch Việt Nam đến các Website của các doanh nghiệp.

- Nêu tên trong các danh sách doanh nghiệp đảm bảo chất lượng trong các cuốn sách, CD giới thiệu du lịch Việt Nam ra thế giới.

- Được phép là thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch.

- Và nhiêu ưu đãi, thuận lợi khác.

3.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính và xuất nhập cảnh Hải quan


Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng phù hợp với điều kiện đất nước và thông lệ quốc tế.

3.4.1 Chính sách tài chính


Có chính sách ưu tiên thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được.

Có những ưu đãi về thuế như ưu tiên, miễn giảm, chậm nột thuế, giảm tiền thuế đất, giảm lãi suất đối với một số dự án ưu tiên tại một số vùng trọng điểm du lịch.

3.4.2 Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan


Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hải quan, ngoài các nước trong khu


vực Đông Nam Á, và hai nước Hàn Quốc, Nhất Bản chúng ta có thể xem xét miễn visa cho một số nước trong các khu vực khác để thu hút tăng lượng khách du lịch từ nhiều khu vực.

Tăng cường trang thiết bị hiện đại, cải tiến qui trình kiểm tra tại các cửa khẩu quốc trong việc kiểm hành khách, hành lý, y tế, xử lý vệ sinh v.v…

Mở thêm một số dịch vụ thuận tiện cho du khách như đổi tiền, thu đổi trực tiếp ngoại tệ, các quầy hàng miễn thuế, thông tin du lịch v.v…

3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch

3.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng


Hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra đăc biệt là hệ thống đường giao thông phương tiện vận chuyển công cộng. Đây là yếu kém chung của toàn nền kinh tế chứ không riêng gì du lịch nên để khắc phục vấn đề này đòi hỏi thời gian lâu dài. Thế nhưng trước mắt du lịch có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Đối với hệ thống giao thông có thể ưu tiên xây dựng các sân bay quốc tế nằm gần trọng điểm du lịch, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường nối các điểm du lịch với các hệ thống đường chất lượng tốt.

- khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo các dự án BOT, tạo nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư du lịch có kèm theo nâng cấp hạ tầng cơ sở vùng du lịch.

- Thanh tra khảo sát cơ sở hạ tầng tại các địa điểm du lịch, những nơi không đủ tiêu chuẩn nhanh chóng có biện pháp khác phục. Có biện pháp xử lý các doanh nghiệp du lịch hoạt động gây ô nhiễm môi trường, chất lượng dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn.

Về lâu dài Việt Nam cần mở rộng thêm nhiều tuyến đuờng, cải thiện,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022