Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Đà Nẵng Trong Những Năm Vừa Qua


phối hợp khảo sát các tour mới và chào bán các tour cho thị trường trong và ngoài nước; vận động các tổ chức trong và ngoài nước như Vietnam Airlines, Việtjet Air... giảm giá vé để tổ chức chương trình Famtour cho các hãng lữ hành; trở thành đối tác tham gia các chương trình du lịch của Thành phố; tổ chức hội thảo thống nhất giá sàn về buồng phòng, giá tour, giá dịch vụ tiến tới hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp… Tuy nhiên, HHDL thành phố vẫn chưa có biên chế chính thức cho nhân viên. Thêm vào đó chủ tịch và phó chủ tịch hiệp hội hiện tại đều đang quản lý các khách sạn lớn nên không đủ thời gian để có thể cống hiến cho công việc của hiệp hội. Kết quả là HHDL chưa có được sự đóng góp tích cực từ hoạt động của các hội viên.

2.2.2.4 Hoạt động xúc tiến – quảng bá du lịch

Các hoạt động xúc tiến đã được triển khai có hiệu quả như:

- Tổ chức famtrip (tour khảo sát các tuyến điểm dành cho các công ty lữ hành và các hãng du lịch quốc tế), chương trình quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng như Thái Lan, Nhật, Trung Quốc và Singapore.

- Tổ chức hội nghị khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội.

- Phát hành cẩm nang du lịch Đà Nẵng, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan… nâng cấp và liên kết trang web du lịch thành phố với các trang web uy tín trong và ngoài nước

- Quảng bá du lịch Đà Nẵng trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử DL thành phố Đà Nẵng; xuất bản các ấn phẩm du lịch, xây dựng các quầy tra cứu thông tin du lịch; tổ chức các chương trình: Đà Nẵng - điểm hẹn mùa hè, Cuộc thi đầu bếp giỏi và nhiều hoạt động khác nhằm thu hút du khách.

- Đã xúc tiến các đường bay quốc tế trực tiếp từ Đài Loan, Singapore, Quảng Châu đến Đà Nẵng. Riêng Nhật Bản và Hàn Quốc mới có các chuyến bay charter, đường bay quốc tế Macau - Đà Nẵng và Thượng Hải - Đà Nẵng. Đối với các đường bay nội địa, đã mở thêm đường bay Đà Nẵng - Đà Lạt, nâng số đường bay nội địa từ Đà Nẵng đi các tỉnh lên 06 đường bay.


- Ngoài ra công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa 03 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã được quan tâm đẩy mạnh qua việc liên kết xúc tiến bằng các hình thức tổ chức roadshow, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

2.3 Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng trong những năm vừa qua

2.3.1. Tình hình du khách

2.3.1.1 Số lượng khách du lịch

Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng và các TP lớn tại Việt Nam

ĐVT: nghìn lượt người



NĂM

Hà Nội

Nha Trang

Đà Nẵng

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

2008

1.300,00

7699,8

315,59

1.281,64

353,7

915,45

2009

1.013,00

9.200,00

281,2

1.298,88

314,2

1.014,69

2010

1.700,00

10,600,00

281,98

1.555,28

367,00

1.400,00

2011

1887,00

11.660,00

440,39

1.739,62

534,1

1.840,89

2012

2.100,00

12.826,00

530,66

1.787,29

630,9

2085,65

2013

2.580,00

14.000,00

712,00

2.300,00

743,00

2.347,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Ng n: ng V ệ N m Bảng 2.2 cho ta thấy số khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng không ngừng tăng riêng năm 2009 do ảnh hưởng dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế, nhưng sau đó bằng mọi nổ lực thành phố vượt qua Nha Trang về số lượng khách nội địa (2010), cũng trong năm này lượng khách nội địa tăng 37 so với năm 2009 và đây

cũng là dấu hiệu tốt nhằm bù đắp cho du lịch quốc tế có tăng trưởng âm (2009).

Từ sau năm 2010, du lịch Đà Nẵng hầu như tăng trưởng khá ổn định so với Thủ đô Hà Nội và Nha Trang một trong những lý do cho sự phát triển ổn định một phần là chính sách của thành phố và phần còn lại là do một số dự án thành phố đã hoàn thành.


Bảng 2.3: Tỷ lệ khách khách du lịch quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng

ĐVT: Nghìn lượt khách



2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Quốc tế

299,59

353,70

314,17

367,00

534,14

630,91

743,00

Tỷ lệ %


18%

-11%

16%

46%

18%

18%

Nội địa

724,43

915,45

1.014,69

1.400,00

1.840,90

2.028,65

2.347,00

Tỷ lệ %


26%

10,8%

38%

31.5%

10%

17%

Ng n: ng V ệ N m


Biểu đồ 2 1 Lượng khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng Ng n ng V ệ N m 1

Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng

Ng n: ng V ệ N m

Trong một một vài năm trở lại đây cụ thể 2008-2013 đã có những chuyển biến tích cực và không ngừng mở rộng về qui mô cả khách nội địa lẫn khách quốc tế. Số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2007-2013 (Bảng 2.3 và biểu đồ 2.1) có xu hướng tăng nhanh ngoại trừ 2009 (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu), với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18 /năm. Năm 2008 Đà Nẵng đón được 353.696 luợt khách thì đến 2010 con số này tăng lên 367.000 lượt khách (tăng 1.03 lần) và năm 2012 là 630.908 lượt khách (tăng gần gấp 2


lần). Cùng với sự tăng trưởng của khách quốc tế hàng năm thì khách nội địa cũng không cũng chiếm chiếm một tỷ lệ lớn với số lượng khách tăng đều hàng năm. Nếu so với khách quốc tế có những năm tăng trưởng âm (2009 khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cúm A/H5N1) thì khách nội địa lại tăng 10,8 , con số này tuy không cao so với một số năm khác (2010 tăng 38 ) nhưng cũng cho thấy thị phần khách nội địa đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của thành phố, và cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố.

Về cơ cấu khách du lịch, biểu đồ 2.1 cho thấy khách du lịch nội địa luôn chiếm thị phần cao với tỷ lệ trên 60 trong tổng số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong suốt giai đoạn 2007-2013, đáng chú ý trong sáu năm trở lại đây, mặc dù có sự tăng rất nhanh của lượng khách du lịch nội địa đến thành phố nhưng số lượng khách du lịch quốc tế lại tương đối ít biến động. Cụ thể là, tốc độ tăng trưởng bình quân của lượt khách du lịch quốc tế trong thời kỳ này là 16-18%/ năm, trong khi đó con số này với khách du lịch nội địa thì tăng giảm thất thường, nhưng nhìn chung vẫn cao khoảng 2,5 lần so với khách du lịch quốc tế. Biểu đồ

2.1 cho thấy khi khoảng cách giữa số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến với thành phố Đà Nẵng ngày càng nới rộng hơn, đặc biệt năm 2009 số khách quốc tế đến Đà Nẵng -11 so với 2008 và khách du lịch nội địa vẫn tăng trưởng 10,8 . Lý giải cho sự tăng trưởng âm của lượng khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng là do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và dịch cúm A/H5N1 nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch thế giới. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là năm 2009, mặc dù lượt khách du lịch quốc tế giảm đi đáng kể từ 353.696 lượt khách năm 2008 xuống còn 314.169 lượt khách năm 2009 (giảm gần 11 ); trong khi đó tổng lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng lại tăng từ 1.269.146 lượt khách lên 1.328.859 (tăng gần 5 ). Những con số này phần nào cho thấy, nhu cầu đi du lịch của khách nội địa vô cùng lớn và rất có tiềm năng. Trong khi đó khách du lịch quốc tế dễ bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài như: chính trị, kinh tế, bệnh dịch…Giai đoạn 2010-2011 có sự tăng trưởng


rõ rệt của lượng khách quốc tế đến với Việt Nam, đặc biệt thành phố Đà Nẵng từ

367.000 lượt khách quốc tế tăng lên 534.134 lượt, để lý giải cho sự tăng trưởng này là do tình hình bất ổn về chính trị của nước láng giềng Thái Lan và Đà Nẵng là lựa chọn số một để thay thế Thái Lan với lợi thế có những bãi biển tuyệt đẹp, sân bay quốc tế và là thành phố nằm trên trục hành lang Đông-Tây nối liền Việt Nam, Lào, Thái Lan và My-an-ma, chính vì thế một lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng trong giai đoạn này tăng đáng kể (gần 46 ).

2.3.1.2 Về cơ cấu khách du lịch

Đối với thị trường khách du lịch quốc tế của Đà Nẵng, có thể nói Châu Á và Bắc Mỹ là hai thị trường đầy tiềm năng. Để giữ vững tốc độ phát triển của lượng du khách đến từ những vùng này, trong những năm qua thành phố đã xây dựng nhiều chương trình du lịch với những định hướng thu hút dòng khách của khu vực Châu Á và Bắc Mỹ, thông qua những sản phẩm đặc thù như: “Chương trình về thăm chiến trường xưa”, “Con đường di sản miền Trung”, đồng thời cũng tuyên truyền quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến một số nước trên thế giới.

Với tình hình tăng trưởng du lịch trong những năm gần đây, đặc biệt là du khách quốc tế đến từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Bắc Á, hình 2.2 cho thấy với số lượng khách Châu Á và Bắc Mỹ đến với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng ngày một tăng, đặc biệt khách Châu Á với ngày tham gia chương trình tour ngắn rất thích hợp cho thành phố phát triển một số tour du lịch cho đối tượng khách nay. Khách Mỹ thì đặc biệt quan tâm Đà Nẵng và khu vực miền Trung vì đây là nơi còn ghi dấu chiến trường xưa, từng là một thời quen thuộc với cựu binh Mỹ đã từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam.


Đơn vị tính: %


Biểu đồ 2 2 Thành phần khách quốc tế đến Đà Nẵng theo quốc gia Ng n Bộ ăn 2

Biểu đồ 2.2: Thành phần khách quốc tế đến Đà Nẵng theo quốc gia

Ng n: Bộ ăn D

Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng trưởng khoảng 18 mỗi năm kể từ 2007-2013 (ngoại trừ 2009 do khủng hoảng kinh tế và cúm A/H5N1), năm 2013 khoảng 3.117.000 lượt khách tăng 17 so với năm trước, và khách du lịch quốc tế tăng khoảng 18 so với năm trước (743.000 năm 2013 và 630.908 năm 2012). Tuy nhiên thị trường Châu Á, đặc biệt là khách Trung Quốc chiếm khoảng 50 tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng. Điều này là không có gì ngạc nhiên bởi sự thành công của sòng bài Crown Plaza đã thu hút khách đến chơi thông qua các chuyến bay thuê. Hiện tại với những chuyến bay thẳng từ Seoul, dự kiến khách du lịch Hàn Quốc có thể vượt qua khách du lịch đến từ Thái Lan.

Mặc dù thị trường khách Nga đang chiếm ưu thế tại các địa điểm du lịch biển như Nha Trang, Mũi Né, nhưng Đà Nẵng vẫn chưa thật sự chiếm một tỷ lệ đáng kể cho thị trường khách du lịch này. Lý do giải thích cho điều này là mùa cao điểm của du khách Nga, lại rơi vào thời gian lạnh nhất và vào cuối mùa mưa ở Đà Nẵng.


2.3.1.3 Số lượng khách lưu trú tại Đà Nẵng

Bảng 2.4: Số lượng khách và ngày lưu trú tại Đà Nẵng


Số khách (Lượt)

2008

2009

2010

2011

2012

Lữ hành

65.705

42.049

91.463

108.905

108.215

Khách sạn

191.488

113.863

199.470

293.847

317.280

Số khách (ngày)

2008

2009

2010

2011

2012

Lữ hành

265.063

174.006

399.824

436.071

449.705

Khách sạn

252.737

175.5473

301.339

559.765

588.750

Ng n: N n g m ống Đ Nẵng 2012

Qua các số liệu trên (Bảng 2.4), cho thấy rằng số lượt khách đến Đà Nẵng tham quan biến động khá rõ rệt và thậm chí còn giảm sút (2009) với số lượt khách

42.049 so với năm trước đó (2008) 65.705 do một số nguyên nhân khách quan, nhưng nhìn chung số lượt khách khách đến và lưu lại khách sạn tăng trưởng theo từng năm. Năm 2008 khách sạn đón 191.488 lượt tăng lên 317.280 lượt năm 2012 gần 1,66 lần tương ứng với số ngày khách lưu trú cũng tăng lên từ 252.737 (ngày) năm 2008 đến 588.750 ngày năm 2012. Có được kết quả như trên là nhờ sự phát triển của tổng thể các hoạt động dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng trong những năm qua.

2.3.2 Doanh thu du lịch

Bảng 2.5: T ng doanh thu của DLVN và thành phố Đà Nẵng

Đơn vị tính: Tỷ đồng



2008

2009

2010

2011

2012

Việt Nam

60.000

68.000

96.000

130.000

160.000

Hà Nội

23.800

24.000

27.000

30.000

32.000

TP.HCM

31.000

38.334

44.918

56.824

71.279

Lâm Đồng

3.220

3.400

4.500

6.000

6.690

Đà Nẵng

2.274

2.406

3.100

4.600

6.000

Huế

1.143,5

1.203,45

1.338,53

1.657,5

2.209,8

Ng n: Bộ ăn D


Theo số liệu từ Bảng 2.5 cho thấy những địa phương có tổng thu nhập từ hoạt động du lịch trong giai đoạn 2008-2012, đặc biệt trong năm 2012 TP.HCM luôn dẫn đầu với tổng thu nhập đạt 71.279 tỷ đồng, Hà Nội đạt 32.000 tỷ đồng, Lâm Đồng 6.690 tỷ đồng, Đà Nẵng 6.000 tỷ đồng ta thấy, thành phố Đà Nẵng với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với những nỗ lực không ngừng để phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực du lịch của Đà Nẵng đang ngày càng đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Biểu đồ 2 3 T ng thu du lịch năm 2012 chia theo địa phương Ng n ng ợ ừ V n ng S VH 3

Biểu đồ 2.3: T ng thu du lịch năm 2012 chia theo địa phương

Ng n: ng ợ ừ V n - ng S VH DL

Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch cả nước và những sự kiện du lịch nổi bật của miền Trung (Hội thi bắn pháo hoa hằng năm tại Đà Nẵng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Con đường di sản miền Trung…). Năm 2008, tổng doanh thu 2.274 tỷ đồng tăng lên 6.000 tỷ đồng trong năm 2012 với mức tăng trưởng khá ấn tượng chỉ trong vòng 5 năm và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí