Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học, Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm.


Những tồn tại trên đây còn xuất phát từ những bất cập, yếu kém trong quản lý, cụ thể là thiếu sự phối hợp giữa Vườn và huyện Ba Vì và các xã. Đến nay chưa có sự quản lý thống nhất giữa chính quyền địa phương và vườn quốc gia Ba Vì. Điều đó đã gây khó khăn cho quản lý du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn.

Vườn và các doanh nghiệp hoạt động du lịch, các xã vùng đệm

chưa thường xuyên tổ chức tuyên truyền và cung cấp kiến thức, thông tin về bảo tồn đa dạng sinh học cho du khách và người dân. Vườn còn thiếu nguồn lực cho việc tuyên truyền gồm phương tiện, kinh phí, nhân lực. Địa bàn trải rộng và địa hình phức tạp cũng hạn chế kết quả tuyên truyền của Vườn. Trên thực tế, nhận thức của khách du lịch và người dân về bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế có một phần do việc tuyên truyền nâng cao nhận thức chưa làm tốt.

Năng lực cán bộ và nhân viên của Vườn và các doanh nghiệp còn

hạn chế. Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ nhân viên của Vườn chưa nắm vững phương pháp triển khai các hoạt động du lịch dựa trên nền tảng phát huy và bảo vệ đa dạng sinh học nhưng họ cũng ít có cơ hội tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức quản lý và kỹ năng về bảo vệ đa dạng sinh học theo phương pháp có sự tham gia của cộng đồng, những lớp này ít được tổ chức.

Sự tham gia của người dân trong việc phát triển du lịch sinh thái

và bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế. Người dân ít có cơ hội hoặc chưa chủ động tham gia những quyết định liên quan đến du lịch sinh thái và bảo tồn

đa dạng sinh học ở địa phương. Hoạt động du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận đang rất sôi động nhưng tiềm năng du lịch của các xã vùng đệm lại chưa được khai thác một phần do chưa huy động được sự tham gia của người dân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm.

4.3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 12

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo dự báo của Hiệp hội du lịch Châu á Thái Bình Dương, khu vực Châu á Thái Bình Dương sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế đến khu vực này (giai đoạn 2000 - 2010 là 7,8% và giai đoạn 2010 - 2020 là 7,4%). Tốc độ tăng trưởng này chủ yếu dựa vào sự gia tăng kinh doanh du lịch giữa các nước trong khu vực. Đây là một nhân tố thuận lợi khẳng định khả năng có thể gia tăng lượng khách trong giai đoạn tới.

Chính sách hiện nay của Đảng và Nhà Nước nhằm đưa nước ta trở thành “Điểm đến an toàn, thân thiện” và là điểm du lịch hấp dẫn trong khu vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra bước đột phá trong hoạt động phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và của du lịch Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương với nhiều quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, tạo đà cho sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Chúng ta có những chủ trương, chính sách thông thoáng, phát huy nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của đất nước, đảm bảo cho ngành du lịch phát triển thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong bối cảnh thuận lợi đó, du lịch sinh thái Ba Vì cũng có những định hướng phát triển phù hợp với xu thế chung và

điều kiện cụ thể của Vườn. Định hướng xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên cơ sở giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học.


Trong thời gian từ nay đến 2015, định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia Ba Vì được xác định như sau: Khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và hướng nghiệp tại vườn quốc gia Ba Vì. Thông qua du lịch sinh thái để giáo dục và nâng cao ý thức cho mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan môi trường sống. Tăng cường khả năng bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái, tài nguyên rừng đặc dụng, bảo tồn tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia Ba Vì [8].

Định hướng trên đây đã gắn quá trình phát triển du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học. Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học cũng góp phần phát triển du lịch sinh thái.

Mục tiêu

Sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái nhằm khai thác tiềm năng tự nhiên, tạo môi trường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với vườn quốc gia Ba Vì, đặc biệt là phục vụ kỳ nghỉ cuối tuần của nhân dân thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Thông qua du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần làm

đẹp cảnh quan môi trường của Vườn.

Tạo thêm việc làm, phát triển ngành nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đệm.

Tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư cho công tác quản lý bảo tồn và phát triển vốn rừng của vườn quốc gia Ba Vì, đóng góp tích cực vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho Vườn và cho vùng đệm.


4.3.2. Một số quan điểm

* Quan điểm thứ nhất: Phát triển du lịch sinh thái song song với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm.

Giống như các ngành kinh tế khác, du lịch sinh thái là mt ngành rt cn sự hỗ trợ của các ngành khác. Du lch sinh thái không thể phát triển nếu không nằm trong tương quan với các ngành khác, với đa dạng sinh học và đặc biệt là với các xã vùng đệm. Cần nm vng tác động qua li gia du lịch sinh thái, đa dạng sinh học và sự phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đệm để có chính sách, cơ chế phát trin hợp lý.

* Quan điểm thứ hai: Phát trin du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.

Con người là yếu tquan trng nht hình thành nên mi hot động cho xã hi tn tại. Trong hoạt động du lch và bảo tồn đa dạng sinh học, con người là chthnhưng cũng là đối tượng để du lch tác động. Có thnói, thông qua du lch sinh thái mi quan hgia người và người, con người với tự nhiên càng mt thiết gn bó. Mỗi người có cách thc riêng tham gia vào hot động du lch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học để đạt được mc đích ca mình, nhưng hkhông thoát khi sphthuc ln nhau. Các doanh nghip du lch cần coi trng vic phát trin quan hcng đồng khi mrng thtrường khách du lch và người dân địa phương là nhng khách hàng đầy tim năng mà mt khi uy tín ca doanh nghip đó được to dựng, hslà người giúp doanh nghip qung bá hình nh của doanh nghiệp. Từ đó có ththy rng, quan hcng đồng cũng giúp mt phn ln trong sphát trin ca du lch sinh thái theo hướng bn vng.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì không thể tách rời vai trò của người dân vùng đệm và những người khách du lịch. Mọi sự xâm hại

đến sự an toàn của hệ sinh thái, của các loài động thực vật hoang dã quý hiếm


đều có thể xẩy ra nếu cộng đồng không được tham gia vào các hoạt động can thiệp bảo vệ.

Mt môi trường trong sạch là đim đến lý tưởng đối với bất kỳ du khách nào. Chvi các chính sách và thchế thì chưa đủ, chưa thể giúp cho sdu lch sinh thái phát triển bền vững. Nhng nỗ lực ci thin dài hn sẽ đòi hi vườn quốc gia Ba Vì phi có biện pháp tích cực để khuyến khích stham gia tích cc ca người dân, các tchc xã hi và mt sđồng thuận xã hội cao.

* Quan điểm thứ 3: Phát trin du lch sinh thái gn lin vi vic gìn giữ, tôn tạo và bo tồn các tài nguyên du lch.

Tài nguyên du lch được xem như yếu tố đầu vào trong quá trình hot động du lịch. Nhng cnh quan, thng cnh thiên nhiên, di tích đặc sn tiêu biu cho mt khu vc, quc gia để gây n tượng cho du khách và phân bit vi các nơi khác. Tài nguyên du lch cũng là nhng thành tu kinh tế - xã hi đặc sc. vườn quốc gia Ba Vì ngày càng khai thác mnh tim năng để phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, vic khai thác không theo quy hoch, chthy li ích trước mt mà quên đi tác hi lâu dài sẽ dẫn đến ngành du lch phát trin mt cân đối, không vng chc. Vì vy quan đim bo tn và tôn to tài nguyên du lch ngay tlúc khai thác slà chiến lược hiu qucho vườn quốc gia Ba Vì.

* Quan điểm thứ 4: Phát triển du lịch sinh thái theo hướng mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài.

Ngày nay không có mt sự phát triển kinh tế - xã hội nào lại tách rời sự ảnh hưởng ca môi trường xung quanh, vì thế vườn quốc gia Ba Vì phi chủ động hi nhp, hp tác và hc hi, chia skinh nghim, liên doanh liên kết vi bên ngoài. Bên cnh đó, phát trin du lịch sinh thái không thtránh khi tác động mang tính quy lut ca tnhiên, nm ngoài ý mun chquan ca con người, nên Vườn cn phải nắm bắt được những qui luật đó mà có định hướng hoạt động phát triển cho phù hợp.


4.3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm.

4.3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và kế hoạch hành

động bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì.

Thiếu quy hoạch chi tiết về du lịch và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học là một rào cản cho sự phát triển của du lịch sinh thái và ảnh hưởng không tốt đến bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó, vườn quốc gia Ba Vì cần phải khảo sát đánh giá đầy đủ về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong khu phục hồi sinh thái cũng như tình trạng bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn làm cơ sở xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái phải theo hướng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Quy hoạch mặt bằng phát triển du lịch

Quy hoạch các công trình kiến trúc

Quy hoạch các công trình giao thông

Quy hoạch phát triển rừng và phục hồi sinh thái

Quy hoạch nghiên cứu khoa học và bảo tồn gen.

Muốn nâng cao hiệu quả đầu tư, cần phải tận dụng các điểm cao trong khu vực Vườn để bố trí công trình và các hệ thống kỹ thuật của Vườn. Do quỹ

đất xây dựng ít, nguồn nước sinh hoạt có hạn và để bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên quý hiếm gần như còn nguyên vẹn, phục hồi môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá nên việc quy hoạch các công trình phục vụ tham quan, du lịch phải được nghiên cứu rất khoa học, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, địa hình địa thế của Vườn. Việc xây dựng các công trình du lịch mang tính hiện đại và mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho khách du lịch, đồng thời tạo một không gian hấp dẫn nhưng hạn chế

đến mức thấp nhất việc sử dụng đất đai và chặt phá rừng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.


Điều quan trọng là sau khi quy hoạch được phê duyệt, vườn quốc gia Ba Vì cần tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua những biện pháp, bước đi cụ thể. Các biện pháp này đảm bảo rằng du lịch sinh thái ở Vườn phát triển mạnh mẽ và đa dạng sinh học của Vườn không bị làm tổn hại bởi khách du lịch và người dân địa phương. Hoạt động du lịch sinh thái cũng hướng đến mục tiêu tạo thêm việc làm cho cư dân quanh Vườn, tăng thêm thu nhập cho Vườn và các xã vùng đệm, đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch sinh thái trong khu vực.

Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì phải phù hợp với các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Vườn và vùng đệm. Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp và tính xã hội hoá cao.

4.3.3.2. Tăng cường sự tham gia của người dân vào du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

Hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Ba Vì là du lịch bền vững nhằm cân bằng giữa phát triển du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đệm. Để đạt được sự cân bằng trên, bên cạnh việc mở rộng khai thác hợp lý, có hiệu quả các điểm, các tuyến tham quan du lịch phải khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương để đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Người dân có thể tham gia vào những công việc cụ thể sau đây:

Người dân tham gia xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học chính quyền địa phương, vườn quốc gia Ba Vì và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với người dân từ khâu lập đến khâu tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Tham gia quản lý các cơ sở lưu trú ở địa phương, đưa đón khách, phục vụ nơi ăn nghỉ cho khách, tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí cho du


khách. Những hoạt động này chủ yếu được thực hiện trên địa bàn các xã, các bản người Mường, Dao.

Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ khách du lịch dưới hình thức phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch hoặc người dân tự tổ chức các hoạt động. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ mang những nét

đặc trưng đặc sắc của người Mường, người Dao vừa có khả năng thu hút khách du lịch vừa quảng bá văn hoá cộng đồng. Những hoạt động này gắn với các truyền thuyết lịch sử như: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và gắn với cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham gia các dịch vụ bán hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm cho khách du lịch, dịch vụ ăn uống giải khát.

Tham gia quản lý rừng, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. Vườn quốc gia Ba Vì thực hiện phương thức giao đất, giao rừng cho người dân, tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển vốn rừng, bảo vệ nguồn gen.

Vườn tiến hành khảo sát đánh giá và xác định vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích các điểm du lịch đã có, đồng thời xây dựng phương án sử dụng môi trường rừng đặc dụng phục vụ du lịch sinh thái cho từng doanh nghiệp, tiến hành đóng mốc, phân định rõ ranh giới trên bản đồ và thực địa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đăng ký thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái.

Đối với các doanh nghiệp đang nhận khoán quản lý bảo vệ môi trường rừng của vườn quốc gia Ba Vì để hoạt động du lịch sinh thái, cần phải xây dựng đề án tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái, thực hiện cắm bảng mốc ổn

định ngoài thực địa, xác định rõ nội dung hoạt động du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững.

4.3.3.3. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng

Vườn cần có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân xây dựng các bản làng dân tộc Dao, Mường để khách du lịch tham quan tìm hiểu truyền thống văn hoá cộng đồng. Điều đó nhằm tạo ra sự đa dạng các sản phẩm du lịch và qua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022