Những Nhân Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Của Hoạt Động Du Lịch


Do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh doanh khi xây dựng các điểm du lịch cần lựa chọn địa điểm thoả mãn các điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái và điều kiện xã hội: dân số, dân sinh, phong tục tập quán, chính sách kinh tế, khả năng cung cấp lao động, cơ sở hạ tầng.

Đặc điểm này của dịch vụ du lịch đòi hỏi các cơ sở (doanh nghiệp) du lịch

tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ để thu hút được du khách đến với điểm du lịch.

n ủ

Dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ, ví dụ: các khách sạn ở các khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa đông nhưng lại rất đông khách vào mùa hè, các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách ăn vào trưa hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách vào ngày nghỉ cuối tuần. Chính đặc tính này của dịch vụ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ dễ mất cân đối vừa gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút khi cao điểm. Vì vậy, các đơn vị thường đưa ra các chương trình khuyến mại khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lý tốt hàng chờ khi cầu tăng.

n n g ủ

Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói bao gồm:

Dịch vụ cơ bản: là những dịch vụ chính mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch vụ nhà hàng, bar ...

Dịch vụ b sung: là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong chuyến hành trình của du khách. Nhiều khi dịch vụ bổ sung lại có tính chất quyết định cho sự lựa chọn của khách và có ảnh hưởng quan trọng đến sự thoả mãn toàn bộ của khách hàng đối với dịch vụ trọn gói của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu khách sạn có số lượng dịch vụ bổ sung càng phong phú, chất lượng của dịch vụ cao thì ngay cả khi giá cả không rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ rất có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


hiệu quả vì hệ số sử dụng phòng cao, khách lưu trú dài ngày và tỷ lệ khách quay lại thường cao hơn so với loại khách sạn có ít dịch vụ.

Một số giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - 5

Dịch vụ đặc trưng: là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du khách như tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí.... Việc thoả mãn các nhu cầu này cũng chính là nguyên nhân và là mục đích của chuyến du lịch. Tính chất trọn gói của dịch vụ du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Mặc khác nó cũng đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ.

1.2. Phát triển du lịch:

1.2.1 Khái niệm phát triển du lịch

Du lịch được tạo thành từ những mắt xích, như giao thông vận chuyển, thương mại, dịch vụ… Bản thân ngành du lịch không thể đứng một mình để phát triển mà cần liên kết với các ngành khác nhằm tạo ra sức cạnh tranh để phát triển.

Phát triển du lịch đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên để phát triển du lịch mang tính lâu dài thì phải tính đến yếu tố bền vững. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển du lịch cần được vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch và trong việc nghiên cứu tiến hành quy hoạch du lịch.

Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển (WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I – Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.

1.2.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch

Sử dụng nguồn lực một cách bền vững: Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa – xã hội là rất cần thiết, nó giúp cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. DL là ngành kinh tế có sự định hướng rõ rệt.


Tài nguyên du lịch lại được coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du khách. Nhưng nhiều loại tài nguyên du lịch không thể đổi mới, tái chế hay thay thế được. Hoạt động du lịch đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt, nhưng cũng gây nhiều tác động tiêu cực như: làm cạn kiệt, suy giảm tài nguyên môi trường…

Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng những phương cách, chiến lược bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, hợp lý để lưu lại nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Duy trì tính đa dạng: Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa – xã hội là hết sức quan trọng đối với du lịch bền vững lâu dài; là cơ sở cho việc tồn tại, phát triển của ngành du lịch. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch, cũng như sự phát triển du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ làm mất đi tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa – xã hội. Vì vậy trong quá trình quy hoạch du lịch cần xây dựng thực hiện các phương cách, chiến lược nhằm duy trì bảo tồn được tính đa dạng của tự nhiên và văn hóa xã hội.

Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: Sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sự hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành Du lịch. Các chất thải của phương tiện vận chuyển khách, chất tẩy rửa, dầu ăn, nước thải từ dịch vụ giặt đồ và nấu ăn, cùng với lượng chất thải khác từ các dịch vụ phục vụ du khách, cũng như của du khách. Nếu chúng không được thu gom sử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, hoặc tái chế sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, đối với các địa phương và các quốc gia hoạt động du lịch càng phát triển thì lượng du khách càng nhiều dẫn đến lượng chất thải từ hoạt động này cũng ngày càng nhiều. Các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự tiêu dùng lãng phí tài nguyên. Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và xáo trộn về văn hóa – xã hội. Nhiều dự án quy hoạch du lịch không có kế hoạch, hay lập kế hoạch


kém dẫn đến việc cộng đồng địa phương cùng với các cơ quan nhà nước phải làm công việc phục hồi tổn thất về môi trường.

Do vậy việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từ khi lập dự án phải tiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, từ đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm lượng chất thải vào môi trường là cần thiết.

Hợp nhất quy hoạch du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành, nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế - xã hội. Ngành du lịch mang lại hiệu quả trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành kinh tế - xã hội. Do vậy cần hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược của địa phương và quốc gia. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch kinh tế – xã hội, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch.

Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp quốc gia hoặc địa phương, nếu coi việc phát triển du lịch là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn hơn cho nền kinh tế – xã hội quốc gia và địa phương và cho cả phát triển du lịch. Điều này sẽ khuyến khích việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên môi trường du lịch hiệu quả hơn, vừa góp phần hấp dẫn du khách và nâng cao đời sống cộng đồng địa phương. Khi hòa nhập phát triển quy hoạch du lịch vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương, ngành du lịch sẽ được đầu tư, phát triển phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Do vậy trong quá trình quy hoạch du lịch cần phải tính đến sự hòa hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Hỗ trợ kinh tế địa phương: Nguồn tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng vốn

thuộc quyền sở hữu của người dân bản địa như đường giao thông, điện nước, hệ thống xử lý chất thải, thông tin liên lạc… có thể không chỉ phục vụ riêng cho ngành du lịch nhưng vẫn thúc đẩy du lịch phát triển. Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác cũng để lại hiệu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, ngành


du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần cho phát triển kinh tế địa phương, trong quá trình hoạch định các giải pháp chính sách khi quy hoạch du lịch cần phải tính đến đóng góp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa phương và quốc gia.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường; mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn với du khách.

Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch. Dân cư, nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của địa phương là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới điểm du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch có thể giúp cho họ xóa đói, giảm nghèo góp phần thu được nhiều ngoại tệ, có lợi cho cả cộng đồng địa phương và khách du lịch, đồng thời cũng nâng cao triển vọng phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch.

Do vậy ngay từ đầu khi tiến hành quy hoạch du lịch cần phải tính đến các phương cách, chiến lược để thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động DL.

Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan: Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là một bước nhằm nâng cao nhận thức của các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Đồng thời, điều này giúp cho các bên tham gia có thể ủng hộ cho việc thực hiện các dự án quy hoạch. Do vậy, trong quá trình triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trong điều tra xã hội học, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan vừa để giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn; vừa tìm thấy các nguyên nhân bất đồng, những vấn đề cần giải quyết; góp phần thu hút các bên tích cực tham gia vào việc thực hiện dự án quy hoạch du lịch.

Đào tạo nhân viên: Nguồn nhân lực du lịch là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, nó quyết định sự phát triển du lịch bền vững. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, các dự án quy hoạch ngay từ đầu cần phải hoạch định các chiến lược, giải pháp để đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.


Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: Để thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch bền vững, các dự án quy hoạch du lịch cần hoạch định các chiến lược, marketing, quảng bá cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội tại điểm đến, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn của du khách.

Tiến hành nghiên cứu: Thông tin số liệu để xây dựng dự án và ngay cả khi dự án được thực hiện đều không sẵn có. Để các dự án quy hoạch có hiệu quả, ngay từ thời kỳ tiền dự án đến khi thực hiện dự án cần: đầu tư nhiều cho công tác điều tra, giám sát, thống kê, so sánh tổng hợp mới có thể xây dựng được các mục tiêu, các định hướng, các giải pháp của dự án phù hợp. Công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức rõ được những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để từ đó có những giải pháp kế hoạch điều chỉnh bổ sung kịp thời.

1.3 Những nhân tố tác động đến sự phát triển của hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch của một quốc gia, một địa phương và doanh nghiệp DL chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện nhất định. Có những điều kiện mang tính chất toàn cầu, có những điều kiện mang tính chất khu vực và quốc gia và có những điều kiện mang tính chất ngành DL hoặc cộng đồng dân cư địa phương.

Trước hết, một quốc gia muốn phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch, cần phải có những điều kiện cơ bản sau:

1.3.1 Điều kiện xã hội an ninh và an toàn:

Bất cứ một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào không đảm bảo được điều kiện về an ninh, an toàn cho khách du lịch thì không thể phát triển hoạt động du lịch. Con người đi du lịch với nhiều mục đích trong đó có mục đích được đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, thoải mái về tinh thần, vì thế những địa điểm du lịch dù có nổi tiếng đến đâu, nhưng điều kiện trên không đảm bảo thì không thể nào thu hút được khách du lịch. Khu du lịch Bali (Indonexia) nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ một sự kiện khủng bố tại khu du lịch này, số lượng khách đã giảm sút nghiêm trọng. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến


Việt Nam không ngừng tăng và nước ta được đánh giá là” điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới”.

1.3.2. Tài nguyên du lịch:

Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà... và thoả thích bơi lội trên các bãi biển trải dài hàng chục km, được coi là một trong 6 bãi biển sạch đẹp nhất của hành tinh. Đà Nẵng còn là trung điểm của “Hành trình Di sản Văn hoá thế giới”, chỉ trong bán kính chưa đầy 200 km, bạn đã có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 05 Di sản Văn hoá thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế và Di tích Động Phong Nha.

Có thể nói, tiềm năng du lịch của Đà Nẵng là hết sức phong phú và to lớn. Trong những năm qua, nhất là từ khi Đà Nẵng trở thành Đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, nơi đây được coi là điểm phát triển năng động với tốc độ cao trong khu vực, có cơ sở hạ tầng hoàn hảo, cơ chế đầu tư thông thoáng và hệ thống dịch vụ phụ trợ của du lịch ngày càng được cải thiện, phù hợp với một đô thị phát triển theo hướng hiện đại.

1.3.3. Chương trình kích cầu và xúc tiến du lịch Kích cầu du lịch

Tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tác động mạnh mẽ tới lĩnh

vực du lịch đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi ngành phải nỗ lực cao độ để vượt qua khó khăn, thách thức to lớn hiện nay. Do đó, việc đề ra Chương trình kích cầu du lịch nhằm kích thích nhu cầu du lịch để thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch và thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ là cần thiết.

Kích cầu là một trong những biện pháp hữu hiệu để vực dậy ngành du lịch Việt Nam. Được phát động lần đầu vào năm 2009, tại thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu và hạn chế nhu cầu du lịch của người dân, thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến trong và ngoài nước, việc phát động chương trình kích cầu sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam tăng trưởng ổn định.


Xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình kích cầu du lịch nhằm tận dụng cơ hội, đối phó với những khó khăn, thách thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch, gắn kết phát triển du lịch với phát triển thương mại dịch vụ, kích cầu tiêu thụ hàng hóa nội địa, đặc biệt là các hàng hóa được sản xuất tại các địa phương, góp phần khắc phục những khó khăn kinh tế trong nước, hỗ trợ các ngành thương mại dịch vụ phát triển và tạo đà tăng trưởng du lịch bền vững trong các năm tiếp theo.

Để kích cầu du lịch hiệu quả, điều quan trọng là cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp và thái độ thân thiện trong phục vụ khách du lịch để tăng lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thu hút khách du lịch. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi khách mua tour. Việc kích cầu đã tạo ra những sự hợp tác liên hoàn, hình thành những liên minh kích cầu trên toàn quốc để tạo nên những sản phẩm tốt, giá thành rẻ. Bên cạnh đó, kích cầu cũng làm giảm bớt tính mùa vụ vốn tồn tại từ lâu trong ngành du lịch. Nếu như trước đây du khách chủ yếu đi du lịch vào mùa hè thì nay đến tháng 9 - 10 vẫn có những đoàn khách đặt tour.

Theo báo cáo mới đây của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats), ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trong thập niên vừa qua như: tốc độ tăng bình quân 9,8 /năm; đứng thứ tư trong khu vực ASEAN về thu hút du khách quốc tế; nguồn ngoại tệ thu được từ du lịch trong những năm gần đây cũng tăng lên nhanh chóng.

Xúc tiến du lịch

Cũng như bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, đối với ngành du lịch hoạt động xúc tiến quảng bá có ý nghĩa to lớn trong quá trình hoạt động sản xuất của ngành du lịch.

Trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt thì hoạt động xúc tiến quảng bá cũng có ảnh hưởng đến mức doanh thu của ngành. Để thu hút được nguồn khách, những nhà kinh doanh du lịch bao gồm cả Nhà nước, địa phương hay doanh nghiệp du lịch đều phải dùng nhiều biện pháp để cạnh tranh trên thị trường du lịch. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một trong những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024