Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Đà Nẵng Chương 3: Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Đà Nẵng



1. Tính cấp thiết của đề tài‌

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam từ khi nhà nước có chính sách mở cửa (1986) thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư đã có những nét khởi sắc, đặc biệt du lịch đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó nhà nước cũng như các công ty du lịch đã và đang hoàn thành sứ mệnh của mình cùng nhau quảng bá nét đặc sắc của đất nước và con người Việt Nam thông qua sản phẩm du lịch đến bạn bè năm Châu.

Đà Nẵng là một trong ba trung tâm du lịch chính trong cả nước và là trung tâm của sáu điểm, sáu di sản thế giới bao gồm Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tạo nên điểm đến và điểm trung chuyển khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Núi Bà- núi Chúa, cáp treo Bà Nà, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, cùng với những bãi biển đẹp như: biển Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với dải cát dài phẳng, sạch đẹp và chưa bị ô nhiễm đã tạo nên một trung tâm du lịch chính tại miền Trung Việt Nam.

Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy hoạt động của du lịch Đà Nẵng đã có những phát triển đáng khích lệ, lượng khách du lịch ngày càng tăng, bước đầu khẳng định được vị thế của mình trong du lịch Việt Nam và quốc tế. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng cũng đã xác định du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Trong bối cảnh mới hiện nay, khi lượng khách đến Đà Nẵng ngày càng tăng với mong muốn chất lượng dịch vụ cao và sản phẩm du lịch đa dạng thì Du lịch Đà Nẵng còn gặp nhiều hạn chế như: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ chưa thật tốt….Cùng với một số tồn tại khác, thực trạng này chưa tạo ra những đảm bảo vững chắc cho sự phát triển ổn định của du lịch địa phương; đây là vấn đề nan giải cấp bách cần được giải quyết.


Với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, du lịch Đà Nẵng đang nảy sinh những vấn đề cần quan tâm hiện nay như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Du lịch Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

- Du lịch Đà Nẵng chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách, một mặt làm giảm sự hài lòng của khách, mặt khác bỏ qua nhiều cơ hội thu lợi từ khách.

Một số giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - 3

- Du lịch Đà Nẵng phát triển với hiệu quả còn hạn chế.

- Du lịch Đà Nẵng phát triển còn ít chú trọng đến yếu tố bền vững của Sở Du Lịch và các doanh nghiệp du lịch.

Đặc biệt trong xu hướng hội nhập khi mà các lực lượng cần được huy động và sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra và cung ứng các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế thì yêu cầu giải quyết những vấn đề trên ngày càng trở nên cấp bách hơn.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề này như:

- Nguyễn Đăng Trường, Ngô Trường Thọ, Dương Thị Thơ (2003), Nghiên cứu phát triển các loại hình và hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn TP.ĐN. Đề tài nghiên cứu khoa học.

- Hoàng Thanh Hiền và Nguyễn Thị Như Liên (2010), Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.

- Các đề án phát triển các sản phẩm du lịch cụ thể (sinh thái, tàu biển, văn hóa, lịch sử, lễ hội…) của Sở Du Lịch và các doanh nghiệp du lịch.

Song nhìn chung vẫn chưa có công trình nghiên cứu ứng dụng nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố chất lượng dịch vụ nhằm thu hút du khách đến Đà Nẵng.Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để đưa hình ảnh Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đến với du khách, để mỗi du khách khi nhắc đến Việt Nam hình ảnh của Đà Nẵng là một phần không thể thiếu trong chuyến du lịch dài ngày từ TP.HCM ra HN. Với những lý do đó và gần 20 năm công tác trong ngành du lịch với vai trò là một hướng dẫn viên tôi thực sự mong


muốn ngành du lịch của TP Đà Nẵng ngày càng phát triển bền vững thu hút thật nhiều du khách đến với thành phố biển xinh đẹp này, chính vì thế tôi chọn nghiên cứu đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch, sản phẩm du lịch trên thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý ngành du lịch tại TP Đà Nẵng.

- Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ DL trên địa bàn thành TP Đà Nẵng.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập số liệu:

Việc thu thập toàn bộ số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài là rất quan trọng, giúp cho ta có thể giảm bớt nhiều công sức, thời gian phải dành ra để tìm hiểu trên thực tại.

Phương pháp khảo sát thực địa:

Phương pháp này nhằm bổ sung các tài liệu còn thiếu, chưa cập nhật. Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của số liệu đã thu thập được. Căn cứ vào mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài để vạch ra lộ trình, tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị chức năng làm du lịch tỉnh và ghi chép lại tất cả những vấn đề có liên quan đến đề tài.

Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê:

Dựa trên tất cả các số liệu thống kê, tài liệu thu thập được từ hai phương pháp trên, tổng hợp lại, so sánh, rút ra nhận xét, kết luận

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ du lịch Đà Nẵng

- Phạm vi không gian nghiên cứu : Địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: được dựa trên

Số liệu nghiên cứu: từ năm 2008 đến năm 2012.

Định hướng cho phát triển DL Đà Nẵng: từ năm 2011 đến năm 2015.


5. Bố cục luận văn:

Đề tài này được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung và kinh nghiệm phát triển du lịch

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển du lịch đà nẵng


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Khái niệm chung về du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi gốc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có nhiều định nghĩa và khái niệm liên quan đến du lịch như sau:

Theo giáo sư Hangiker và Kraff định nghĩa tại Hội nghị lần thứ V của các nhà khoa học trong lĩnh vực DL trên TG thừa nhận là: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền”.

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”.

Từ khái niệm trên, cho chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn thuần của một hoạt động mà là tổng hòa nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch. Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và hàng lưu niệm. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.

Bên cạnh đó du lịch là một hoạt động của con người ở một nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta


thấy rõ hơn du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một cách bền vững.

1.1.2 Khái niệm về khách du lịch

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách du lịch” là nhân tố quyết định. Nếu không có “khách du lịch” thì các nhà kinh doanh du lịch không thể kinh doanh được, không có “khách du lịch” thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa.

Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở tin cậy cần tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về “khách du lịch” được đưa ra từ các Hội nghị quốc tế về du lịch hay của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến các vấn đề về du lịch. Sau đây là một số định nghĩa về khách du lịch:

Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng: “Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: Rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”. Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch.

Nhà xã hội học Cohen quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”.

Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam: Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có nói: “Khách DL là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

1.1.3 Phân loại khách du lịch

Ngày 4-3-1993 theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hội đồng thống kê Liên hợp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhận


những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch. Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.

- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.

- Khách du lịch trong nước (Internal Tourist/Domestic Tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.

Theo Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 thì Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:

- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Ngoài ra còn có các cách phân loại khác: theo nguồn gốc dân tộc, theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, theo khả năng thanh toán….

Trên đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khách du lịch thường dùng. Mỗi tiêu thức đều có ưu, nhược điểm riêng vì vậy khi nghiên cứu khách du lịch cần kết hợp nhiều cách phân loại. Việc phân loại khách du lịch một cách đầy đủ, chính xác sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách kinh doanh từ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

Với luận văn của mình tác giả tập trung vào khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng du lịch.

Nghiên cứu kỹ hơn về tính cách , đặc điểm, văn hóa, sở thích, thói quen, nhu cầu DL của từng loại khách để đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng loại khách.


1.1.4 Các loại hình du lịch:

Hiểu rõ từng loại hình du lịch để làm chương trình cho khách là những yêu cầu cần thiết không thể thiếu đối với những nhà tổ chức hoạt động du lịch.

Du lịch nghỉ dưỡng

Nhằm thỏa mãn nhu cầu căng thẳng bận rộn trong công việc kiếm sống hằng ngày, những căng thẳng phát sinh trong công việc để giải phóng khỏi những suy nghĩ mệt mỏi, đầu óc được thảnh thơi.

Du lịch tham quan

Nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết thêm về đất nước, con người, sản vật, tài nguyên của nơi du khách đến tham quan. Đối tượng của loại hình du lịch tham quan là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, các khu lăng tẩm của những nhân vật lịch sử, các khu công trình kiến trúc cổ.

Du lịch chữa bệnh

Để tổ chức loại hình du lịch này phải có tài nguyên thiên nhiên điều trị những loại bệnh đặc biệt: suối nước khoáng, suối nước nóng có đủ hàm lượng các chất hóa học điều trị bệnh nhưng không gây tác dụng phụ.

Du lịch công vụ

Khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng, đàm phán ngoại giao được sắp xếp tham gia một hoặc vài hoạt động du lịch. Loại du lịch này có doanh thu cao do đó cần xem đây là một hình thức du lịch quan trọng.

Du lịch chuyên đề

Kết hợp du lịch với nghiên cứu khoa học. Đối tượng tham gia loại hình du lịch chuyên đề là những nhà khoa học, những chuyên gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, bảo vệ môi trường.

Du lịch thể thao

Các chuyên gia du lịch đã sử dụng hình thức du lịch này để tổ chức các hội thao nhằm giúp du khách thực hành các môn thể thao mà họ ưa thích. Các loại hình thể thao được tổ chức kết hợp với du lịch như lướt ván, đua thuyền, bơi lặn, thám hiểm dưới nước, leo núi, chơi golf…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024